1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích thực trạng và Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm trong marketing mix của starbucks và cheese coffee

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Phân Tích Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Sản Phẩm Trong Marketing Mix Của Starbucks Và Cheese Coffee
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 50,77 KB

Nội dung

Tóm lại Marketing Mix là công cụ chiến lược quan trọng giúp các chuỗi cà phê không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn tạo dựng lợi thế cạnh tranh, tăng cường hiệu quả kinh doanh, và x

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Marketing Mix là yếu tố nền tảng giúp các chuỗi cà phê xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả Đặc biệt trong ngành F&B (Food & Beverage), nơi cạnh tranh ngày càng gay gắt, Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng Trên mỗi một khía cạnh khác nhau, các thành tố trong Marketing Mix đều nắm giữa một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, thích nghi với sự đa dạng và thay đổi của nhu cầu khách hàng Thị trường cà phê bao gồm nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ người tiêu dùng phổ thông đến tầng lớp cao cấp Marketing Mix giúp các chuỗi cà phê thiết kế sản phẩm, dịch vụ và chiến lược giá phù hợp với từng phân khúc Các xu hướng tiêu dung cũng thay đổi liên tục như đồ uống theo mùa, sản phẩm thân thiện môi trường, hoặc thực phẩm lành mạnh đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm và chiến lược quảng bá

Thứ hai, định vị thương hiệu và xây dựng sự khác biệt Marketing Mix giúp thương hiệu xác định rõ ràng thông điệp, phong cách, và giá trị mà họ muốn truyền tải đến khách hàng Và trong bối cảnh thị trường cà phê cạnh tranh, sự độc đáo về sản phẩm, giá cả hoặc cách thức quảng bá sẽ giúp chuỗi cà phê nổi bật hơn so với đối thủ

Thứ ba, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận Marketing Mix giúp chuỗi cà phê xác định mức giá tối ưu để cân bằng giữa lợi nhuận và khả năng tiếp cận khách hàng Ngoài ra bằng cách lựa chọn kênh phân phối và vị trí phù hợp, các chuỗi cà phê có thể tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa doanh thu và giảm chi phí vận hành Thứ tư, tăng cường mối quan hệ với khách hang Marketing Mix, đặc biệt là các chiến lược khuyến mãi và quảng bá, giúp chuỗi cà phê tăng cường tương tác với khách hàng và xây dựng lòng trung thành Đảm bảo mỗi yếu tố trong 4P được phối hợp hài hòa để mang lại trải nghiệm đồng nhất và tích cực cho khách hàng

Thứ năm, ứng phó với cạnh tranh trên thị trường Marketing Mix giúp thương hiệu tối ưu hóa từng yếu tố trong chiến lược để nổi bật trên thị trường Trong thị trường cà phê đầy rẫy các đối thủ, việc xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả sẽ giúp chuỗi cà phê gia tăng độ nhận diện và thị phần

Thứ sáu, tăng cường khả năng mở rộng và phát triển Marketing Mix cho phép chuỗi cà phê điều chỉnh chiến lược theo thị trường mục tiêu mới, đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững Với các chuỗi lớn như Starbucks, Marketing Mix giúp cân bằng giữa chiến lược thương hiệu toàn cầu và các yếu tố bản địa hóa

Trang 2

Tóm lại Marketing Mix là công cụ chiến lược quan trọng giúp các chuỗi cà phê không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn tạo dựng lợi thế cạnh tranh, tăng cường hiệu quả kinh doanh, và xây dựng thương hiệu bền vững Trong thị trường cà phê, nơi khách hàng không chỉ quan tâm đến sản phẩm mà còn mong đợi những trải nghiệm độc đáo và giá trị dài hạn, Marketing Mix chính là chìa khóa dẫn đến thành công

Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 2 (sau Brazil) trong sản xuất cà phê thế giới và đứng đầu xuất khẩu cà phê Robusta theo thống kê của International Coffee Organization (Tổ chức Cà phê Quốc tế)1 Và hiện nay, tại Việt Nam có hơn 300.000 cửa hàng cà phê với sự

mở rộng của các chuỗi cà phê lớn như: Cheese Coffee, Phê La, Katinat Saigon Café, Phúc Long, v.v… Với sự mở rộng các cửa hàng cà phê thì người Việt Nam chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê ? Công ty cổ phần iPOS khảo sát hơn 3000 người tiêu dùng và

có được kết quả rằng người Việt chi tiêu khoảng từ 40.000 đồng – 70.000 đồng cho mỗi lần đi cà phê.2 Mỗi người tiêu dùng có những nhu cầu và xu hướng khác nhau khi đi uống

cà phê, giống như thế hệ trước yêu thích cách pha cà phê truyền thống (cà phê phin), cà phê vợt, cà phê bệt, … Trong khi đó, thế hệ trẻ đặc biệt là các bạn gen Z lại yêu thích những quán cà phê có những ngóc ngách trang trí đẹp, yên tĩnh, mở cửa 24/24 thích hợp cho việc chạy deadline

Thị trường F&B tại Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cà phê lớn bao gồm cả thương hiệu Việt và thương hiệu nước ngoài chẳng hạn như: StarBucks, Cheese Coffee, Trung Nguyên Legend, Highlands Coffee, Phúc Long, v.v… Không chỉ có sự cạnh tranh mà còn sự du nhập của những thức uống

đa dạng được làm từ cà phê như: Cappuchino, Espresso, Latte,v.v… đã góp phần tạo nên

sự lôi cuốn và thu hút bằng cách nắm bắt được những xu hướng hiện đại của giới trẻ thông qua những nền tảng xã hội để thay đổi những concept khác nhau

Đứng trước những chuỗi cà phê lớn, Chesse Coffee là một chuỗi cửa hàng cà phê Việt trẻ nhưng lại thu hút được nhiều khách hàng đến thưởng thức, với menu đa dạng và phong cách mang nét hiện đại và cổ điển của Châu Âu, khơi gợi nguồn cảm hứng vô tận cho người tiêu dùng Đến nay, chuỗi cà phê đã có 19 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh,

và 1 cửa hàng tại Hà Nội Sự khác biệt giữa Chesse Coffee và các chuỗi cửa hàng khác là

họ tạo ra một không gian khác biệt với phong cách Châu Âu, và menu luôn làm mới theo các mùa và concept khác nhau Mặc dù, Chesse Coffee được ra mắt vào năm thị trường

cà phê bị bão hòa tại Việt Nam, thế nhưng sau 7 năm hoạt động, chuỗi cà phê có chỗ đứng vững chắc và có sức cạnh tranh không thua kém với những chuỗi cà phê khác Hiện tại, Chesse Coffee thu hút đông đảo khách hàng, và luôn trong tình trạng “cháy bàn” hầu hết ở các chi nhánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thấy được bối cảnh trên, Chesse Coffee có sức cạnh tranh lớn trong thị trường kinh doanh cà phê tại Việt Nam, và

1 (Trang, 2023)

2 (Đạt, 2023; Đạt, 2023)

Trang 3

tạo ra tiếng vang cho chính mình giữa các ông lớn trong ngành F&B Không chỉ chú trọng trong trang trí không gian, menu đa dạng, Chesse Coffee còn chú trọng vào chất lượng dịch vụ là sự tương tác giữa đội ngũ nhân viên và khách hàng, cũng như các sản phẩm được pha chế theo công thức riêng biệt Chính vì vậy, đã góp phần giúp Chesse Coffee thành công giữ chân khách hàng và tạo nên một lượng lớn khách hàng trung thành quay lại với chuỗi cà phê trẻ này

Còn thành công của Starbucks là câu chuyện kì diệu nhất về kinh doanh trong suốt nhiều thập kỉ Từ 1 cửa hàng nhỏ ven ở sông Seattle đã lớn mạnh có mặt trên 50 quốc gia và đặc biệt hơn khi Starbucks thay đổi khẩu vị, ngôn ngữ của người yêu cà phê Với thế giới Starbucks làm nên một văn hóa cà phê không lẫn với bất cứ ai Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội Nói tới Starbucks khách hàng không chỉ biết đến đó là loại cà phê tuyệt hảo mà họ nghĩ ngay đến không gian thoải mái và dễ chịu chỉ sau nơi ở và làm việc, đó mới chính là điều đáng giá nhất Theo thời gian, đối thủ có thể đuổi kịp Starbucks về chất lượng nhưng họ mãi mãi không thể lấy đi ba chữ “nơi thứ ba” mà Starbucks đã sở hữu Nhiều người đến với Starbucks không hẳn vì cốc cà phê espresso tuyệt hảo Họ đến để thưởng thức một phong cách sống mà họ thấy cực kì gần gũi Chúng ta đã hoàn toàn bị chinh phục vì triết lý xây dựng thương hiệu của người sáng lập ra Starbucks : cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim Không chỉ bán cà phê, thương hiệu Starbucks còn “bán” sự đam mê cho khách hàng và đó mới là điều tuyệt vời nhất mà Starbucks đã làm được Để có thể vươn ra biển lớn trở thành thương hiệu quốc tế ai ai cũng biết đến như hôm nay,

Starbucks đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh tốt nhất Thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới, đã áp dụng mô hình Marketing Mix một cách hiệu quả để củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu Theo thống kê về mức độ trung thành thương hiệu trong danh mục quán cà phê - đồ uống (Forbes Online, 16/4/2014), Starbucks xếp thứ hai với chỉ số 95%, chỉ đứng sau Dunkin’ Donuts với 96%3 Điều này đã giúp Starbucks mở rộng tầm ảnh hưởng và duy trì vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế Thành công của

Starbucks chính là minh chứng rõ ràng cho việc áp dụng mô hình 4P một cách thông minh và chiến lược

Marketing Mix được xây dựng dựa trên đặc thù riêng của từng chuỗi cà phê, phản ánh

rõ ràng định vị, phân khúc khách hàng và chiến lược kinh doanh của mỗi chuỗi

StarBucks tập trung vào sự sang trọng, chất lượng và cá nhân hóa, kết hợp với chiến lược định giá và phân phối phù hợp với phân khúc cao cấp Mặc dù thành công trên toàn cầu, Starbucks tại Việt Nam đối mặt với những thách thức như giá cả cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa Còn Cheese Coffee tập trung vào sự độc đáo, sáng tạo và tính trẻ trung, phù hợp với phân khúc khách hang trẻ tuổi, kết hợp chiến lược giá

cả và quảng bá hấp dẫn để tăng cường tự tiếp cận Tuy cũng phát triển nhanh chóng,

3 (hợp, n.d.)

Trang 4

nhưng Cheese Coffee gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và tối ưu hóa chiến lược phân phối Với Starbucks và Cheese Coffee, sự khác biệt trong cách áp dụng 4P đã góp phần vào việc xây dựng hình ảnh và giữ chân khách hàng trong một thị trường đầy cạnh tranh

Vì vậy, đề tài "Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của Starbucks và Cheese Coffee” được chọn nhằm đánh giá hiệu quả của hai hệ thống này Thông qua đề tài, những khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của chiến lược sản phẩm sẽ được phân tích một cách toàn diện, góp phần định hướng chiến lược phát triển bền vững cho hai chuỗi cửa hàng cà phê

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài báo cáo này được thực hiện nhằm những mục tiêu chính sau :

Thứ nhất, tìm hiểu về thực trạng chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi StarBucks và Cheese Coffee

Thứ hai, phân tích ưu và nhược điểm của chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi StarBucks và Cheese Coffee

Thứ ba, so sánh chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi StarBucks và Cheese Coffee

Thứ tư, đề xuất giải pháp hoàn hiện chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi StarBucks và Cheese Coffee

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện tập trung vào đối tượng nghiên cứu là Chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi cà phê Starbucks và Cheese Coffee

Phạm vi nghiên cứu gồm :

 Thị trường F&B Việt Nam

 Thời gian dữ liệu năm 2024 và thời gian nghiên cứu từ 11/2024 đến 12/2024

 Về không gian: Tập trung nghiên cứu vào chiến lược sản phẩm của chuỗi

Starbucks và Cheese Coffee ở TP.HCM

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu về chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của Starbucks và Cheese Coffee, sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp nghiên cứu định tính

Trang 5

Mục tiêu: Hiểu rõ các chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của hai hệ thống trong bối cảnh cụ thể tại thị trường Việt Nam

 Nguồn thông tin:

• Báo cáo ngành: Các báo cáo từ Euromonitor, Statista, và BMI Research về thị trường

cà phê Việt Nam và toàn cầu

• Tài liệu nội bộ và báo cáo thường niên: Các báo cáo hoạt động của Starbucks

(Starbucks Annual Report) và thông tin công khai từ Cheese Coffee (trang web, bài phỏng vấn với đại diện thương hiệu)

• Tạp chí chuyên ngành: Các bài viết từ Harvard Business Review, Forbes, Brand

Vietnam, và các nguồn tin uy tín về chiến lược marketing

 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mục tiêu: Phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược Marketing Mix của hai hệ thống

 Nguồn thông tin:

• Đối tượng: Khách hàng của Starbucks và Cheese Coffee tại các thành phố lớn như TP.HCM

• Nội dung: Đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm

• Dữ liệu doanh thu và thị phần: Thu thập từ các nguồn công khai như Statista hoặc Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI)

• Mạng xã hội: Phân tích các chiến dịch quảng cáo và phản hồi khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok của hai thương hiệu

 Phương pháp phân tích so sánh

Mục tiêu: Đối chiếu sự khác biệt trong cách triển khai chiến lược sản phẩm trong

Marketing Mix giữa Starbucks và Cheese Coffee

 Nguồn thông tin:

• Thống kê chi phí và hiệu quả chiến dịch: Tham khảo thông tin từ các nền tảng quảng cáo như AdMicro hoặc báo cáo của Nielsen

• So sánh các chương trình khuyến mãi và sản phẩm: Dựa trên thông tin công khai từ website và mạng xã hội của hai thương hiệu

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Mục tiêu: Tổng hợp các nghiên cứu và số liệu hiện có để làm cơ sở lý luận

Trang 6

 Nguồn thông tin:

• Luận văn, sách, và nghiên cứu khoa học: Các nghiên cứu về chiến lược Marketing Mix trong ngành F&B, đặc biệt là ngành cà phê

• Cơ sở dữ liệu học thuật: Google Scholar, ProQuest, ResearchGate

• Thống kê từ tổ chức chính phủ và hiệp hội: Thông tin từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA)

 Phân tích SWOT và PESTLE

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố nội bộ và ngoại cảnh ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix

 Nguồn thông tin:

• SWOT của Starbucks và Cheese Coffee: Dựa trên tài liệu nội bộ và các bài phân tích từ chuyên gia trong ngành

• PESTLE thị trường Việt Nam: Số liệu từ World Bank, IMF, và các báo cáo kinh tế Tóm lại, việc kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng, cùng với việc sử dụng các nguồn dữ liệu đa dạng và đáng tin cậy, sẽ đảm bảo kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện, thực tiễn và có giá trị tham khảo cao

5 Bố cục báo cáo

Báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Khái niệm marketing được có từ Nhật Bản ở những năm 1650 dưới hình thức sơ khai khi một dòng họ ở Nhật Bản đã ghi chép về ý kiến và thái độ của khách hàng để thay đổi việc bán hàng

Chương 2: Thực trạng về chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi cà phê Starbucks và Cheese Coffee

Thị trường chuỗi cà phê ngày càng cạnh tranh khốc liệt khiến việc áp dụng những chiến lược Marketing, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đội ngũ nhân viên của công ty

là việc hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến tương lai phát triển của một thương hiệu Vì thế, qua đó cần có một cái nhìn tổng quan hơn để nhìn ra được những ưu và nhược điểm, vị thế cạnh tranh của chính thương hiệu và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix của chuỗi cà phê Starbucks và Cheese Coffee

Trang 7

Luôn biết quan sát thị trường và thích ứng nhanh trong mọi trường hợp Sử dụng hiệu quả các chiến lược, nắm rõ từng công cụ nằm trong chiến lược áp dụng linh hoạt vào thực tế

để có kết quả như mục tiêu đã đặt ra

NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát về marketing

1.1.1 Khái niệm marketing

Hiện nay, Marekting nhấn mạnh đến các hoạt động nhắm “đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” Marketing được thực thi nhiều lĩnh vực, vì vậy ở các góc độ khác nhau, định nghĩa của Marketing cũng có những sự khác nhau, về cơ bản trước hết chúng ta có thể hiểu Marketing như một quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn của mình thông qua việc trao đổi các sản phẩm với khách hàng Theo cha đẻ của Marketing hiện đại, Philip Kotler: “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá sáng tạo cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của một thị trường nhất định để sinh lời” Ở thời kỳ đầu gắn với quan niệm marketing là hoạt động tiêu thụ và bán hàng điều mà chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, doanh nghiệp khi ấy chỉ quan tâm đến việc sản xuất nhiều sản phẩm từ đó thu nhiều lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm

1.1.2 Mục tiêu, vai trò

 Mục tiêu :

Nhắc đến hoạt động sản xuất người ta sẽ nghĩ ngay đến việc tạo ra sản phẩm thì hoạt động Marketing tạo ra khách hàng và thị trường Những chức năng đặc thù của marketing

đó là:

- Nghiên cứu thị trường từ đó tìm ra được nhu cầu

- Thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi

- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

- Hiệu quả kinh tế

- Phối hợp

 Vai trò :

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ được tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh Nếu như trước đây, người ta xem vai trò của Marketing giống với các yếu tố khác như: sản xuất, tài chính, nhân sự, thì ngày nay vai trò của Marketing đã được đề cao và được chú trọng nhiều hơn, trở thành triết lí mới

Trang 8

trong kinh doanh Chúng ta có thể khái quát vai trò của Marketing dựa trên 4 vai trò sau:

- Marketing có thể hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật đề phát hiện nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng, tạo thế chủ động trong kinh doanh - Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và xã hội - Marketing là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí uy tín trên thị trường - Marketing là “trái tim” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, nhân lực và tài chính đều phụ thuộc rất lớn vào các quyết định marketing như: Sản phẩm là gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào với số lượng bao nhiêu?

1.1.3 Quá trình marketing

Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, muốn thực hiện tốt được điều này quá trình marketing cần được thực hiện qua 5 giai đoạn

cơ bản sau:

 Nghiên cứu thông tin Marketing (Research)

Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thông tin là bước phải làm đầu tiên trong quá trình Marketing Giai đoạn này giúp chúng ta phát hiện ra thị trường mới, xác định được thị hiếu người tiêu dùng, cơ hội thị trường Từ đó, đánh giá khả năng đáp ứng các cơ hội thị trường của công ty có thể khai thác, để chuẩn bị điều kiện và chiến lược thích hợp, thông qua quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường, …

 STP (Segmentation – Targeting – Positioning)

Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị:

• Phân khúc thị trường: Là quá trình phân chia thị trường thành những khúc thị trường khác nhau dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành

vi tiêu dùng của khách hàng Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết

về thị trường và từ đó chọn được phân khúc phù hợp với mình

• Chọn thị trường mục tiêu: Từ những khúc thị trường đã phân chia ở trên, doanh nghiệp

sẽ phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, mức độ phù hợp của từng khúc thị trường, từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới sao cho tận dụng được hợp lý nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất

• Định vị: Là việc doanh nghiệp sử dụng nỗ lực Marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công ty có một vị trí khác biệt so với sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng Định vị giúp doanh nghiệp giới hạn và tập trung nguồn lực có hạn để tạo

ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên thị trường mục tiêu, định hướng chiến lược cho việc thiếtkế và thực hiện các chương trình Marketing – Mix

Trang 9

 Marketing Mix

Xây dựng chiến lược Marketing mix là một quá trình gồm nhiều công đoạn, công việc liên quan Do đó, việc xây dựng chiến lược Marketing Mix đòi hỏi những nhà Marketer tính tỉ mỉ, cầu toàn và nhẫn nại

 Triển khai thực hiện chiến lược marketing (Implementation)

Đây được xem là quá trình chiến lược, biến kế hoạch marketing thành hành động Doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực để thực hiện

 Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing (Control)

Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp không ngừng phát triển Sau mỗi hoạt động Marketing ta phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không Nếu doanh nghiệp chưa thành công trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải tìm hiểu nguyên nhân, rút ra những sai sót, bài học kinh nghiệm và khắc phục những sai sót, điều chỉnh kịp thời

đề làm tốt hơn trong các hoạt động Marketing tiếp theo Việc kiểm tra này còn có thể giúp doanh nghiệp phát hiện ra được những ý tưởng hay, từ đó điều chỉnh thiết kế sản phẩm của mình ngày càng tốt hơn

1.2 Khái niệm và các thành phần của chiến lược marketing mix

1.2.1 Khái niệm Marketing Mix

Những hoạt động marketing mang tính đơn lẻ, riêng biệt được sinh ra ngày một nhiều và dần dần bộc lộ

ra những điểm kiếm khuyết, vì vậy Marketing Mix ra đời để khắc phục những điểm yếu đó, nó được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo hơn để các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì, tồn tại một cách lâu dài và cạnh tranh một cách hiệu quả trong bối cảnh thị trường ngày càng khắc nghiệt và rất nhiều đối thủ Marketing Mix là một chiến lược marketing được sáng tạo ra với mục đích là truyền thông, quảng

bá các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường thông qua tập hợp các chiến lược, công cụ tiếp thị.

1.2.2 Các thành phần của chiến lược marketing mix

Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm là những thứ mà nhà sản xuất, cung cấp đem ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu

và mong muốn của khách hàng Sản phẩm là yếu tố cơ bản của doanh nghiệp cũng như là trong hoạt động marketing Mỗi doanh nghiệp đều có cho mình sản phẩm riêng biệt Sản phẩm theo quan niệm Marketing là sản phẩm cho người mua, người sử dụng Sự mở rộng, sự chuyển hóa, thay thế và phát triển nhu cầu ở người tiêu dùng là rất đa dạng, đã

mở ra một phạm vi khai thác rộng lớn cho các chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Chiến lược sản phẩm là việc lấy sản phẩm làm trung tâm và phát triển nó để thỏa mãn các

Trang 10

nhu cầu mà khách hàng chính của công ty, doanh nghiệp hướng đến Bởi sản phẩm chính

là một vũ khí cạnh tranh được cho là cốt lõi và bền vững nhất của mỗi doanh nghiệp Do vậy, chiến lược sản phẩm cũng chính là một cơ sở để xây dựng các chiến lược khác như chiến lược giá, chiến lược phân phối và các xúc tiến khác

Chiến lược giá (Price)

Chiến lược giá là chiến lược hay chiến thuật vạch ra các phương hướng về giá của sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing (gia tăng thị phần, doanh số bán hàng, tối đa lợi nhuận ) chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm /dịch vụ tại một thời điểm xác định Các phương pháp định giá:

• Định giá trên cơ sở chi phí

• Định giá dựa trên cảm nhận của người mua đối với giá cả và giá trị

• Định giá dựa vào cạnh tranh

Chiến lược phân phối (Place)

Place trong Marketing Mix hay gọi là phân phối sản phẩm, để phân phối sản phẩm được xây dựng trên kế hoạch thì gọi là chiến lược phân phối Chiến lược phân phối được hiểu

là hệ thống các hoạt động nhằm chuyển sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất, qua các hệ thống trung gian đến nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng

Các chiến lược phân phối

• Phân phối đại trà: Là cách thức người sản xuất (nhà cung cấp) phân phối sản phẩm, dịch

vụ đến càng nhiều nhà trung gian càng tốt Hình thức này được áp dụng hầu hết cho các mặt hàng tiêu dùng thông thường như thực phẩm sống, rau xanh, đồ dùng gia dụng, nước giải khát…

• Phân phối độc quyền: Nhà sản xuất chọn 1 nhà phân phối độc quyền trên một khu vực thị trường với mục đích giảm thiểu số lượng trung gian khi muốn duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính độc quyền của sản phẩm, dịch vụ Hình thức trên được sử dụng với những hàng hóa đắt tiền, hàng hóa đòi hỏi một loạt dịch vụ hoặc kỹ thuật cao như ô tô, thiết bị điện tử…

• Phân phối chọn lọc: Là phương thức lựa chọn những nhà phân phối theo tiềm năng bán hàng, những sản phẩm phân phối là cái mà khách hàng có suy nghĩ kỹ càng Thường được dùng cho các doanh nghiệp đã ổn định hoặc doanh nghiệp mới đang tìm cách thu hút trung gian bằng cách hứa hẹn áp dụng hình thức phân phối chọn lọc

Ngày đăng: 16/01/2025, 20:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w