1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Án 2 Đề tài phân tích thực trạng tài chính tại công ty cổ phần tập Đoàn thiên long

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thiên Long
Tác giả Nguyễn Xuân Minh Trí - 23EF047, Nguyễn Huỳnh Sơn Lâm - 23EF023, Văn Ngọc Quốc - 23EF035
Trường học Khoa Kinh Tế Số & Thương Mại Điện Tử
Thể loại đề án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 118,21 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCông ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long với hơn 40 năm hình thành và phát triển, đilên từ một cơ sở sản xuất bút bi tới khi vươn lên trở thành một Tập đoàn lớn mạnh trong lĩnhvực d

Trang 1

KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

✵✵

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN 2

Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG

thực hiện:

1 Nguyễn Xuân Minh Trí - 23EF047

2 Nguyễn Huỳnh Sơn Lâm - 23EF023

3 Văn Ngọc Quốc - 23EF035

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long với hơn 40 năm hình thành và phát triển, đilên từ một cơ sở sản xuất bút bi tới khi vươn lên trở thành một Tập đoàn lớn mạnh trong lĩnhvực dụng cụ học tập và văn phòng phẩm Với độ nhận diện cao ở thị trường Việt Nam,Thiên Long không chỉ là thương hiệu quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng, mà còn

có tầm ảnh hưởng lớn trong việc phát triển các sản phẩm giáo dục và văn phòng phẩm chấtlượng cao, thành quả là hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long chiếm đến 60% thịphần trong nước

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường văn phòng phẩm và giáo dục ngày càng cạnhtranh khốc liệt, sự biến đổi nhanh chóng của các yếu tố bên ngoài như công nghệ, kinh tế, Ngoài ra còn có xu hướng tiêu dùng đang tạo ra các thách thức cho doanh nghiệp Với việcchọn đề tài nghiên cứu “Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn ThiênLong” nhóm chúng em mong muốn hoàn thành mục tiêu đánh giá toàn diện về tình hình tàichính của Thiên Long trong giai đoạn 2021-2023 từ đó có thể giúp nhóm bọn em hiểu rõhơn về những cơ hội và thách thức mà Thiên Long phải đối mặt nói riêng cũng như cơ hội

và thách thức của việc kinh doanh dụng cụ học tập, văn phòng phẩm nói chung và từ đó cóthể đưa ra các những đề xuất phù hợp với điều kiện nguồn lực và chiến lược kinh doanh củaquý Công ty Ngoài ra khi làm về đề tài này nhóm chúng em mong muốn truyền đạt đến mọingười những thông tin hữu ích về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, đồng thời, gópphần làm rõ hơn bức tranh tài chính của một doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về tình hình tài chính và phântích thực trạng tài chính công ty, bài phân tích tập trung đánh giá thực trạng tài chính tạiCông ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long Từ đó giúp nhóm chúng em: Hệ thống hoá cơ sở lýluận khi phân tích về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long Có thểđánh giá tổng quan được tình hình tài chính của Thiên Long trong giai đoạn nghiên cứu(2021-2023) Đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình tài chính của Thiên Long

Cung cấp một bài phân tích chi tiết về thực trạng tình hình tài chính của Công ty CP Tậpđoàn Thiên Long Góp phần nâng cao kiến thức và kinh nghiệm khi phân tích tài chính củamột công ty cho chính bản thân và những người đọc bài phân tích

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 3

DANH MỤC BẢNG 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 5

1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 7

1.2.1 Nhóm bút viết 7

1.2.2 Nhóm dụng cụ văn phòng 7

1.2.3 Nhóm dụng cụ học tập 8

1.2.4 Nhóm dụng cụ mỹ thuật 8

1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 8

1.3.1 Thuận lợi của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 8

1.3.2 Khó khăn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN 11

2.1 Đánh giá kết quả về biến động tài sản, nguồn vốn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 11

2.1.1 Đánh giá kết quả về biến động tài sản của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 11

2.1.2 Đánh giá kết quả về biến động nguồn vốn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 16

2.2 Đánh giá kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 24

2.2.1 Phân tích theo chiều dọc 25

2.2.2 Phân tích theo chiều ngang 28

2.2.3 Phân tích theo chỉ số tài chính 30

2.3 Đánh giá biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của công ty CP Tập đoàn Thiên Long 33

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

3.1 Kết luận 38

3.1.1 Tác động của vĩ mô (Nhận xét về thực trạng tài chính của công ty CP Tập đoàn Thiên Long dưới góc độ là nhà quản lí) 38

3.1.2 Tác động của vi mô (Nhận xét về thực trạng tài chính của công ty CP Tập đoàn Thiên Long dưới góc độ là nhà quản lí) 39

3.2 Kiến nghị 39

3.2.1 Tác động của vĩ mô 40

3.2.2 Tác động của vi mô 40

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Đồ thị kĩ thuật của Công ty CPTĐ Thiên Long (TLG) giai đoạn 2021-2024 33

Hình 3.2: Đồ thị kĩ thuật của Công ty CPTĐ Thiên Long (TLG) giai đoạn 2021-2022 34

Hình 3.3: Đồ thị kĩ thuật của Công ty CPTĐ Thiên Long (TLG) giai đoạn 2022-2023 35

Hình 3.4: Đồ thị kĩ thuật của Công ty CPTĐ Thiên Long (TLG) giai đoạn 2023-2024 36

Hình 3.5: Đồ thị kĩ thuật của Công ty CPTĐ Thiên Long (TLG) giai đoạn năm 2024 37

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ trọng tài sản của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023 11

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tài sản của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021- 2023 13 Bảng 2.3: Chỉ số tài sản của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023 15

Bảng 2.4: Tỉ trọng nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023 17

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023 20

Bảng 2.6: Bảng tóm tắt về Tổng Nguồn vốn của Thiên Long 22

Bảng 2.7: Chỉ số tài chính của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023 23

Bảng 2.8: Kết quả doanh thu của doanh nghiệp 25

Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp 26

Hình 2.10: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 29

Bảng 2.11: Bảng tóm tắt các chỉ số đo lường kinh doanh của Thiên Long 30

Hình 2.12: Chỉ số tài chính doanh thu của doanh nghiệp 31

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Giai đoạn 1981- 1995:

Năm 1981, ông Cô Gia Thọ-một doanh nhân trẻ đầy đầy nhiệt huyết, đã thành lập một cơ

sở sản xuất bút bi nhỏ tại Quận 6, TP.HCM Cơ sở sản xuất ban đầu chỉ có 20 công nhân vớiquy trình sản xuất thủ công và đơn giản Sản phẩm chính lúc này chỉ là bút bi Năm 1990, cơ

sở sản xuất của ông Cô Gia Thọ chính thức đổi tên thành Thiên Long, với tên đầy đủ là Công

ty TNHH SXTM Thiên Long Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình từquy mô nhỏ lẻ sang một công ty, doanh nghiệp có cơ cấu, tổ chức rõ ràng hơn

Giai đoạn 1996-2004 :

Năm1996, Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức được thành lập, đánh dấumột giai đoạn phát triển mới về nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất và ứngdụng Công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất Năm 2000, Nhàxưởng mới của DN tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân) đi vào hoạt động Năm 2001, DN được

tổ chức DNV (Na Uy) cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9002- một tiêu chuẩn quốc tế quan trọngtrong hệ thống quản lý chất lượng, tập trung vào “Sản xuất, lắp đặt và các dịch vụ liên quan”.Năm 2003, DN nâng diện tích của nhà xưởng từ 0.5 ha lên thành 1,6 ha và được cấp chứngchỉ ISO theo phiên bản mới (ISO 9001:2000)

Giai đoạn 2005-2007:

Năm 2005, Công ty TNHH SX-TM Thiên long đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phầnSX-TM Thiên Long với mức vốn điều lệ là 100 tỷ đồng Năm2006, DN tăng mức vốn điều lệlên mức 120 tỷ đồng và thành lập Công ty Cổ phần Thiên Long Long Thành- vốn điều lệ 40

tỷ đồng Những thành tựu trong năm: DN đạt được chứng nhận tiêu chuẩn về Hệ thống quản

lý môi trường ISO 14001:2004, tiêu chuẩn về Sức khỏa và an toàn nghề nghiệp OHSAS

18001, tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội SA 8000, tiêu chuẩn An ninh CTPAT.Năm 2007,Thành lập Công ty TNHH MTV- DV Thiên Long Hoàn cầu- chuyên doanh về văn phòngphẩm với mức vốn điều lệ là 20 tỷ đồng

Giai đoạn 2008-2011:

Năm 2008, Thiên Long tiếp tục củng cố vị thế của mình tại thị trường Việt Nam bằngviệc mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã tiếp tục pháttriển các dòng sản phẩm mới trong lĩnh vực văn phòng phẩm Bên cạnh các sản phẩm truyềnthống như bút bi, bút gel, và bút lông, công ty mở rộng sang các dòng sản phẩm văn phòngphẩm khác như bìa hồ sơ, thước, keo dán, và các dụng cụ học tập khác

Năm 2009, Thiên Long bắt đầu hướng đến các thị trường quốc tế, đặc biệt là các nướctrong khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, và châu Phi Các sản phẩm của Thiên Long dầndần được chấp nhận tại các thị trường này nhờ vào chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh

Trang 7

Ngoài ra, họ còn thành lập Công ty TNHH MTV-DV Tân Lực- chuyên doanh về văn phòngphẩm với mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Năm 2010, Thiên Long tiến hành đầu tư lớn vào việc nâng cấp hệ thống máy móc, trangthiết bị sản xuất hiện đại Sự đổi mới công nghệ giúp Thiên Long nâng cao hiệu quả sản xuất,cải thiện chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí.Vào ngày 26/3/2010, cổ phiếu TLGchính thức được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE)

Giai đoạn 2012-2016:

DN đã áp dụng hệ thống SAP-ERP Thương hiệu Thiên Long là số 1 của ngành hàngvăn phòng phẩm tại Việt Nam với thị phần trong nước là 60% Vốn điều lệ của Công ty Cổphần Tập Đoàn Thiên Long đã tăng từ 176,5 tỷ đồng tăng lên 383,1 tỷ đồng

Giai đoạn 2018-2019:

Vốn điều lệ của công ty tăng lên 777,9 tỷ đồng với khả năng xuất khẩu hàng hóa đến 65quốc gia, trong đó đã hoành thành bản đồ xuất khẩu tại ĐNÁ Bên cạnh đó, DN thành công ramắt website TMĐT FlexOffice.com

Giai đoạn 2019-2020:

DN thành lập thêm Công ty Thương mại tại Singapore là FlexOffice Pte Ltd và mức vốnđiều lệ của DN tăng lên 778 tỷ đồng Bên cạnh đó, DN đã tái cấu trúc Tập đoàn và thành lậpCông ty TNHH Sản xuất Thương mại Nam Thiên Long do CTCP Tập đoàn Thiên Long sởhữu 100% vốn điều lệ

Năm 2020: DN tăng phần vốn góp tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nam ThiênLong lên 650 tỷ đồng và khánh thành nhà xưởng mới B2 thuộc Công ty TNHH SX-TM ThiênLong Long Thành Góp vốn (25% vốn điều lệ) thành lập Công ty Pega Holding FlexOfficePte Ltd góp vốn (60% vốn điều lệ) thành lập ICCO Marketing (M) SDN BHD Công tyTNHH MTV TM-DV Tân lực Miền Nam góp vốn (70% vốn điều lệ) thành lập CTCP CleverWorld

Giai đoạn 2021-2023:

Năm 2021, Thiên Long đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số vào quản lý và sản xuất.

Công ty tiếp tục nâng cấp hệ thống ERP để quản lý hiệu quả các quy trình vận hành, đồngthời đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động bán hàng, marketing và dịch vụ khách hàng.Năm 2022, khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, hoạt động kinh tế dần hồi phục,Thiên Long đã ghi nhận sự tăng trưởng trở lại Công ty tập trung đẩy mạnh kênh bán hàngtruyền thống bên cạnh kênh thương mại điện tử, đồng thời tăng cường các chương trìnhkhuyến mãi và ưu đãi để kích cầu tiêu dùng Bên cạnh đó, Thiên Long bắt đầu áp dụng cácchiến lược “xanh hóa” trong sản xuất, tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu thân thiện vớimôi trường và giảm thiểu chất thải

Trang 8

Năm 2023, Thiên Long đẩy mạnh sự hiện diện trên 71 quốc gia trên thế giới Tăng vốnđiều lệ lên đến 786 tỷ đồng Để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường, ThiênLong tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm với các dòng sản phẩm mới như bút vẽ nghệ thuật,bút kỹ thuật số, và các sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập sáng tạo Doanh thu từ các thịtrường quốc tế tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu Thịphần trong nước của Thiên Long cũng được củng cố, đặc biệt trong lĩnh vực văn phòng phẩm

và đồ dùng học tập

1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Với kinh nghiệm hơn 40 năm hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực về văn phòngphẩm, với sứ mệnh tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, gópphần khơi dậy niềm đam mê học tập, sáng tạo cũng như mang đến sự thuận tiện trong quátrình làm việc Bắt đầu từ những chiếc bút bi vào năm 1981, cho đến hiện nay Công ty CPTập đoàn Thiên long đã có cho mình một hệ sinh thái các nhãn hàng về văn phòng phẩm vàdụng cụ học tập và được chia làm bốn nhóm như sau:

1.2.1 Nhóm bút viết

Đây là nhóm sản phẩm chủ lực lâu đời của Tập đoàn từ những ngày đầu kinh doanh củatập đoàn Với tên nhãn hàng cũng là tên của tập đoàn - Thiên Long Nhãn hiệu Thiên Long cómột tệp khách hàng đa dạng từ học sinh, sinh viên đến người đi làm nhân viên văn phòng,….Các sản phẩm chính của nhãn hàng bao gồm các loại như: Bút bi, bút gel, bút lông bi, tập kẻngang, hồ dán,…

Ngoài nhãn hiệu Thiên Long, năm 2010 tập đoàn đã ra mắt nhãn hàng Bizner, vẫn làmột nhãn hiệu chuyên về bút nhưng Bizner hướng tới một tệp người dùng khác với ThiênLong, khách hàng mục tiêu của Bizner chính là những doanh nhân, người thành đạt Với mụctiêu “ Không chỉ là sản phẩm với giá trị sử dụng nổi bật, BIZNER còn mong muốn mang giátrị tinh thần lớn khi đồng hành cùng một hành trình vươn đến thành công và khẳng định đẳngcấp của doanh nhân Việt” Các sản phẩm chính của Bizner bao gồm bút bi, bút mực, bútnước, bút chì, với thiết kế sang trọng, được mạ vàng hoặc crom để tạo điểm nhấn đẳng cấp

1.2.2 Nhóm dụng cụ văn phòng

Về văn phòng phẩm, trong 35 năm qua, tập đoàn Thiên Long cùng với FlexOffice đãvươn lên trở thành một trong những thương hiệu văn phòng phầm nổi tiếng nhất Châu Á.FlexOffice là sự kết hợp của Flexible và Office với ý nghĩa “Những sản phẩm văn phòngđược cung cấp linh động theo yêu cầu của khách hàng và thị trường” Với sứ mệnh được gắnliền trong tên nhãn hiệu, FlexOffice đã ra mắt các sản phẩm được tệp khách hàng của mình ưachuộng và thường xuyên sử dụng như: giấy bút viết các loại, văn phòng phẩm, file bìa hồ sơ,

… Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thông thường , FlexOffice trong thời đại ngày càng

Trang 9

phát triển như hiện nay đã nỗ lực không ngừng, tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới để làm đadạng danh mục sản phẩm của chính mình Đặc biệt nhất là gần đây sản phẩm máy tính khoahọc Flexio với phần mềm bản quyền do chính Thiên Long phát triển, Flexio đã nhanh chóngtrở thành một lựa chọn ưu việt cho học sinh, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập và làmviệc Đây cũng là một trong số ít thương hiệu máy tính vinh dự được Bộ GD-ĐT cho phépmang vào phòng thi của tất cả các kì thi quốc gia Điều này không những khẳng định chấtlượng tính toán vượt trội và chính xác của Flexio mà còn góp phần cũng cố vị thế và uy tíncủa Tập đoàn Thiên Long trên thị trường giáo dục và văn phòng phẩm

1.2.3 Nhóm dụng cụ học tập

Trong hành trình đi tìm con chữ, dụng cụ học tập như môt người bạn đồng hành của mỗingười nắm bắt được điều này Tập đoàn Thiên Long với cam kết mang đến những sản phẩmvăn phòng phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc và sáng tạo

đã thành lập nên nhãn hiệu Điểm 10 Đây là nhãn hiệu chuyên cung cấp các dụng cụ học tậpchất lượng và đa dạng tiện ích cũng như phù hợp cho các chương trình học khác nhau nhằmphục vụ cho việc học tập của học sinh, sinh viên Với tiêu chí an toàn, không độc hại, Điểm

10 đã cho ra đời các dòng sản phẩm như: Balo học sinh, bảng, thước kẻ,… và các sản phẩmchuyên dùng như bút rèn nét thanh nét đậm, bút máy chuyên sử dụng ống mực,… Ngoài ra,điểm 10 còn cho ra mắt nhiều sản phẩm dụng cụ học sinh có hình ảnh các nhân vật hoạt hìnhgiúp các em học sinh có cảm hứng học tập hơn

1.2.4 Nhóm dụng cụ mỹ thuật

Colokit là nhãn hàng đại diện cho dòng sản phẩm sử dụng trong mỹ thuật của ThiênLong Từ thông điệp “Vẽ sáng tạo, tô hạnh phúc” ta có thể thấy được kì vọng của Thiên Longkhi tạo ra nhãn hiệu Colokit là mang đến cho giới yêu thích mỹ thuật và các bạn nhỏ nhữngsản phẩm và các bộ sưu tập thực sự mới mẻ, chuyên nghiệp và đầy chất lượng Để làm đượcđiều đó, Colokit đã xây dựng các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn Hoa Kỳ và Châu Âunhư: Cọ vẽ màu nước, bút kim kỹ thuật, màu nước nén, bút sáp dầu,… Gần đây nhất, vàonăm 2023, Colokit đã ứng dụng bao bì mới với việc áp dụng sự kích thích sáng tạo thông quamàu sắc đã tạo ấn tượng mạnh đến quý phụ huynh và các bạn nhỏ cũng như sự ưa chuộng vàtin dùng của thanh thiếu niên Ngoài các sản phẩm trên, Colokit còn ghi dấu ấn trong lòng cácbạn nhỏ thông qua nhóm sản phẩm sử dụng hình ảnh bản quyền chính thức từ các nhân vậtnổi tiếng thể giới như Doraemon, Nobita,… Điều đặc biệt hơn nữa chính là nhóm nhân vậtAKOOLAND do chính nhãn hiệu Điểm 10 của Thiên Long phát triển

1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Trang 10

1.3.1 Thuận lợi của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Tập đoàn Thiên Long đang hoạt động trong ngành sản xuất văn phòng phẩm, một lĩnh

vực đầy tiềm năng với nhiều cơ hội để khai thác thị trường rộng lớn Bởi ngành văn

phòng phẩm đang phát triển mạnh mẽ, với nhu cầu ngày càng tăng từ các trường học, vănphòng, bệnh viện, Ngoài ra, công ty còn có khả năng phục vụ đa dạng khách hàng với nhiềulĩnh vực khác nhau đã khẳng định vị thế của mình đối với người Việt Với cam kết chất lượngluôn đặt lên hàng đầu, không chỉ giúp Thiên Long xây dựng lòng tin mà còn tạo dựng mốiquan hệ với khách hàng

Không chỉ phát triển trong nước, công ty Thiên Long còn tập trung vào mở rộng thịtrường quốc tế và xây dựng thương hiệu toàn cầu đều này giúp giảm thiểu rủi ro (Theo Tạpchí Điện tử Doanh nhân Việt Nam) luôn là sản phẩm với độ nhận diện cao giữa thị trường

đông đúc giành thị phần Thiên Long cũng rất chú trọng vào việc nghiên cứu và phát

triển sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Bên cạnh đó,

Chính phủ có các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và thuếgiá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, giúp Thiên Long giảm bớt gánhnặng về tài chính đồng thời tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất hoặc tăng cường xuấtkhẩu Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tham gia các hội chợthương mại quốc tế, các chương trình xúc tiến thương hiệu Việt Nam ra thế giới Điển hình là

sự kiện triển lãm Global Sourcing Việt Nam 2023- triển lãm cung ứng quốc tế lần đầu tiênđược tổ chức tại Việt Nam, với sự xuất hiện của hơn 6000 nhà mua hàng quốc tế từ Mỹ, Châu

Âu, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Gian hàng của Tập đoàn Thiên Long đã gây sự chú ýtại sự kiện vì sự đầu tư cầu kì cả về hình ảnh và sản phẩm Tập đoàn đã thể hiện năng lực sảnxuất hàng đầu trong ngành văn hoá phẩm tại khu vực đối với các nhà mua hàng quốc tế

1.3.2 Khó khăn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Trong thời kỳ dịch COVID-19, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long đã phải đối mặt vớinhiều khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc duy trì hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm Một trong những thách thức lớn nhất là gián đoạn chuỗi cung ứng, khi việc phong tỏa

và hạn chế di chuyển đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đếnchậm trễ trong sản xuất và tăng chi phí Ngoài ra để duy trì hoạt động sản xuất, công ty phảiđầu tư nhiều vào biện pháp phòng dịch như trang thiết bị bảo hộ nhân viên, tăng cường vệsinh và khử khuẩn tại nhà máy, điều này làm tăng chi phí vận hành Bên cạnh đó, nhu cầu tiêuthụ sản phẩm văn phòng phẩm giảm mạnh do các trường học và văn phòng đóng cửa hoặcchuyển sang hình thức trực tuyến, gây áp lực lớn lên doanh thu Trong bối cảnh nhu cầu giảm

và chi phí tăng, Thiên Long phải đối mặt với áp lực về dòng tiền, đặc biệt là trong việc duy trìhoạt động sản xuất và trả tiền lương cho nhân viên

Trang 11

Năm 2022, sau cuộc đại dịch xảy ra, giá của nhiều loại nguyên liệu càng tăng, đặc

biệt là các sản phẩm nhựa và kim loại tăng mạng do tình trạng lạm phát toàn cầu và thiếu hụtnguồn cung Điều này đã gây môt đòn lớn vào biên lợi nhuận của công ty Sự biến động mạnh

về tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD, đã làm chi phí nhập khẩu lại tăng cao Thêm vào đó cáccòn có sự biến động tỷ giá của các quốc gia mà Thiên Long xuất khẩu làm ảnh hưởng tớidoanh thu từ thị trường quốc tế, gây khó khăn trong việc định giá sản phẩm và cân đối chi phígiữa các thị trường khác nhau Song song với đó, các đối thủ cạnh tranh như Faber-Castell,Pentel, Pilot, với các lợi thế về giá rẻ cũng gia tăng áp lực cho Thiên Long, khiến công tyduy trì về giá và chất lượng

Thiên Long đã đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai Điều này dẫn đến việc chi phí bán hàng và quản lí tăng lên đáng kể, lên tới 632 tỷ đồng trong vòng 7 tháng đầu năm 2023, tạo áp lực lên biên lợi nhuận Kinh doanh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do kinh tế toàn cầu không ổn định Xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi Thiên Long phải phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THIÊN

LONG TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

2.1 Đánh giá kết quả về biến động tài sản, nguồn vốn của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

2.1.1 Đánh giá kết quả về biến động tài sản của công ty CP Tập đoàn Thiên Long

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Hai loại tài sảnnày không chỉ phản ánh về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của một doanh nghiệp màchúng còn cung cấp những thông tin rất quan trọng khác của doanh nghiệp như: triển vọngphát triển, chiến lược kinh doanh, và mức độ ổn định của doanh nghiệp Qua đó, việc phân tích

về cơ cấu tài sản sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà Công ty CP Tập đoàn Thiên Long sửdụng nguồn lực và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

2.1.1.1 Phân tích theo chiều dọc

2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 371.000.000.000 100.000.000.000 218.200.000.000 19,95% 5,92% 12,33%

3.Các khoản phải thu ngắn hạn 347.064.708.819 116.905.050.862 135.214.144.996 18,66% 6,92% 7,64%

4.Đầu tư tài chính dài hạn 453.224.125.002 1.131.209.254.344 1.139.085.025.235 24,37% 66,96% 64,37%

5.Tài sản dài hạn khác 14.907.299.952 10.812.730.421 9.320.009.167 0,80% 0,64% 0,52%

Bảng 2.1: Tỷ trọng tài sản của CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2021-2023

Nhìn vào bảng cân đối kế toàn, ta có thể thấy doanh nghiệp có xu hướng tập trung vàotài sản dài hạn, điều này được thể hiện rõ thông qua: năm 2022 chiếm 69,21% và năm 2023chiếm 66,11%, trong khi năm 2021 chỉ chiếm 40,66% tổng tài sản của doanh nghiệp Việchình thành nên xu hướng trên có thể xuất phát từ một số chiến lược và kinh doanh như:

Trang 13

Doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số, Chiến lược tăng cường về nghiên cứu

và phát triển (R&D), … Về doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số, người tiêudùng sau đại dịch Covid-19 (2021-2023) đã có xu hướng chuyển sang hìn thức trực tuyến vàphát triển rất mạnh mẽ Điều này buộc các doanh nghiệp phải có những chiến lược về đầu tưvào công nghệ và chuyển đổi số để tránh bị bỏ lại so với các doanh nghiệp khác, Công ty CPTập đoàn Thiên Long cũng không ngoại lệ Về chiến lược tăng cường nghiên cứu và pháttriển (R&D), doanh nghiệp luôn không ngừng đổi mới và phát triển về chất lượng sản phẩm,đặc biệt là chiến lược sản phẩm “xanh” để bắt kịp xu hướng người tiêu dùng

Các khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp thay đổi không nhiều khi chỉ tăng nhẹ từ0,05% lên 0,15% Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ thu hồi vốn trong quá trình kinh doanhtương đối tốt nên sẽ không gây ảnh hưởng, tổn thất quá nhiều đối với doanh nghiệp Tài sản

cố định đã giảm đi tỷ trọng gần 14 lần từ 14,91% xuống còn 1,08%, cho thấy doanh nghiệp

đã đầu tư rất tốt cho tương tai khi đã chi 277.402.468.250 đồng vào năm 2021 Trong tài sảndài hạn thì Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm và có xu hướng tăngmạnh mẽ nhất khi tăng từ 24,37% lên 66,96% và sau đó giảm nhẹ còn 64,37% Cho thấydoanh nghiệp đã sử dụng số tiền “nhàn rỗi” của mình để sinh lời, tăng trưởng một cách bềnvững

Tỷ trọng về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đã giảm đi 1,75 lần khi giảm từ 50,34%xuống 33,89%, điều này cho thấy doanh nghiệp có thể sẽ bị hạn chế hơn trong việc đáp ứngkịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn và sự tập trung vào các chiến lược pháttriển về tài sản dài hạn của doanh nghiệp Trong tài sản ngắn hạn, tỷ trọng của đầu tư tàichính ngắn hạn chiếm cao nhất với con số qua các năm lần lượt là 19,95%, 5,92% và 12,33%.Thông qua đó đã biểu thị rằng doanh nghiệp đang ưu tiên việc bảo toàn vốn và muốn duy trìđược khả năng thanh khoản luôn từ mức ổn định- cao Tiền và các khoản tương đương tiềnnhìn chung đã có sự thay đổi khá rõ rệt khi tăng từ 10,16% lên 13,35% và giảm xuống 7,36%.Các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm mạnh từ 18,66% xuống 7,64% cho thấy được sự thayđổi tích cực hơn về quá trình thu hồi nợ và quản lý công nợ tốt hơn Tương tự như các khoảnphải thu ngắn hạn, hàng tồn kho cũng đã giảm mạnh từ 10,41% xuống còn 1,45%, qua đóphản ánh được doanh nghiệp đã quản lý tồn kho hiệu quả hơn giúp tránh tình trạng nguồn vốn

bị ứ đọng lại

Nhận xét:

Nhìn chung, giai đoạn 2021-2023 có thể được xem như là giai đoạn chuyển giao nguồntài sản của doanh nghiệp theo xu hướng chuyển đổi chủ yếu từ tài sản ngắn hạn sang sở hữunhiều hơn về tài sản dài hạn.Sự chuyển dịch xu hướng tập trung vào tài sản dài hạn của Công

ty CP Tập đoàn Thiên Long trong 2021-2023 thể hiện chiến lược chuẩn bị cho tương lai,đồng thời giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh từ tài sản ngắn hạn

Ngày đăng: 11/11/2024, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w