Câu hỏi nghiên cứuĐể đạt mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:Một là, một số khái niệm dịch vụ ngân hàng đuện tử TPbankHai là, thực trạng hoạt động dịch vụ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử TBbank
1.1.1 Quá trình hình thành và Phát triển TPBank
Ngày 05/05/2008 Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập với vốn điều lệ 1.000 tỷ VNĐ
Tháng 09/2008 chính thức đăng kí với UBCK hoạt động dưới hình thức công ty đại chúng
2010 Tháng 8/2010 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ VNĐ
2012 Tháng 12/2012 tăng vốn điều lệ lên 5550 tỷ VNĐ
TPbank trở thành ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản ebank trên nền công nghệ HTLM5 có tính năng nhất thế hóa hai phiên bản Mobile Banking và Internet bank
TPbank ra mắt phiên bản v.7.0 tự do cá nhân hóa & ebank Biz HTLM5 cho doanh nghiệp, ra mắt thẻ tín dụng TPbank World Master Card
TPbank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 TPbank Livebank đánh dấu mốc phát triển mới của Ngân hàng
2018 Niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(HOSE) Ngân hàng TMCP Tiên phong (HSX: TPB) được thành lập năm 2008 là một ngân hàng bán lẻ có quy mô nhỏ với thế mạnh về công nghệ hiện đại, chủ yếu hướng tới nhóm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ TPB được thừa hưởng sức mạnh vững chắc từ các cổ đông chiến lược bao gồm Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính Quốc tế IFC (trực thuộc World Bank) và quỹ đầu tư PYN Elite Fund TPB được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2018.
Tính đến thời điểm hiện tại, CTCP FPT là cổ đông lớn nhất nắm giữ 6.77%, tiếp sau đó là CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nắm giữ 5.93% Tỷ lệ freefloat hiện tại của TPB là 60%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt mức tối đa là 30%
Biểu đồ 1: Quá trình hình thành và phát triển của TPbank Được thành lập vào năm 2008 với 3 cổ đông lớn là FPT, VMS MobiFone và Vinare.
Giai đoạn 2008 -2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khủng hoảng trùng với thời điểm TPB được thành lập khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn Tính đến năm 2011, TPB đối mặt với khoản lỗ lũy kế 1,400 tỷ đồng khiến ngân hàng nằm trong danh sách 9 ngân hàng yếu kém cần được tái cơ cấu do NHNN đưa ra Năm 2012, TPB thực hiện tái cấu trúc với sự xuất hiện của nhóm cổ đông DOJI, chào đón hai thành viên HĐQT mới là ông Đỗ Minh Phú (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI) và ông Đỗ Anh Tú (thành viên sáng lập CTCP Diana Unicharm) Sau 3 năm tái cơ cấu, TPB đã xóa được lỗ lũy kế và bù phần thặng dư âm vốn điều lệ Hiện tại, TPB đã nâng tổng tài sản từ 13,000 tỷ VND năm 2012 lên 328,634 tỷ VND tính đến hết năm 2022.
Tính đến hết năm 2022, mạng lưới hoạt động của TPB sở hữu 55 chi nhánh và 71 phòng giao dịch trên toàn quốc, chủ yếu đặt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.
HCM Đồng thời, công ty cũng thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống điểm giao dịch Live Bank.
Số điểm giao dịch Live Bank đạt 434 điểm, hệ thống này giúp ngân hàng tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua việc giảm chi phí hoạt động, đồng thời tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng, trong bối cảnh số lượng dân số trẻ và hiểu biết về công nghệ ngày càng tăng.
Quy mô tài sản của TPB đến hết năm 2022 đạt 328,634 tỷ VND, đứng thứ 12 hệ thống các ngân hàng được theo dõi với thị phần tín dụng và huy động lần lượt đạt 2.3% và 2.9% nhóm các ngân hàng theo dõi
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của TPbank
Cơ cấu tài sản sinh lời
Trong những năm qua, mô hình kinh doanh của TPB có nhiều thay đổi đi cùng với qua trình tái cơ cấu Trong giai đoạn 2012 đến 2016, cơ cấu tài sản sinh lãi của TPB có tỷ trọng lớn ở hoạt động cho vay liên ngân hàng, tỷ lệ LDR còn ở mức thấp so với các ngân hàng trong hệ thống Từ năm 2017 trở đi, TPB đã chuyển trọng tâm sang hoạt động cho vay khách hàng và giảm bớt tỷ trọng cho vay liên ngân hàng Việc thúc đẩy các hoạt động cho vay khách hàng sẽ củng cố danh mục tín dụng dài hạn của ngân hàng và đạt được lợi suất cao hơn Giai đoạn 2021 – 2022, mặc dù tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao trên 20%, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp cho vay khách hàng giảm về mức 52% ~ 54% do TPB đẩy mạnh các hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Trong khi đó, TPB nằm trong nhóm có tỷ trọng đầu tư trái phiếu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đứng đầu hệ thống ngân hàng, với tỷ lệ Trái phiếu tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp / tổng tài sản sinh lời tính đến hết năm 2022 lần lượt đạt 9.4% và 7.2%, lần lượt xếp thứ 3 và 1 trong nhóm ngân hàng theo dõi
Biểu đồ 2: Cơ cấu sinh lời
Cơ cấu huy động vốn
Tiền gửi khách hàng đóng góp tỷ trọng lớn nhất và có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2022, đạt 67.3%, tăng 14.2 điểm % YoY Tuy nhiên, TPB vẫn thuộc nhóm ngân hàng có tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu huy động so với trung bình hệ thống đạt 72.6% TPB là ngân hàng có hoạt động huy động vốn tích cực trên thị trường Liên ngân hàng với tỷ trọng huy động liên ngân hàng 4Q2022 đạt 25.4%, cao thứ 4 hệ thống các ngân hàng theo dõi, đứng sau MSB, TCB, VPB.
Kể từ năm 2018, TPB đã tích cực hơn trong việc phát hànhgiấy tờ có giá, từ mức tỷ trọng 3% trên tổng nguồn vốn lên mức 7% tính đến thời điểm hiện tại với 95.6% có kì hạn trên 1 năm qua đó cải thiện nguồn vốn dài hạn của ngân hàng Tỷ lệ CASA của TPB tương đối thấp, đạt 18% thấp hơn trung bình nhóm ngân hàng theo dõi đạt
Biểu đồ 3:Cơ cấu huy động của TPB giai đoạn 2012-2022
Biểu đồ 4: Tỷ lệ huy động TCTD/Tổng huy động các ngân
Biểu đồ 5: CASA hệ thống các ngân hàng 2022
1.1.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử
Với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Ngân hàng điện tử của TPbank bao gồm các dịch vụ: Internet Banking, Mobile Banking và dịch vụ thẻ Các dịch vụ này mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng, cho phép kiểm soát bằng chức năng thông minh, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giảm sự phiền phức
Dịch vụ ngân hàng qua Internet của TPB được xây dựng như một kênh giao dịch tài chính - ngân hàng thông qua Internet dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; giúp khách hàng làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi.
Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với tính an toàn bảo mật tuyệt đối và với chi phí thấp nhất, bao gồm: tra cứu số dư tài khoản, thông tin sổ tiết kiệm và khoản vay, chuyển khoản nội bộ và liên ngân hàng, chuyển khỏan đầu tư tại FPTS, thanh toán hóa đơn ADSL của FPT Telecom, thanh toán cho thuê bao di động trả sau của MobiFone và Viettel, nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng di động MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone và EVN
Một trong những tiện ích của Internet Banking được rất nhiều khách hàng tại Tien Phong Bank tin cậy và sử dụng là sản phẩm tiết kiệm điện tử Tiết kiệm điện tử là hình thức tiết kiệm mà khách hàng có thể chủ động mở và tất toán tài khoản tiết kiệm qua Internet Banking.
Với tiết kiệm điện tử, khách hàng đã có tài khoản thanh toán tại TPB có thể thực hiện chuyển các khoản tiền nhàn rỗi sang tiết kiệm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày thông qua Internet, mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.
Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.1 Đối với nền kinh tế
Dịch vụ ngân hàng điện tử trước hết là một dịch vụ của ngân hàng, cụ thể hơn là một dịch vụ thanh toán của ngân hàng, dịch vụ này giúp cho quá trình thanh toán trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, khiến cho quá trình lưu thông của tiền tệ, mà cụ thể là vốn trong nền kinh tế thuận tiện hơn, vốn sẽ đến những nơi cần đến một cách tốt hơn, tức là tăng hiệu quả của quá trình sử dụng vốn.Qua đó đáp ứng được các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả đối với các thành viên
Thanh toán điện tử biến nền kinh tế từ nền kinh tế tiền mặt, nền kinh tế thủ công thành nền kinh tế chuyển khoản nền kinh tế hiện đại
Các dự án đầu tư thay vì phải chào mời trên các phương tiện truyền thống như giấy mời, quảng cáo, có thể chuyển trực tiếp trên mạng internet, qua các hòm mail với số lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn.Từ đó có thể đặt cọc dự án đầu tư qua các tài khoản ngân hàng, tránh phải tốn thời gian và chi phí đi lại
Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo hiệu quả cho quá trình thương mại Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tiền hàng, tiền hàng tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, chính phủ có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng từ đó có thể hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng…Đây là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam hiện nay, khi mà tỷ lệ tham nhũng ở nước ta rất lớn, bị xếp vào một trong những nước có tình trạng tham nhũng đáng báo động trên thế giới
Các ngân hàng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đều cần có thông tin để ra quyết định đầu tư của mình, thông tin càng nhanh , càng chính xác thì khả năng ra quyết định đúng đắn càng cao
Thời buổi kinh tế thị trường, các thông tin biến đổi liên tục,trên các thị trường: tiền tệ, chứng khoán, hối đoái Những diễn biến về lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái Các ngân hàng sẽ biết cách đầu tư vào đúng chỗ, cho vay đúng địa chỉ, tìm ra các cách huy động thích hợp.Các luồng vốn khả dụng được chào mời trên thị trường liên Ngân hàng phản ánh qua mạng sẽ giúp cho Ngân hàng có các chính sách đúng đắn và hoạch định các phương án hoạt động phù hợp.
Có thể nói ngân hàng điện tử có vai trò vô cùng to lớn trong hệ thống Ngân hàng, mà trực tiếp là nó đang tác động đến các Ngân hàng, xúc tiến việc sáp nhập, hợp nhất, hình thành các Ngân hàng lớn, các tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, thậm chí là đa quốc gia, Giúp các ngân hàng nâng cao nguồn vốn tự có, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị cho mình một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mang lại thu nhập lớn, lợi nhuận cao cho ngân hàng mình
Mặt khác, nó cũng đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng ngày càng chặt chẽ, phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng khắp trong nước và thế giới… để thiết lập các đề án phát triển nghiệp vụ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng mạng lưới thanh toán điện tử, thông tin rủi ro, tư vấn pháp luật,kiểm toán phòng ngừa, lập quỹ đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, kể cả các hình thức hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và văn hóa xã hội…
Ngân hàng điện tử là hình thức mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh.Ngân hàng điện tử là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượngdịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM
Ngân hàng điện tử còn giúp NHTM thực hiện chiến lược“toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài
Các dịch vụ của ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng nắm vững được các thông tin kinh tế cập nhập, với quĩ tiền tệ của mình có thể đưa ra các quyết đinh đầu tư, kinh doanh đúng đắn Đồng thời việc chuyển tiền giữa các khách hàng diễn ra nhanh hơn, Ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên lạc với Ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng tại bấtkỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với Ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với Ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu Ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với Ngân hàng điện tử Đồng thời sử dụng ngân hàng điện tử là cách làm tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho khách hàng Phí giao dịchNgân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Định hướng phát triển
Theo Chiến lược Phát triển của TPBank tới năm 2030, riêng về lĩnh vực Ngân hàng Số mới, trong tương lai sẽ có sự dịch chuyển dần từ các dịch vụ ngân hàng hiện tại sang mô hình ngân hàng số chuyên biệt TPBank lựa chọn mô hình “Ngân hàng theo Phong cách sống - LifeStyle Banking”, xây dựng hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu khách hàng theo khoảnh khắc cuộc sống với khách hàng cá nhân, từng giai đoạn phát triển của khách hàng doanh theo chuỗi giá trị.
Ngân hàng đã chuẩn bị nguồn lực Ngân hàng Số từ nhiều năm, hiện tại có hơn 500 nhân sự IT, vài trăm nhân sự outsource cùng tham gia trong quá trình đổi mới số của ngân hàng, triển khai theo mô hình Agile, DevOps kết hợp Design Thinking, tổ chức linh hoạt theo các nhóm kinh doanh chuyên biệt.
Với mục tiêu khai thác Al như công nghệ mũi nhọn, nền tảng cho các sáng tạo đột phá, TPBank đã đầu tư lớn cho triển khai Al trong các năm qua, sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác Al kết hợp với tự động hóa và cá nhân hóa Năm 2022 được xác định là năm bản lề, ứng dụng Al một cách toàn diện trên toàn hàng, nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh trên nền tảng số, gia tăng sức mạnh cạnh tranh của TPBank.
Hiện TPBank đang sở hữu một hệ sinh thái số toàn diện ở mọi kênh giao tiếp khách hàng, trở thành ngân hàng số hàng đầu Hiệu quả của chuyển đổi số tại TPBank trong những năm qua được minh chứng rõ nét bằng những con số.
Từ 1 triệu khách vào năm 2015, sau 7 năm, con số này đã tiến một bước dài và đạt ngưỡng 8,5 triệu khách hàng vào cuối năm 2022 (riêng năm trước, TPBank có thêm hơn 3,7 triệu khách hàng mới) Việc đi tắt đón đầu về mặt công nghệ một cách hiệu quả, định hướng ngay từ đầu tập trung đem tới những trải nghiệm ngân hàng số chưa từng có và rất con người cho khách hàng chính là bước ngoặt lớn định hình cho đà tăng trưởng thần kỳ Ngân hàng Tím vừa đón khách hàng thứ 10 triệu, tương đương có hơn 1,5 triệu khách hàng mới chỉ trong 6 tháng đầu 2023 Mạng lưới LiveBank 24/7,LiveBank+ phủ rộng đã tạo nên những thành công xứng đáng của TPBank, khẳng định sức hấp dẫn của hệ sinh thái số thông qua hàm lượng công nghệ cao bậc nhất trong dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam Các công nghệ mới được liên tục cho ra mắt, ứng dụng TPBank luôn đạt tỷ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên cao (tăng 4 đến 5 lần trong 5 năm qua) [ CITATION BAN23 \l 1033 ]
Một số văn bản pháp lý liên quan
Hành lang pháp lý về phát triển ngân hàng số được hình thành lần đầu vào năm 2007 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, từ đó mở đường cho quá trình số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, trước tác động của cuộc CMCN 4.0, quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi cấp thiết phải hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Trong thời gian từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản để định hướng quá trình chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như: Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0; Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08/7/2020 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ; Quyết định số 260/QĐ-NHNN ngày 04/3/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN đã quy định rõ mục tiêu của việc phát triển ngân hàng số thông qua xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng là cung cấp dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính - ngân hàng
Nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, ban hành các cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi 6 Với mục tiêu trên, NHNN và Chính phủ đã ban hành những quy định hướng dẫn các dịch vụ ngân hàng và tài chính phát triển theo định hướng chuyển đổi số nhằm ưu tiên giảm thiểu thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, trong đó đáng chú ý là việc Thống đốcNHNN ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc
NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money) Qua đó, góp phần tạo ra khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chuyển đổi số, đặt chuyển đổi số trở thành vấn đề trọng tâm trong phát triển ngành Ngân hàng, tuy nhiên, trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể còn có các quy định chưa được đồng bộ, do đó, trong tương lai gần cần hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của chuyển đổi số [ CITATIONPhá22 \l 1033 ]
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Đôi nét về thực trạng chuyển đổi số của ngân hàng TPbank
Cụ thể, ngân hàng có thêm 3,7 triệu khách hàng mới trong năm 2022, nâng tổng số lượng khách hàng cá nhân lên 8,5 triệu người sử dụng tài khoản thanh toán, tươngđương với 60% tăng trưởng.
Thành quả này đến từ việc đồng bộ tiếp cận khách hàng đa kênh và đa lực lượng, hỗ trợ hiệu quả trên nền tảng công nghệ eKYC và hệ sinh thái kết nối Công nghệ cũnggiúp gia tăng gấp đôi về năng lực phục vụ khách hàng giao dịch cùng lúc tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày trên toàn bộ các kênh giao dịch của TPBank.
Năm 2022, TPBank nâng tổng số lượng chi nhánh/ phòng giao dịch lên trên 120 điểm.
Gần 30 điểm giao dịch mới đi vào hoạt động trong 1 năm cũng là tốc độ kỷ lụctrong lịch sử ngân hàng.
Với hình ảnh thương hiệu sắc nét nổi bật và quy chuẩn “Quầy giao dịch 5 sao", Chi nhánh/Phòng giao dịch luôn luôn là nền tảng để Ngân hàng "phủ sắc tím" rực rỡ trên cả nước, tăng cường năng lực và chất lượng phục vụ trực tiếp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại địa phương.
Trong năm 2022, TPBank đã ra mắt LiveBank+ 24/7 - “ngân hàng tiện lợi" đầu tiên ở Việt Nam, khẳng định tên tuổi ngân hàng tiên phong, sáng tạo bằng việc ra mắt “Ngân hàng tiện lợi" đầu tiên ở Việt Nam - LiveBank+ 24/7.
Ngoài giao dịch ngân hàng, khách hàng tới với LiveBank+ còn có thể sử dụng các dịch vụ tự động khác như tù giữ đồ, thuê pin xạc dự phòng, máy bán đồ giải khát và snack tự động, wifi miễn phí, etc Với bước tiến mới của LiveBank, TPBank lại một lần nữa xoá nhoà khoảng cách giữa dịch vụ tài chính ngân hàng và trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng, luôn luôn là ngân hàng vì phong cách sống của người Việt Nam.
Năm 2022, hoạt động thẻ tín dụng của TPBank cũng bùng nổ với doanh số gấp đôi nhờ đi đầu ứng dụng sản phẩm sáng tạo Cụ thể, số lượng thẻ tín dụng mở mới lên tới1,2 triệu thẻ - tăng gấp 2,5 lần tổng số lượng thẻ phát hành năm 2021 TPBank là ngân hàng thành công nhất thị trường năm 2022 sản phẩm thẻ tín dụng nhận ngay - ứngdụng công nghệ AI & Big Data trong chấm điểm và cấp hạn mức tín dụng hoản toàn tự động và trực tuyến cho khách hàng Doanh số giao dịch thẻ tăng gấp hai lần - đạthơn 27.000 tỷ đồng - và tỷ lệ thẻ hoạt động cũng cao gấp đôi mức trung bình của thị trường.
Bên cạnh đó, dịch vụ tài chính số TPBank DICO đứng đầu thị trường vay mua trước trả sau Chỉ sau 1 năm hoạt động, TPBank có được hơn 1,1 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng và ưa chuộng dịch vụ này Riêng các dòng sản phẩm vay tiền mặt, mua hàng trả góp qua hợp tác với Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã giúp gần 25% khách hàng ở các khu vực vùng xa chưa từng được tiếp cận với các sản phẩm tải chính của TPBank, đưa TPBank lên vị trí số 1 thị trường về dòng sản phẩm vay mua trước trả sau.
Năm 2022, TPBank cũng liên tiếp nhận được 30 giải thưởng chất lượng và uy tín hàng đầu và "lọt top" các bảng xếp hạng uy tín trong và ngoài nước về quy mô, hiệu quả hoạt động, chuyển đổi số và sản phẩm-dịch vụ ngân hàng như Vietnam Report (VNR500), tạp chí Forbes Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, The Asian Banker, The Asset,
The Asian Banker đã lần đầu tiên đã xếp TPBank ở thứ hạng cao nhất Việt Nam, trong danh sách “Ngân hàng Vững mạnh nhất" (The Strongest Bank) và đứng thứ 61 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [ CITATION Sốl23 \l 1033 ]
Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của ngân hàng TPbank
Công tác chuyển đổi số trong Ngành ngân hàng đang được thực hiện khá tốt và đúng lộ trình Ngân hàng được đánh giá là Ngành đi đầu chuyển đổi số so với các ngành nghề khác. Đóng vai trò là huyết mạch trong nền kinh tế, Ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế số phát triển thông qua việc mang tới những giải pháp giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp và người dân Đồng thời, thú đẩy và đóng góp tích cực vào Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025.
Với các sản phẩm, dịch vụ liên tục được cập nhật, mang tính ưu việt, Ngành ngân hàng đã góp phần tăng nhanh tỷ lệ TTKDTM Tỷ lệ giao dịch và tỷ trọng giao dịch trên kênh số tăng lên đáng kể Đặc biệt, ứng dụng thành công công nghệ eKYC đã góp phần phổ cập tài chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng tài khoản ngân hàng.
Tỷ trọng khách hàng giao dịch trên kênh số/Tổng số lượng giao dịch toàn ngân hàng 44% 49% 51% 67%
Tỷ trọng tăng trưởng trên kênh số/Tổng số lượng giao dịch toang ngân hàng 71% 57% 86%
Bảng 1: Số lượng khách hàng
Tỷ trọng khách hàng giao dịch trên kênh số/Tổng số lượng giao dịch toàn ngân hàng 74% 87% 93% 95%
Bảng 2: Số lượng giao dịch
Giá trị giao dịch(VNĐ) 2019 2020 2021 2022
Tỷ trọng khách hàng giao dịch trên kênh số/Tổng số lượng giao dịch toàn ngân hàng 24% 40% 65% 77%
Bảng 3: Giá trị giao dịch
Dịch vụ số của TPBank không chỉ đáp ứng gần như 100% các nhu cầu về tài chính mà chúng tôi cũng đã xây dựng một hệ sinh thái số toàn diện đáp ứng gần như mọi nhu cầu thanh toán ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống của khách hàng Cụ thể, trên App của TPBank Mobile đã kết nối với hơn 50 đối tác khác nhau và cung cấp tới hơn 2.000 đầu dịch vụ thanh toán từ dịch vụ công, giải trí, du lịch, mua sắm, y tế, giao thông, bất động sản, các hóa đơn dịch vụ
Về hệ sinh thái thanh toán, chúng tôi cung cấp đầy đủ các giải pháp về máy POS, SmartPOS, QR Code và đang cung cấp một mạng lưới lên tới cả triệu đơn vị Ngoài ra,
TPBank còn là ngân hàng đi đầu trong việc đóng gói các giải pháp tài chính và nhúng vào các nền tảng đối tác (Open Banking/Banking as a Service) để khách hàng có thể thực hiện ngay các giao dịch tài chính trên các ứng dụng thương mại điện tử, các fintech, ví điện tử Cụ thể, TPBank là đơn vị đầu tiên triển khai sản phẩm Ví trả sau(BNPL- buy now pay later) với sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và khu vực - Shopee, hay ví điện tử có thị phần lớn nhất Việt Nam là Momo Chỉ tính riêng năm 2022 đã có hơn 1 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ này để mua sắm TPBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam với việc đã kết nối với 12 Ví điện tử và chiếm hơn 90% người sử dụng dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam.
Ngoài độ phủ của 100 Phòng giao dịch, TPBank còn phát triển mạng lưới Phòng giao dịch tự động 24/7 TPBank LiveBank với 450 điểm trên toàn quốc, phủ tới hơn 40 tỉnh thành, luôn mở cửa 24/7 và 365 ngày/năm Khách hàng luôn dễ dàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng mà thậm chí không cần mang thẻ hay giấy tờ tùy thân, 100% sử dụng khuôn mặt/vân tay để giao dịch. Đây cũng chính là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của TPBank trong công cuộc chuyển đổi và phát triển dịch vụ số Hiện tại, TPBank đã gần như hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số với hầu hết các sản phẩm dịch vụ cốt lõi cũng như các nghiệp vụ vận hành đã được số hóa và đã bước sang giai đoạn Sáng tạo số: Phát triển các dịch vụ sản phẩm100% trên kênh số với những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, mang tính chất đột phá để cung cấp ra thị trường Những hiệu quả của công cuộc cách mạng số này cũng đã giúp chúng tôi được ghi nhận là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số được không chỉ các cơ quan quản lý, tổ chức trong nước ghi nhận mà còn cả các đơn vị có tiếng trên thế giới đánh giá.Với việc lấy khách hàng là trung tâm và kỳ vọng, nhu cầu của khách hàng đang ngày càng thay đổi nhanh trong thời đại 4.0 này, việc tham gia cuộc đua chuyển đổi số đối với chúng tôi không còn là sự lựa chọn mà đã là chiến lược để tiến tới thành công, khi thiết kế được những trải nghiệm mới,nhanh hơn, tiện lợi hơn và mang đậm tính cá nhân hóa nhờ áp dụng được những thành quả của công nghệ.[CITATION Hưn23 \l 1033 ]
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số của TPbank
Tiên phong áp dụng công nghệ:
TPBank là một trong những ngân hàng tiên phong áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào hoạt động chuyển đổi số như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data),
Nhờ vậy, TPBank đã tự động hóa được hơn 500 quy trình nghiệp vụ, cắt giảm 90% hồ sơ giấy tờ, giải phóng nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chuyển đổi số toàn diện:
TPBank đang đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, từ nội bộ đến bên ngoài.
Ngân hàng đã áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
TPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai gần.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong chuyển đổi số, Ngân hàng TPBank vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục:
Hạ tầng công nghệ của TPBank còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, dẫn đến tình trạng quá tải vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Ngân hàng cần đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và đáp ứng được nhu cầu truy cập của khách hàng.
Năng lực nguồn nhân lực:
Một số nhân viên của TPBank còn chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số, dẫn đến việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ số gặp nhiều khó khăn.
Ngân hàng cần đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên về công nghệ số, đồng thời thay đổi tư duy để thích ứng với môi trường làm việc mới.
Nguy cơ an ninh mạng ngày càng gia tăng, đe dọa đến an toàn thông tin của khách hàng.
TPBank cần tăng cường các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu của khách hàng, đồng thời nâng cao nhận thức của khách hàng về an ninh mạng.
Văn hóa doanh nghiệp của TPBank còn chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường chuyển đổi số.
Ngân hàng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở, sáng tạo và khuyến khích đổi mới để thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả.
Chiến lược truyền thông của TPBank về chuyển đổi số chưa hiệu quả, dẫn đến việc nhận thức của khách hàng về các dịch vụ số của ngân hàng còn hạn chế.
Ngân hàng cần tăng cường truyền thông về các dịch vụ số, đồng thời nâng cao nhận thức của khách hàng về lợi ích của chuyển đổi số.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng số ngày càng tăng: Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ do sự phát triển của internet và smartphone Đây là cơ hội lớn cho TPBank để mở rộng thị phần và tăng doanh thu từ kênh số.
Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, tạo điều kiện cho TPBank phát triển các sản phẩm và dịch vụ số mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số Đây là cơ hội thuận lợi cho TPBank trong việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số.
Thị trường cạnh tranh: Thị trường dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đang có nhiều cạnh tranh Tuy nhiên, TPBank có lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh hiệu quả.
Hạ tầng công nghệ: Hạ tầng công nghệ của TPBank còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, dẫn đến tình trạng quá tải vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Năng lực nguồn nhân lực: Một số nhân viên của TPBank còn chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số, dẫn đến việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ số gặp nhiều khó khăn.
An ninh mạng: Nguy cơ an ninh mạng ngày càng gia tăng, đe dọa đến an toàn thông tin của khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp của TPBank còn chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường chuyển đổi số.
Chiến lược truyền thông: Chiến lược truyền thông của TPBank về chuyển đổi số chưa hiệu quả, dẫn đến việc nhận thức của khách hàng về các dịch vụ số của ngân hàng còn hạn chế [ CITATION TSP22 \l 1033 ]
Một số ví dụ điểm hình thành công
Ứng dụng di động TPBank: Ứng dụng TPBank được đánh giá là một trong những ứng dụng ngân hàng số tốt nhất tại Việt Nam với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng và nhiều tính năng tiện ích như:
Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại,
Mở tài khoản, mở thẻ online
Vay tín dụng, gửi tiết kiệm
Quản lý tài chính cá nhân
ChatPay: Chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi trên giao diện tin nhắn
VoicePay: Thanh toán bằng giọng nói độc đáo
eKYC: Định danh trực tuyến chỉ trong 5 giây Ứng dụng TPBank đã có hơn 12 triệu lượt tải xuống và được sử dụng bởi hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Hệ thống ngân hàng tự động LiveBank:
TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai hệ thống ngân hàng tự độngLiveBank 24/7 LiveBank giúp khách hàng thực hiện các giao dịch như: Rút tiền,chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán hóa đơn, một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn mà không cần giao dịch viên Hiện nay, TPBank đã có hơn 500 điểm LiveBank trên toàn quốc.
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giải pháp
3.1.1 Giải pháp về con người 1 Nâng cao nhận thức:
Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tập huấn:
Truyền tải tầm quan trọng, lợi ích và cơ hội của chuyển đổi số.
Giới thiệu chiến lược, mục tiêu và lộ trình chuyển đổi số của TPBank.
Cung cấp kiến thức và kỹ năng số cần thiết cho cán bộ nhân viên.
Sử dụng các kênh truyền thông nội bộ như website, email, bảng tin để cập nhật thông tin về chuyển đổi số.
Khuyến khích cán bộ nhân viên chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng về chuyển đổi số.
Tổ chức các cuộc thi, minigame để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Hỗ trợ cán bộ nhân viên tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo chuyên ngành về chuyển đổi số.
Cung cấp tài liệu học tập và hướng dẫn tự học.
Tạo môi trường học tập cởi mở, khuyến khích chia sẻ kiến thức.
Đánh giá nhu cầu kỹ năng:
Xác định kỹ năng số cần thiết cho từng bộ phận, vị trí công việc. Đánh giá trình độ kỹ năng số hiện tại của cán bộ nhân viên.
Lập kế hoạch đào tạo:
Phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng đối tượng cán bộ nhân viên.
Sử dụng đa dạng phương pháp đào tạo như đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ
Hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín để triển khai các chương trình đào tạo.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua các bài kiểm tra, khảo sát Điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp dựa trên kết quả đánh giá.
Tạo môi trường làm việc khuyến khích học hỏi, đổi mới và thử nghiệm.
Khen thưởng và ghi nhận những ý tưởng sáng tạo, đóng góp cho chuyển đổi số.
Triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nội bộ.
Xây dựng văn hóa cởi mở:
Khuyến khích cán bộ nhân viên cởi mở, sẵn sàng tiếp thu những điều mới mẻ.
Tạo môi trường làm việc đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ thông tin.
Giải quyết các vấn đề một cách cởi mở và minh bạch.
Thay đổi cách quản lý: Áp dụng các phương pháp quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường số.
Tăng cường trao quyền cho cán bộ nhân viên, khuyến khích tự chủ trong công việc. Đánh giá hiệu quả công việc dựa trên kết quả và đóng góp cho chuyển đổi số.
4 Thu hút và giữ chân nhân tài:
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng:
Truyền tải thông điệp về môi trường làm việc năng động, sáng tạo tại TPBank.
Tham gia các hội chợ việc làm, hội thảo tuyển dụng uy tín.
Phát triển các chương trình tuyển dụng dành cho sinh viên mới tốt nghiệp.
Áp dụng chính sách đãi ngộ cạnh tranh:
Mức lương, thưởng cạnh tranh so với thị trường.
Chế độ phúc lợi đa dạng và hấp dẫn.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp:
Hệ thống văn phòng hiện đại, tiện nghi.
Môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Văn hóa doanh nghiệp cởi mở, đề cao tinh thần hợp tác.
Đánh giá hiệu quả công việc: Áp dụng các hệ thống đánh giá hiệu quả công việc phù hợp với môi trường số. Đánh giá dựa trên kết quả, đóng góp cho chuyển đổi số và năng lực số.
Cung cấp phản hồi thường xuyên để giúp cán bộ nhân viên nâng cao hiệu quả công việc.
Phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển và bồi dưỡng nhân tài.
Hỗ trợ cán bộ nhân viên tham gia.
3.1.2 Giải pháp về huy động vốn
1 Tăng cường huy động vốn:
Phát triển các sản phẩm huy động vốn mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong môi trường số, ví dụ: sản phẩm huy động vốn trực tuyến, sản phẩm huy động vốn bằng tài sản bảo đảm số,
Mở rộng các kênh huy động vốn, ví dụ: hợp tác với các công ty fintech, huy động vốn từ thị trường quốc tế, Áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả huy động vốn, ví dụ: sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu khách hàng, sử dụng blockchain để phát hành trái phiếu số,
2 Sử dụng hiệu quả vốn huy động: Áp dụng các giải pháp quản lý tài sản và đầu tư hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận từ vốn huy động.
Sử dụng vốn huy động để đầu tư vào các dự án chuyển đổi số, ví dụ: đầu tư vào hạ tầng công nghệ, đầu tư vào phát triển sản phẩm và dịch vụ số,
Quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường liên quan đến việc sử dụng vốn huy động.
3 Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư:
Hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng để huy động vốn đầu tư cho các dự án chuyển đổi số.
Tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Chính phủ.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc chứng khoán để huy động vốn đầu tư.
4 Quản lý hiệu quả dòng tiền: Áp dụng các hệ thống quản lý dòng tiền tiên tiến để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn.
Tối ưu hóa thời gian thu hồi vốn đầu tư cho các dự án chuyển đổi số.
Sử dụng các công nghệ mới để theo dõi và quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, ví dụ: sử dụng blockchain để theo dõi nguồn gốc hàng hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo nhu cầu vốn trong tương lai,
Kiến nghị
1 Một số kiến nghị đối với Chính phủ Đầu tiên, Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh về hoạt động ngân hàng và chuyển đổi số bằng cách rà soát và bổ sung hệ thống văn bản pháp lý có liên quan Mặt khác, Chính phủ cần tích cực xây dựng nền tảng Chính phủ số nhằm tích hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện kết nối mở cho các ngân hàng truy xuất theo thẩm quyền được duyệt và có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba Chính phủ cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ nhằm tạo ra môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại, tăng cường học hỏi và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình chuyển đổi số.
2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước tăng cường đánh giá tiến độ giải ngân theo kế hoạch vốn đã được phê duyệt đến việc xác định hiệu quả dự án công nghệ thông tin ở các tổ chức tín dụng Đồng thời, quản lý, thanh tra giám sát ngành ngân hàng theo tiêu chí mới cùng với việc xếp hạng các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện sớm để có được hệ thống giám sát thanh tra theo kịp với ngành tài chính ngân hàng trên thế giới, từ đó Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý các ngân hàng thương mại hiệu quả.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng các cơ chế khuyến khích sự phát triển của công nghệ tài chính, đặc biệt là đối với hoàn thiện và áp dụng Khung thử nghiệm pháp lý (Regulatory Sandbox) đối với phát triển công nghệ tài chính NHNN hiện nay đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho công nghệ tài chính (Fintech Regulatory Sandbox) Khung pháp lý thử nghiệm cần quy định rõ ràng về lĩnh vực phạm vi hoạt động; sản phẩm dịch vụ; lợi ích của người tiêu dùng và nền kinh tế; mức độ thử nghiệm; quy trình đăng ký báo cáo; thử nghiệm và giám sát; công bố sản phẩm dịch vụ thành công và khả năng nhân rộng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức như toạ đàm, hội thảo và tổ chức triển khai nhiều nghiên cứu khoa học về các ứng dụng số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành ngân hàng Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính [ CITATION Kin23 \l 1033 ]
3.2.2 Cơ chế về ưu tiên
Ưu tiên hàng đầu: Ứng dụng công nghệ số để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Phát triển đa dạng các kênh giao dịch số như: Mobile banking, Internet banking, ATM, kiosk,
Cung cấp các dịch vụ số đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: Thanh toán, chuyển khoản, tiết kiệm, vay vốn, đầu tư,
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các kênh số, đảm bảo đơn giản, dễ dàng sử dụng.
Ưu tiên thứ hai: Ứng dụng công nghệ số để tăng cường hiệu quả hoạt động.
Tự động hóa quy trình nghiệp vụ: Ứng dụng Robotic Process Automation (RPA) để tự động hóa các quy trình thủ công, tẻ nhạt Sử dụng AI để phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định.
Quản lý rủi ro hiệu quả: Ứng dụng các giải pháp phân tích dữ liệu tiên tiến để đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, Nâng cao năng lực quản lý rủi ro của đội ngũ nhân viên.
Tối ưu hóa chi phí hoạt động: Áp dụng các giải pháp tiết kiệm chi phí như: Cloud computing, Big Data, Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Ưu tiên thứ ba: Ứng dụng công nghệ số để mở rộng thị phần.
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của các phân khúc khách hàng tiềm năng như: Khách hàng trẻ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng ở khu vực nông thôn, Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đột phá để cạnh tranh trên thị trường.
Tăng cường marketing số: Sử dụng các kênh marketing số như: Social media, Google Ads, SEO, để tiếp cận khách hàng tiềm năng Xây dựng thương hiệu ngân hàng số uy tín, tin cậy.
Hợp tác với các đối tác: Hợp tác với các công ty công nghệ, FinTech để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ ra thị trường quốc tế.