Mối quan hệ giữa chuyên dịch cơ cầu lao động và chuyển dịch cơ cau kinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận thời kì 1999 - 2009 và định hướng đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Mối quan hệ giữa chuyên dịch cơ cầu lao động và chuyển dịch cơ cau kinh

tế

1.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động

Như phan đã trình bảy trên. một trong những tính chất quan trọng của cơ cấu lao động là tính lịch sử. Cơ cấu lao động thay đổi theo từng thời kì lịch sử do các

yếu tổ cấu thành nên nó không phải là bắt biển. Đó chính là sự thay đổi vẻ số lượng và chất lượng lao động phụ thuộc vào dân số, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kì. Sự thay đổi diễn ra không đơn thuần về mặt vị trí

mà cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cầu lao động.

Như vậy, cơ cau lao động luôn vận động theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo xu thé từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tuy rằng tương đối chậm.

Sự thay đổi các yêu tổ cấu thành cơ cấu lao động dẫn đến phá vỡ tính dn định va cân đối của nó, rồi lại được hiệu chỉnh dé tạo ra tính ổn định và cân đối mới. Chính

thực tiễn chỉ ra rằng, việc chuyển dịch cơ cấu lao động phải dựa trên cơ sở của một cơ cấu hiện có.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trạng thái cơ cấu lao động tử thời điểm này sang thời điểm khác. [30]

Cũng có thể hiểu chuyển dịch cơ câu lao động: là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nao

đó.

1.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyến dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái nảy sang trạng thai khác phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thỏ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược kinh tế - xã hội đã được đẻ ra cho từng thời kì cụ thẻ.

Chuyén dich cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát trién kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nó giúp cho nên kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và mặt khác. có khả năng hội nhập với khu vực vả thé giới.

Kẻ từ khi đất nước bước vào đổi mới nền kinh tế có những thay đổi cơ bản về sự phát triển cũng như chuyển địch cơ cấu. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

17

tế đã và đang diễn ra mang tinh quy luật và tiến bộ. Đó là một vải xu hướng chủ yêu

sau:

- Xu hướng chuyển dich cơ cấu kinh tế từ tự cắp. tự túc trông cậy vào nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu hướng tích cực dựa trên cơ sở phát triển của sức sản xuất và sự phân công lao động xă hội.

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm làm giảm ti trọng của khu vực I (nông

~ lâm — ngư nghiệp), tăng tỉ trong của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu

vực III (địch vụ). Trong quá trình chuyển dịch, giá trị tuyệt đối của tắt cả 3 khu vực đều tăng, song ti trọng giữa chúng lại thay đôi nghiêng về khu vực II và khu vực III.

- Xu hướng chuyển dịch nên kinh tế khép kin với chế độ bao cấp sang nên kinh tế mở theo cơ chế thị trường. Với xu hướng này nên kinh tế của nước ta có khả năng hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thẻ giới.

- Xu hướng chuyển dịch nền kinh tế với công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, năng suất và chất

lượng sản phẩm cao đủ sức đứng vững trên thị trường trong nước và thé giới. [26]

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, một khi cơ cấu nảy thay đổi sẽ kéo theo cơ câu kia thay đổi và ngược lại theo quy luật phát triển từ thấp đến cao, từ

đơn giàn đến phức tap.

Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế học trên thé giới, giữa phát triển kinh té, bình quân GDP/người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế có mếi quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tăng trưởng kinh tế và GDP/người cảng cao thi tỉ

trọng lao động làm việc trong nông — lâm - ngư nghiệp cảng giảm, trong công

nghiệp - xây dựng và dich vụ càng tăng và ngược lại. Chính sự thay đổi cơ cẩu kinh

tế sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dẫn tỉ trọng lao động

trong nông — lâm — ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ. [26]

Chuyển dich co cầu kinh tế tác động đến chuyển dich cơ cấu lao động

Khi cơ cấu ngành kinh tế thay đổi đồng nghĩa với việc thay đổi tỉ trọng trong các ngành trong nén kinh tế, Ngành nào có tỉ trọng tăng lên thì nguồn lao động của ngành đó sẽ phải tăng lên dé có thể đáp ứng được yêu cầu của ngảnh, đồng thời

nguồn lực trong các ngành có tí trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy ma khi

18

quá trình chuyển địch cơ cau ngành kinh tế diễn ra sẽ làm thay đổi ti trọng lực lượng lao động trong các ngành. Lao động sẽ chuyển từ nganh có tỉ trọng giảm (thừa lao động) sang ngành có tỉ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sự chuyển địch cơ cấu lao động. Ngày nay củng với sự phát triển không ngừng của

KHKT thì các ngành công nghiệp - xây dựng vả dịch vụ cũng không ngừng phát

triển, tỉ trọng các ngành này trong nền kinh tế không ngừng tăng lên dẫn đến quá

trình chuyển dịch cơ cau lao động tử nông - lâm - ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dich vụ, quá trình chuyển dich cơ cấu lao động diễn ra theo

hướng giảm tỉ trọng lao động trong các ngảnh nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng va dich vụ [36].

Cơ cấu thành phản kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó không phát huy hết khả năng của mình. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng đa dạng mở đường cho người lao động tự chú, phát huy hết khả năng vẻ vốn, sức khỏe, thời gian và trình độ của mình để mở rộng sản xuất tạo việc làm, tăng thu

nhập cho bản thân và xã hội.

Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lực lượng lao động theo lãnh thổ và đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp của từng địa phương. Sự chuyển dịch theo hướng

chuyên môn hóa của vùng kinh tế sẽ tạo nên sự chuyên môn hóa lao động của vùng.

Đông thời, sự tổng hợp vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động trong vùng dé phát triển kinh tế - xã hội và tăng lực lượng lao động dịch vụ tạo mỗi quan hệ hữu cơ trong và ngoài vùng , ôn định và phát triển vùng kinh tế. Cơ cấu lãnh thô nên kinh tế càng phát triển cảng tạo điều kiện sử dụng hợp lí lao động. tạo sức mạnh của nên kinh tế [20].

Như vậy. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra trước vả định hướng chuyên dich cơ câu lao động [36].

Chuyên dịch cơ cau lao động tác động đến chuyển dich cơ cẩu kinh tế

Nguồn lao động được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế và tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ câu kinh té. Nguồn

lao động mà có trình độ văn hóa, trình độ CMKT cao thì khả năng tư duy sáng tạo.

và tinh than làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả

năng tiếp thu khoa học công nghệ cũng cao hơn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần

19

thúc day KHKT trong các ngành sản xuất phát triển, cải tiền công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh va nâng cao NSLD, thúc day các ngành dịch vụ kĩ thuật cao phát triển. Do đó làm cho các ngành địch vụ kĩ thuật cao phát triển mạnh hơn. Ti trọng các ngảnh này trong nén kinh tế cũng tăng lên tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đúng hướng, thúc day phát triển kinh tế.

Ngược lại nguồn lao động ma có trình độ CMKT thấp sẽ không đủ khả năng dé tiếp thu KHKT hiện đại. KHKT lạc hậu, NSLD thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển các ngành công nghiệp va dich vụ công nghệ cao chậm lại và quá trình chuyển dịch

cơ cầu kinh tế chậm chạp hoặc đậm chân tại chỗ. [36]

Như vậy. cơ cầu lao động được chuyển dich tuỳ theo sự chuyên dịch của cơ

câu kinh tế, phục vụ va đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cau lao động được chuyén dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiêu yếu tổ như sự hap dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dich sang làm việc; sự chỉ đạo của Dang va Nhà nước thông qua các cơ ché, chính sách cụ thẻ... Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dich cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Các số liệu thống kê kinh tế của thế giới, ở các nước công nghiệp hóa (CNH) có nền kinh tế phát triển cao, số người lao động trong nông ~ lâm - ngư nghiệp rất thấp, tỉ trọng nông — lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không đáng kẻ, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thường chiếm vị trí quan trọng. Ngược lại, ở những nước dang phát triển có nén kinh tế lạc hậu thi tỉ trọng lao động trong nông - lâm -

ngư nghiệp khá cao và công nghiệp - xây dựng dẫn chiểm vị trí quan trọng trong cơ

cầu kinh tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận thời kì 1999 - 2009 và định hướng đến năm 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)