GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPDẪN NHẬP L — MỤC ĐÍCH- LÝ DO CHỌN DE TÀI: Xuân Quỳnh đã sống hết mình vì nghệ thuật, làm thơ đối với chị như là việc làm của một con ong cẩn mẫn đi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VAN
-Dé tai:
CAC BIEN PHAP NGHE THUAT
TRONG THO XUAN QUYNH
Chuyên (Ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
GVHD: TS HOÀNG THỊ VĂN
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN
THÀNH PHO HO CHÍ MINH
5 — 2003
Trang 2II Pham vi nghiên cứu
IV Phương pháp nghiên cứu
V Bố cục của luận văn
CHƯƠNG I: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT - PHƯƠNG TIEN TẠO LOI VĂN NGHỆ THUẬT
I CÁC BIEN PHÁP NGHỆ THUAT - PHƯƠNG TIEN TAO
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
1 Lời văn nghệ thuật trong chỉnh thể tác phẩm
2 Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
CHƯƠNG II: BIEN PHÁP NGHỆ THUAT SO SÁNH - AN DỤ
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
| | BIEN PHÁP NGHỆ THUAT SO SANH
-1 Vật mẫu so sánh
1.1 Vật mẫu so sánh là khái niệm trừu tượng
Trang 3HÓA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
I | BIEN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
I Miêu tả cảnh vật thiên nhiên
1.1 Miêu tả cỏ cây
1.2 Miêu tả hoa đại, rau dai
1.3 Miêu tả khung cảnh quê hương
1.4 Miêu tả con đường 1.5 Miêu tả các mùa
1.6 Miêu tả bầu trời
2 Miêu tả dé vật sinh hoạt hàng ngày
li BIEN PHÁP NGHE THUẬT NHÂN HOA
Trang 41 Một thế giới sinh đông
2 Cảm xúc hóa đối tượng miêu tả
KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO
Trang 5GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DẪN NHẬP
L — MỤC ĐÍCH- LÝ DO CHỌN DE TÀI:
Xuân Quỳnh đã sống hết mình vì nghệ thuật, làm thơ đối với chị như
là việc làm của một con ong cẩn mẫn đi hút mật cho đời, góp nhặt những
vẻ đẹp bình thường, vốn có của cuộc đời để làm nên cái đẹp nghệ thuật Người nghệ sĩ khác đời ở chỗ: người ta khổ một anh ta khổ hai, người ta
vui ít anh ta vui nhiều và thậm chí buồn trong cả khi vui Xuân Quỳnh cũng
vậy Chị đã vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sống và cốnghiến Những mất mát, thiệt thòi không đánh gục chị thậm chí còn giúp chịvươn lên, nuôi đưỡng niểm cảm xúc thẩm mỹ, tiếp sức cho những rung
đông về cái đẹp, giữ cho tâm hồn luôn đào dat sóng ấy không hé bị chai
sạn dưới sức mạnh của thời gian mà ngày luôn mới mẻ và nhạy cảm
Trong những năm tháng đầy biến động - thời kỳ sinh mệnh dân tộc
được đặt lên hàng đầu va sự sống của mỗi cá nhân rất ít được dé cập đến,
có thể nói những nhà thơ kiểu Xuân Quỳnh chúng ta rất hiếm gặp Phần lớn họ đều gắn bó với nhiệm vụ cách mạng, gắn với sứ mệnh thiêng liêng,
cao cả của din tộc nên các nhà thơ hầu như không thể tự bứt mình ra khỏi không khí chung để tìm cái gọi là riêng tư, sâu kín Nói như vậy để thấy
rang Xuân Quỳnh là một gương mặt thơ tiêu biểu của nên thơ Việt Nam
hiện đại.
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VĂN Trang |
Trang 6GVHD: HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Xuân Quỳnh đã nói hộ bao người về những ước muốn của tình yêu, hạnh phúc va tuổi trẻ đặc biệt là về những con sóng khát đợi một tình yêu tha thiết nhất, thủy chung nhất Nhà thơ như muốn xé tan mình, bứt
mình ra khỏi những nhọc nhin, lo toan để hòa vào bể đời rộng lớn “Ước gì
ta được là sông — Dé ra đến biển là không còn minh” (Lâm Thị Mỹ Da)
Điều đó làm cho các sáng tác của Xuân Quỳnh đa dạng, phong phú, giàu cắm xúc, vừa dim thấm, dịu dang, vừa trăn trở, lo âu.
“Diu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi” (O.Becgon) Ai đã từng
đọc và yêu thơ Xuân Quỳnh, có lẽ cũng thốt lên như vậy Bước vào đường thơ ca, Xuân Quỳnh không ín dấu chân thơ bằng mỹ từ lóng lánh, những ngôn từ chuốt, những dàng dấp thơ tân kỳ mà đọng lại trong lòng người
đọc chính ở cách diễn đạt mộc mạc Càng qua nhiều trải nghiệm, thơ Xuân Quỳnh ngày càng sâu sắc, trăn trở và đầy nồng nhiệt.
Xuất phát từ sự yêu thích văn học cũng như mến mộ nhân cách và tài năng của Xuân Quỳnh, người viết mạnh dạn chọn để tài “Các biện
pháp nghệ thuật trong thơ Xuân Quynh” với mong muốn tìm hiểu những
phương tiện nghệ thuật làm nên thành công trong các sáng tác của Xuân
Quỳnh Nghiên cứu để tài nay, người viết cũng muốn góp phần khẳng định
sự đóng góp quý báu của nhà thơ trong nền thơ ca dân tộc đồng thời bày tỏ
lòng mến yêu và tiếc nuối vì sự ra đi đột ngột của một hồn thơ đẩy nữ tính.
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 2
Trang 7GVHD: HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ đã cống hiến cho nền văn
học hiện dai Việt Nam những tác phẩm thơ xuất sắc Tìm hiểu các sáng
tác của chị giới phê bình - nghiên cứu đã có nhiều ý kiến đánh giá khác
nhau như sau :
Thơ Xuân Quỳnh “nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn như một điệu múa
dan tộc" và là "thứ thơ tự biểu hiện".'"" “Tho Xuân Quỳnh tuy chưa nói
được gì nhiều về các vấn dé chung lớn của thời đại song thơ Xuân Quỳnh
lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm sự chân thành về những chuyện hết sức
riêng tư như tình yêu, ước mơ và khát vọng?
“Chi nói tự nhiên không khoa trương không lạm dụng kỹ xảo *( )”.
Từ ngữ như gọi nhau, như say như tỉnh, biến hóa, thông minh, như bản chất `
những đồng dao xưa cổ nhất Quả thật ngôn ngữ của Xuân Quỳnh trở nên mềm mại duyên dáng hẳn khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của ngôn
ngữ ca dao dan caTM”
"Hãy nhìn vào những bai thơ lục bát in trong "Sân ga chiều em di”.
Quả là một thứ “hoa dại” Hầu như rất ít khi ta thấy nó có được cái hơi vừa
dan gian vừa cổ điển mà mọi người đã quenTM”
(1): Lê Dinh Ky, Tơ tầm - chói biếc TCVH số 1/1994, Tr 21 + 25.
(2): Chu Nga Xuân Quỳnh - một chối thơ sắc biếc TCNH số 1/1973, Tr 87.
13): Nguyễn Xuân Nam, Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh - Trích Xuân Quỳnh thơ và lời bình, NXBVHTT, Hà Nôi 2000), Tr 220.
(4): Vương Tri Nhân và Pham Tiến Dude Ý thức về thời gian - cảm giác về hanh phúc.
SVTH: NGUYEN HA BÍCH VAN Trang 3
Trang 8GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
"Đặc điểm thơ của Xuân Quỳnh là sự trẻ trung, hồn nhiên cộng với
cái thông minh dân dã được thể hiện thông qua những cảm xúc tinh tế,
những nhận vét tinh vi, và hau như lúc nào cũng pha chút hài hước, tinh
nghịch tao nên nét hóm hình riêng, trộn không lẫn”.
khác đều xoáy vào góc độ nội dung để tài và phong cách sáng tác
của nhà thơ Mỗi nhà nghiên cứu - phê bình đều có ý kiến khác nhau Song tựu trung vẫn là những đánh giá nhằm làm nổi bật thành tựu mà Xuân
Quỳnh đạt được.
Từ năm 1998, năm Xuân Quỳnh mất và tiếp sau đó, ý kiến đánh giá
thơ Xuân Quỳnh ngày càng phong phú, đa dạng Các bài báo, tiểu luận, phê bình, nghiên cứu tập trung tìm hiểu, trao đổi, kết luận ở nhiều khía
cạnh khác nhau về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của chị Tiêu biểu có những ý kiến đánh giá sau:
“Tink chất tự truyện là nét đậm, quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập
thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ.
Gần như chỉ trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị”?
(l): Trích Xuân Quỳnh thơ và li hình - (Thiếu mai, Thơ Xuân Quỳnh - TCVH số 1/1983
Trích tuyển chon và trích din nhữag bài phê bình ~ hình luận văn học của các nhà văn và cá
nhà nghiên cứu Việt Nam, NXB VH TPHCM 1998, Tr 67)NXBVHTT, Hà Nội 2000, Tr.10
Trang 9GVHD: HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
"Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm
hồn phụ nữ thông minh, sắc sáo giàu lòng yêu thương", “thơ chị chính là
đời sống của chị, là những tâm trạng thực của chị trong mỗi bước vui budn của đời sống."
"Những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân
thật và dam mê mãnh ligt”
"Điểm đặc sắc hon trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ Thơ chị có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra Giọng điệu ở đây
không phải là cách nói mà là cách cảm xúc, là giong điệu của tâm hon”.
"Thơ Xuân Quỳnh rất giàu tâm trạng Có khi chỉ bắt đầu từ một xúc
động hoặc nhẹ nhàng, kín đáo hoặc da diết sôi nổi thế là ở chị đã có một
tứ thơ"
Tiếng thơ Xuân Quỳnh * !à tiếng nói mới của thơ dân tộc tiếng nói
phản ánh chiêu sâu của văn hóa dân tộc *°'
(1): Lưu Khánh Tho, Cảm nhãn về tho Xuân Quynh, Xuân Quỳnh - thơ và đời, NXB Văn hóa
Ha Nội 1995, Tr.226 + 227.
(2): Đoàn Thị Đăng Hương Người dan bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - thơ và đời, NX
Vin hóa, Hà Nội 1995, Tr 223
(3! Lưu Khánh Thơ, Cảm nhận vé the Xuân Quỳnh, Trích Nữ si Xuân Quỳnh cuộc đời để lại
NXB VHTT Hà Nội 2001, Tr 16617.
(4) Nguyễn Thi Bich Ngoc, Thơ tink Xuân Quỳnh — sự thé hiện sức manh của môt tâm hồ
phụ nữ trích Xuân Quỳnh thơ va lời bình, NXBVHTT Hà Nói 2000, Tr.137.
(5) Phan Ngọc Tho tinh Xuân Quỳnh - tiếng nói mới của thơ dan tộc, Văn hóa — Nghề thuật
Trang 10GVHD; HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
"Ở thơ Xuân Quỳnh cái cổ điển, cái lang mạn và biểu hiện hài hòa
vào trong kết cấu kế chuyện, đổi vai của nhân vật thơ rất sinh động, dân
gian nên trở nên gân gũi và mộc mạc, không sáo Trong cái mạch kể tả ấy, câu ý lại không td, kể nên đọc xong nhớ lâu, không tam thường ".°
Ngoài ra còn nhiều bài viết khác của đông đảo bạn bè và người
thân bày tỏ lòng tiếc thương Xuân Quỳnh và một số bài tiểu luận đăng rải
rác trên các báo nhân kỷ niệm ngày mất của Xuân Quỳnh — Lưu Quang
Dựa trên cơ sở lịch sử vấn dé đã phân tích ở trên, người viết cố gắng
tìm tòi, phát hiện và đưa ra một cách tiếp cận mới qua việc nghiên cứu để
tài này.
(11) Nguyễn Quận, Phong cảnh mutt bảy (thơ Xuân Quỳnh), Trích Nữ sĩ Xuân Quỳnh cud
đời để lai, NNBVHTT Hà Noi 301, Tr 182
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VĂN Trang 6
Trang 11GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
II PHAM VI NGHIÊN CỨU
Xuân Quỳnh đã thường xuyên sử đụng các biện pháp nghệ thuật như
là phương tiện làm tăng khả năng biểu đạt trong thơ, làm cho thơ chị giàu
sức biểu cảm Trong để tài này, người viết chọn một số biện pháp nghệ
thuật là phương tiện tổ chức lời thơ, để từ đó có thể nhận diện những tính
cách riêng độc đáo, những cảm xúc, tâm trạng của Xuân Quỳnh được
phản ánh qua những hình tượng sinh động, cũng như những phát hiện mới
mẻ chỉ tìm thấy trong phong cách thơ Xuân Quỳnh
Các biện pháp nghệ thuật được người viết tập trung thống kê: So sánh — ẩn dụ, miêu tả - nhân hóa.
Tác phẩm của Xuân Quỳnh khá phong phú và đa dạng Trong luậnvăn này, người viết chỉ nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh ở các tập: Hoa dọc
chiến hào (1998), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1982), Bầu trời trong quả trứng (1982), Tự hát (19984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1988).
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi dé tài này, người viết sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau :
I Đọc các tác phẩm của Xuân Quỳnh và các bài nghiên cứu phê
bình về Xuân Quỳnh để có một cái nhìn toàn diện, thống nhất về điện mạo
thơ chị.
2 Phương pháp thống kê:
Vì luận văn dựa trên cúc biện pháp nghệ thuật: So sánh - ẩn dụ,
miêu tả - nhân hóa nên người viết chọn phương pháp thống kê để có điều
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VAN Trang 7
Trang 12GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
kiện so sánh đối chiếu trên cơ sở khách quan của việc tạo hình tượng thơthông qua cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó Việc thống kê phân
loại sẽ phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật mà Xuân Quỳnh thường
xuyên sử dụng giúp nhận diện được chức năng, thế mạnh của từng biệnpháp nghệ thuật Từ đó có một nhân định khá: quát về cách lựa chọn và sử
dụng các biện pháp nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh.
3 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, người viết so sánh thơ chị với tác phẩm
của các nhà thơ cùng thời và trước đó để thấy rõ sự tiếp thu, kế thừa có
sáng tạo của nhà thơ, phát hiện cái hay, cái mới, nét đặc sắc trong nghệ
thuật thơ Xuân Quỳnh.
4 Phương pháp phân tích — tổng hợp
Để làm nổi rõ giá trị của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật,
người viết tiến hành phần tích một số bài thơ tiêu biểu, sau đó tổng hợplại, đi đến nhận định khái quát
Các phương pháp trên không phải thực hiện một cách riêng lẻ mà
được vận dụng một cách linh hoat, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình
khảo sát, phân tích, đánh giá.
SVTH: NGUYEN HA BICH VAN Trang 8
Trang 13GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
V BO CỤC LUẬN VĂN
Dẫn nhập
Chương |: Các biện pháp nghé thuật- phương tiện tạo lời văn nghệ thuật
Chương II : Biện pháp nghệ thuật so sánh — ẩn dụ trong thơ Xuân Quỳnh
Chương Hl :Biện pháp nghệ thuật miêu tả-nhân hóa trong thd Xuân
Quỳnh
Kết luận
Thư mục tham khảo
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trung 9
Trang 14GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUONG I:
CAC BIEN PHÁP NGHỆ THUAT - PHƯƠNG
TIEN TAO LOI VAN NGHE THUAT
I.CÁC BIEN PHAP NGHỆ THUAT - PHƯƠNG TIEN TẠO
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
1 Lời văn nghệ thuật trong chỉnh thể tác phẩm
Theo Giáo sư Trin Dinh Sử, mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời : lời thơ, lời văn, lời tác gid, lời nhân vật gộp chung lại
gọi là lời văn Nếu ngôn từ, tức lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mỹcủa nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ
nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Lời văn — thực chất cũng là một dạng của ngôn từ nhưng đã được tổ
chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong cách,
thể loại Lời nói trong tác phẩm nghệ thuật không còn là hiện tượng ngôn
ngữ mang chức năng giao tiếp thông thường, mà đã được đưa vào một hệ
thống giao tiếp khác, mang chức năng khác Chính vì vậy, vấn để ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học và lời văn trong tác phẩm văn học không đồng
nhất với nhau
Lời văn cũng là một dạng của lời nói, xét theo quan điểm ngôn ngữ
học phân biệt với ngôn ngữ Nhưng lời văn của tác phẩm khác hẳn với lời
nói thông thường Lời nói thông thường giải quyết các nhiệm vụ tức thời,
một lần, lời van tác phẩm không chỉ có tác dung đó, thậm chí, trái lại, nó
có tham vọng trở thành lời nói cho nhiều lần, với muôn đời Lời nói phụ
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VAN Trang 10
Trang 15GVHD: HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thuộc vào hoàn cảnh nói mà người nghe phải hiểu biết đầy đủ hoàn cảnh
đó thì mới hiểu được Nếu tách khỏi hoàn cảnh ấy, lời nói trở nên vô ý
nghĩa, vô giá trị Nó có thể bị tách rời ngữ cảnh tức thời và tham gia vào
nhiều ngữ cảnh khác Lời nói thông thường không trọn vẹn, đẩy đủ Lời
văn, trái lại, luôn luôn là hiên tượng trọn vẹn, đầy đủ để tư nó có thể
thuyết minh ý nghĩa của nó trong môi trường giao tiếp văn học Trong giao
tiếp thông thường, người ta có thể nói bằng nhiều cách để diễn đạt một ý.
Trong nghệ thuật, nhà văn hoàn thiện văn bản, tạo thành lời văn duy nhất hợp với ý tình định nói Người đọc chỉ cần tập trung vào văn bản “Truyén
Kiéu” là hiểu được thông điệp mà Nguyễn Du gửi lại, không nhất thiết
phải biết thiên tuyệt bút ấy được viết ra trước hay sau khi đi sứ, khi ấy tác
giả làm chức gì và ở đâu Dĩ nhiên, hiểu được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hiện thực xã hội cung cấp những thông tin cần thiết để hiểu sâu thêm tác phẩm, nhưng không phải là bắt buộc Đó là vì lời văn không giản
đơn là lời nói mà đã là hình thức của một tác phẩm văn học có quy luật tổ
chức riêng của nó.
Lời văn nghệ thuật là kiểu lời văn chỉ dùng trong văn bản tác
phẩm văn học Nó bị chỉ phối một mặt bởi các quy luật của ngôn ngữ (ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng ) mặt khác lại bị chỉ phối bởi quy luật loại thể (lời
văn trữ tình, tự su, kịch ) và ý đổ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo.
Muốn tham gia vào giao tiếp văn học, nhất thiết phải hiểu biết đặc
trưng của lời văn nghệ thuật Lời văn nghệ thuật mang tính hình tượng, tính gợi cảm, tính chính xác, tính hàm súc
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VĂN Trang II
Trang 16GVHD: HOANG THỊ VAN LUAN VAN TOT NGHIEP
Lời văn là lời của thé giới hình tượng muốn tự nói lên bằng ngôn từ!
A Tônxtôi cho rằng, mọi vật trên thế giới đều có cái động tác, hành động
riêng của nó trong một thời điểm nào đó Không chỉ là động tác của cơ thể,
mà còn là động tác của tâm hồn, của tình cảm "Cành lê trắng điểm một
vài bông hoa”, “Ghé trên ngôi tót số sang”, "Khách đà lên ngựa, người còn
nghé theo”, “La cho mặt sắt cũng ngây vì tinh” Đây không chỉ là động tác
của thân, của mất hay của mặt mà là của toàn bộ trạng thái tỉnh thần, của
toàn bộ sự vật và con người Đó là văn Nguyễn Du Như vậy, tính hình tượng của lời văn bắt nguồn từ sự truyền đạt vận động, động tác nội tại của
toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người được tái hiện trong tác phẩm.
Theo Pôxpêlôp, các nhà văn, các nhà thơ luôn biểu hiện được thái
độ xúc cảm- tư tưởng của mình đối với các đặc điểm bản chất của phạm vi
đời sống mà mình miêu tả Bởi vậy, lời văn của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có tính biểu cảm Các yếu tố biểu cảm của ngôn ngữ trong các
tác phẩm trữ tình thường rất tập trung và đôi khi gần như đạt đến giới hạn
tối đa Những cụm ngôn từ ẩn dụ đã được vận dụng một cách độc đáo trong bài thơ “Cách mạng” Các ẩn dụ của Maiacôpxki thường làm cho
những cái mô tả gần sát lại người đọc, cụ thể hóa, vật chất hóa, thậm chí
bằng cách gì đó làm nó xù xì, thô ráp, cho nó một sức nặng và biểu hiện
trước mắt Chẳng hạn nhà thơ nói đến “nước sơn ráng chiểu `, gọi mặt trời
là "cái hạch rực lửa” Điều này khiến cho người đọc gần như tiếp nhận
được một cái gì gần gũi tối đa với mình, một cái gì rất thực, trực tiếp, đây
cảm quan vật chất
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 12
Trang 17GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Về tính chính xác của lời văn nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử chorằng: tính chính xác của lời van nghệ thuật dựa trên cơ sở tính hình tượng
giàu hàm ẩn Chính xác đây là vẽ đúng được nét sinh động của đối tượngtheo như quan niệm của tác giá Nguyễn Du tả Kiểu đánh đàn hầu rượu Hồ
Tôn Hiến ngay sau khi Từ Hải chết mà viết "Bốn dây nhỏ máu năm đầu
ngón tay”, thì thoạt nhìn, có vẻ không chính xác, không rõ là đây nhỏ máu
hay ngón tay nhỏ máu, Nhưng đó là văn cực kỳ chính xác, vì cực tả được
nổi đau đớn của con người lan tiếng đàn và hình như của cả dây đàn nữa
Bên cạnh ba đặc trưng trên, tính hàm súc cũng là đặc trưng quan
trọng của lời văn nghệ thuat.
Tóm lại, lời văn nghệ thuật có vai trò rất lớn trong việc xây dựng
nền ngôn ngữ chuẩn hóa trong sáng, giàu đẹp của dân tộc Là hình thức
của tác phẩm, lời văn có đặc trưng riêng Cho nên cần có nhận thức đúng
để đánh giá cái hay, cái đẹp của nó.
2 Các biện pháp nghệ thuật = phương tiện tạo lời văn nghệ
thuật
Cũng theo Giáo sư Trần Đình Sử, lời văn vận dụng toàn bộ khả năng
và phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ toàn dân thuộc các bình diện : ngữ
âm, từ vựng, cú pháp, các phương thức tu từ Nhà văn không chỉ sử dụng
các phương tiện biểu dat, mà còn vận dụng các hình thức ngôn từ vốn có
trong kho tàng tiếng nói mọt din tộc với vô vàn sắc thái nội dung của nónhư từ cổ, tiếng địa phương trếng nghề nghiệp tiếng lóng Ngoài ra, nhà
văn cũng xử dụng vốn ngon từ van học đã trở thành di sản nghệ thuật dân
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 13
Trang 18GVHD: HOANG THỊ VAN LUAN VAN TOT NGHIEP
tộc để tao thành lời văn túc phẩm của mình Muốn hiểu được lời văn nghệ
thuật, cẩn phải có tri thức vé các phương tiện ấy.
Các phương tiện chuyển nghĩa của từ có vai trò rất lớn trong việc tạo thành sức biểu hiện của lời văn nghệ thuật Ngôn ngữ học đã biết rất
nhiều các phương thức chuyền nghĩa, diễn đạt bóng gió của từ như hoán
dụ vi von, mia mai, tượng trưng, nhân hóa, phúng dụ (ngụ ý) biểu trưng, chơi chữ Đó là sự biểu hiện đựa trên cơ sở sự đồng nhất ý nghĩa của hai
hiện tượng gần giống nhau khác nhau hoặc đối lập nhau, vô sinh với hữusinh, bộ phận với toàn thé, hoặc chỉ ra cái có ý nghĩa độc lập, vững bền,cái có ý nghĩa dụng ý, ám chỉ Mỗi phương thức như vậy lại có loại nhỏ
Chức năng chung của các phương thức chuyển nghĩa là làm hiện lên sự
vật hiện tượng trong các tương quan ý nghĩa khác nhau.
1 So sánh
So sánh là lối đối chiếu, tìm sự tương đồng giữa hai hiện tượng khác
biệt, làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể.
Chẳng han: gay như que củi dữ như cop, đẹp như tiên
So sánh thường có hai vế: vế so sánh và vế được so sánh:
"Củ sdu ai cá chẳng quạt đuôi,
Như lun sắu huệ, như tôisầu minh.”
(Ca đao)
Hai về so sánh được liên kết với nhau bởi các liên từ so sánh :như,
giống như như thể như là tưa như, là làm cho quan hệ hai sự vật được
tách bạch rõ rang, mang it nhiều tính chất suy lý.
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 14
Trang 19GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chức năng của so sánh là chức năng biểu cảm, bộc lộ cảm xúc Chính những hình ảnh, những khía cạnh tương đồng về sự vật mang ra so sánh phản ánh thái độ, tình cám của chủ thể thi ca:
“Long em thương làm sao mà nói được
Nhà trời xanh vô tận mãi màu xanh ”
(Xuân Quỳnh)
2 Ẩn dụ
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ thuộc phạm trù so sánh nhưng là so
sánh ngầm Trong ẩn du chỉ có vế đem ra so sánh, không còn vế bị so sánh.
Nhờ đó gây ra tác dụng liên tưởng kín đáo Chẳng hạn :
An dụ thường thể hiện những ảo giác thoáng qua, ít bén vững nhưng
mang ý nghĩa cá thể cao gây ấn tượng mạnh mẽ.
Nói môt cách dễ hiểu hơn, ẩn dụ không miêu tả hoặc nêu tên đối
tượng một cách trực tiếp mà lấy tên của đối tượng này - thông qua liên tưởng nét giống nhau — để nói đến một đối tượng khác Đây là biện pháp
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 15
;
Trang 20GVHD: HOANG THỊ VAN LUAN VAN TOT NGHIEP
nghệ thuật có tác dụng biểu cảm rất cao thông qua những hình ảnh ẩn dụ
kín đáo, tế nhị Chẳng hạn, Nguyễn Du viết:
“Tiéc thay một đóa trà mỉ
Con ong đã tỏ đường đi lối về”
(Truyện Kiểu)
Thì ” đóa trà mỉ” "con ong” đã mang một ý nghĩa mới nhờ biệnpháp ẩn dụ.
3 Nhân hóa
Nhân hóa là gán cho các sự vật những đặc tính người Chẳng hạn :
"Có nhớ chăng hởi gió rét thành Ba - lê.
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng
giá”
(Chế Lan Viên)
Qua biện pháp nhân hóa, các sự vật, muông thú, cây cỏ có tâm hồn, hành
động tư tưởng, tình cảm như con người:
Trang 21GVHD: HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
"Khăn ”, vật vô tri vô giác nhưng lại “thương nhớ ai” chứng tỏ nó
cũng có cảm xúc như con người Con người dùng nó để qua đó bày tỏ nỗi
lòng, tâm sự.
4 Miêu tả :
Miêu tả bao gồm những đoạn văn, đoạn thơ tái hiện sự vật, con
người hành động và cảnh vật bằng hình thức trực tiếp thông qua một khối
lượng những chỉ tiết phong phú Biện pháp này giúp nhà văn, nhà thơ dựng
lên những cảnh vật, những con người hết sức sinh động trong một thời
"Tấm rèm cửa”, “ trang thơ”, “tách nước nóng” không đơn giản là
những 46 vật cụ thể, vô trí vô giác mà chúng thể hiện được tâm trạng sâu
kín của nhà thơ.
Miêu tả là biện pháp giúp nhà văn, nhà thơ khắc họa đậm nét người
và cảnh làm hiện lên trước mắt người đọc những bức tranh nhiều màu sắc
và để lại trong lòng họ những ấn tượng hết sức sâu sắc Có thể nói, những
đoạn miêu tả thành công sẽ đem lại cho người đọc những cảm giác như họ
đang đứng trước những con người và cảnh vật có thể nhìn thấy và sờ mó
được.
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 17
Trang 22GVHI): HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Các biện pháp nghệ thuật này giúp cho người nghệ sĩ tạo dựng nên
những tác phẩm nghệ thuật sinh động làm biểu hiện ra trước mắt người
đọc những bức tranh về cuộc sống, vé số phận con người, vé những tình
cảm sâu lắng của tác giả
Tóm lai, lời văn tác phẩm văn học là hình thức của tác phẩm nên nó gắn bó và phuc tùng nội dung của tác phẩm Các phương tiện nói trên chỉ
thực sự trở thành lời văn nghệ thuật khi nó gấn lién với một nội dung cụ
thể của tác phẩm, biểu hiện đấc lực cho nó Dé hiểu lời văn nghệ thuật như là hình thức của tác phẩm phải hiểu các phương tiện ngôn từ được tác
giả sử dụng, nhận ra chính xác hình thức và nội dung của chúng Đó là một
trong những diéu kiện quan trọng thâm nhập được vào cái hén thâm thúy
của văn chương, thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó.
Nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, nghiên cứu các biện pháp nghệ thuậtnhư là phương tiện tạo lời văn nghệ thuật trong thơ chị cũng chính nhầm
mục đích đó.
II DAC ĐIỂM THƠ XUAN QUỲNH
1 Tiểu sử - tác phẩm
1.1 Tiểu sử Xuân Quỳnh là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của lớp nhà
thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước, và cũng là một gương mặt thơ rất đángchú ý của nên thơ Việt Nam hiện đại
Xuân Quỳnh tên day đủ là Nguyễn Thị Xuân Quynh, sinh ngày 06
-I0 — 1942, quê ở thôn La Khé xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tay, lớn lên ở Hà Nội.
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VAN Trang 18
Trang 23GVHD: HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cha Xuân Quỳnh là ông Nguyễn Quang Thường (giáo lục) Ông
từng sáng tác văn chương, viết báo, dạy học Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất,
ông tái giá và có với vợ sau bốn người con Ông cùng vợ lẽ ra riêng rồi
vào Sài Gòn sống Đông Mai - chị Xuân Quỳnh và Xuân Quỳnh ở lại quê
nhà với bà nội.
Học hết tiểu học, Xuân Quỳnh ở nhà với bà Năm 13 tuổi, được nhận
vào Đoàn văn công Trung Ương Xuân Quỳnh từng đi biểu diễn ở Đại hội
liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Viên (thủ đô nước Áo) năm 1959
và sau đó biểu diễn ở nhiều nước.
Nhưng ở Xuân Quỳnh, lòng ham mê thơ còn lớn hơn, chị đã rời bỏsân khấu để lựa chọn con đường làm thơ và họat động văn học Năm 1962
~ 1963, Xuân Quỳnh được chọn đi học khóa học bồi dưỡng những nhà viếtvăn trẻ khóa I tại trường viết văn Nguyễn Du (Hội Nhà Văn Việt Nam).
Sau khi dự khóa hoc, Xuân Quỳnh chuyển sang công tác văn học Từ năm
1954 chị là biên tập viên báo Văn nghệ rồi Nhà xuất bản Tác phẩm mới.Trên con đường văn học dù lúc đầu Xuân Quỳnh sớm được chú ý nhưng
chị đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ để có thể sống cho thơ
và gắn bó đời mình với nó.
Xuân Quỳnh cùng với chồng là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu
Quỳnh Thơ qua đời đột ngột ngày 29-08-1988 trong mộit tai nạn giao
thông tại Cầu Phú Lương Thị xã Hải Dương Tỉnh Hải Hưng
Trang 24GVHD; HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2 Tác phẩm
Từ lúc mới bắt đầu làm thơ cho đến khi từ giã cuộc đời, Xuân Quỳnh
đã để lại một đời thơ phong phú Tiêu biểu là các tập thơ và các sáng tác
dành cho thiếu nhi như sau :
Các tập thơ : Tơ tầm — Chéi biếc (in chung với Cẩm Lai — 1963),
Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất(1978), Sân ga chiéu em đi (1984), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1988)
Sáng tác cho thiếu nhi : Cây trong phố Chờ trăng (In chung 1982), Bầu trời trong quả trứng (giải thưởng văn học 1982 — 1983 của hộiNha văn), truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ), Bao giờ con lớn (tập truyện -1974), Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện - 1978), Mùa xuân trêncánh đồng (tập truyện - 1981), Bến tàu trong thành phố (tập truyện -
-1984), Vẫn có ông trăng khác (tập truyện)
2 Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh bước vào làng thơ hiện đại Việt Nam như một hiện
tượng quan trọng Chị làm rung động người đọc bởi hồn thơ tươi tấn, dung
di, đầm thấm và có chiều sâu triết lý Xuân Quỳnh tạo cho mình tiếng nói
riêng, một tiếng nói đầy cá tính mà không kiểu cách, không Ide loet, tha
thiết, chân thành mà lại vô cùng chắc chấn.
Xuân Quỳnh đã để lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên về
một giọng thơ giàu nữ tính Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh đã
hình thành điệu tâm hồn riêng của chị Người phụ nữ đa cảm ấy tự hát lên
khúc hát tình yêu một cách néng nàn, say đấm nhất Và khi trở về với cuộc
sống đời thường thơ Xuân Quỳnh lui bộc lộ một cái tôi mang cốt cách tâm
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 20
Trang 25GVHD; HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
hồn người phụ nữ Việt Nam truyền thống: dịu dàng, vén khéo, lo toan,Quý trọng và mến yêu từng khoảnh khấc nhỏ nhoi của cuộc sống thườngngày, của tình yêu - hạnh phúc mình đang có, tâm hồn đầy khát khao ấy
lại day 4p những lo âu phấp phỏng, băn khoăn trước nguy cơ một ngàynào đó sẽ mất đi "Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không
ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành Ở đó, trái tìm Xuân Quỳnh là cánh
chuén báo bão cử chao di chao về mệt nhoài giữa biến động và yên định,
bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra di và trở lai, chảy trôi phiêu bạc và trụ vững kiên gan, tổ ấm và
dòng đời, sóng và bờ thuyén và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom
dan, gió Lào và cát trắng, cỏ dai và nắng lita, thủy chung và trắc trở, xuânsắc và tàn phai "0?
Thơ Xuân Quynh gần gũi với lối nói tự nhiên, phóng khoáng Yếu tố
điệu nói của thơ ca din gian đi vào thơ Xuân Quynh tự nhiên, trong sáng,
không có vẻ khiên cưỡng bao giờ Việc đưa các đặc trưng của lời nói vào
thơ ca góp phần làm cho ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh trở nên tự nhiên hơn,
dé gắn và dễ cảm hơn Người đọc bắt gặp trong thơ chị những điệu thơkhông rắc rối mà lại còn mang vẻ đẹp của ca dao Thơ Xuân Quỳnh vì thếthấp thoáng tâm hồn một cô thôn nữ thông minh, duyên dáng
(1) Chu Văn Sơn Cánh chuồa troag vidas hảo, TCVH số | 1994, trang 30 + 23
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 21
Trang 26GVHD: HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong thơ Xuân Quỳnh cảm xúc bao giờ cũng chiếm wu thế so với lý
lẽ Bất đầu là cảm xúc nhẹ nhàng đến cảm xúc xao xuyến, sôi nổi dạt
dào, kín đáo Chị từng quan niệm rằng : Đừng lo đi tìm ngôn ngữ, cảm xúc
sé tự chọn được ngôn ngữ của mình Xuân Quỳnh không gia công nhiều
trong việc lựa chọn, chải chuốt ngôn ngữ Thơ Xuân Quỳnh đến một cách
tự nhiên, chân thành, ngọt ngào như lời ru, như hơi thở, như tiếng lòng và
tình yêu của chị.
Xuân Quỳnh xây dựng lời thơ của mình bằng chất liệu từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm Từ ngữ, hình ảnh kết hợp độc đáo giữa cũ và mới, giữa dân gian và hiện đại Xuân Quỳnh không để lại cho chúng ta những
ngôn từ xuyên qua thế kỷ nhưng nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh khéo
léo giúp chúng ta ít có cắm giác nhàm chán Các từ ngữ, hình ảnh gắn kết
với nhau làm cho lời thơ sống động hấp dẫn và đầy sức thuyết phục Cách
sử dụng ấy cuối cùng cũng nhằm mục đích là thể hiện những cảm xúc,
những điệu hát tâm hồn của Xuân Quỳnh Và thơ chị, không còn giới hạn
ở tim cá nhân mà nó vươn đến thấu hiểu tâm hồn của mọi người Nhà thơ
muốn tác động đến người đọc bằng sự rung cảm mãnh liệt của chính mình,
muốn viết về mình để nói với người Cho nên cái tôi trữ tình trong thơ chị.
một mặt hòa nhập trọn vẹn với cuộc đời, với thời đại, mặt khác lại không
giống ai, không lẫn với ai Điều đó làm nên vẻ độc đáo cho thơ Xuân
Quỳnh.
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VAN Trang 22
Trang 27GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II :
BIEN PHÁP NGHỆ THUAT SO SÁNH - AN DỤ
TRONG THO XUAN QUYNH
I ~ BIEN PHÁP NGHỆ THUAT SO SÁNH.
Trong số 8 tập thơ gồm khoảng 210 bài mà chúng tôi khảo sát, có
khoảng 88 bài sử dụng biện pháp so sánh Tỉ lệ bài sử dụng biện pháp này
khá cao: 41,9% Từ thống kê trên, ta thấy so sánh là biện pháp góp phần
tạo nên thành công cho nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.
So sánh là một phương pháp chủ yếu trong diễn đạt tư tưởng và tình
cảm So sánh cũng là một lối cu thể hóa những cái trừu tượng, làm cho lời
thơ thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết Ở ca dao, so sánh làm theo lối "vật
thể" khiến cho sự vật, hiện tượng được so sánh trở nên cụ thể, sinh động:
"Đôi ta như thể con tằm = Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong” Thơ Tố
Hữu, vật được so sánh trở nên lớn lao, cao xa, trừu tượng: "Bác sống như
trời đất của ta”, “Con người như day Trường Sơn” So sánh trong thơ Xuân Quỳnh đạt được cả hai yêu cầu trên, Kết hợp cách so sánh mới của các
nhà thơ với cách so sánh truyền thống, chị đã tạo được nét riêng trong việc
vận dụng biện pháp nà y.
1 Vật mẫu so sánh.
1.1.Vật mẫu so sánh lš khái niệm trừu tượng
Vật mẫu so sánh trong thơ Xuân Quỳnh là những phạm trù trừu
tượng mơ ho Chúng có nhiều loa' Chẳng hạn như : tinh yêu, niềm tin
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 23
Trang 28GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chủ yếu nhằm thể hiện đặc điểm tình cảm và những biến thái tâm hồn của
con người.
1.1.1 Tình yêu:
Khi đã để cập đến tình cảm - đặc điểm thường thấy ở thơ Xuân
Quỳnh - chúng ta không thể không nhắc đến tình yêu Tình yêu vốn là
khái niệm trừu tượng, khó nói khó bộc lộ với người khác Nhưng dưới ngòi
bút Xuân Quỳnh, tình yêu hiện lên đầy rung động, tươi mới.
“ Lòng bỗng xạc xào run rẩy như cây"
(Đêm trở về)
Rất tinh khôi:
" Trái tìm ta như nắng thud ban đâu"
(Hoa cúc xanh) Mượt mà và từng trải:
“Tinh ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác li”
(Thơ tình cuối mùa thu)
Ví tâm trạng đang yêu của mình với "cây, nắng”, ví tình yêu của
mình với “hàng cdy, dong sóng”, Xuân Quỳnh làm sống dậy một tâm hồntươi trẻ, háo hức và nhiều trải nghiệm Với người thường, các cảnh vật ấyđơn thuần chỉ là hiện tương thiên nhiên Cdn Xuân Quỳnh, chị nhìn chúng
với đôi mắt tinh tường của một nhà thd, với tấm lòng của người đàn ba
SVTH: NGUYÊN HÀ BICH VAN Trang 24
Trang 29GVHD; HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
đang yêu và tâm hồn của một người thiết tha ôm trọn cuộc đời Ca dao
xưa, tình cảm của cô tá chỉ là:
“Tinh anh nhit nưóc dâng cao
Tình em như giải lụa đào tẩm hương”
(Ca dao)
Tình của Xuân Quỳnh thì khác Chị luôn luôn khát khao vươn lên cái
bao la, khôn cùng Cho nên, khi thể hiện kích thước rộng lớn của tâm hồn
cũng như sự vĩnh viễn của tình yêu, Xuân Quỳnh hay so sánh với "bầu
trời `.
“Long em thương làm sao mà nói duoc.
Nhit trời xanh vô tận mãi màu xanh "
(Thương về ngày trước)
“Troi xanh vô tận mãi màu xanh” hay chính là tấm lòng nhân vật trữ
tình dành cho người yêu mang tẩm vũ trụ Lời thơ ở đây nghe như thủ thi,
chuyện trò nhưng nó chứa đựng cả một tình yêu sâu xa, đầm thấm Tình yêu ấy lúc nào cũng mới nguyên dù vạn vật có đổi thay.
“May trắng bay đi cùng với gió.
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ”
(Hoa cỏ may)
Xuân Quỳnh hay đối sánh những cảm xúc của mình với "rời biếc "_
kích thước rộng lớn — gam mau lạnh, “tháng năm” ~ thời gian tuần hoàn, bén vững, mang tính quy luật = gam màu nóng Bức tranh tâm hồn nhà thơ
vì thế càng trở nên rd nét : vừa nhẹ nhàng, tươi mát, vừa sâu sắc, mãnh
liệ t.
SVTH: NGUYÊN HÀ BÍCH VẬN Trang 25
Trang 30GVHD: HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
“Tinh véu như tháng năm
Muang gió nồng nắng lửa
Lòng anh là đẫm sen
Hay là nhành có ia?”
(Tháng năm)
Đứng trước một tình yêu sôi nổi, tràn trể nhựa sống như *tháng
năm ", Xuân Quỳnh nhận thấy tình yêu và hạnh phúc cũng không tuyệt đối
mà lại còn hư ảo, có lúc xa vời Chị dấy lên trong lòng một nỗi hoài nghị,
trăn trở : lòng người yêu là đầm sen hay chỉ là nhành cỏ úa Dự cảm về sự
chia lìa có thể xảy ra làm Xuân Quỳnh cứ day đứt, pha chút tủi phận :
® Một chút tình yêu tôi
Như vệt đèn le lói
Tình tôt như hat bụi
Vương dưới chân người qua
Tình tôi như màu hoa
Trong mảnh vườn đã tối
Như tiếng vang hòn sỏi
Giữa biển đời mênh mông
Dấu có cũng bằng không
Chỉ riêng mình tôi biết"
(Gửi lại thành phố nắng)Ban dau Xuân Quỳnh đặt tinh yêu của mình song song với kích
thước cao, xa, rộng cua tự nhiên Lúc này đây, chị lại ví tình yêu với “vér
đèn le lái” “hat bụi", “mau hoa”, “hon sỏi" Tất cả đều nhỏ nhoi, sớm tàn,
SVTH: NGUYEN HÀ BÍCH VAN Trang 26
Trang 31GVHD: HOANG THỊ VAN LUAN VAN TOT NGHIEP
sớm tắt Xuân Quỳnh hiểu rõ sự van động của tự nhiên Nhung chi vẫn đối
sánh tình chị với những cái hữu han đó Một mặt chị cho rằng tình yêu cũng vĩnh viễn như đất trời, mặt khác chị lại hoài nghi về sự tôn tại của nó.
“Tinh vét như cánh đồng hoa giữa trời”
(Bao giờ ngâu nở hoa) = Was cue
Việc chị so sánh tình yêu như “màu hoa" hay “cánh đồng hoa”
chẳng những thể hiện được su ban khoăn về giá trị hạnh phúc - cái đẹp tỉnh thần mà còn bộc lộ được một tâm hồn luôn mâu thuẫn, lo âu, day dứt
về số phận mình Thơ Xuân Quỳnh vì thế giàu chất suy ngẫm, dần dan đi
đến tính triết lý giữa có - không, được- mất Qua đó, ta thấy hình ảnh so
sánh mà Xuân Quỳnh chọn lựa hoàn toàn có giá trị Chúng tạo nét độc
đáo, hấp dẫn, mới lạ cho lời thơ
1.1.2 Niềm tin
Niềm tin - một trong những đặc điểm về tình cảm của con ngườiđược Xuân Quỳnh diễn đạt khéo léo bằng nghệ thuật so sánh Diéu kì lạ
của Xuân Quỳnh là ở chỗ : dù qua biết bao gian lao, trắc trở cái còn lại
trong tâm hồn chị vẫn là một tấm lòng nguyên vẹn Nghĩ như thế nên lúc
nào chị cũng có thể so sánh “mdr tinh yêu như thế vẫn y nguyên" hay “long
như trời biếc lúc nguyên sơ" Xuân Quỳnh giống các tác giả nữ đương thời
như Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Như Trang về nhiều điểm nhưng chính
cái khác họ mới hình thành nên một phong cách thơ độc đáo ở Xuân
Quỳnh Hồn chị nhập vào thơ chi cho nên nó cũng mang nhiều day dứt,tran trở Chị sống thật với từng cảm xúc tinh tế nhất của người phu nữ vi
thé thơ chị “dei” hơn Dù Xuân Quỳnh lúc mười sáu tuổi hay Xuân Quỳnh
SVTH: NGUYEN HÀ BỈCH VAN Trang 27
Trang 32GVHD; HOANG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
lúc bốn mươi tuổi điều đó hoàn toàn không làm giảm đi sự nồng nhiệt,
chứa chan tươi mới trong cảm xúc Chị không để cho vị thần thời gian dần dỗi thơ chị Ty chị không cho phép mình để nỗi bất hạnh làm trái tim cần côi, chai sạn đi, Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp một niềm tin trong trẻo,
lãng mạn :
*Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu
Nhu cây tứ quý đất nghèo ở hoa"
(Thơ tình tôi viết)
Cái cách chị so sánh tình yêu, niềm tin với hiện thực đổi thay của qui luật đời thường thể hiện một tâm hồn luôn tha thiết với những biến thái
của cuộc đời Đó là một tâm hồn vẹn nguyên, chân thực
“Và niềm tin cũng là ở đó
Tôi chẳng tìm mà đã có từ lâuNhư trời xanh sẵn có ở trên đầu
Nhu ngọn lửa ngàn năm trong bếp lita
Niut quyến sách trên bàn đọc dd
Cianh ctta nhà anh mở đợi chờ em ”
(Trở lại mình)
Nhà thơ Ý Nhi từng cho rằng : tình yêu là niém tin, là sức mạnh
giúp con người vượt qua biết bao thử thách :“Cudc đời bao nỗi gian nan
-Co tình yêu để vững vàng bước di” Xuân Quỳnh cũng vậy Chị đặt niềm
tin quá lớn vào tình yêu Chị tin rằng : tình yêu làm nên tất cả và có tình
yêu là có hạnh phúc Mà hạnh phúc không ở đâu xa, nó rất gần gũi, cụ
thể:
SVTH: NGUYÊN HA BÍCH VAN Trang 28
Trang 33GVHD: HOANG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
“Niém vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường như trang sách
Nhu chim hoa nở cánh trước hiện nha”
(Nói cùng anh)
Hạnh phúc nhỏ nhoi được so sánh với những vật tưởng chừng rất
quen thuộc đời thường Nhưng đây chính là cách so sánh đặc trưng củaXuân Quỳnh Chị luôn có khả năng phát triển và miêu tả một cách chính
xác, tỉnh tế mọi biểu hiện cảm xúc con người — nhất là người phụ nữ chính từ những cái thật bình thường ấy Với sự gắn bó thiết tha và niềm tin
-yêu cuộc đời, nhà thơ đã đưa người đọc đến với một vẻ đẹp sinh động, gợi
cảm, tràn day sức sống của cuộc đời mới :
*Một con tàu chuyển bánh ngoài gaLàn nước mdi, trời xanh và mây trắng
Ngõ non mướt, bãi cát vàng đầy nắng Nlut chưa hé có maa lũ di qua
Như chuta hé có nỗi dau xua
Long thanh thản trong tình yêu ngày mdi”
(Lại bắt đầu)
Cuộc đời mở ra ngày càng tươi đẹp và chan chứa tình yêu thì Xuân
Quỳ nh càng có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi đau riêng, hướng đến niềm
vui chung của dân tộc Chi vui xướng :
* Ninécd bắc, bạn cha, ban me
Trong lứa đạn hiến dang tuổi trẻ
Dang tám long như lửa cháy khôn nguôi
SVTH: NGUYÊN HÀ BICIEV AN Trang 29
Trang 34GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giữa tiếng reo tiếng hát muôn người
Me nang con nhit hoa của tương lai"
(Viết cho con ngày chiến thắng) Xuân Quỳnh so sánh hành động “me nâng con” với ẩn dụ “hoa của
tương lại" that dep và sáng tao Cái đẹp ấy có khi nằm ngay trong cuộc
sống nhưng chỉ với tấm lòng người mẹ mới phát hiện ra được So sánh
trong thơ Xuân Quỳnh din dẫn chuyển từ những cái cụ thể sang những
phạm trù trừu tượng của tâm hồn.
1.1 Vật mẫu so sánh là những sự vật, hiện tượng cụ thể
Chức nang chung của so sánh là làm cho hiện tượng, sự vật được nói
đến trở nên cụ thể, cung cấp thêm một quan niệm rõ rệt về chúng Xuân
Quỳnh trong lúc say sưa bộc bạch tâm trạng đã dùng những hiện tượng, sự
vật cụ thể để so sánh với những biến thái tâm hén mình Ta thấy từ ngữ,
hình ảnh hay vật so sánh trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ diễn ra một chiều Tức là nhà thơ chỉ so sánh các phạm trù trừu tượng mơ hồ với các sựvật, hiện tượng cụ thể - nhất là các hiện tương thiên nhiên mà quá trình so
sánh còn diễn ra theo chiều hướng ngược lại Nhiều sự vật, hiện tượng cụ
thé đã được trừu tượng hóa Cách so sánh như vậy một mặt thể hiện cao độcảm xúc của người sáng tác mat khác nó hấp dẫn, thu hút, mê hoặc người
đọc mà không tạo cảm giác sáo mòn, nhàm chán, thiếu chân thực.
1.2.1 Thữi gian
So sinh trong lời thơ Xuân Quỳnh nghiêng về miêu tả cảm xúc Đặc
biệt là cảm xúc của con người khi yêu Tình yêu của Xuân Quỳnh đã để
SVTH: NGUYEN HÀ BÍC¡H VAN Trang 30
Trang 35GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
lại trong đời thơ chị biết bao nỗi niềm : “Em nhớ anh chập chờn như ánh
lửa ~ Trong đêm sâu nào biết xa gần" Xuân Quỳnh nắm được “cdi thần"
của tình yêu là nỗi nhớ cho nên chị thể hiện nó ở mức độ da diét nhất, ray
rứt nhất :
"Đêm ngắn phút gần nhauNgày dai như nỗi nhớ”
(Tháng năm)
Một nha văn nối tiếng thế giới đã cho ra đời quyển tiểu thuyết "Một
ngày dài hơn thế kỷ” Thiết nghĩ một thế kỉ bằng một trăm năm Một ngày
dài hơn trăm năm còn có thể xác định được thời gian Chứ như Xuân
Quỳnh so sánh khoảng thời gian trôi qua của một ngày với nỗi nhớ mớithật là độc đáo Đó là thời gian tâm lý Nỗi nhớ của con người là vô tận
Người ta nhớ không chỉ trong giây phút mà có khi cả đời Xuân Quỳnh đã
từng nói : “Lòng em nhớ anh — Cả trong mơ còn thức” Nỗi nhớ in dấu cả
trong tiểm thức Thế mới biết, với tình yêu, Xuân Quỳnh sâu sắc và tha thiết đến mức nào! Chị không chỉ diễn tả cụ thể tâm trạng của mình mà
còn nói hộ được nỗi lòng của đôi lứa yêu nhau
Tho Xuân Quỳnh giản di và chan chứa những cảm xúc tươi mới Chị đặt
những cảm xúc tha thiết của mình vào trong từng sự vật, hiện tượng tuần
hoàn :
“Liễu nghiêng buồn như quá khứ từ lâu”
(Vườn trong thư viện)
Có khi, để bộc ló tình cảm đối với người thân, chị đặt thời gian trong
thế đối lập “ngày dưa”, “ảv giờ” thật cảm động :
SVTH: NGUYEN HÀ BICii VAN Trang 31
Trang 36GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
"Nuày xưa má me cũng hông
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mai tóc trên đầu anh đen”
(Mẹ của anh)
1.2.2 Thiên nhiên
Xuân Quỳnh luôn đối sánh tình yêu của mình với những hình tượng
thiên nhiên "hàng cây”, "dòng sóng”, “bdu trời”, "hoa", “ndngTM, “thang
năm `
Xuân Quỳnh luôn “hi tình véu hành hạ đến càng cucTM"’ Với chị tình
yêu luôn là vĩnh hing, vĩnh viễn Nếu có lần Xuân Quỳnh cụ thể hóa khái
niệm tình yêu bằng những hình ảnh thiên nhiên sống động thì cũng nhiều
lần, chị mượn chúng để vĩnh viễn hóa khoảnh khắc của tình yêu
"Nuày xưa cho tới mai sau
Vinh xanh như ‘budi ban đâu tình yêu
(Tình ca trong lòng vịnh)
Trái tim nhiều khao khát yêu đương của Xuân Quỳnh chỉ phối cả lý
trí của chị Nhìn đâu, nhìn cái gì chị cũng có thể so sánh với tình yêu.
Đó có thể là con sóng quen thuộc :
"Sóng cũng như tình yêu sông thiên vị
Lấy mãi phù sa bên lở đắp bên bôi”
(Không để )
CH Cẩm nhân vé tht Xuân Qi oh, Luu Kháah Tho, TCVH $/1979
SVTH; NGUYEN HA BICII VAN Trang 32
Trang 37GVHD: HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lúc lại là miền dit chị đã đi qua :
“Mién đất dv vẹn nguyên trong trí nhớ
Như tình yêu — vĩnh viễn có qua đâu”
(Miễn đất ấy)
Có khi chỉ một bông hoa nhỏ nhoi cũng làm chị trăn trở :
“Hoa trìu mến mảnh mai như chấm nắngNhư thở ca nluit kỉ niệm của người
Như tình yéu didi bom dan ngút trời ”
(Đà Nẵng ~ gương mặt người, gương mặt biển)
Chị mươn những cánh chuồn mỏng manh để thể hiện một dự cảm,
nỗi khắc khoải không yên về tình yêu mà mình khao khát:
“Những cánh chuén mỏng manh như tình yêu”
(Chuồn chuén báo bão)
Chị nhìn ánh đèn trên đường hành quân như lý tưởng, như tình cảm
của người yêu - thật hiếm thấy vô cùng:
“Ánh đèn này riêng cho người cam lái
Như tình vêu anh chỉ mình em thấy”
( Viết trên đường 20)
Không ít lan người đọc bất gấp hình ảnh “cdnh cò” trong thơ Xuân
Quỳnh Chị so sánh “cash cò” với “đời ru của mẹ” Chị muốn gửi vào
"cánh cò” một nỗi ám nh về người mẹ đã xa chị Điều đó thể hiện đượctâm hồn của một Xuân Quỳnh quá nhạy cảm và khát thèm tình yêu
thương:
SVTH: NGUYEN HA BIC!I VAN Trang 33
Trang 38GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
“Ciinh cò trắng xóa
Nhự lời ru của mẹ bay về"
(Gửi mẹ) 1.2.3 Những hình ảnh so sánh khác Ngoài ra Xuân Quỳnh còn hay so sánh việc làm thơ của mình vớinỗi nhớ người thân :
“Em dang tập làm tha cho có ích
Nhu viên đá trải đường, như nhát cuốc
Niut tấm long em nhớ về anh ”
(Viết trên đường 20)
"Cha ơi đây vẫn thơ
Ngày xa cha con viết
Như nỗi nhớ thương cha
Noi bao giờ cho hết”
(Gặp cha)
Ở Xuân Quỳnh, thơ và đời gắn bó với nhau Thơ và nỗi nhớ đều phải
trở nên có ích Khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền
Bắc, những trai làng ra đi chiến đấu, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh
"nhánh lúa” = một hình ảnh rất bình thường để diễn đạt tấm lòng những
người con gái ở hau phuung thương nhớ đến họ
“Những nhánh lúa theo tay người thẳng tắp
hư lòng thing nốt tiếp không cùng
Của lậu phony gửi sâu vào thd đất”
(Hậu phương)
SVTH: NGUYEN HÀ BICI] VAN Trang 34
Trang 39GVHD: HOÀNG THỊ VAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Một loạt những sự vật cụ thể khác được Xuân Quỳnh đối sánh với tấm lòng con người : chiến hào - lòng căm thù, 1d nung - tim đập bồi hồi,
điệu hát — lòng người thăm thẳm nét mặt Hồ Gươm - lòng người dễ hiểu
Từ đó, các sắc thái biểu cảm khác nhau của tâm hồn con người bộc lộ
phong phú, đa dạng Các sự vật dem ra so sánh cũng trở nên sống động
giàu cảm xúc.
Xuân Quỳnh đã xây dựng trong thơ chị một thế giới trẻ con mang
giàu cảm xúc Chị khám phá tâm hồn trẻ con bằng tâm hồn của người mẹ
yêu con, tâm hồn người bạn lớn hiểu người bạn nhỏ Cho nên, thơ chị trần
ngập tình cảm gần gũi dễ thương, thân thiết Chúng ta hay gặp lối nói quen thuộc, những so sánh ngộ nghĩnh của các em qua nhiều bài thơ Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhị Sự giàu có của tâm hồn các em có thể biến
những cái trừu tượng thành gần gũi, những cái cụ thể trở nên cao vời, xarộng:
-" Mi biết làm ra cả gió
Chỉ bằng một chiếc quạt con
Mí còn làm ra cả đêm
Chỉ cần nhắm hai con mắt"
(Mi nghĩ nhiều lắm đấy)
- "Cái ngoan đâu có mất
Nhu bai hat Mi học
Có day vẫn còn
Như cái chữ bố vem
Chữ vẫn nguyên trong sách"
(Cái ngoan của Mi)
SVTH: NGUYEN HA BÍCI! VAN Trang 35
Trang 40GVHD: HOÀNG THỊ VĂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nói về tình cảm con người, ca dao xưa cũng thường hay lấy những sự
vật to lớn, hùng vi, bất tàn để vi von với tình cảm tha thiết, sâu nặng :
-*Thấy anh như thấy mat trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao”
(Ca dao) -“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Nhưng đó là tình cảm của đôi lứa yêu nhau Xuân Quỳnh, một mặt
tiếp thu sự phong phú của vốn văn học truyền thống, mặt khác chị luôn có những sáng tạo độc đáo Trong bài thơ viết về tình cảm mẹ con, chị đã thể
hiện một cách cảm động tình cảm của đứa con yêu mẹ, muốn lấy muôn vật
từ lớn đến nhỏ, từ xa đến gần để bày tỏ tình cảm của mình:
“Con yêu mẹ bằng ông trời
Réng lắm không bao giờ hết
Thế thì lam sao con biết
Trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Me mong bao giờ con tới! ”
(Con yêu mẹ)
Trong trí tưởng tượng của trẻ thơ “dng rời” là một cái gì đó to lớn
vô cùng “Con yêu mẹ bằng ông trời" có thể xem là cách so sánh tiêu biểu
cho tâm lý trẻ thơ Chúng muốn chứng tổ mức độ tột cùng của tình cảm
chúng dành cho mẹ Nhưng so sánh với "ông trời” thì hình như lớn qua!
Mà trẻ con thì thật kì lạ! Chúng luôn không bằng lòng với diéu chúng có.
SVTH: NGUYEN HA BÍCH VAN Trang 36