MỤC LỤC
Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với tính an toàn bảo mật tuyệt đối và với chi phí thấp nhất, bao gồm: tra cứu số dư tài khoản, thông tin sổ tiết kiệm và khoản vay, chuyển khoản nội bộ và liên ngân hàng, chuyển khỏan đầu tư tại FPTS, thanh toán hóa đơn ADSL của FPT Telecom, thanh toán cho thuê bao di động trả sau của MobiFone và Viettel, nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng di động MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone và EVN. Dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử trên phần mềm kế toán, phần mềm ERP Nhằm mục đích kết nối giải pháp quản trị doanh nghiệp với các nghiệp vụ tài chính ngân hàng tạo nên một hệ sinh thái thống nhất, giảm thiểu các tác nghiệp thủ công cho doanh nghiệp, hiện nay các ngân hàng đã tích cực phối hợp với các nhà cung cấp và cho ra mắt dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử trên phần mềm ERP/phần mềm kế toán. Kế toán không cần mất thời gian di chuyển đến ngân hàng, sau đó lại mất thêm thời gian nhập liệu trên phần mềm ERP/phần mềm kế toán, chỉ cần thao tác trên phần mềm đã được kết nối với ngân hàng điện tử là có thể thực hiện các giao dịch và phần mềm sẽ tự động ghi nhận số liệu và hạch toán giúp giảm bớt các tác vụ, giảm thiểu tối đa các sai sót, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, các sản phẩm khác của TPBank cũng mang đậm chất "mang nhà băng tới tận ghế ngồi của bạn", máy mPOS cà thẻ thanh toán của TPBank la cứu canh cho các cửa hàng nhỏ và hàng nghìn khách hàng buôn bán online khi có thể cầm gọn nhẹ, pin trâu, sử dụng đơn giản; ứng dụng QuickPay giúp thanh toán QR Code trong chớp mắt, Savy giúp thực hiện các khoản tiết kiệm điện tử gửi góp, tiết kiệm lớn từ nhiều ngân hàng khác nhau, thủ tục tất toán đơn giản và chỉ thao tác trên điện thoại là đủ.
Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, chính phủ có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, cũng từ đó có thể hạn chế được các vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng…Đây là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam hiện nay, khi mà tỷ lệ tham nhũng ở nước ta rất lớn, bị xếp vào một trong những nước có tình trạng tham nhũng đáng báo động trên thế giới. Có thể nói ngân hàng điện tử có vai trò vô cùng to lớn trong hệ thống Ngân hàng, mà trực tiếp là nó đang tác động đến các Ngân hàng, xúc tiến việc sáp nhập, hợp nhất, hình thành các Ngân hàng lớn, các tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, thậm chí là đa quốc gia, Giúp các ngân hàng nâng cao nguồn vốn tự có, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và trang bị cho mình một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mang lại thu nhập lớn, lợi nhuận cao cho ngân hàng mình.
Đồng thời việc chuyển tiền giữa các khách hàng diễn ra nhanh hơn, Ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên lạc với Ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng tại bấtkỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một. tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Ngân hàng đã chuẩn bị nguồn lực Ngân hàng Số từ nhiều năm, hiện tại có hơn 500 nhân sự IT, vài trăm nhân sự outsource cùng tham gia trong quá trình đổi mới số của ngân hàng, triển khai theo mô hình Agile, DevOps kết hợp Design Thinking, tổ chức linh hoạt theo các nhóm kinh doanh chuyên biệt.
Với mục tiêu trên, NHNN và Chính phủ đã ban hành những quy định hướng dẫn các dịch vụ ngân hàng và tài chính phát triển theo định hướng chuyển đổi số nhằm ưu tiên giảm thiểu thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, trong đó đáng chú ý là việc Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc. Qua đó, góp phần tạo ra khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chuyển đổi số, đặt chuyển đổi số trở thành vấn đề trọng tâm trong phát triển ngành Ngân hàng, tuy nhiên, trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể còn có các quy định chưa được đồng bộ, do đó, trong tương lai gần cần hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của chuyển đổi số.
Riêng các dòng sản phẩm vay tiền mặt, mua hàng trả góp qua hợp tác với Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã giúp gần 25% khách hàng ở các khu vực vùng xa chưa từng được tiếp cận với các sản phẩm tải chính của TPBank, đưa TPBank lên vị trí số 1 thị trường về dòng sản phẩm vay mua trước trả sau. Năm 2022, TPBank cũng liên tiếp nhận được 30 giải thưởng chất lượng và uy tín hàng đầu và "lọt top" các bảng xếp hạng uy tín trong và ngoài nước về quy mô, hiệu quả hoạt động, chuyển đổi số và sản phẩm-dịch vụ ngân hàng như Vietnam Report (VNR500), tạp chí Forbes Việt Nam, Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, The Asian Banker, The Asset,.
Hiện tại, TPBank đã gần như hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số với hầu hết cỏc sản phẩm dịch vụ cốt lừi cũng như cỏc nghiệp vụ vận hành đó được số hóa và đã bước sang giai đoạn Sáng tạo số: Phát triển các dịch vụ sản phẩm 100% trên kênh số với những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, mang tính chất đột phá để cung cấp ra thị trường. Những hiệu quả của công cuộc cách mạng số này cũng đã giúp chúng tôi được ghi nhận là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số được không chỉ các cơ quan quản lý, tổ chức trong nước ghi nhận mà còn cả các đơn vị có tiếng trên thế giới đánh giá.Với việc lấy khách hàng là trung tâm và kỳ vọng, nhu cầu của khách hàng đang ngày càng thay đổi nhanh trong thời đại 4.0 này, việc tham gia cuộc đua chuyển đổi số đối với chúng tôi không còn là sự lựa chọn mà đã là chiến lược để tiến tới thành công, khi thiết kế được những trải nghiệm mới, nhanh hơn, tiện lợi hơn và mang đậm tính cá nhân hóa nhờ áp dụng được những thành quả của công nghệ.[CITATION Hưn23 \l 1033 ].
TPBank cũng là ngân hàng có tỷ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam với việc đã kết nối với 12 Ví điện tử và chiếm hơn 90% người sử dụng dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam. Hạ tầng công nghệ: Hạ tầng công nghệ của TPBank còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, dẫn đến tình trạng quá tải vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Năng lực nguồn nhân lực: Một số nhân viên của TPBank còn chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số, dẫn đến việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ số gặp nhiều khó khăn. Chiến lược truyền thông: Chiến lược truyền thông của TPBank về chuyển đổi số chưa hiệu quả, dẫn đến việc nhận thức của khách hàng về các dịch vụ số của ngân hàng còn hạn chế.
Phát triển các sản phẩm huy động vốn mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong môi trường số, ví dụ: sản phẩm huy động vốn trực tuyến, sản phẩm huy động vốn bằng tài sản bảo đảm số,. Sử dụng cỏc cụng nghệ mới để theo dừi và quản lý dũng tiền hiệu quả hơn, vớ dụ: sử dụng blockchain để theo dừi nguồn gốc hàng húa, sử dụng trớ tuệ nhõn tạo để dự bỏo nhu cầu vốn trong tương lai,.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức như toạ đàm, hội thảo và tổ chức triển khai nhiều nghiên cứu khoa học về các ứng dụng số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính.
Tăng cường marketing số: Sử dụng các kênh marketing số như: Social media, Google Ads, SEO,. Hợp tác với các đối tác: Hợp tác với các công ty công nghệ, FinTech để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.