tiểu luận chính sách hướng đông của hungary tại sao hungary là thành viên của eu nhưng lại có chính sách hướng đông chính sách hướng về các quốc gia châu á bào gồm nga và trung quốc và trung á

61 0 0
tiểu luận chính sách hướng đông của hungary tại sao hungary là thành viên của eu nhưng lại có chính sách hướng đông chính sách hướng về các quốc gia châu á bào gồm nga và trung quốc và trung á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN

CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA HUNGARY

TẠI SAO HUNGARY LÀ THÀNH VIÊN CỦA EU NHƯNGLẠI CÓ CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” - CHÍNH SÁCHHƯỚNG VỀ CÁC QUỐC GIA CHÂU Á (BÀO GỒM NGA VÀTRUNG QUỐC) VÀ TRUNG Á?

Học phần Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lớp PPNCQHQT-QHQT49.3_LT

Trang 3

Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 11

Hà Nội – 2023

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 5

2. Hình 2.2 Số liệu nhập khẩu năng lượng của Hungary từ năm 2000-2009

Janos Szlavik 1 and Maria Csete, “Climate and Energy Policy in Hungary”,ResearchGate, 2/2012.

https://www.researchgate.net/figure/Hungarys-dependence-on-energy-imports-46_fig1_272647507: 497

3. Hình 2.3 Số liệu nhập khẩu natural gas của Hungary từ 2000-2020

IAE, Natural gas net imports in Hungary, 2000-2020, 1/8/2022.

https://www.iea.org/data-and-statistics/charts/natural-gas-net-imports-in-hungary-2000-2020

4. Hình 2.4 Giá trị tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào Hungary từ năm 2010 đến 2021 (đơn vị triệu đô)

Statista, “Value of total merchandise imports from Russia in Hungary from 2010 to2021”, Statista Research Department, 2/2023.

https://www.statista.com/statistics/1000971/hungary-import-value-goods-from-russia/

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Hungary là thành viên của khối NATO và EU nhưng có thái độ không đồng tình, thậm chí là phản đối với một số chính sách, quyết định được 2 tổ chức trên đưa ra Nước này thường xuyên bày tỏ quan điểm trái ngược với một số vấn đề liên quan đến Nga và có lập trường thân với các nước châu Á, kể cả khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, các nước EU ra lệnh trừng phạt Nga mạnh mẽ và hỗ trợ cho Ukraine Đặc biệt hơn hết, Hungary lại đưa ra chính sách “hướng Đông” với mong muốn kết nối với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Á khác Điều này được làm rõ hơn khi Hungary đã nhiều lần chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga, phản đối quan điểm chính thức của Khối nhằm “tẩy chay” Tổng thống Putin, cũng như tranh cãi với các thành viên khác về hỗ trợ Ukraine Các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của Hungary cũng đang tập trung hợp tác với các quốc gia có tiềm năng với tại châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,

Như vậy, việc nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong việc hình thành chính sách “hướng Đông” trong khi Hungary thuộc Liên minh Châu Âu và là thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương giúp ta phân tích sâu rộng, có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực của Hungary Từ đó, hiểu được lợi ích Hungary muốn nhận được khi duy trì một mối quan hệ hợp tác với các nước phía Đông

Cụ thể, bài nghiên cứu này giúp ta làm rõ và giải thích được động cơ, nguyên nhân của các chiến lược và lợi ích quốc gia mà Hungary tìm kiếm đằng sau những hành động gây tranh cãi như vậy Một câu hỏi đặt ra là liệu các nước phía Đông có đủ để trở thành trụ cột kinh tế - chính trị cho Hungary với tình hình đất nước này đang dần mất đi sự uy tín trong EU và NATO hay không?

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn giúp ta thấy được những hệ lụy của vấn đề này tác động như thế nào đến khối NATO và EU trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga - Ukraine hiện nay Giữa NATO, EU và Nga luôn có sự đối đầu gay gắt, các nước luôn có những chính sách áp đặt và có thể gây ra những hiềm khích lên đối phương, điều này đôi khi trở

Trang 8

thành rào cản cho Hungary khi thực hiện chính sách hướng Đông hay không, đặc biệt trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa đi đến hồi kết

2.Tình hình nghiên cứu

Vào 2010, đảng FIDESZ tuyên bố: “Là người Hungary, chúng ta vừa là một phầncủa Châu Âu, vừa là cửa ngõ của phương Đông Do đó, tận dụng lợi thế của cả hai nềnvăn hóa và khu vực kinh tế này là điều đáng giá Chúng ta cần một sự cởi mở mới đối vớinền kinh tế thế giới, bao gồm cả hướng Đông, đồng thời duy trì những lợi ích của tư cáchthành viên EU Nền kinh tế xuất khẩu của Hungary phải gắn kết với sự phát triển nhanhchóng của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nền kinh tế Đông Á khác Điều này có thể mởra thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp, ngành chế biến và du lịch củaHungary.” Có thể thấy sau khí Hungary đã gia nhập EU và NATO, Hungary vẫn muốn

khẳng định vị thế của mình trong khu vực Trung Đông Âu và giảm sự phụ thuộc vào EU

Bàn về điều này, bài báo “Hungary & Russia Who really wants what?” của Murat Deregözü cho rằng: Chính sách Hướng Đông đưa ra nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Hungary vào các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU) Ngoài ra, bên cạnh việc tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Hungary, chính sách còn tập trung hướng tới nhiều khu vực và nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Nga

Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu “The Eastern Opening – An element of Hungary's trade policy” của Dániel Péter khẳng định: Hungary là một trong những nền kinh tế mở nhất vì thế sự phụ thuộc quá lớn của cơ cấu thương mại đối ngoại hiện tại vào một quốc gia hoặc nhóm quốc gia cụ thể khiến nền kinh tế Hungary cực kỳ dễ bị tổn thương trước những tác động có hại từ bên ngoài Nếu mục tiêu là tăng cường khả năng cạnh tranh của đất nước và đảm bảo cán cân thương mại thuận lợi, Hungary nên cởi mở hơn với các thị trường khác ngoài châu Âu và chiếm thị phần lớn hơn trong sự tăng trưởng nhập khẩu ổn định ở một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng Ngoài ra, chính sách này còn đưa ra mục tiêu là tập trung vào các thị trường tiềm năng chính về kinh tế, chính trị, văn hóa như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ Như vậy, Hungary muốn tăng cường quan hệ với các nước Châu Á và Trung Á để thúc đẩy sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của nền kinh tế Hungary vào các đồng minh phương Tây,

Trang 9

đặc biệt là Liên minh Châu Âu Việc coi sự hợp tác kinh tế với Nga và các quốc gia Trung Á khác để tạo thành một “dải liên kết” của Hungary cũng được bài nghiên cứu “Многовекторность восточной политики венгрии” của tác giả người Nga - Любовь Николаевна Шишелина coi là một phần quan trọng của Chính sách hướng Đông

Không chỉ vậy, khi khai thác sâu vào con đường vận tải Hungary và Chính sách mở cửa phía Đông, Z Andrew Farkas, Norbert Pap và Peter Remenyi trong bài nghiên cứu

“Hungary’s place on Furasian rail and eastern opening” công bố năm 2017 đã đề cập rằng,

chính sách này hoàn toàn dựa trên lợi ích kinh tế của Hungary Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo nền kinh tế của EU đi xuống, xen kẽ với lý do đến từ con đường vận tải kinh tế đã thúc đẩy Hungary nỗ lực tìm kiếm những con đường khác, cụ thể là những cuộc gia châu Á giúp tạo bước đà cho quốc gia này trong việc phát triển kinh tế.

Theo bài nghiên cứu của Bernek Ágnes, được đăng tải từ Viện Ngoại giao Hungary: “Hazánk keleti nyitás politikája és a 21 századi geopolitikai stratégiák összefüggései”, mục tiêu chính của chiến lược mở cửa ra phía Đông của Hungary trong lĩnh vực thương mại và quan hệ quốc tế, là đa dạng hóa địa lý của xuất khẩu, đặc biệt là ưu tiên hướng đến các thị trường mới nổi của châu Á Một trong những giả thuyết của bài báo hiện tại là rằng chính sách mở cửa ra phía Đông này có thể được hiểu là sự chuẩn bị của Hungary cho một thế giới đa cực

Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về chính sách hướng Đông của Hungary thường chỉ khai thác vấn đề trên phương diện hợp tác giữa Hungary với các quốc gia Châu Á và Trung Á Những khía cạnh lý giải nguyên nhân hình thành Chính sách Hướng Đông nhưng dừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ trong một chủ đề lớn về Chính sách Hướng Đông

nói chung thay vì đi sâu vào nguyên nhân chính sách này hình thành Ngoài các nguồn

điện tử, ít có tài liệu nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cụ thể về những nguyên nhân lý giải vì sao Hungary lại có chính sách hướng Đông hướng vào các quốc gia trên trong khi vẫn là thành viên trực thuộc của EU, mà thường sử dụng như một phần của lập luận trong nghiên cứu về chính sách hướng Đông, hay là nghiên cứu về các mục tiêu hợp tác với các quốc gia tiềm năng thuộc khu vực này Một số yếu tố nhằm lý giải cho vấn đề dù được nhắc đến nhưng chưa được nghiên cứu sâu Những nguyên nhân nào lý giải cho hành động của Hungary vẫn chưa được khái quát, chưa thành hệ thống và cập nhật với tình hình hiện nay.

Trang 10

Do vậy, bài nghiên cứu này kế thừa những cơ sở lý luận về quan hệ giữa Hungary với các quốc gia Châu Á và Trung Á, đồng thời bổ sung, phát triển và làm rõ hơn nữa những nguyên nhân dẫn đến hành động hợp tác của Hungary với các quốc gia trong khu vực này khi vẫn là một thành viên trực thuộc của EU và NATO.

3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Bài tiểu luận có mục tiêu làm rõ nguyên nhân Hungary có chính sách hướng Đông dựa trên phân tích quan hệ mâu thuẫn lợi ích giữa Hungary và EU; tiềm năng của các quốc gia phía Đông đối với Hungary

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài tiểu luận cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chung của đề tài nghiên cứu

Lập luận và chứng minh mâu thuẫn lợi ích giữa EU và Hungary cùng với tiềm năng của các quốc gia Châu Á (bao gồm cả Trung Quốc và Nga) và Trung Á thúc đẩy Hungary có chính sách hướng Đông.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích chính sách

Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng như một phương pháp chính của bài tiểu luận với đề tài Chính sách “hướng đông” của Hungary, cụ thể nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích chính sách hệ thống

Bài tiểu luận nghiên cứu về mục tiêu, đối tượng của chính sách cùng với nhiệm vụ của chính sách “hướng Đông” trên hai mặt: chính trị; kinh tế và thương mại Các đối tượng cụ thể được phân tích trong bài tiểu luận với tư cách các đối tượng tiềm năng mà Hungary hướng đến nhằm đạt được lợi ích mà Hungary đã đề ra bao gồm: Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á, Hàn Quốc và Ấn Độ

Trang 11

Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại hướng Đông được đặt trong một hệ thống lớn hơn, đó là bối cảnh thế giới khu vực tại thời điểm ban hành chính sách Nghiên cứu đặt chính sách hướng Đông trong một hệ thống lớn hơn là chính sách của quốc gia Hungary với mục đích đánh giá chính sách đó có phù hợp với tình hình, yêu cầu của Hungary hay không Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh tìm hiểu nguyên nhân vì sao Hungary lại đề ra chính sách hướng Đông

Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích chính sách và giải quyết các câu hỏi như chính sách hướng Đông mà Hungary đề ra đã đạt được như những mục tiêu và nhiệm vụ được đề ra chưa, hay động lực để quốc gia này duy trì chính sách này là gì?

4.2 Kỹ thuật nghiên cứu

4.2.1.Kỹ thuật phân tích văn bản

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản với hai loại kỹ thuật cụ thể: Kỹ thuật thu thập - phân tích tài liệu và kỹ thuật truy nguyên

Đầu tiên, với kỹ thuật thu thập - phân tích tài liệu: Để thực hiện được phương pháp phân tích chính sách như trên, nhóm đã sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đến từ đa dạng các nguồn, từ sách, tạp chí, các luận văn nghiên cứu trước đó cho đến các bài báo (Ví dụ: Reuters, The Guardians, ) Sau đó, nhóm tiến hành xử lý thông tin thông qua việc thu thập, phân tích và tóm tắt các thông tin.

Thứ hai, với kỹ thuật truy nguyên: Trong đa dạng các tài liệu nghiên cứu mà nhóm được tiếp cận, nhóm đã tiến hành sàng lọc thông tin, sử dụng tư duy phản biện để tiếp cận các thông tin một các chuẩn xác nhất bằng việc truy tìm văn bản gốc để đối chiếu lại sau khi gặp văn bản không uy tín nói về việc Hungary có tư tưởng chống Nga nặng nề

4.2.2.Kỹ thuật phân tích định tính

Đầu tiên, nghiên cứu đã phân tích định tính bằng cách sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ mô tả các nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng, biện pháp và hành động của chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Hungary

Trang 12

Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phân tích định tính để giải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Hungary Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra những tiềm năng của khu vực châu Á để Hungary thực hiện chính sách hướng Đông cùng với sự liên hệ của chính sách đối ngoại này với sự phát triển nói chung của quốc gia Hungary

5.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là chính sách hướng Đông của Hungary

6.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là mối quan hệ giữa Hungary với EU và giữa Hungary với các quốc gia phía Đông (bao gồm cả Trung Quốc và Nga), các quốc gia Trung Á về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội

7.Bố cục

Chương 1: Đặc điểm của chính sách hướng Đông

Ở chương 1, bài tiểu luận đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh Hungary hình thành nên chính sách hướng Đông, cũng như các phân tích khái quát về đặc điểm của chính sách như mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể đối với từng quốc gia tiềm năng nằm trong vùng đối tượng mà chính sách hướng tới và nhiệm vụ của chính sách Từ đó, đúc kết ra những đánh giá chung về chính sách.

Chương 2: Nguyên nhân hình thành chính sách hướng Đông

Ở phần đầu của chương 2, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan đến những lợi ích đang không được đảm bảo của Hungary ở EU và chỉ ra nguyên nhân đằng sau mâu thuẫn hiện tại giữa Hungary và EU Đồng thời ở phần sau, bài tiểu luận tập trung làm rõ các tiềm năng của những quốc gia châu Á và Trung Á khiến Hungary quyết định thực hiện chính sách hướng Đông.

Chương 3: Tác động thực tế của chính sách hướng Đông tới Hungary

Ở chương cuối, bài tiểu luận phân tích tác động của chính sách hướng Đông tới Hungary thông qua nghiên cứu và rút ra đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực mà

Trang 13

chính sách này mang lại cho Hungary cũng như động lực mà Hungary tiếp tục duy trì chính sách này bất chấp những rủi ro mà quốc gia này đang gặp phải.

Trang 14

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG 1.Bối cảnh ra đời và nội dung của chính sách hướng Đông

Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2007–2009 và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 2010–2011 sau đó, là những động lực cơ bản đã thúc đẩy Chính phủ Hungary triển khai kế hoạch mới trong chính sách đối ngoại: Chính sách “hướng Đông” Khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã giúp Hungary đã nhận thức được nền kinh tế thế giới liên tục thay đổi1, làm cho việc xây dựng quan hệ mạnh mẽ với các vùng và quốc gia đang phát triển nhanh nhất, đặc biệt là các khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trở nên vô cùng cần thiết Chiến lược Thương mại Ngoại giao của chính phủ năm 2011 cũng nhấn mạnh sự

thiếu chú ý của Hungary đối với các thị trường này trong những thập kỷ trước do ưu tiên

của quan hệ đối ngoại đổ dồn vào việc gia nhập EU và NATO.2

Chính sách "hướng Đông mở cửa" (Keleti Nyitás), được đưa ra vào đầu năm 2010, nhằm thu hút vốn từ Trung Quốc để cân bằng với nguồn vốn từ EU, bởi theo như Andrzej Sadecki trong cuốn In a state of necessity How has Orban changed Hungary thì “Việc gia nhập Liên minh Châu Âu mang lại lợi ích kinh tế cho Hungary ít hơn đáng kể so với các quốc gia thành viên mới khác”3, kể như dự án đầu tư greenfield4 lớn đầu tiên tại Hungary -trung tâm logistics của Huawei cho Châu Âu và Bắc Phi - được thành lập vào năm 2009 như bước đầu tiên trong việc đa dạng hóa nền kinh tế Hungary Bên cạnh đó chiến lược đã tính đến vị trí địa lý thuận lợi của Hungary, bằng cách nêu rõ rằng việc mở cửa về phía Đông là một cách tự nhiên để tận dụng sự thuận lợi của đất nước này vào các thị trường của các quốc gia châu Á và các quốc gia sau Xô Viết, điều này cung cấp cho Hungary khả năng trở thành trung tâm vận chuyển và giao thông hàng hóa giữa Liên minh châu Âu và

Trang 15

Gọi chính sách Mở cửa phía Đông là một phần không thể thiếu trong chiến lược chính sách kinh tế đối ngoại mới năm 2012 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cũng như dòng vốn FDI vào (chủ yếu) từ các nước châu Á, trong số các nước khác, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời giảm thiểu hoạt động thương mại khổng lồ của Hungary (tập trung cả về mặt định hướng quốc gia và các ngành) và sự phụ thuộc của FDI vào EU-15 (Lukács và Völgyi 2017, trang 29).

Ngoài ra, 'chiến lược chính sách kinh tế đối ngoại đã tính đến vị trí địa lý thuận lợi của Hungary, bằng cách tuyên bố rằng Mở cửa phía Đông là một cách tự nhiên để tận dụng điểm tiếp cận tốt của đất nước với thị trường các nước châu Á và hậu Xô Viết, nơi cung cấp cho Hungary với khả năng trở thành trung tâm hậu cần và vận tải giữa Liên minh Châu Âu và Châu Á Cuối cùng, một động cơ khác đằng sau chính sách đối ngoại thiên về phương Đông hơn là giả định rằng chỉ có thể thể hiện đúng đắn lợi ích của nhà nước Hungary trên trường thế giới khi đất nước này trở nên rõ ràng hơn và có thể xây dựng dựa trên sự hỗ trợ có thể có của các tổ chức khu vực và toàn cầu có liên quan

Thế kỷ thứ XXI được gọi là thế kỷ của “châu Á - Thái Bình Dương”1 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Singapore và đặc biệt là Trung Quốc, Hungary nhìn ra được vị trí địa lý giao giữa châu Âu và châu Á là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, chính trị và trở thành cầu nối giữa hai lục địa này Các chính sách mở cửa về hướng Đông của Hungary được thể hiện qua việc mở các đại sứ quán tại các quốc gia châu Á, tăng cường phát triển kinh tế với các quốc gia, doanh nghiệp tại khu vực này, hơn nữa là nâng cấp, mở rộng quan hệ song phương với một số quốc gia phía Đông.

Hungary là một trong những nước có tầm quan trọng nhất đối với Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Âu, năm 2010 Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế thứ ba của Hungary Kim ngạch mậu dịch năm 2010 giữa hai bên tăng tới 28,1%, đạt 8,72 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử quan hệ kinh tế hai nước Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch mậu dịch hai nước tăng tới 16,1%, đạt 2,97 tỷ USD Hungary là nước nhập khẩu lớn nhất hàng hóa của Trung Quốc tại khu vực Trung - Đông Âu Trong chuyến thăm của Thủ

1Hoàng Anh Tuấn, “Số 17 - Phải chăng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương”, Bộ Ngoại giao, Họcviện Ngoại giao, 21/3/2012,https://dav.edu.vn/so-17-phai-chang-the-ky-21-se-la-the-ky-chau-a-thai-binh-duong/

Trang 16

tướng Ôn Gia Bảo đến Hungary vào năm này, hai bên sẽ ký hàng loạt hiệp định hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp và chính phủ.1

Tuy không còn theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa nhưng Hungary vẫn tiếp tục theo đuổi mối quan hệ với Nga bởi phần lớn nguồn cung dầu mỏ của nước này đến từ Nga2 Cho thấy sự phụ thuộc không nhỏ của Hungary vào quốc gia láng giềng, không chỉ vấn đề dầu mỏ nói riêng mà vấn đề năng lượng nói chung quốc gia này cần nhiều sự giúp đỡ của Nga để có thể ổn định an ninh năng lượng Orban và Putin cũng thường xuyên có những chuyến thăm, gặp mặt thân mật cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia này3, cùng với đó là sự phản đối của Hungary trước những hành động trừng phạt Nga của EU4 càng khẳng định thêm độ thân thiết của hai nước.

Mối quan hệ giữa Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa sâu sắc cả về chính trị và kinh tế Hungary liên tiếp đưa ra những gợi ý về Thổ Nhĩ Kỳ nhằm củng cố quan hệ của EU với Thổ Nhĩ Kỳ5 dù cho vấn đề di cư làm mối quan hệ này không được êm ấm Ngoài ra Hungary còn cải thiện quan hệ với một số quốc gia châu Phi được thể hiện qua việc tăng cường hợp tác thương mại, phát triển kinh tế.

Từ những biểu hiện trên ta có thể thấy rõ hơn bức tranh Mở cửa về hướng Đông của Hungary, việc nước này thực sự có những hành động tăng cường quan hệ với các nước châu Á, Nga, châu Phi.

2.Mục tiêu của chính sách “hướng Đông”

2.1. Mục tiêu chung của chính sách “hướng Đông”2.1.1.Mục tiêu chính trị

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chuyển động mới trong chiến lược ngoại giao kinh tế của Trung Quốc”, Báo điệntử Đảng Cộng sản Việt Nam, 27/06/2011 https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/chuyen-dong-moi-trong-chien-luoc-ngoai-giao-kinh-te-cua-trung-quoc-76613.html

2Nho Biền, “Hungary khẳng định vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu từ Nga” Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 06/12/2022,

Trang 17

Mục tiêu của chính sách Hướng Đông của Hungary chủ yếu nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia ở Đông Á và Đông Âu, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, và các quốc gia khác trong khu vực Chính sách này không chỉ nhấn mạnh việc đa dạng hóa các đối tác kinh tế và đầu tư để giảm sự phụ thuộc vào Liên minh Châu Âu mà còn nhằm tìm kiếm cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó, an ninh năng lượng cũng là một trọng tâm, với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp đa dạng và ổn định, đồng thời khẳng định vị thế địa-chính trị của mình và thể hiện vai trò như một cầu nối giữa Đông và Tây, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế.

2.1.2.Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách Hướng Đông của Hungary được thiết kế để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực thương mại quốc gia và thị trường tiềm năng ở các nước phương Đông, cụ thể là đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Hungary về mặt địa lý và tăng cường hợp tác kinh tế Một phần của chiến lược này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với các nước phương Tây, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, một quyết định được củng cố sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Theo Orban, Hungary nên trở thành “một quốc gia tầm trung” và kiềm chế sự tách rời chính trị và kinh tế mà phương Tây theo đuổi Thay vào đó, quốc gia này nên “thúc đẩy càng nhiều mối liên kết càng tốt với các quốc gia và thành viên thị trường khác trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng và đầu tư, bao gồm cả quan hệ ngoại giao”

2.2. Mục tiêu cụ thể của chính sách “hướng Đông” tương ứng với cácquốc gia tiềm năng

2.2.1.Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary mong muốn thúc đẩy quan hệ trên phương diện chính trị, kinh tế và văn hoá giáo dục

Mục tiêu cốt yếu khiến nước này muốn thắt chặt quan hệ là hướng tới nguồn lợi từ kinh tế nhờ các nguồn đầu tư, rót vốn từ các tập đoàn kinh tế lớn và nguồn cung cấp khí đốt đến từ Thổ Nhĩ Kỳ Quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ từ Hungary trong các tổ chức quốc tế có thể coi là cách “đối đáp nhẹ nhàng” đến từ nước này Về phương diện văn hóa, giáo dục, Hungary hướng tới sự hợp tác đôi bên cùng có lợi cũng như thắt chặt mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước nhờ nhiều điểm chung về lịch sử, truyền thống.

Trang 18

2.2.2.Trung Quốc

Mục tiêu chiến lược nằm sau việc Hungary hướng đến trung Quốc trong “Chính sách Hướng Đông” là mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các thị trường phương Tây truyền thống và đảm bảo an toàn trước các rủi ro kinh tế có thể xảy ra Thêm vào đó, sự gia tăng về số lượng người trung lưu và nhu cầu tiêu dùng gia tăng của Trung Quốc tạo ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Hungary mở rộng thị trường và tăng cường khối lượng xuất khẩu.

Ngoài ra, củng cố mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Hungary tận dụng vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và châu Âu, phù hợp với mục tiêu chiến lược của Hungary hướng đến trở thành một trung tâm thương mại và logistics trong khu vực tại

Trung và Đông Âu

2.2.3.Hàn Quốc

Mục tiêu của chính sách Hướng Đông của Hungary với Hàn Quốc là tạo ra một quan hệ hợp tác chiến lược vững chắc và đa chiều với Hàn Quốc Việc tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư là ưu tiên hàng đầu của chính sách này Hungary hy vọng thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế tạo Qua việc chia sẻ công nghệ, kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến với Hungary, Hàn Quốc có thể tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiếp cận trong khu vực châu Âu.

Ngoài ra, chính sách Hướng Đông cũng nhấn mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực y tế và giáo dục Cả hai nước đã xây dựng trung tâm văn hóa tại Budapest và Seoul để tăng cường hiểu biết và sự thấu hiểu văn hóa Tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật cũng là cách để hai quốc gia giao lưu và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.

2.2.4.Ấn Độ

Với chính sách “hướng Đông”, Hungary muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại với Ấn Độ qua sự hợp tác xuất khẩu trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, kỹ thuật hay chế biến thực phẩm và dược phẩm Ngoài ra, Hungary còn muốn Ấn Độ mở rộng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hungary; phát triển các hoạt động R&D; tăng cường tham gia vào việc đào tạo lực lượng lao động Hungary; củng cố mối quan hệ nhà cung cấp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hungary và đồng thời quảng bá Hungary là quốc gia đầu tư hấp dẫn cho các công ty nước ngoài khác

Tháng 7 năm 2016, trong chuyến công du chính thức tới Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó cho biết “mục tiêu của Hungary là thu hút các doanh nghiệp Ấn Độ thành công trên thị trường châu Âu nhằm mang các khoản đầu tư mới của họ đến đây, và đặc biệt là các công ty công nghiệp ô tô Ấn Độ thành công trên thị trường châu Âu mang các trung tâm sản xuất của họ đến Hungary”.

Trang 19

Mục tiêu chiến lược đằng sau việc Hungary nhắm tới ưu tiên Nga trong chính sách “hướng Đông” là tăng cường thương mại ngoại giao của Budapest với Moscow và cũng để thu hút đầu tư từ họ, nói cách khác, Hungary mong muốn tiếp cận nguồn tiền của Moscow và giữ mối quan hệ giữa hai quốc gia ở mức ổn định, phát triển Hungary cần Nga để đa dạng hóa địa lý cho việc xuất khẩu của Hungary và tăng cường hợp tác kinh tế

Bên cạnh đó, Budapest muốn phát triển chính sách năng lượng và an ninh năng lượng của mình qua hợp tác với Nga.

2.2.6.Đánh giá mục tiêu ưu tiên trong chính sách “hướng Đông” củaHungary

Chính sách "Hướng Đông" của Hungary tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế -thương mại với các đối tác chiến lược, mong muốn đạt được các lợi ích kinh tế dài hạn thông qua các hoạt động như đầu tư, thương mại và hợp tác công nghệ Những quốc gia mà Hungary hướng đến không chỉ là những thị trường tiêu thụ lớn mà còn là những đối tác thương mại quan trọng Bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, Hungary mong muốn tận dụng cơ hội kinh doanh và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường này, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế trong nước Thứ hai, Hungary nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực công nghệ, đầu tư và năng lượng trong các quốc gia phía đông Các đối tác chiến lược như Trung Quốc và Hàn Quốc có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ cao và chế tạo, trong khi Nga là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng Ngoài ra, sự liên kết này còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đa phương và định hình thế giới đa cực Đây là cơ hội để Hungary định vị mình là một đối tác kinh tế quan trọng trong khu vực và tạo dựng một mạng lưới hợp tác vững chắc với các quốc gia phía đông.

3.Nhiệm vụ của chính sách “hướng Đông”

3.1. Nhiệm vụ của chính sách “hướng Đông” đối với các quốc gia3.1.1.Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, bằng chính sách “hướng Đông” của mình, Hungary mong muốn thúc đẩy quan hệ trên phương diện chính trị, kinh tế và văn hoá giáo dục với quốc gia này

Hungary đã hỗ trợ cho quá trình trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ Với việc thành lập Hội đồng hợp tác chiến lược cấp cao (HLSCC) vào năm 2013, mối quan hệ Thổ

Nhĩ Kỳ-Hungary được nâng lên mức độ hợp tác chiến lược và hợp tác chiến lược nâng

cao vào năm 2023

Trang 20

Về quan hệ kinh tế, Hungary hướng tới các mặt hàng nhập khẩu chính như xe cơgiới, máy móc, thiết bị, sợi dệt, vải, hàng kim loại từ sắt, thép và vận chuyển khí đốt tự

Về mối liên hệ văn hóa, giáo dục và lãnh sự, nhờ lịch sử chung, Hungary tổ chức

nhiều di tích thời đại Ottoman Năm 2024 sẽ tổ chức năm văn hóa của người Thổ Nhĩ Kỳ với chủ đề "Hàng trăm năm tình bạn và hợp tác" nhân dịp kỷ niệm 100 năm bắt đầu có hiệu lực của Thỏa thuận tình bạn của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923

3.1.2 Trung Quốc

Đầu tiên, Hungary và Trung Quốc đã cùng ký 5 văn kiện hợp tác gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó là thỏa thuận cùng xây dựng dự án “ Vành đai và Con đường” (BRI), cùng với các dự án khác Chính phủ Hungary rất coi trọng việc cung cấp môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch cho các công ty nước ngoài Vì vậy, Huawei sẵn sàng đến Hungary để thực hiện hợp tác đầu tư và kỹ thuật Từ năm 2005, Huawei đã hoạt động tại đây theo nguyên tắc “tại Hungary, vì Hungary”, đầu tư tổng cộng 1,5 tỷ USD và tạo ra hơn 2.400 việc làm

Ngoài ra, hai bên mở rộng con đường vận chuyển hàng không giữa Hungary và Trung Quốc thông qua việc kết nối Sân bay Budapest (BDU) và Sân bay Zhengzhou

(CGO) 3.1.3 Hàn Quốc

Vào năm 2021, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Hungary János Áder có cuộc hội đàm thượng đỉnh và đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược” Trong cuộc gặp gỡ, hai bên cũng thể hiện mong muốn được hợp tác sâu rộng hơn: hai nước không chỉ sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học -công nghệ, mà còn phát triển hợp tác trong lĩnh vực cuộc cách mạng -công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, kỹ thuật số cũng như y tế.

Tháng 4 năm nay, Hungary và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm thúc đẩy và tối ưu hóa sự hợp tác hiện có giữa hai bên Hungary rất chú trọng giao lưu văn hóa Hàn Quốc và tạo điều kiện cho văn hóa Hàn Quốc được lan tỏa.

3.1.4.Ấn Độ

Để đạt được các mục tiêu ấy kể từ năm 2012, chính phủ Hungary bắt đầu ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty xuyên quốc gia của Ấn Độ đặt trụ sở tại Hungary Tính đến tháng 5 năm 2020, đã có nhiều tuyên bố hợp tác chiến lược được ký kết, trong số đó có các công ty Ấn Độ như Tata Consultancy Services Hungary, CG Electric System Hungary và SMR Hungary Chính phủ Hungary cũng đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty này để mở rộng hoạt động tại Hungary Bên cạnh đó, số lượng các cuộc họp chính trị cấp cao và diễn đàn doanh nghiệp song phương giữa Hungary và Ấn

Trang 21

Độ đang tăng nhanh, điều này cũng một phần thu hút FDI vào trong nước như là diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Châu Âu - 29

3.1.5 Nước Nga

Đầu tiên, hai bên tăng cường, mở rộng các dự án hợp tác, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế, năng lượng Trong đó, tính tới thời điểm hiện tại, dự án nhà máy điện nguyên tử Paks II và sự di dời ngân hàng đầu tư quốc tế (IIB) đến Budapest là hai dự án quan trọng để Hungary củng cố mục tiêu quan hệ hướng tới Nga

Kể từ khi thực hiện chính sách hướng Đông, Hungary đã thực hiện nhiều chuyến thăm các cấp tới Nga, về cơ bản nội dung các cuộc gặp gỡ xoay quanh đến vấn đề năng, khí đốt, nhà máy hạt nhân Paks Đặc biệt, Hungary vẫn có những hành động bảo vệ “người bạn” phía Đông của mình mặc những biện pháp trừng phạt của EU vào Nga.

3.2 Đánh giá nhiệm vụ của chính sách hướng Đông

Có thể thấy, chính sách "Hướng Đông" của Hungary đặt nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các đối tác Để đạt được mục tiêu này, Hungary tập trung vào một số chiến lược và chính sách quan trọng Hungary đang thúc đẩy đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế bằng cách ký kết các thỏa thuận và tạo khung pháp lý thu hút đầu tư Điều này sẽ tạo điều kiện để các đối tác kinh doanh quốc tế có thể tự tin đầu tư vào Hungary và tận dụng những cơ hội kinh doanh tiềm năng Không chỉ vậy, Hungary đang tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và môi trường đầu tư Bằng cách đơn giản hóa quy trình hành chính và cung cấp một môi trường đầu tư ổn định và an toàn, Hungary hy vọng thu hút thêm các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế đến đây Việc hợp tác trong các lĩnh vực này không chỉ tạo ra tri thức và sáng tạo mới mà còn tăng cường quan hệ đối tác và sự hiểu biết chung giữa Hungary và các đối tác quốc tế Hungary hy vọng tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế - thương mại vững chắc và đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia.

Tiểu kết

Chính sách Hướng Đông của Hungary đặt ra một loạt nhiệm vụ quan trọng trong việc định hình lại bối cảnh quan hệ quốc tế của quốc gia này Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài từ khu vực này không chỉ cải thiện tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân Hungary Sự mở rộng của thị trường xuất khẩu là một bước tiến chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, trong khi việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng nhằm tăng cường an ninh năng lượng là một động thái thiết yếu Với việc thúc đẩy ngoại giao đa phương, Hungary khẳng định một vị thế cân bằng và có ảnh hưởng hơn trong khu vực và toàn cầu.

Trang 23

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH HƯỚNGĐÔNG

1 Các vấn đề liên quan đến EU

1.1 Quyền lợi của Hungary ở EU không được đảm bảo 1.1.1 Các vấn đề mâu thuẫn giữa Hungary và EU1.1.1.1 Chính sách di cư

Chính phủ Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orbán đã thể hiện sự không hài lòng đối với một số quy định và chính sách của EU liên quan đến di cư và quyền tự quyết của quốc gia Ông Orbán đã công khai phản đối chính sách di cư của EU và cho rằng EU đang can thiệp vào chủ quyền và quyền tự quyết của Hungary trong việc quyết định vấn đề di cư

Việc xây dựng hàng rào biên giới và các biện pháp cứng rắn trong chính sách nhập cư của Hungary được coi là một biện pháp tự bảo vệ để đảm bảo quyền lợi của quốc gia và bảo vệ ranh giới quốc gia Chính sách di dân bắt buộc của EU, được gọi là “quy định phân bổ di dân”, là một phần của kế hoạch tái định cư của EU nhằm chia sẻ trách nhiệm đối với việc tiếp nhận và định cư người tị nạn và di dân trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên Theo chính sách này, các quốc gia thành viên EU được yêu cầu tiếp nhận một số lượng cụ thể người tị nạn hoặc di dân mà EU quy định và phân bổ cho từ các quốc gia ngoại vi như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, nơi áp lực di dân lớn Tuy nhiên, Hungary đã phản đối và từ chối thực hiện chính sách di dân bắt buộc của EU Chính phủ Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orbán đã không chấp nhận việc tiếp nhận bất kỳ người tị nạn nào từ số lượng được phân bổ Thay vào đó, Hungary đã áp đặt các biện pháp cứng rắn, bao gồm việc xây hàng rào dây thép gai và triển khai binh sĩ để ngăn chặn sự di cư vào năm ngoái.

Viktor Orbán cho rằng chính sách di cư của EU không công bằng và có thể gây nguy hiểm cho Hungary Orbán cảnh báo về nguy cơ an ninh và văn hóa được coi là kết quả của việc tiếp nhận một lượng lớn người di cư và người tị nạn từ các quốc gia không ổn định Ông bảo vệ quyền tự quyết và quyền quyết định riêng của Hungary trong việc xác định chính sách di cư và quản lý biên giới Orbán sử dụng các biện pháp như xây dựng hàng rào biên giới để ngăn chặn dòng người di cư và khẳng định rằng việc kiểm soát biên giới và quản lý di cư là quyền tự quyết không thể bị coi thường Tuy nhiên, quan điểm và phản đối của Viktor Orbán đã gây tranh cãi và ông bị đánh đồng với các quan điểm chống di cư và

Trang 24

chủ nghĩa dân tộc trong châu Âu Vì không tuân thủ chính sách di dân bắt buộc của EU, Hungary đã bị EU chỉ trích Chính phủ Orbán cho rằng EU không đáp ứng đủ nhu cầu và lo ngại của Hungary về di cư và an ninh biên giới, và do đó họ đã thực hiện những biện pháp riêng của mình mà họ cho là cần thiết.

Như kết quả, việc Hungary áp đặt các biện pháp cứng rắn về di cư và tự bảo vệ quyền lợi của mình đã gây ra một sự đối đầu với EU và nhận được sự phản đối từ một số quốc gia thành viên của EU và các nhóm nhân quyền:

Vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng di dân châu Âu đạt đỉnh điểm, Hungary đã xây dựng một hàng rào biên giới với Serbia nhằm ngăn chặn dòng người di cư và người tị nạn từ các quốc gia không ổn định như Syria, Afghanistan và Iraq Hàng rào này, được xây dựng bằng lưới thép và có chiều dài khoảng 175km, được trang bị dây thép cản và hệ thống cảnh báo nhằm ngăn chặn việc vượt qua trái phép.

Tuy nhiên, việc xây dựng hàng rào này đã gây ra tranh cãi và phản đối mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế và các nhà hoạt động nhân quyền Những người phản đối cho rằng việc xây rào là một hành động thiếu nhân đạo và vi phạm quyền con người của người di cư và người tị nạn.

Trái lại, chính phủ Hungary đã bảo vệ xây dựng hàng rào là một biện pháp cần thiết để bảo vệ ranh giới quốc gia và kiểm soát dòng người di cư vào nước Hàng rào biên giới Hungary-Serbia đã tạo ra sự cản trở di cư dọc theo các tuyến đường di cư châu Âu, khiến các người di cư phải tìm kiếm các tuyến đường khác để tiếp tục hành trình của mình Điều này đã gây ra những thay đổi trong tuyến đường di cư và tạo ra áp lực cho các quốc gia và quốc tế trong việc quản lý vấn đề di cư và tị nạn.

Ngoài ra, Hungary còn áp dụng biện pháp và chính khác như chính sách “trại giam” nhằm hạn chế di cư Thủ tướng Viktor Orbán đang đề xuất các biện pháp để giữ các người nhập cư trong các trại tạm giam vô thời hạn nhằm ngăn chặn họ tự do di chuyển trong châu Âu Theo đề xuất của Orbán, những người nhập cư vào Hungary một cách bất hợp pháp sẽ bị giam giữ trong các trại chính phủ, bị cấm tự do di chuyển trong Hungary cho đến khi tình trạng của họ được giải quyết, điều này có thể mất “tháng hoặc thậm chí nhiều tháng” Chính sách này được cho là cần thiết do khu vực Schengen không có biên giới và đang bị lạm dụng một cách “hệ thống” bởi người nhập cư muốn đến Tây Âu Mặc dù kế hoạch này sẽ gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Brussels, chính phủ Orbán đã tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện dù có ý kiến phản đối, như đã làm với việc xây dựng hàng rào biên giới gây tranh cãi với Serbia

Trang 25

1.1.1.2 Quyền lực tư pháp và tự do truyền thông

Đối mặt với những cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế và di dân trong quá khứ cũng như xuất hiện sự tăng cường quyền lực của Viktor Orbán và Đảng Fidesz trong suốt thời gian ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng là những yếu tố góp phần hình thành nên những biện pháp hạn chế độc lập tư pháp,các biện pháp kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tự do truyền thông.

Đảng Fidesz đã giành được đa số phiếu bầu tuyệt đối trong Quốc hội và sử dụng sự kiểm soát chính trị này để tác động đến các cơ quan pháp luật và các tổ chức độc lập Một mục tiêu chính của Orbán và Đảng Fidesz là tạo ra một chính phủ mạnh mẽ và kiểm soát đối với tất cả các khía cạnh của đời sống công dân Điều này đôi khi được đặt lên hàng đầu trước nguyên tắc pháp luật và độc lập của hệ thống tòa án Orbán đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, đồng thời giới hạn quyền tự trị và sự độc lập của các cơ quan tư pháp

Cùng với đó, những cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế và di dân trong quá khứ tạo ra sự lo lắng và nhu cầu của người dân về sự ổn định trong lãnh thổ Hungary Orbán và Đảng Fidesz đã tận dụng tình hình này để tăng cường quyền lực và kiểm soát chính trị, bằng cách can thiệp vào hệ thống pháp luật và các cơ quan độc lập

Ở Hungary, các tổ chức phi chính phủ bị đưa vào danh sách đen, những câu chuyện chỉ trích bị bỏ qua và các biên tập viên cấp cao chỉ đạo phóng viên bỏ qua sự thật trước mắt Một nguồn tin cho biết trạng thái của báo chí ở đây hiện tại còn tồi tệ hơn so với thời kỳ 1980 khi Hungary còn là một quốc gia cộng sản Có một sự thiên vị rõ ràng trong việc đưa tin về các đảng và chính trị gia thuận lợi cho chính phủ, trong khi việc đưa tin về những thông tin đối lập và gây bất lợi lại bị thiếu sót và chỉnh sửa Các biên tập viên cấp cao của MTI đã chỉ định rằng các cơ quan thông tấn quốc tế như Reuters và Associated Press không đáng tin cậy và chỉ nên được sử dụng để lấy thông tin cơ bản, không phải nguồn thông tin bổ sung cho bài viết Một biên tập viên cấp cao khác của MTVA cũng đã yêu cầu nhân viên không gọi Joe Biden là Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Điều này đã tạo ra sự tranh cãi và cuối cùng ông này trích dẫn lời của Donald Trump cho nhân viên của mình: “Ông Biden đã chiến thắng, nhưng chúng ta không nên gọi ông ta là Tổng thống”.Từ năm 2010, khi Fidesz đảo ngược các quyền tự do báo chí, tình trạng tự do báo chí ở Hungary đã suy giảm đáng kể Các tổ chức báo chí độc lập đã bị suy yếu hoặc bị đóng cửa, và các nhà báo độc lập đã gặp nhiều trở ngại và áp lực trong công việc của họ Sự kiểm soát chính trị

Trang 26

và ảnh hưởng của chính phủ Orbán đã tạo ra một môi trường không thuận lợi cho tự do báo chí và sự đa dạng ý kiến truyền thông.

Những biện pháp này đã gây ra lo ngại về sự đe dọa đối với nguyên tắc pháp luật và sự độc lập của hệ thống tòa án tại Hungary cũng như việc các biên tập viên yêu cầu phóng viên bỏ qua sự thật trước mắt và sự giảm sút của các phương tiện truyền thông độc lập đặt ra nhiều câu hỏi về tự do ngôn luận và sự đa dạng thông tin trong nước Chúng gây ra tranh cãi và lo ngại về việc Hungary vi phạm nguyên tắc cơ bản của EU EU đã khởi động các thủ tục pháp lý chống lại Hungary dưới Điều 7 của Hiến chương của EU Điều 7 được xem như một biện pháp cuối cùng để xử lý các vi phạm quyền cơ bản Trong suốt thập kỷ qua, chính phủ Hungary đã liên tục làm suy yếu các giá trị và nguyên tắc của Liên minh Châu Âu, gây tổn hại đến độc lập của hệ thống tư pháp, trường đại học và truyền thông, đồng thời hạn chế các tổ chức xã hội dân sự và vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin EU sử dụng Điều 7 để bảo vệ quyền nhân quyền và chống lại chế độ độc tài tại Liên minh Châu Âu.

1.1.1.3 Chính sách Kinh tế và Ngân sách

Hungary đã bị cáo buộc không sử dụng đúng cách các quỹ và nguồn tài nguyên của Liên minh Châu Âu (EU) Cụ thể, có những tranh cãi về việc sử dụng quỹ EU, bao gồm Quỹ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (European Agricultural and Rural Development Fund) và Quỹ Phát triển Khu vực (European Regional Development Fund), trong việc xây dựng và phát triển các dự án ở Hungary.

Ngoài ra, Hungary cũng đã đối mặt với các vấn đề về tham nhũng và tiêu cực trong hệ thống chính trị và kinh tế Có những cáo buộc về việc sử dụng nguồn tài nguyên công và các hợp đồng công cộng một cách không minh bạch và thiếu trung thực Các tổ chức quốc tế và EU đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về tình trạng tham nhũng và vi phạm nguyên tắc trung thực trong quản lý tài chính công ở Hungary.

Những vấn đề này đã dẫn đến sự giám sát và phê bình từ phía EU Các cơ quan và tổ chức EU đã tiến hành điều tra và đánh giá về việc sử dụng quỹ EU và các vấn đề liên quan đến tham nhũng và trung thực ở Hungary Điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế từ phía EU, bao gồm việc cắt giảm hoặc tạm ngừng cung cấp các nguồn tài chính và hỗ trợ cho Hungary.

1.1.2 Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa EU và Hungary

1.1.2.1 Chính sách di cư của EU vi phạm quyền tự quyết và chủ quyền củaHungary

Trang 27

Theo quan điểm của Hungary, chính sách di cư của EU đã vi phạm quyền tự quyết và chủ quyền của quốc gia Thủ tướng Viktor Orban và chính phủ Hungary không đồng tình với quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) rằng luật di cư của Hungary vi phạm luật châu Âu

Hungary cho rằng EU đã không đáp ứng được tình hình nạn khủng hoảng di cư hàng loạt diễn ra từ năm 2015 Viktor Orban tuyên bố chính phủ của ông sẽ không tuân thủ một quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến luật di cư của Hungary Tháng 11/2021, tòa án cao nhất của EU đã quyết định rằng luật của Hungary khi đưa ra các hình phạt đối với luật sư và các nhà hoạt động tình nguyện vì việc hỗ trợ người xin tị nạn, đã vi phạm luật châu Âu.

Luật được gọi là “Luật Stop Soros”, theo tên của tỷ phú nhân đạo Soros mà chính phủ Hungary cáo buộc đã ủng hộ người di cư Hồi giáo Đạo luật này được thông qua vào năm 2018 và cấm mọi người cũng như các tổ chức nhân quyền giúp đỡ những người di cư xin tị nạn Nó cũng ngăn chặn những người đến từ những khu vực không có mức độ đe dọa cao đến tính mạng của họ khỏi việc xin tị nạn tại Hungary Thủ tướng Orban cho rằng để giải quyết vấn đề di cư, cần phải thay đổi những quy định liên quan tới vấn nạn xin tị nạn của EU Ông nói: “Thực tế là chúng ta phải ngăn chặn người di cư tại biên giới Việc này có thể được giải quyết bằng một điều: thay đổi các quy định xin tị nạn châu Âu, thế nhưng quá trình này vẫn chưa được diễn ra” Thủ tướng cánh hữu cũng cáo buộc EU đang “gây phá hoại tàn nhẫn” bằng cách bác bỏ yêu cầu cung cấp quỹ chống dịch cho Hungary Các quan chức hàng đầu của EU cho biết rằng Hungary, cùng với Ba Lan, không có khả năng nhận được khoản tiền chống dịch trong năm nay trừ khi cam kết cải cách để tăng cường giá trị dân chủ và hệ thống tư pháp tự do Tuy nhiên, ông Orban cho rằng EU đang từ chối cung cấp quỹ để cố gắng lật đổ ông Ông nói: “Toàn bộ quá trình, từ góc nhìn về sự đoàn kết và tương lai của châu Âu, là sự phá hoại tàn nhẫn nhất Đây là điều làm vỡ tan liên minh EU”

Ngày 2 tháng 10 năm 2016, người Hungary phản đối mạnh mẽ đề xuất định mức nhập cư của Liên minh châu Âu thông qua một cuộc trưng cầu dân ý Kế hoạch của EU là phân bổ 160.000 người xin tị nạn từ Ý và Hy Lạp sang các quốc gia thành viên khác Hungary đã được chỉ định nhận 1.294 người, nhưng Orbán đã lâu rồi khẳng định rằng nước này sẽ không bị ép buộc tiếp nhận người nhập cư.

Thủ tướng Viktor Orbán cũng đã phản đối các luật đề xuất của EU liên quan đến di dân trong Hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo các nước Liên minh Châu Âu (EU) tại

Trang 28

Granada, Tây Ban Nha Ông khẳng định rằng, Hungary sẽ không ủng hộ các luật đề xuất để xử lý di dân Sử dụng từ ngữ gay gắt khi đến dự hội nghị, Orbán miêu tả một thỏa thuận không có sự tham gia của Hungary như một cuộc tấn công vào đất nước của ông vì các nhà lãnh đạo EU đã tiến hành các luật pháp mà không có sự ủng hộ của ông và Ba Lan Ông cho rằng các luật pháp - chưa được bỏ phiếu - cần có sự ủng hộ đồng thuận, nhưng Hội đồng châu Âu đã khẳng định công khai chỉ cần có sự ủng hộ của đa số.

“Nếu bạn bị cưỡng hiếp hợp pháp, buộc phải chấp nhận điều gì đó mà bạn không thích, bạn muốn có một sự thỏa thuận? Điều đó là không thể,” Orbán nói.

Để tránh một cuộc tranh cãi nổ ra đe dọa cuộc họp phi chính thức tại Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý loại bỏ một đoạn văn bản dài 119 từ liên quan đến cam kết chung của khối về di dân khỏi văn bản của tuyên bố kết thúc cuộc họp Tổng thống Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, đã giảm nhẹ sự phản đối của Hungary và Ba Lan, nói với các phóng viên rằng có “sự ủng hộ rộng rãi” tại cuộc họp cho các luật được đề xuất Tuy nhiên, Hungary và Ba Lan tiếp tục duy trì quan điểm rằng chính sách di cư của EU không tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia thành viên cũng như tham gia phản đối và cáo buộc Brussels đang áp đặt “chế độ độc tài” lên các quốc gia thành viên khác

Quan điểm của Hungary được thể hiện qua sự phản đối mạnh mẽ chính sách di cư của EU và khẳng định quyền tự quyết của quốc gia Thủ tướng Orbán cho rằng việc áp đặt các luật đề xuất về di dân mà không có sự tham gia và ủng hộ của Hungary là một sự tấn công vào chủ quyền của nước và vi phạm quyền tự quyết quốc gia của mình Orbán và các nhà lãnh đạo Hungary lập luận rằng chính sách di cư của EU còn gây nguy hiểm đến an ninh và ổn định của khu vực Họ cho rằng các quốc gia thành viên cần có quyền tự quyết trong việc quyết định chính sách di cư phù hợp với tình hình và quy định riêng của mỗi quốc gia Đồng thời, việc Hungary phản đối việc EU áp đặt “chế độ độc tài” lên các quốc gia thành viên khác trong việc thi hành chính sách di cư cho thấy sự bất đồng giữa Hungary và EU trong quyết định và thực hiện chính sách di cư đối với người tị nạn Việc từ chối thỏa thuận di dân của EU của Hungary làm gia tăng căng thẳng với các nước thành viên khác của liên minh Điều này cho thấy sự chênh lệch tương quan và hạn chế trong việc đạt được sự đồng thuận trong việc xử lý vấn đề di dân và tị nạn trên toàn liên minh, trực tiếp dẫn tới những mâu thuẫn giữa Hungary và EU Viktor Orban nhấn mạnh rằng Hungary cần phải chiến đấu để chứng minh rằng việc hình thành một chính sách di dân của EU có thể phù hợp với lợi ích quốc gia của Hungary Mặc dù đã chỉ trích EU, ông vẫn mong muốn Hungary vẫn ở lại trong Liên minh châu Âu, nhưng đồng thời ông muốn các

Trang 29

quốc gia thành viên được cấp nhiều quyền hạn hơn và có khả năng tự quyết và thực thi chính sách di dân của mình

1.1.2.2 Hungary và các chính sách vượt ra ngoài các quy tắc của một thành viênEU

1.1.2.2.1 Chính sách hạn chế truyền thông tại Hungary là điều chưa từng có tiềnlệ trước đây đối với một thành viên của liên minh châu Âu (EU)

Tự do báo chí và truyền thông được coi là các nguyên tắc và giá trị cốt lõi trong Liên minh châu Âu (EU), được đề cao và có tầm ảnh hưởng thiết yếu đối với việc duy trì và bảo vệ một hệ thống dân chủ và xã hội công bằng Tự do báo chí và truyền thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của EU và được ghi trong Hiến chương Cơ bản về Quyền tự do và Nhân quyền của EU Sự đảm bảo về tự do báo chí và truyền thông không chỉ là một cam kết pháp lý mà còn là một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính đa dạng, minh bạch và độc lập của truyền thông trong EU.

Không chỉ vậy, tự do báo chí và truyền thông có vai trò quan trọng là một cơ chế kiểm soát quyền lực, giúp giám sát và làm sáng tỏ hoạt động của các cơ quan chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị Báo chí khi được hoạt động độc lập có thể chỉ ra sự thất bại, tham nhũng và các vi phạm quyền tự do của các cá nhân, tổ chức cũng như thực hiện tuyên truyền, giáo dục và tạo ra một môi trường thông tin đa dạng và phong phú cho công chúng Do đó, những biện pháp giới hạn tự do báo chí và truyền thông của Hungary gây ra lo ngại và tạo ra làn sóng chỉ trích từ phía EU và cộng đồng quốc tế khi mức độ kiểm soát truyền thông ở Hungary được đánh giá là “chưa từng có trong một thành viên EU” Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chịu sự suy giảm của tự do truyền thông, đặc biệt là ở Hungary Những vấn đề chính bao gồm sự thiếu độc lập của cơ quan quản lý truyền thông, việc biến truyền thông công cộng thành cơ quan truyền thông chính phủ, được đặc trưng bởi thông tin thiên vị và vu khống đối thủ; chiếm đoạt truyền thông tư nhân; nhà nước tài trợ không đồng đều và bình đẳng cho truyền thông tư nhân ủng hộ chính phủ, bao gồm thông qua quảng cáo của các công ty được kiểm soát bởi nhà nước; và tạo ra các rào cản đối với truyền thông tư nhân độc lập khỏi chính phủ, bao gồm việc thu hồi giấy phép và đe dọa đánh thuế mới

EU đã đối đầu với Hungary về chính sách hạn chế truyền thông thông qua việc công khai chỉ trích và bày tỏ lo ngại về luật pháp mới của Hungary Những bên phê phán luật này, cả trong và ngoài Hungary, cho rằng điều luật như vậy đã tạo ra quyền lực quá lớn cho Orbán và đảng Fidesz đối với các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí.

Trang 30

Hàng loạt các phản ứng phản đối tới từ các quốc gia thành viên của EU như Pháp, Đức và Vương quốc Anh đã công khai chỉ trích luật pháp này và cho rằng nó không tương thích với nguyên tắc cốt lõi trong tự do báo chí của liên minh châu Âu Các quốc gia thành viên của EU bày tỏ sự lo ngại về việc luật pháp này vi phạm tinh thần và các hiệp ước Liên minh châu Âu và đặt ra câu hỏi về việc liệu Hungary có xứng đáng làm thành viên của Liên minh châu Âu hay không

1.1.2.2.2 Hungary sử dụng các nguồn tài nguyên của liên minh châu Âu một cáchkhông minh bạch và không tuân thủ đúng quy định của EU

Quốc hội châu Âu đã yêu cầu đóng băng nguồn tài trợ cho Hungary do các biện pháp khắc phục được đề xuất bởi Hungary không đủ để giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích tài chính của EU Các thành viên Quốc hội cho rằng Hungary đang lạm dụng quyết định bình đẳng phiếu trong Hội đồng để gây áp lực lên EU Quốc hội châu Âu yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp đề xuất trong Luật điều kiện để bảo vệ ngân sách EU khỏi vi phạm nguyên tắc pháp luật ở Hungary Họ chỉ có ý định dỡ bỏ các biện pháp này sau khi các biện pháp khắc phục của Hungary đã có tác động bền vững Nếu các biện pháp này bị đảo ngược trong tương lai, EU sẽ tiến hành điều chỉnh tài chính Đối với kế hoạch phục hồi và sự kiện của Hungary, Quốc hội châu Âu phê phán rằng chính phủ Hungary đã gây trì hoãn và không đảm bảo quỹ phục hồi đến tay người dân Hungary Họ yêu cầu Ủy ban không chấp thuận kế hoạch này cho đến khi Hungary tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị và quyết định pháp luật của EU.

Tổng quan lại, hành động của EU đối với Hungary nhằm thiết lập các biện pháp điều kiện và yêu cầu tuân thủ nguyên tắc pháp luật từ phía Hungary để đảm bảo việc sử dụng đúng cách các quỹ và nguồn tài nguyên của EU EU đang áp dụng một quy tắc nghiêm ngặt và sẵn sàng áp đặt hậu quả tài chính nặng nề nếu các quốc gia thành viên không tuân thủ các nguyên tắc và quy định.

Với sự thiếu minh bạch, kiểm soát sai lệch và sử dụng không đúng mục đích các quỹ và nguồn tài nguyên của EU, EU đã cáo buộc Hungary không tuân thủ các quy định và nguyên tắc về quản lý tài nguyên của Liên minh Các cáo buộc này đã góp phần vào mâu thuẫn và căng thẳng giữa EU và Hungary trong vấn đề sử dụng tài nguyên và quỹ EU.

1.2 Sự suy thoái của EU sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan