Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển với nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ cấu lao động chưa tương ứng vớiquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn lao động chưa
Trang 1%¡- AA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ
ca
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kiều My
Người hướng dẫn khoa học: ThS Huỳnh Phẩm Dũng Phát
"Hu VIỆN
Tp Hồ Chí Minh, năm 2011
Trang 2Lời cảm ơn
Dé hoàn thánh bai khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến thầy Huỳnh Phẩm Dũng Phát - người đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốtquá trình từ khi bắt dau tìm hiểu, nghiên cứu đến lúc hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn các thây cô trong Ban Giám hiệu và khoa Địa lí
trường Đại học Sư phạm thành pho Hỗ Chi Minh đã tận tinh giảng day và tạo điều
kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa học.
Và để có các tài liệu, số liệu để làm khóa luận tốt nghiệp nảy em cũng xin gửi
lởi cảm ơn đến các Sở ban ngành của tỉnh Bình Thuận như: Thư viện tỉnh Bình
Thuận Sở Kế hoạch và Dau tư, Sở Nông nghiệp va Phát triển nông thôn, Sở Công Thương Dac biệt là lời cảm ơn đối với Phong Dan số - xã hội, Phòng Tổng hợp
lao động - việc làm nói riêng và Cục Thông kẻ Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tinh Bình Thuận nói chung đã nhiệt tinh giúp đỡ em trong thời gian làm đề tải.
Cuỗi cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đở em trong thời gian em học tập tại trường va cả thời gian em thực hiện
và hoàn thành khóa luận.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Kiểu My
Trang 3CHU VIET TAT
CMKT Chuyên môn kĩ thuật
CNH - HDH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNH : Công nghiệp hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HĐKT : Hoạt động kinh té
KHKT : Khoa học kĩ thuật
LĐ-TBXHBT : Lao động - Thương binh vả Xã hội tỉnh Bình Thuận
NSLĐ : Năng suất lao động
TĐT : Téng diéu tra
Tp : Thanh pho
Tx ; Thị xã
UBND : Uy ban nhân dân
USD : Don vị tiền tệ của Hoa Kỳ
WTO : Tổ chức thương mại quốc tế
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Sơ đô nguồn lao động và dân số HĐKT -.55-55555<<56 §Bang 1.2: Cơ cau lao động dang làm việc theo ngành kinh tế
phân theo lãnh thé năm 2000 — 2009 5252 cSvrrxirrrsirrrsrrrreee 22
Bang I.3: Các giai đoạn công nghiệp hóa theo H Chenery - 23
Bảng 1.4: Chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến về lao động - 24Bang 2.1: Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số ssS5 55SS 30Bang 2.2: Dân số - lao động của tinh Bình Thuận thời kì 1999 - 2009 32Bảng 2.3: Số lượng và tỉ trọng lao động đang làm việc theo các ngành
0ì] 1999 -(4000G3049/460/ 56 2000X0G04340i8163i06ã01.001ua 39
Bảng 2.4: GDP số lượng lao động và năng suất lao động của tinh
ME nh ch ý NA" ớAớẽớẽnAẽxẽx"nxẽxnxãẽxnxẽxn" 43
Bảng 2.5: Số lượng và tỉ trọng lao động đang làm việc trong ngành
nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh thời ki 1999 — 2009 46
Bảng 2.6: Số lượng va tỉ trọng lao động dang làm việc trong ngành
công nghiệp - xây dựng thời kì 1999 — 2009 -c Sằseeerieereeee 47
Bang 2.7: Số lượng vả tỉ trọng lao động nội bộ ngành dịch vụ của
th 008 Kì: D00 — DOIG icici icici inns besides i49
Bảng 2.8: Số lượng và ti trọng lao động theo thành phân kinh tế tinh
Bang 2.9: GDP, số lượng lao động va nang suất lao động theo thành phan
kinh tế của tỉnh thời kì 1999 — 2009 -2221 22 21022121110211110220212 c6 55 Bang 2.10: Số lượng lao động theo ngành phân theo địa phương của Binh Thuận
MAM 1999 va MAM 2009 58 Bang 2.11: Ti trong lao động theo ngành phân theo địa phương của Binh Thuận
săn 1998 vàn m2 sa oso sees ei ak cave era estes 59
Bang 2.12 Đánh giá mức độ dat chi tiêu CNH vẻ ti trong lao động trong
nông ~ lâm - ngư nghiệp của H Chenery năm 2009 -.- 6]
Bang 2.13: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT
ca tí (i01) T990 DMN cs sna sc 2ï 2i nn5L220003ã5)12i5ã400ás0314i2010644 62
Bang 2.14: Số lượng và tỉ trọng lao động đang làm việc cỏ trình độ CMKT
Trang 5chia theo loại hình dao tạo của tinh Binh Thuận giai đoạn 1999 - 2009 64
Bảng 3.!: Dự bao dân sé - lao động của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 68
Bang 3.2: Dự bảo cơ cau đào tạo nghẻ của tỉnh đến năm 2010 va 2020 72
Bang 3.3: Dự bao cơ cấu lao động theo thanh phan kinh tế đến năm 2020 74 Bang 3.4: Dự bao cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của các địa phương
| ¡| ARÐ NA oc a a a a a eee 75
Bảng 3.5: Dy báo số lượng và ti lệ lao động có trình độ chuyên môn
kĩ thuật của tỉnh đến năm 2020 nu 0110.000115e2 77
Trang 6DANH MỤC BIEU DO
Trang
Hình 1.1: Biểu đô the hiện chuyền dịch cơ cau lao động theo ngành
kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1999 — 2009 2.2222 2sc2CS22eccccrec 20
Hình 1.2: Biểu đỗ thể hiện chuyển dich cơ cấu lao động theo
thành phan kinh tế của Việt Nam năm 1999 và năm 2009 21
Hinh 2.1: Biểu đồ thể hiện dân số tinh Binh Thuận tử năm
TH TT kg keedeeeioaondseeroaaoaeseiasoaeesss=seẻ 30
Hinh 2.2: Tháp dan số tinh Bình Thuận thời ki 1999 - 2009 31
Hình 2.3: Biểu 46 cơ cầu lao động theo ngành kinh tế tinh Binh Thuận
(“19608 BID cuuociibciick0i00010401100.50i00)G1205á083A4I366v46205/60330)a00 40
Hình 2.4: Biểu đô thể hiện số lượng lao động đang làm việc va lao động
dang làm việc có trình độ chuyên mỏn kĩ thuật thời ki 1999 - 2009 63
Hình 3.1: Biểu 46 dự bao cơ cau kinh té của tỉnh Binh Thuận
để alia DOIN ccs oes tt cte ti ea cu eee 66
Hình 3.2: Biểu đồ dự báo co cấu lao động theo ngành kinh tế
TEEN | | 1ï .Ÿ.Ÿ-.-= = = =.= =.=.=a 73
Trang 7DANH MỤC BAN DO
Ban đỏ hành chính tinh Bình Thuận năm 2009
Ban đồ cơ cau lao động theo ngành ở các địa phương năm 1999
Ban dé cơ cầu lao động theo ngành ở các địa phương năm 2009
Trang 8MỜ ĐA o 2œ ROE T06 2 0501 OST a) 000000150004 itis ae is 1
CIES ela ota AB ERD: ve: e6 cates cata 5440686622380 601 Sznarseieke |
2 Mục đích nghiên cứu ĂchhnhnHeeeeirdre 2
3 Nhiệm vụ nghiền CỨU e0 n2 cG02/CS00266<020221022 60.6656 2
BS Giới Bạn TEBE GỮU cope ences spe vecesrececesspssasvnenaa nesanaspassecn sacsnseesenna pecseyes ceree snaesabovert 2Ñ:Tậch:sÌ nGghiÊn linn ccerc o aasis eta eeasalooee cone 3
6 Quan điểm va phương pháp nghiên cứu - -22-ee<cexseree 4
NỘI DŨNG de ne mentee OMe eer i ence ee ETE eer ENE ft
Chương 1 CO SỞ LÝ LUẬN NHHY805806 xã 7
151 Chuyều dịch cơ cầu Tạo hag iiss casa Sa casas baits im 7
Ae Tu GV 8xx a ne 7
RR ae lên: ĐỒNG seoxguoe eeessnseteensetineigeinek 00erv6g6resanevndgttosy camera) 7
1.1.3.1 Khái niệm nguồn lao động Server 7
1.1.3.2 Vai trò nguồn lao động trong phát triển kinh tế 9
1.1.3.3 Chất lượng nguôn lao động -. - L01.1.3.4 Khai niệm, tinh chat va phân loại cơ cấu lao động 12 1.2 Mỗi quan hệ giữa chuyển địch cơ cấu lao động và
chuyển d|Ch cơ cầu Bel tla lỗ 0626056026 s0012120502666001G623)i031,0 G600 861646 l6
1.2.1 Quan niệm về chuyển dịch cơ cau lao động - - - l6
1.2.2 Mỗi quan hệ giữa chuyển dich cơ câu lao động
và chuyển dich cơ cầu lao động .55-csseeveerrrrrrrerrreererree 16 1.3 Vai nét về chuyển dich cơ cấu lao động của Việt Nam 19
1.4 Lựa chọn các tiêu chí đánh gid CNH - HDH vẻ lao động 23
Chương 2 CHUYEN DICH CƠ CAU LAO BONG TINH BÌNH THUẬN
THÊ TEL SOE — DOO scsisesccansiacecranssennnianrmnemnaiianaapeenennneiiiesinion 25
2.1 Giới thiệu khái quát tinh Bình Thuận - 25
Trang 92.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ cce- 25
AEBS ht | | a re 26
2.1.3 Các nhân tổ kính 08 - xã lội ssc scenes S260 2E 29
ly Chuyển dịch cơ cấu lao động tinh Bình Thuận thời kì 1999 - 2009 39
2.2.1 Chuyển dich cơ cấu lao động theo ngành ngành kinh tế 39
2.2.2 Chuyên dịch cơ cau lao động theo thành phản kinh tế 51
2.2.3 Chuyển dich cơ cầu lao động theo lãnh thổ 57
2.2.4 Chuyển dich cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ki thuat 62
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC DAY CHUYEN DỊCH CƠ CAU LAO DONG TINH BÌNH THUẬN DEN NĂM 2020 65
14: 6080 | ieesniseeesscccsvk46922/0127/436)@-3gi 65 3.1.1 Dựa vao mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội -c 65
3.1.2 Dựa vào mục tiêu đào tao - giải quyết việc làm 69
3.2 Định hướng chuyên dich cơ cau lao động tinh Bình thuận đến năm 2020 - 2 © 2° S223 2212729722272 72 3.2.1 Dinh hướng chuyển dich co cấu lao động theo ngành kinh té 72
3.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phan kinh tế 73
3.2.3 Định hướng chuyền dich cơ cau lao động theo lãnh thỏ 74
3.2.4 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn WF thuẬt Q22 200 2 Q22 2S 00c C22200 0000 66c G2 400666165ã6262136a 76 3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nh Đình Tews cs ssc cc ste so rest oe gas recor aS T1 3.3.1 Nhóm các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội - 77
3.3.2 Nhóm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực - 83
31313 C® đãi pháp KHI co cciiottcsacii24uo06S ssse 85 KET: LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, — 2S—7— 25 572TSczerr=c=ercee=errcc-e 87 1: || È || ĐI DI GP oe a TU ÖNG NO NO ƯA JỢỢggỤD
TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5225 SE HE 3 E91 C23112 12150213 35e
Trang 10gia nao khai thác tốt nguon lực này thì quốc gia đó sẽ có kinh tế phát triển mạnh va ngược lại Khai thác tốt nguồn lao động ở đây có nghĩa là có sự phân phối lao động kha phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cau kinh tế và nguồn lao động nay cótrình độ chuyên môn kĩ thuật đáp ứng được xu thế phát triển như vũ bão của cách
mạng khoa học kĩ thuật (KHKT) Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang
phát triển với nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ cấu lao động chưa tương ứng vớiquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn lao động chưa được trang bị tốt về trình
độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT), năng suất lao động (NSLĐ) còn thấp Đảng vàNhà nước ta đã xác định con đường CNH - HĐH là con đường tất yếu can trải qua
để có bước chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang một nước công
nghiệp như trong Đại hội Dang lần IX năm 2001 đã nêu ra “Thông qua chiến lượcđẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN để đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp” Dé đạt mục tiêu đã đẻ ra thì vấn để chuyển dịch
cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ cẳn thực hiện, cơ cấu lao động phảiphù hợp với cơ cấu kinh tế để nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độchuyên môn kĩ thuật cho người lao động dé đáp img với nhu cầu phát triển KHKT
của thế giới.
Bình Thuận là một tỉnh có điêu kiện hội tụ cả nguồn nội lực vả nguồn ngoạilực dé phát triển kinh tế Đặc biệt, một tỉnh có cơ cấu dan số trẻ, có nguồn lao độngdéi dào và người lao động cân cù ham học hỏi, một tỉnh còn nặng vẻ kinh tế nôngnghiệp thi quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra phù hợp với xu théchung của cả nước hay chưa? Bình Thuận cân và nên làm gì để chuyến dịch theohướng CNH - HĐH đất nước? Với những câu hỏi con tran trở và đồng thời là mộtsinh viên sắp ra trường, mong muốn tìm hiểu rd về thực trạng phát triển của tinh
Trang 11nha nên tác gia chọn de tài luận văn “Chuyen dich cơ cau lao động tinh Bình Thuận
thời kì 1999 - 2009 và định hướng đến năm 2020"
2 Mục đích nghiên cứu
Tập hợp một số cơ sở lí luận tạo nền tang cho việc nghiên cứu dé tải.
Làm rõ thực trang va đánh giá chuyển dich cơ cau lao động tinh Binh Thuận
thời kì 999 - 2009,
Từ kết quả đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đẻ ra định hướng
và một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ câu lao động hợp lý theo hướng CNH
-HDH.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống những lí luận vẻ chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thu thập số liệu thống kê vẻ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận
thời kì 1999 - 2009.
Phan tích số liệu rút ra nhận xét va đánh giá đúng thực trạng quá trình chuyển
dich cơ cấu lao động phân tích mặt đạt được và chưa đạt được Từ đó dé ra những
định hướng va những giải pháp tối ưu để chuyển dich cơ cấu lao động hiệu quả hơn
trong thời gian đến
4 Giới hạn nghiên cứu
4.1 Về nội dung
Tập hợp cơ sở lí luận về chuyển địch cơ cấu lao động.
Phân tích thực trạng và đánh giá chuyển dịch cơ cau lao động tinh Bình Thuận theo ngành kinh tế theo thành phan kinh tế, theo lãnh thé và theo trình độ chuyên
môn ki thuật.
Đưa ra định hướng và đề xuất những giải pháp thúc day quá trình chuyển dịch
cơ cau lao động của tinh Bình Thuận ngày cảng hợp lý hơn
Trang 12việc lam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
năm 2010 và “Xu hướng lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” của Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế Riêng ngành khoa học địa lícũng có nhiều dé tài đã nghiên cứu van dé này ở cap độ địa phương như luận van
thạc sĩ "Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở tinh Bình Dương" của Phạm
Thị Bình năm 2003 và luận văn tốt nghiệp “Quá trình chuyên dich cơ cau lao động
của tinh Bà Rịa - Vững Tàu" của Nguyễn Thị Mai Phương năm 2004
Ở Binh Thuận, một số đẻ tài nghiền cứu có liên quan đến van dé lao động: các
dé tải khoa học cấp tính như “Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tẻ - xã hội tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020" của UBND tinh Bình Thuận, đề tai “Quy hoạch pháttriển nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận đến năm 2020" của Sở Lao động - Thươngbinh va Xã hội; đề tài “uy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghệ đến năm
2010 và định hưởng đến năm 2020" của Sở Lao động - Thương binh va Xã hội năm2009; dé tài “Một số giải pháp giải quyết việc làm của tỉnh Bình Thuận giai đoạn
Trang 132008 - 2020" của Dé Thanh Liêm năm 2008, Các đẻ tài nay dé cập đến một số nộidung như sử dụng nguồn lao động theo nganh kinh tế giải quyết việc làm và thatnghiệp xuất khẩu lao động và cung ứng lao động ngoai tỉnh lao động trong cụmcông nghiệp lang nghề nông thôn Tuy nhiên chưa có dé tải nào nghiên cứu vatổng hợp vẻ chuyển địch cơ cau lao động trong qua trình phát triển nền kinh tế theohướng CNH - HĐH Các công trình trên là nguồn tư liệu quí giá để tác giả tham
khảo trong quá trình thực hiện khóa luận.
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm hệ thống
Quả trình chuyển dịch cơ cấu lao động luôn vận động củng với sự thay đổi của
cơ cấu kinh tế vả thể chế xã hội nhất định Cơ cấu lao động sẽ thay đổi khi mộttrong những hợp phan thuộc hệ thống kinh tế - xã hội thay đổi va sẽ ảnh hưởng đến
sự vận động và phát triển chung.
6.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tỉnh Bình Thuận là một đơn vị lãnh thẻ tự nhiên, đân cư, kinh tế, xã hội, hành
chính của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.
Nghiên cứu quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động của tỉnh không tách rời với quátrình chuyển dịch cơ cầu lao động của các đơn vị hành chính cắp huyện, của vùng
duyén hải Nam Trung Bộ va cả nước.
6.1.3 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Sự phát triển của dân số - nguồn lao động kinh tế - xã hội trong quá khứ vả
hiện tại sẽ ảnh hưởng đến chuyên dịch cơ câu lao động trong hiện tại và tương lai
Dé làm rõ bản chat của quả trình chuyển dich, đề tải sẽ xem xét trong môi liên hệ
phát triển kinh tế - xã hội theo chuỗi thời gian 10 năm đi từ 1999 đến năm 2009 va
định hướng tương lai đến năm 2020.
6.1.4 Quan điểm sinh thai và bền vững
Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dich cơ cấu kinh tế nâng caonăng suất lao động va cai thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động Chuyểndich cơ cau lao động gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội va bảo vệ môi trườngnhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai
Trang 146.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thu thập - thống kê
Dé có cơ sở hình thành nên dé tải tác giả đã thu thập nguồn tải liệu số liệu từnhiều nguồn khác nhau:
Từ các cơ quan chức năng của địa phương như niên giám thống kê qua cácnăm: báo cáo điều tra lao động và việc lam Việt Nam 1/9/2009; báo cáo TDT dân số
- nha ở năm 1999 và 2009; báo cáo phân tích tình hình phân bế và sử dung nguồn
lao động xã hội tinh Binh Thuận qua các năm; báo cáo tinh hình thực hiện công tác
Lao động -Thương binh và Xã hội qua các năm; quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Binh Thuận đến năm 2020:
Từ các tài liệu các luận văn, dé tài khoa học như địa chí Bình Thuận; địa lí
kinh tế - xã hội đại cương chủ yếu thu thập các cơ sở lí luận vẻ chuyển dich cơ cấu
lao động khái quát tinh Binh Thuận;
Từ internet như các trang web của tỉnh Bình Thuận, Tổ chức Lao động Quốc
tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các bài phân tích tình hình kinh tế - xã
Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh dùng dé giúp các tài liệu (trong
đó có số liệu) thu thập được trở thảnh cơ sở cho những nhận định hoặc kết luậnđúng dan sự chuyển dich cơ cau lao động của tinh Binh Thuận
6.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Các bản dé trong dé tai được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.5 dựa trên
cơ sở đữ liệu được thu thập và xử li.
Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng hệ thông các bảng số liệu, biểu đồ nhằm phảnảnh mdi liên hệ giữa các đối tượng địa li
6.2.4 Phương pháp chuyên gia
Trang 15Trong quá trình đi thu thập tài liệu về chuyển địch cơ cấu lao động tại các cơquan chức năng của tỉnh, tác giả được gặp gỡ vả trao đổi với các chuyên viên thuộclĩnh vực có liên quan Qua đó đã giúp tác giả tiếp cận đẻ tải nhanh hơn có hướngthu thập ngudn tải liệu liên quan và phủ hợp với thực tiễn
6.2.5 Phương pháp dự bao
Trong dé tài tác giả đã sử dụng công thức tính tốc độ tăng trung bình của một giai đoạn hay hàm rate; hàm fv để tỉnh toán, dự báo các trị số.
Trang 16NOI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động
1.1.1 Cơ cấu
Cơ cấu là phạm tra triết hoc thé hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mỗi
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống Cơ cấu là thuộc tính của một hệ
thống nhất định [26]
Theo từ điển Tiếng Việt và từ điển Bách Khoa Việt Nam thì cơ cấu là tổ
chức do nhiều bộ phận hợp thảnh
1.1.2 Chuyển dịch cơ cầu
Chuyển dịch cơ cấu hiểu là sự thay đổi giữa các bộ phận trong một tổng thẻ Nội dung chính của việc chuyển dịch là cải tạo cơ cau cũ, lạc hậu hay chưa phủ hợp để xây dựng cơ cấu mới, tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của đất nước trong thời kì mới [26]
1.1.3 Cơ cấu lao động
1.1.3.1 Khái niệm về nguồn lao động
Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuôi lao động (ở nước ta quy
định: nam từ 16 - 60, nữ từ 16 - 55) có khả năng lao động, có nghĩa vụ lao động va
những người ngoài độ tuôi trên nhưng vẫn tham gia lao động (gọi là lao động dưởi
độ tuổi và trên độ tuổi) Không tính vào nguồn lao động những quân nhân đang tại
ngũ các học sinh, sinh viên đang đảo tạo tại trường [24].
Nguồn lao động là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh
hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác Tat cả của cải vật chất vả
các giá trị tinh than để thỏa thỏa man nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra
Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi theo quy định có khả nang tham gia lao động Xong không phải bắt cứ ai cũng cỏ thể tham gia sản xuất mà chỉ
cd một bộ phận dân số có đủ sức khỏe vả trí tuệ ở vào độ tuổi nhất định, thông thường từ 15 đến 59 tuổi Như vậy, số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia phụ thuộc vào hai yếu tố: khả nang tham gia lao động của từng cá nhân và quy định vẻ
độ tuổi lao động của quốc gia đó
Trang 17Nguồn lao động là toản bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc lam vanhững người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng dang thất nghiệp,đang đi học đang làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa nhu cầu làm việc
Nguồn lao động được quy định bởi quy mô cơ cấu dân số theo tuổi và giớitinh, sự phân bố của nó theo lãnh thé, Hiện nay trên thé giới, tỉ lệ dan số trong độ
tudi lao động chiếm 63% dân số, trong đó các nước phát triển là 62%, các nước
đang phát triển là 59% Cùng với xu hướng giảm sinh va tăng tuôi thọ thì tỉ lệ dân
số trong độ tuôi lao động so với tổng dân số ngảy cảng tảng lên
Trong thực tế, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham giahoạt động kinh tế (HDKT) và ngược lại, không phải cứ ngoài độ tudi lao động thikhông tham gia HĐKT Vi vậy cần phải phân tích thêm mức độ tham gia HDKT
của ngudn lao động Theo kiến nghị của Liên Hiệp Quốc nguồn lao động được chia
làm hai bộ phận: dân số HĐKT và dân số không HĐKT
Bang 1.1: Sơ đề nguồn lao động và dân số HDKT
Trong độ tuôi lao động Ngoài độ tuôi lao động
Nguồn: [26]
O nước ta Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra định nghĩa:
- Dân số HĐKT bao gồm toàn bộ những người từ 15 tudi trở lên đang cỏ việc
làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc
- Dân số không HĐKT bao gồm toản bộ số người từ đủ tuổi lao động trở lên
nhưng không tham gia vào HDKT vì các lí do: đang di hoc, dang làm việc nội trợ
cho bản thân và gia đình, không có khả năng lao động (mất sức, ốm đau ) vả
Trang 18những người khong có nhu cầu lam việc (được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập ma
không lam việc).
Nhìn chung, tỉ lệ dân số HDKT so với dan sé trong độ tuổi lao động va sovới tổng dân số nói chung có sự khác nhau giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các nước vả các khu vực với trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
Điều đó phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu tuổi của dân số, vào đặc điểm kinh tế xã hội
và khả năng tạo việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động Đây là bộ phận
tích cực vả năng động của dân số và là lượng quyết định cho sự phát triển của mộtquốc gia.
Hiện tại thế giới có khoảng 2,9 tỉ người đang tham gia HDKT, chiếm 77% dân
số trong độ tuổi lao động trên 48% tổng dân số Trong hơn hai thập ki qua, dân số
HĐKT đã tăng thêm 900 triệu người, chủ yếu là nhờ thu hút lao động nữ vào
HĐKT [26].
Còn ở Việt Nam, vào thời điểm điều tra 1/9/2009, dân số là 86.164.500 người trong đó có 57,2% dân số HDKT (hay còn gọi là lực lượng lao động) Số lao động
có việc làm chiếm 97,4% lực lượng lao động trong khi số lao động thất nghiệp chỉ
chiếm một tỉ trọng khiêm tốn là âm 2,6% (tương đương gan 1,3 triệu lao động) (3]
1.1.3.2 Vai trò của nguồn lao động trong phát triển kinh tế
Nói đến vin dé dân số, lao động và sự phát triển la nói đến vai trò của người lao động trong sự phát triển Dé có quá trình lao động diễn ra phải có ba yếu tố cơ
bản là tư liệu lao động, đếi tượng lao động và người lao động Như vậy, nếu thiếu
yếu tô con người thi tư liệu lao động và đối tượng lao động chí là vật chết Chính yếu tố con người mới làm sống lại tư liệu sản xuất thông qua việc đưa chúng tham gia vào quá trình sản xuất Người lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của quá trình sản xuất, là động nhất bởi yếu tố con người thường xuyên biến động theo
xu hướng ngày cảng giảm chỉ phí lao động cho việc sản xuất sản phẩm, cách mạng nhất là ở chỗ con người tạo ra máy móc, thiết bị - tiền dé cho cách mạng ki thuật vàlàm thay đổi trạng thái xã hội.
Dé tồn tại và phát triển con người phải được đáp ứng những nhu cầu nhiều mặt
về vật chất va tinh thần Sự tiêu dùng của con người không chi là tiêu hao kho tàn
vật chất va văn hóa do con người tạo ra, mà chính la nguồn gốc của động lực phát triển xã hội Để không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất, tỉnh thần ngày cảng được nâng cao về số lượng và chất lượng, con người cảng phải phát huy đây đủ hơn nữa
Trang 19khả nang thẻ lực vả tri lực cho việc phát triển không ngừng kho tan vật chất tinhthản đỏ Chính vì vậy sự tiêu dùng của con người sự đáp ứng ngày càng tốt hơnnhững nhu cau của con người là động lực của sự phát triển [16]
Trong số các nguồn lực thì nguồn lao động có ý nghĩa đặc biệt Lịch sử nhânloại đã chứng minh vai trò quyết định của lao động đối với việc phát triển kinh tế -
xã hội Nguồn lao động không chi tạo nên của cải vật chất nuôi sống nhân loại macòn sáng tạo ra công nghệ thiết bị va sử dụng chúng vào quá trình sản xuất
Như vậy, vai trò đặc biệt của nguồn lao động thé hiện chủ yếu ở một số khia
cạnh sau đây:
- Nguôn lao động là nhân tố quyết định việc tái tao, sử dụng và phát triển cácnguồn lực khác Điều đó đã được khang định vẻ cả phương diện lí luận lẫn thực
tiễn Ngay ở Việt Nam, Dang và Nha nước cũng đã chi rd, mục tiêu va động lực
phát triển kinh tế - xã hội lả vi con người và do con người
- Nguồn lao động vừa là động lực tạo ra của cải vật chất, vừa là nguồn tiêuthụ các sản phẩm va dịch vụ xã hội Nói cách khác, nguồn lao động tạo nên cá
"cung" lẫn “cầu” của nẻn kinh tế đồng thời trực tiếp điều tiết mối quan hệ này liênquan với các thể chế kinh tế - xã hội do con người đặt ra [26)
Trong điều kiện nước ta hiện nay, lực lượng lao động có những mặc hạn chế.Một mặt nó làm tăng khỏi lượng tiêu dùng, gây khó khan cho việc ôn định đời sốngnhân dan và mặt khác nó tạo nên sự căng thẳng trong việc sắp xếp việc làm cho
người lao động.
1.1.3.3 Chất lượng nguôn lao động
Trong điều kiện hiện nay chất lượng nguồn lao động được đặc biệt quan tâm.
Khi nhân loại bước sang thiên niên ki thứ ba của nền kinh tế tri thức rõ rang không
nguồn lực nào có thé thay thế được nguồn lao động chất lượng cao {26]
Nguồn lao động bao gồm cà lực lượng lao động giản don, lao động kĩ thuật,
lao động tri óc Trong giai đoạn khoa học vả công nghệ đã trở thành bộ phận trực
tiếp của lực lượng sản xuất thì nguồn lao động di là giản đơn cũng đòi hỏi phải cótrình độ kiến thức đủ mức cần thiết Trinh độ công nghệ của sản xuất cảng cao thivai trò của trị thức càng phải tăng cường Cấu thành chất xám trong kết quả sản xuất
và hoạt động của xã hội ngay cảng tăng lẻn.
Trang 20Chất lượng nguén lao động được hiểu theo hai nghĩa:
- Dưới góc độ cá nhân đó là khả năng lao động của họ (sức khỏe trình độ
học van, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ý thức kĩ thuật )
- Dưới góc độ quốc gia, chất lượng nguôn lao động được xem xét trong tổng
thẻ gắn với nhu cầu của thị trường lao động ở mỗi thời kì
Dưới góc độ nao nó đều chịu sự chỉ phối của hàng loạt các nhân tô Đó là nhân
tổ liên quan đến thé chất của nguồn lao động (di truyền mức sống dinh dưỡng
chăm sóc sức khỏe, môi trường); nhân tế gan liên với nâng cao trình độ (giáo duc
-dao tạo dạy nghề): nhân tổ cơ chế, chính sách và một số nhân tế khác (nhu cầu làm
việc của xã hội tập quán truyền thống, văn hóa mỗi dân tộc).
Chất lượng nguồn lao động phụ thuộc vảo trình độ của lực lượng lao động
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động
được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia [26]
Trinh độ chuyên môn: là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào
đó, nó thể hiện trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp có khả năng chỉ đạo quản lí một công việc thuộc vé một chuyên môn nhất định Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động được do bing tỉ lệ cán bộ sơ cấp, trung cấp cao ding,
đại học và trên đại học.
Trình độ kĩ thuật: Trong nên kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu quyết định sự phát triển là lao động phỏ thông Trong nền kinh tế công nghiệp, lực
lượng lao động chủ yếu quyết định sự phát triển là các chuyên gia vả công nhânlành nghé Trong nền kinh tế tri thức, lực lượng lao động chủ yếu quyết định sựphát triển là chuyên gia công nghệ cao và người lao động tri thức có kha nang sáng
tạo [20]
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động là tổng thé các kĩ năng mức độ
thành thạo nghẻ nghiệp của người lao động thể hiện bởi bằng cắp được dao tạo về
nghẻ nghiệp Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động ở Việt Nam hiện nay thể
hiện bằng số lượng tuyệt đối vả tỉ trọng của người lao động được đảo tạo theo trình
độ đào tạo như sau:
- Chứng chỉ sơ cắp
- Công nhân kĩ thuật có bằng và không có bằng.
- Trung học chuyên nghiệp, cao dang, đại học.
- Trên đại học.
Trang 21Tỉ lệ lao động được dao tạo trong - Số lao động được đào tạo làm việc
tổng số lực lượng lao động làm việc - Tổng sé lao động làm việc X 100%
Ngoải ra, tùy theo mục đích của việc nghiền cứu có thẻ sử dụng tiêu chí tỉ lệ lao động qua dao tạo trong tổng dân số trong độ tudi lao động và một số chỉ tiêu về
các cấp độ dao tạo va cơ cầu ngành nghé đảo tạo [30]
1.1.3.4 Khái niệm, tính chất và phân loại cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động: thé hiện mỗi quan hệ vẻ tỉ trọng giữa các bộ phận trong tổng
thé, don vị tính bằng phần trăm [27]
Cơ cấu lao động: đây là kết quả của phân công lao động xã hội Nỏ phản ánh
quan hệ tỉ lệ trong hệ thống phân công lao động xã hội; biểu hiện tổng thể các mối quan hệ và tương quan vé số lượng và chất lượng của hệ thống phân công lao động
xã hội.
Cơ cấu lao động phản ánh tính chất và trình độ của phân công lao động xã
hội Cơ cấu lao động xã hội ở nước ta hiện nay được phân theo 3 khía cạnh: ngành,lãnh thé vả thành phần kinh tế 30]
Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh hình thức cấu tạo bên
trong của tổng thé lao động sự tương quan giữa các bộ phận va có mối quan hệ giữa các bộ phận đó Đặc trưng của cơ cấu lao động là mối quan hệ tỉ lệ vẻ số lượng
va chất lượng lao động theo những tiêu chí nhất định Là phạm trù kinh tế - xã hội
cơ cấu lao động có những thuộc tính cơ bản đó là tính khách quan, tính lịch sử và
tính xã hội.
+ Tính khách quan: cơ cấu lao động bắt nguồn tử din số và cơ cau kinh tẻ.
quả trình vận động của dan số và cơ cầu kinh tế cỏ tính khách quan do đó nó quy định tính khách quan của cơ cau lao động.
+ Tính lịch sử: quá trình phát triển của loài người lả quá trình của sự phát triển phương thức sản xuất, mỗi phương thức sản xuất có một cơ cấu kinh tế đặc
Trang 22trưng nên cơ cấu kinh tế có tính lịch sử Được bắt nguôn từ cơ cấu kinh tế nên cơ
cau lao động cũng có tinh lịch sử
+ Tinh xã hội: cơ câu lao động mang tinh xã hội sâu sắc Cơ cấu lao động phản ánh sự phân công lao động xã hội thẻ hiện trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, thể hiện quá trình phát triển của con người Mỗi hình thức phân công lao
động xã hội sẽ tạo nên một cơ cấu lao động [38]
Các loại cơ cấu lao động: bao gồm cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo thành phan kinh tế, cơ cấu lao động theo thanh thị - nông thôn, cơ cấu lao động theo các vùng kinh té, cơ cầu lao động theo trình độ văn hóa, cơ câu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cau lao động theo tinh trạng có việc
làm: thất nghiệp ở thành thị và nông thôa [27]
a Cơ cẫu lao động theo ngành
Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành): là một bộ phận cấu thành cơ bản của một nẻn kinh tế quốc dân Đây là tổng thể các ngành (lĩnh vực) của kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định Có rất nhiều ngành tạo thành nên kinh tế Nói cách khác, cơ cấu ngành thé hiện số lượng, ti trọng của các ngành tạo nên nên kinh tế.
Ở một chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao
động xã hội của nén kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng.
Vé đại thé, chúng được phân thành 3 nhóm ngành (hay khu vực) sau đây:
- Khu vực I bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (đối với nhiều
nước khác là các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên)
- Khu vực II gồm các ngành công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác là các ngành chế biên).
~ Khu vực [H là dịch vụ.
Cân lưu ý thêm, trong nén kinh tế có cơ cấu ngành thi trong bản thân từng
nganh cũng tổn tai cơ cấu đó Chẳng hạn cơ cấu ngành của nông nghiệp là tương
quan theo tỉ trọng giữa trồng trọt, chan nuôi và dich vụ nông nghiệp Thậm chí.
trong trong trọt có tương quan giữa trồng cây lương thực cây công nghiệp câythực phẩm cây ăn qua {26]
Trang 23Cơ cấu lao động theo ngành là tinh trang phân bé sắp xếp nguồn lao động củamột ving, một nước (hoặc trên thế giới) vào các ngành kinh tế khác nhau đảm baocho sự hoạt động của toàn nên kinh tế
Việc phân chia lao động theo ngành chủ yếu dựa vao tinh chat va nội dung của
hoạt động sản xuất Lao động thường được phân chia trong ba ngành tương ứng với
ba lĩnh vực kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dich vụ Sựphân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình và trình độ phát triển kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia Bởi vì, sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi cơcấu lao động
Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, tỉ trọng lao động trong
khu vực sản xuất vật chất sẽ giảm xuống, tỉ trọng lao động trong khu vực không sảnxuất vật chất tăng lên; tỉ trọng lao động trong nông — lâm — ngư nghiệp giảm dẫn vàtăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng dịch vụ Thực tế cho thấy, ở cácnước phát triển trải qua quá trình CNH đã sử dụng hiệu quả và hợp lí nguễn laođộng va nâng cao năng suất lao động [1]
Tóm lại, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chính là tương quan vé tỉ trọng lao
động giữa 3 nhóm ngành: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp — xây dựng và dịch
vụ [30]
b Cơ cấu lao động theo thành phân kinh tễ
Cơ cau lao động theo thành phan kinh tế phụ thuộc vao chế độ chính tri, xã hội
của mỗi quốc gia Nó thẻ hiện sự khác biệt và tính da dạng của nền kinh tế [1]
Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở cho việc hình thành cơ cấu ngành
và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu lại là nền tang dé hình thành cơ cấu thanh phầnkinh tế Để có một cơ cấu hợp lí cần phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tếvới chế độ sở hữu sao cho có khả năng thúc day sức sản xuất và phân công lao động
Trang 24Như vậy cơ cau lao động theo thánh phan kinh tế là tương quan tỉ trọng laođộng giữa các thành phản kinh tế tham gia vao các ngành lĩnh vực hay các bộ phậnhợp thành nên kinh tế
c Cơ cẩu lao động theo lãnh thổ
Nếu như cơ cấu ngành hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và
chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu lãnh thé lại được ra đời chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lí Mỗi quốc gia đều có sự phân hóa theo lãnh thỏ vẻ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử Điều đó dẫn đến sự khác biệt ít nhiều giữa các vùng Vì vậy, cơ cấu lãnh thô là một bộ phận trong cơ cau nên kính tế quốc dân và mang tính chất phỏ biến ở tắt cả các nước.
Tương tự như cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thỏ là tương quan tỉ lệ giữa các vùngtrong phạm vi quốc gia được sắp xép theo một cách tự phat hay tự giác cỏ chủ định
Trong một quốc gia có nhiều vùng lãnh thé, các vùng nay phải được bó tri, quan hệ
với nhau theo một tỉ lệ như thé nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng
vùng nói riêng và của cả nước nói chung.
Cơ cấu lãnh thé được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành va cùng thể hiện trong vùng kinh tế Trong cơ cấu lãnh thé có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể Xu thế phát triển cơ cấu lãnh thổ thường là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vải ngành cỏ ưu thé trội liên quan đến phân bố dân cư, phủ
hợp với điều kiện cụ thẻ của vùng [26]
Như vay, nếu có cơ cấu lao động theo ngành thì cũng sẽ có cơ cấu lao động theo lãnh thé Day là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội Cơ cấu lao
động theo lãnh thổ (thành thị - nông thôn, vùng, các huyện - thị xã - thành phố trong
một tỉnh ).
á Cơ chu lao động theo trình độ chuyên môn ki thuật
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật: thể hiện mức độ CNH HĐH của nén kinh tế Nó la kết quả của việc thực hiện đường lỗi, chính sách giáo dục - đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Nêu người lao động được bỏ trí làm đúng chuyên môn của mình sẽ phát huy được năng lực tay nghề
-đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trên thể giới hiện nay, tỉ lệ lao động có trình độ chuyển môn kĩ thuật có xuhướng ngày một gia tăng Ở các nước phát triển, tỉ lệ lao động có trình độ chuyênmôn kĩ thuật cao hơn hẳn so với các nước đang phat [1]
Trang 251.2 Mối quan hệ giữa chuyên dịch cơ cầu lao động và chuyển dịch cơ cau kinh
tế
1.2.1 Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động
Như phan đã trình bảy trên một trong những tính chất quan trọng của cơ cấulao động là tính lịch sử Cơ cấu lao động thay đổi theo từng thời kì lịch sử do các
yếu tổ cấu thành nên nó không phải là bắt biển Đó chính là sự thay đổi vẻ số lượng
và chất lượng lao động phụ thuộc vào dân số, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kì Sự thay đổi diễn ra không đơn thuần về mặt vị trí
mà cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cầu lao động
Như vậy, cơ cau lao động luôn vận động theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo xu thé từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tuy rằng tương đối chậm.
Sự thay đổi các yêu tổ cấu thành cơ cấu lao động dẫn đến phá vỡ tính dn định va
cân đối của nó, rồi lại được hiệu chỉnh dé tạo ra tính ổn định và cân đối mới Chínhthực tiễn chỉ ra rằng, việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải dựa trên cơ sở của một
cơ cấu hiện có
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trạng thái cơ cấu lao động tử thờiđiểm này sang thời điểm khác [30]
Cũng có thể hiểu chuyển dịch cơ câu lao động: là sự thay đổi tăng, giảm của
từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nao
Chuyén dich cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát trién kinh tế
-xã hội của một quốc gia Nó giúp cho nên kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và mặt khác có khả năng hội nhập với khu vực vả thé giới.
Kẻ từ khi đất nước bước vào đổi mới nền kinh tế có những thay đổi cơ bản về
sự phát triển cũng như chuyển địch cơ cấu Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
Trang 26sản xuất và sự phân công lao động xă hội.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm làm giảm ti trọng của khu vực I (nông
~ lâm — ngư nghiệp), tăng tỉ trong của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu
vực III (địch vụ) Trong quá trình chuyển dịch, giá trị tuyệt đối của tắt cả 3 khu vực đều tăng, song ti trọng giữa chúng lại thay đôi nghiêng về khu vực II và khu vực III.
- Xu hướng chuyển dịch nên kinh tế khép kin với chế độ bao cấp sang nên kinh tế
mở theo cơ chế thị trường Với xu hướng này nên kinh tế của nước ta có khả năng
hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thẻ giới
- Xu hướng chuyển dịch nền kinh tế với công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, chất
lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, năng suất và chất
lượng sản phẩm cao đủ sức đứng vững trên thị trường trong nước và thé giới [26]
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, một khi cơ cấu nảy thay đổi sẽ kéo theo cơ câu kia thay đổi và ngược lại theo quy luật phát triển từ thấp đến cao, từđơn giàn đến phức tap
Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế học trên thé giới, giữa phát triển kinh té, bình quân GDP/người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế có mếi quan hệ chặt chẽ với nhau Sự tăng trưởng kinh tế và GDP/người cảng cao thi tỉ
trọng lao động làm việc trong nông — lâm - ngư nghiệp cảng giảm, trong côngnghiệp - xây dựng và dich vụ càng tăng và ngược lại Chính sự thay đổi cơ cẩu kinh
tế sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dẫn tỉ trọng lao động
trong nông — lâm — ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ [26]
Chuyển dich co cầu kinh tế tác động đến chuyển dich cơ cấu lao động
Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi đồng nghĩa với việc thay đổi tỉ trọng trong các ngành trong nén kinh tế, Ngành nào có tỉ trọng tăng lên thì nguồn lao động của ngành đó sẽ phải tăng lên dé có thể đáp ứng được yêu cầu của ngảnh, đồng thờinguồn lực trong các ngành có tí trọng giảm cũng sẽ giảm theo Chính vì vậy ma khi
Trang 27quá trình chuyển địch cơ cau ngành kinh tế diễn ra sẽ làm thay đổi ti trọng lựclượng lao động trong các ngành Lao động sẽ chuyển từ nganh có tỉ trọng giảm(thừa lao động) sang ngành có tỉ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sựchuyển địch cơ cấu lao động Ngày nay củng với sự phát triển không ngừng của
KHKT thì các ngành công nghiệp - xây dựng vả dịch vụ cũng không ngừng phát
triển, tỉ trọng các ngành này trong nền kinh tế không ngừng tăng lên dẫn đến quá
trình chuyển dịch cơ cau lao động tử nông - lâm - ngư nghiệp sang các ngành côngnghiệp - xây dựng và dich vụ, quá trình chuyển dich cơ cấu lao động diễn ra theo
hướng giảm tỉ trọng lao động trong các ngảnh nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỉ
trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng va dich vụ [36].
Cơ cấu thành phản kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó khôngphát huy hết khả năng của mình Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theohướng đa dạng mở đường cho người lao động tự chú, phát huy hết khả năng vẻ vốn,sức khỏe, thời gian và trình độ của mình để mở rộng sản xuất tạo việc làm, tăng thu
nhập cho bản thân và xã hội.
Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lực lượng lao động theo lãnh thổ và
đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp của từng địa phương Sự chuyển dịch theo hướng
chuyên môn hóa của vùng kinh tế sẽ tạo nên sự chuyên môn hóa lao động của vùng.Đông thời, sự tổng hợp vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động trong vùng dé pháttriển kinh tế - xã hội và tăng lực lượng lao động dịch vụ tạo mỗi quan hệ hữu cơ
trong và ngoài vùng , ôn định và phát triển vùng kinh tế Cơ cấu lãnh thô nên kinh
tế càng phát triển cảng tạo điều kiện sử dụng hợp lí lao động tạo sức mạnh của nên
kinh tế [20].
Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra trước vả định hướng chuyên dich cơ câu lao động [36].
Chuyên dịch cơ cau lao động tác động đến chuyển dich cơ cẩu kinh tế
Nguồn lao động được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế và tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ câu kinh té Nguồn
lao động mà có trình độ văn hóa, trình độ CMKT cao thì khả năng tư duy sáng tạo.
và tinh than làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả
năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn Đây là yếu tố quan trọng góp phần
Trang 28Ngược lại nguồn lao động ma có trình độ CMKT thấp sẽ không đủ khả năng
dé tiếp thu KHKT hiện đại KHKT lạc hậu, NSLD thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển các ngành công nghiệp va dich vụ công nghệ cao chậm lại và quá trình chuyển dịch
cơ cầu kinh tế chậm chạp hoặc đậm chân tại chỗ [36]
Như vậy cơ cầu lao động được chuyển dich tuỳ theo sự chuyên dịch của cơ
câu kinh tế, phục vụ va đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Ngoài ra, cơ
cau lao động được chuyén dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiêu yếu tổ như sự
hap dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ
chuyển dich sang làm việc; sự chỉ đạo của Dang va Nhà nước thông qua các cơ ché,chính sách cụ thẻ Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại
tạo điều kiện cho chuyển dich cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế
Các số liệu thống kê kinh tế của thế giới, ở các nước công nghiệp hóa (CNH)
có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong nông ~ lâm - ngư nghiệp rất thấp, tỉ trọng nông — lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không đáng kẻ, công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ thường chiếm vị trí quan trọng Ngược lại, ở nhữngnước dang phát triển có nén kinh tế lạc hậu thi tỉ trọng lao động trong nông - lâm -
ngư nghiệp khá cao và công nghiệp - xây dựng dẫn chiểm vị trí quan trọng trong cơcầu kinh tế
1.3 Vài nét về chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam
1.3.1 Chuyển dich cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp CNH - HĐH là một chủtrương lớn của Đảng và Nhả nước ta Quá trình này tất yêu làm tăng tỉ lệ lao động
trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ và làm giảm tỉ trọng lao động
nông - lâm - ngư nghiệp Dựa vào hình 1.1, trong 10 năm qua, ti trong lao động
ngành công nghiệp - xây đựng tăng lên gần gấp đôi từ 12.4% năm 1999 tăng lên
17.5% năm 2005 va đạt 21.8% năm 2009 và tỉ trong lao động nganh dich vụ cũng
_ THU VIEN
TP HO-CHI-MINE
Trang 29tăng từ 23.5% năm 1999 lên 24.8% năm 2005 va tăng lên 30,6% năm 2009, Ngược
lai tí trong lao đông ngánh nông — làm - ngư nghiệp giảm liên tục chiêm 47.6%
năm 2009 so với 64.1% tại thời điểm 1/7/1999
8 Nóng - lâm - ngư nghiệp * Công nghiệp - xây dựng ®Dich vụ
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của
Việt Nam thời kì 1999 - 2009
Nguắn: Xứ Ì\ từ /3) [6]
Bên cạnh đó, đến năm 2009 trong 21 ngảnh kinh tế thi nganh nông — lâm - ngư nghiệp vẫn chiêm gan một nữa ti trọng lao động cỏ việc lam (47,6%) Một số nganh
có ti trong lao động tương đối lớn lả công nghiệp chẻ biến, ché tạo 14.5%, buôn
bán bán lẻ: sửa chữa ô tô mô tô xe máy vả xe có động cơ khác 11.9%, xây dựng
6.3% và dich vụ ăn udng và lưu trú 4.1%; các nganh còn lại chỉ chiém ti trọng nhỏ
đưới 43% [3]
1.3.2 Chuyển địch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Hinh | 2 cho thay, từ năm 1999 đến năm 2009 có sự thay đổi trong phân bỏ
lao động dang lam việc phân theo ba khu vực thành phân kinh tế: Kinh tế Nha Nước, kinh tế ngoai Nha Nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong
đó, khu vực kinh té ngoai Nha nước chiếm trên 80% tỉ trong lao động đang làm việc
chia theo loại hình kinh tế va có xu hướng ngay cảng giảm, nhưng giảm ít 2,63% từ
89.7% năm 1999 xuông con 87.1% năm 2009; đặt biết lá trong 5 loạt hình kinh tê.
Trang 30kinh tế cá thể chiếm trên ba phân tư tông số việc làm (chiêm 78,63% năm 2009), tiếp
sau la kinh tế Nha nước giữ vai tro thứ hai trong thu hút lao động vào làm việc Tập
thé là loai hình kinh tế chủ đạo trong những năm 70 thi nay chi còn chiếm một tỉ
trọng rat nhỏ (0.5% năm 2009) Và đáng lưu y trong chuyển dich cơ cấu là sự tăng lên vẻ ti trong lao động của kinh tế tư nhân (nam 2009 chiếm 8,0%) vả khu vực có
von dau tư nước ngoải tăng 1,4% tử năm 1999 là 0,5% đến năm 2009 la 2.9% Qua
trinh chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phan kinh tế như trên la phù hợp với
xu hướng CNH - HĐH, phát triển nên kính tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tê Nha nước giữ vai trò chủ đạo đồng thời khuyên khích các thành phan
kinh tê còn lại tham gia vào phát triển kinh tế - xã hôi
Khu vực nhả nước ® Khu vực sgod: nhá nước Khu vực vée đầu tư nước
Hình 1.2: Biểu 46 thé hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành
phan kinh tế của Việt Nam nam 1999 và nam 2009
Nguồn: Xt lÍ từ Báo cáo điều tra lao động và việc lắm ở Việt Nam 1/0/2009
1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thé
Theo bang 1 2 cơ cấu lao động ở các vùng déu chuyển dịch theo hưởng tich
cực nhưng có sự khác nhau giữa các vùng Vùng Đông Nam Bộ chuyển dịch cơ cau
lao động nhanh nhất so với cả nước: tỉ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp
giảm từ 34,7% năm 1999 xuống con 22 4% năm 2009, tăng tỉ trong lao động trong
công nghiệp - xây dựng từ 25.5% năm 1999 tăng lên 33,1% năm 2009 (cả nước 21,8% năm 2009) vả tỉ trọng lao động trong dich vụ cũng tăng từ năm 1999 la 39,8% tăng lên 46.7% năm 2006, sau đỏ giảm vào năm 2009 còn 44,5%, nhưng
Trang 31cũng chiếm tỉ trọng lao động cao nhất theo cơ cấu ngành (cao hơn so với các vùng
khác va cả nước 30,6% năm 2009) Điều đó khang định, vùng này đã khai thác triệt
để mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nên dẫn đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động nhanh và theo hướng tiến bộ.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành kinh tế phân theo lãnh
năm 2009 (cả nước là 47,63% năm 2009), tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây
đựng tăng từ 14,33% đến năm 2009 là 30,4% và ti trọng lao động trong dịch vụ tăng
từ 23,7% tăng lên 34,9% năm 2009.
Còn lại các vùng khác chuyển dịch diễn ra chậm hơn so với cả nước vỉ tỉ trọng lao động trong nông — lâm - ngư nghiệp đến năm 2009 vẫn cao hơn cả nước như ving đồng bằng sông Cửu Long lả 51.0%, vùng Bắc Trung Bộ vả duyên hải Nam Trung Bộ là 56,8%, vùng Tây Nguyên 71.8%, vùng Trung du miền núi phía Bắc
68,2% Đông thời ti trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng va dịch vụ tănglên trong 10 năm qua nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước Nguyên
Trang 32địch cơ cầu lao động theo hướng CNH - HĐH sẽ khác nhau.
1.3.4 Chuyên dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Vẻ trình độ chuyên môn kĩ thuật, tính chung toàn quốc năm 1999 có 86,1% ti
trọng lao động không có trình độ CMKT, 13,9% có trình độ CMKT [23] và đến
năm 2009 tỉ trọng lao động không cỏ trình độ CMKT giảm còn 75,5% đồng thời tỉ trọng lao động có trình độ CMKT tăng lên đạt 26.4% năm 2009 [3], tăng 10.7 điểm
% trong vòng 10 năm Ngoài ra cơ cau đào tạo trình độ cao đăng, đại học và trên đại
hoc, trung học chuyên nghiệp va công nhân kĩ thuật tương ứng 7.2% - 6.4% - 11.0%
va ứng với ti lệ 1a 1- 0,89 - 1,5 Ti lệ của cơ cấu đảo tạo cả nước như vậy đem so với
tỉ lệ chuẩn | - 4 - 10 thì chi ra một hiện tượng “thay” nhiều hon “thợ”, nói lên sự
mat cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động trong nén kinh té giai đoạn
công nghiệp hóa hiện nay.
1.4 Lựa chọn các tiêu chí đánh giá CNH - HĐH về lao động
Tiêu chí công nghiệp hóa có thé hiểu là những đặc trưng dé nhận biết hay để
phân biệt trình độ đạt được trong tiền trình công nghiệp hóa [37] Ở đây tác giả
muốn xem xét, đảnh giá va lam cơ sở nhằm góp phan cho định hướng quả trình
chuyển dich cơ câu lao động của tinh Bình Thuận nên chọn chỉ tiêu về lao động nông nghiệp trong hai bộ tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa của Đỗ Quốc Sam vả H.
Trang 33công nghiệp hóa làm 5 giai đoạn: thời đoạn tiên công nghiệp hóa, giai đoạn khởi
đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện va một thời đoạn hậu công nghiệp
hóa.
Theo Đễ Quốc Sam căn cứ vào những đặc trưng công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại của Việt Nam thì tí trọng lao động nông nghiệp để đạt chuẩn công nghiệp
hóa phải đưới 30,0%.
Bảng 1.4: Chỉ tiêu công nghiệp hóa đự kiến về lao động
Tỉ lệ lao động NN % Dưới 30.0
Trang 34Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng duyén hải Nam Trung Bộ.
Tọa độ địa lí của tinh từ 1033'42" đến 1133'18" vĩ độ Bắc vả tir
10712341" đến 108052'42" kinh độ Đông Ngoài khơi có đảo Phú Quy, cách Tp Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam Phía Đông Bắc va Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận Phía Bắc vả Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đôngvới đường bờ biển dài 192 km
Với vị trí nằm cách Tp Hề Chí Minh khoảng 200 km, cách thành phố Nha
Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất chạy qua; quốc lộ 28 nối liên
thành phố Phan Thiết với các tinh nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối Bình Thuận với
trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, tiếp giáp với biến Đông.
Binh Thuận liền ké với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giao lưu thuận lợi
với các tinh Tây Nguyên vả các tỉnh trong vùng duyên hai Nam Trung Bộ đặc biệt
Phan Thiết - Mũi Né nằm trong khu vục được ưu tiên phát triển du lịch chung của
cả nước Ngoài ra Bình Thuận còn tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn có điều
kiện phát triển kinh tế biển (đặc biệt Bình Thuận cùng với 2 tỉnh Ninh Thuận va Bà
Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những ngư trường lớn của Việt Nam) va giao
lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1,1.2 Phạm vi lãnh thổ
Về mặt hành chính, toàn tỉnh Bình Thuận tính đến năm 2009 bao gồm:
thành phế Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, Bắc Binh, Hàm Thuận Bắc,
Ham Thuận Nam Hàm Tân, Tanh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quy (xem
thêm bản đỗ hành chính tỉnh Binh Thuận năm 2009).
Bình Thuận với diện tích 7.830 km” chiếm 17,6 % so với vùng duyên hải
Nam Trung Bộ (44.366,1 km’) va chiếm 2.4% so với cả nước (331.212 km”) Và
dan số, năm 2009 tỉnh Bình Thuận có 1.167.023 người chiếm 1.4% so với cả nước
(86.164.500 người).
Trang 362.1.2 Các nhân té tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Phan lớn lãnh thé có dang đôi núi thắp vả đồng bang ven biển trải dai dọc bờ
biển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, với khoảng 160 km (nơi rộng nhất 95 km
nơi hẹp nhất 32 km) Phia bắc tiếp giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường
Sơn, phía nam có các dai đổi cát (động cát) chạy đài Nhìn chung, địa hình phân hóa
phức tạp bao gồm 4 đạng địa hình chính như sau:
- Vùng đôi cát và cồn cát ven biển, chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, chủyếu là các dai đồi cát đỏ, trắng, vàng lượn sóng, phân bỗ đọc theo bờ biển từ huyện Tuy Phong đến huyện Ham Tân, nơi rộng nhất là địa phận huyện Bắc Binh (dài
Cả Ty) và đồng bằng thung lũng sông La Ngà (Đức Linh, Tánh Linh).
- Vùng núi thấp và trung bình, chiếm 40,70% diện tích tự nhiên, tập trung
chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của tinh Day là những day núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông
Bắc huyện Đức Linh, có độ dốc cao, địa hình phức tạp
- Vùng đổi gò chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, là dạng chuyến tiếp độ cao
của vùng núi thấp, kéo dải theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức
Linh.
2.1.2.2 Khí hậu
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất so với cả nước, khí hậu
nhiệt đới điển hình, nhiều nang, nhiều gió, không có mùa đông Nhiệt độ cao quanh
năm và ít biến động, trung bình trong năm là 26 - 27°C, tổng nhiệt độ năm trên
9.500°C, vùng núi cao trên 500m nhiệt độ trung bình dưới 24°C, tổng nhiệt độ năm
dưới 8.800°C Riêng vùng núi cao trên 1.200m các giá trị trên thấp hơn nhiều Bình
Thuận là tỉnh nằm trong vùng có lượng mưa trung bình năm thấp, khoảng từ 800
-1.500 mm với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 mùa khô từ tháng
11 đến thang 4 năm sau Đại bộ phận lãnh thé Binh Thuận có độ dm tương đối trung
Trang 37bình năm ở khoảng 75% - 85%, ven bien phía bắc đưới 80% Hằng năm hình thành
hai mùa rõ rệt: mùa âm và mùa khô
Đặc điểm khí hậu trên là diéu kiện cho phơi sấy nông sản Tuy nhiên, lượngmưa nhỏ địa hình dốc đã gây thiếu nước mùa khô đặc biệt lả vùng phía bắc của
tinh nên yếu tế thủy lợi có vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 99,380 ha va gdm các loại như đất phù sa
được bởi, đất phủ sa không được bồi, đất phù sa có ting loang lễ đỏ vàng đất phù
sa glay, đất phù sa ting nước, đất phù sa ngòi suối
- Nhóm dat xám và xám bạc màu: có điện tích 155.090 ha hình thành phổ
biển ở đồng bằng và trung du trên địa hình cao và rửa trôi bé mặt, gồm các loại: Dat
xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám và đất xám bạc màu trên đá granit
~ Nhóm dat đen: phan bố trên địa hình thấp là sản phẩm của đá bazan trên cácvùng Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh Đất đang được tròng ngô, khoai và cây côngnghiệp ngắn ngày: điều kiện tưới và giữ 4m mùa khô gặp khó khăn
- Nhóm đất đỏ vàng: cỏ diện tích 403.460 ha, phân bố ở hau hết các huyện
trên địa hình cao, có độ dốc lớn phân cắt mạnh Phần nhiều các loại đất thuộc nhómđất này là đắt chua nghèo dinh dưỡng, có độ phì thấp
Ngoài các nhóm trên thì còn có nhưng nhóm đất có điện đưới 20.000 ha và giá trị kinh tế không đáng ké như nhỏm dat đỏ và xám nâu trên vùng ban khô han,
nhóm đất thung lũng thanh tạo do sản phẩm bỏi tụ, nhóm đất xói mòn tro sỏi đá vànhóm đất mặn
b Cơ cau sử dụng dat
Tổng điện tích đất tự nhiên của Binh Thuận năm 2009 là 781.043 ha Quỹ
đất sử dụng cho mục đích kinh tế - xã hội chiếm tỉ lệ cao (93.35%) đất sản xuất
nông nghiệp 677.948 ha chiếm 86,80%; đất phi nông nghiệp 51.123 ha chiếm tí lệ
Trang 386.55%; đất chưa sử dụng 51.972 ha chiếm tỉ lệ 6,65% (bao gồm cả sông suỗi, ao,
hd) Do đó côn khả năng khai thác dé đưa vào sử dụng.
2.1.2.4 Tài nguyên nước
a Tài nguyên nước mặt
Bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Bắc và phía Tây của tỉnh, chảy qua địa
phận Bình Thuận có 7 con sông chính (sông Lòng Sông sông Lũy, sông Cái, sông
Mường Man, sông Phan, sông Dinh, sông La Nga); chỉ trừ sông La Nga, còn tat cảcác dong đều dé ra biển Đông
Tổng diện tích lưu vực 9.880 km? với chiều dai sông sudi 663 km Nguồn
nước mặt hang năm của tỉnh khoảng 5.4 tỉ m (lưu vực có thé khai thác 4.714 km”)
trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m’, riêng sông La Nga chiếm 2.1 tỉ mỶ Nguồn nước mặt phân bỗ mat cân đối theo không gian và thời gian Lưu vực sông La Nga thừa nước thường bị ngập ung, nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Binh,
ven biển (lưu vực Sông Phan, sông Dinh) thiếu nước trằm trọng Hiện nay toàn tỉnh
đã xây dựng trên 260 công trình thủy lợi nhỏ có ting dung tích trừ nước khoảng 167
triệu m*, với tổng năng lực thiết kế tưới khoảng 41.500 ha, trong đó đang phát huytưới 30.000 ha đất canh tác (62.400 ha gieo trồng), cắp nước sinh hoạt với trữ lượng
cấp khoảng 900.000 mỶ/năm.
b Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm ít, lại bị nhiễm mặn, phèn, đồng thời việc khai thác cũng chưa nhiều nén khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất là rat nhỏ; chỉ đáp ứng
được rất hạn chế cho sản xuất và sinh hoạt một số vùng nhỏ thuộc Tp Phan Thiết vàđồng bằng sông La Ngà
2.1.2.5 Tài nguyên sinh vật
Tếng điện tích đất lâm nghiệp năm 2009 là 296.516 ha, trong đó rừng tự nhiên 264.109 ha, rừng trồng 32.407 ha Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiễu ở Tánh Linh, tiếp đến là Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam Thảm thực vật rừng tự nhiên của tình có khoảng 200 loài thực vật 50 loài gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, séu, gõ đỏ, sao đen, dau rai, gõ mật, trắc có giá trị cao về kinh tế cũng như môi trường Rừng trong chủ yếu lả keo, bạch dan, xa cir, phi lao va các
loại cây chịu hạn khác Ngoài ra, Bình Thuận còn nhiều đạng thực vật bậc cao trên
các bãi triều, các vùng sinh lầy cửa sông như ban, mắm, si, vet
Trang 39Hiện nay, toan tinh Binh Thuận đã thong kẻ được có 230 loài động vật trên
cạn (chim, thú, bò sát và lưỡng cư) chưa kể đến các loài động vật đưới nước vàđộng vật nuôi thì có 47 loài quý hiểm và 44 loài được ghí trong sách đô Việt Nam
2.1.2.6 Tài nguyên biển
Binh Thuận với dai bờ biển kéo đài 192 km chạy theo phương Đông Bắc
-Tây Nam Do diéu kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng biển Binh Thuận là nơi hội tụ rất nhiều loài sinh vật (có đến 538 loài cá khác nhau — trong đó cá nỗi 146 loài, cá đáy
392 loài), cùng với Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tảu là một trong ba ngư trường
lớn của cả nước; có trữ lượng trên 250.000 tắn có thê cho sản lượng đến 150.000
tân hàng năm
Vùng ven biển Bình Thuận còn có nhiều khả năng nuôi trồng thuỷ sản, điểm
nghiệp va du lịch: toản tỉnh có trên 3.000 ha mặt nước triều cỏ thé đưa vào nuôi
tôm, làm ruộng muối Những bãi biển trải dải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp là lợi
thé dé phát triển du lịch như Vĩnh Hao, Binh Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương, Ham
Tiến, Phú Hai, Mũi Né (Tp Phan Thiét); Tân Thành, Thuận Quý (Ham Thuận
Nam); Tân Hải (Hàm Tân)
2.1.2.7 Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra, Binh Thuận hiện đã dang kí được 89 biểu hiện khoáng sản trong đó có 24 mỏ, 35 điểm quặng 19 điểm khoáng hóa và 15 nguồn nước
khoáng Khoáng sản của tỉnh tương đối phong phú và đa dạng như: nhóm kim loạigồm vàng thiếc, wonfram, chi, kẽm : nhóm phi kim có các loại đá quý và bán quý
như saphia, thạch anh pha lê, ; các mỏ sét gạch ngói, cuội, sỏi đỏ, cát, đá ốp lát, đá
xây dựng, cát thủy tinh, bentonit, sôđa, fenspat, thạch anh Trong đó, nước khoáng
và các khoáng sản (sét, đá xây dựng ) có giá trị thương mại vả công nghiệp cao
đang được đây mạnh khai thác trong những năm gần đây
Vùng biển ngoài khơi và thêm lục địa của tỉnh nim gắn trọn trong bên trũng Cửu Long, nơi được đánh gid có triển vọng khá về trữ lượng đầu mỏ Hiện nay đang khai thác dau mỏ tai mỏ Sư Tử Đen với sản lượng khoảng 80 nghìn thing/ngay 2.1.3 Các nhân tổ kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Dan cư
Dân số Bình Thuận liên tục tăng qua các năm, nhưng tăng không đều trong
các giai đoạn giai đoạn 1999 - 2001 tỉ lệ tăng 2%/nam, giai đoạn 2005 - 2007 tăng
chậm nhất chi đạt 0,8%/nam Từ năm 1999 chi 1.046.320 người đến năm 2009
Trang 40(theo kết quả tổng điều tra 1/4/2009) dân số là 1.167.023 người, tỉ lệ tăng là
1.19/năm (dựa vào hình 2.1) Với quy mô dân số năm 2009, tỉnh Bình Thuận có
dan sé đứng 29/63 tỉnh, thành phố trong cả nước
1 200%
1999 3l MU 30% XƠ? 2 Nm
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện dân số tỉnh Bình Thuận thời ki 1999 — 2009
Nguôn: Niên giám thống kê năm 2005, 2009: TOT dân số và nha ở năm 1999 và 2009
a Gia tăng dân số
Bảng 2.1: Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số
Từ bảng 2 1, gia tăng tự nhiên đã liên tục giảm xuống trong những năm qua
từ 1,7% năm 1999 xuống còn 1,3% năm 2009, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn cao hơn mức
trung bình của cả nước (1,2%) Nguyên nhân là do những năm qua cả tỉ lệ sinh và tỉ
lệ tử đều giảm nhưng tỉ lệ sinh giảm nhanh hơn nhờ thực hiện tốt chính sách dân số
- kế hoạch hóa gia đình
Gia tăng dân số từ gia tăng cơ học ở Bình Thuận là không đáng kẻ Theo kếtquả điều tra cho thấy, Binh Thuận vẫn là tinh xuất cư thuẫn với ti suất âm 2,33%; tỉ
suất nhập cư ngảy càng giảm từ 1,96% năm 1999 xuống còn 1,49% năm 2009; tỉ
suất xuất cư tăng từ 3,28% năm 1999 lên 3,81% năm 2009