Nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã vừa khắc họa, vừa tác động đến niềm say mê khám phá giao thoa văn chương dân gian và văn học viết trong tác phẩmcủa Tran Bao Định trong c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TRAN THANH HUY
CA DAO — DẪN CA TRONG VIỆC KIÊN TẠO BOI CANH VAN HÓA
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Thành phố Hà Chí Minh- 05/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TRAN THANH HUY
CA DAO-DAN CA
TRONG VIEC KIEN TAO BOI CANH VAN HOA
KHOA LUAN TOT NGHIEP CHUYEN NGANH: VAN HOC VIET NAM
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYÊN HỮU NGHĨA Thành phố Hồ Chí Minh - 05/2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Thanh Huy, cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học
của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Hữu Nghĩa Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn này đều có trích dẫn đây đủ.
Tôi xin cam đoan và chịu mọi trách nhiệm về luận văn của mình
Thanh phố Hỗ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Tác giả
Trần Thanh Huy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn sự tận tình giảng day của quý thay cô
giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy
bao và giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt 4 năm theo học tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Hữu Nghĩa Với
tinh than trách nhiệm, sự tận tụy và kĩ càng, thay đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
làm khóa luận, đã hướng dẫn từng đường đi, nước bước cơ bản trong nghiên cứu khoa
học và thực hiện đẻ tài
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến nhà văn Trần Bảo Định Sự nhiệt tình giúp
đỡ của nha văn trong việc chia sẻ, dành thời gian gặp gỡ trò chuyện dé tôi có thêm cảm hứng, sự thấu hiểu tác phẩm của ông.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã luôn động viên,
ủng hộ dé tôi có thể hoàn thành việc học trong suốt bốn năm cũng như hoàn tất đề tài
khóa luận này.
Bên cạnh đó ban thân tôi nhận thấy còn hạn chế vẻ thời gian do công tác ở đơn vị
thực tập và làm song song với nghiên cứu khoa học sinh viên nên không tránh khỏi
những thiếu sót trong việc nghiên cứu đẻ tài của mình Tôi mong muốn nhận được nhữngđóng góp từ quý thay cô, bạn bẻ, đồng nghiệp dé dé tài được hoàn thiện hơn Tôi xin
chân thành cảm ơn!
Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Tác giả
Trần Thanh Huy
Trang 5DANH MỤC BANG
Tên băng Trang
Bang 1 Bang danh sách các truyện không khảo sát e- - 32
Bảng 2 Bang thông kê số truyện có cảnh q411 5S Ct 12111 21125221121x56 34Bảng 3 Thống kê số truyện có liên quan đến sinh kế 2-©-sz25s222sz2S2zc5sz2 51Bang 4 Bang thống kê số lượng bài ca dao liên quan đến bối cảnh hò hát 62Bang 5 Thống kế số truyện có lễ hội, văn lióa - 2: 2 5222222322 2222222222,e2 68
Bảng 6 Bảng thông kê số truyện có liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng, 75
Bang 7 Bang thống kê vị trí của CA MAO — MAN CO oooceco ccc ccccccccccsecsseeesecsssecssecssecesecees 92
DANH MUC TU VIET TAT
TPHCM: Thanh phố Hỗ Chí Minh
Trang 6MỤC LỤC
MP ĐẤT ouangiainoioibiidoiiiiigi40006140183119184G53163863338163830881G3613836331616413333853381863348838838 1
1 Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài - s5 5s 222 2222221211221122112 21126 |
5:JEich:sfuneHiôniGf0/WEBIE -:ssstsscesgiitttitibsii01103624014101301238812169146366581188841813301468346310103816 22.1 Nghiên cứu văn hóa, văn hóa đân gian trong truyện ngắn Trần Bảo Định 2
2.2 Nghiên cứu theo hướng phê bình sinh thái trong truyện ngắn Tran Bao Định 6
2.3 Nghiên cứu đặc điểm, cau trúc truyện ngắn Tran Bảo Định -55 : §
3 Đối tượng nghiên cứu - ¿521 2111211121112112112211 11 HH1 1111211111110 10c 10
gr Cai PUNO CN aia sas scas sade asanieasaeaainossicassanaraasneaainansioassaasioasnaassnaaabarseansiatsaaasaaa 10 5: PRRAMNN WA TASER I CW asc cssecesccsccscacorasasssazeseaisccsscaesnasssaansacsssacssassccsscntecerssastssatscasseaeecs II
G.iFRtonB pháp lo Oe 12
7 Cầu trúc của khóa luận tốt IMIG cansstisitoititontiogi2140031085110318461005828830838583583858588383888 13
NOL DUNG enseenseones _——=-5- WB6300681408040440406460164286â ` 15
CHUONG 1 CƠ SO LY THUYET VA THỰC TIEN LIEN QUAN DEN DOITUONGNGHHENCUDUD Es 15
Ht O90 NF THHUYẾ scsascsnscsaassansssascanssanssanscanscansaansasnaasaassnassnnssanasanssansanssanaransaanaataaanaaia 15
1.1.1 Mỗi quan hệ giữa văn hoc dân gian và văn học Viet cess essseseseesseeesseenseesees l§
1.1.2 Dinh hướng tiếp cận giá trị văn hóa trong tác phẩm văn học -5- 171.1.3 Văn hóa va bối cảnh văn hóa trong tác phâm tự SU cc.ceceeceecceesc esse essecseesseeeeeens 19
1.1.3.1 NP San A cess zene scceses cena ccesscazenasesastenasessscssseacssaszsacsssssscseseasscasessceseescasssescesasccs 19
1.1.3.2 Bối cảnh văn hóa trong tác phẩm tự sự -2-222©22252zzcczzccxsccxsccseee 21
WD, C0 9G (BE LÊN sasssccsssssscsssasssscssccssacsscasscssssesseassasesaiasnacaseassavasssaseacasaseieasecanenaneases 27
1.2.1 Tác giả Tran Báo Dinh và truyện ngắn của ông sóc nh chuc 27
1.2.1.1 Tác giả Trần Bảo Định 2-5 S4 4E 202211111121111111111111 112 1e g1 271.2.1.2 Truyện ngắn của nhà văn Trần Bảo Định S2 SH S212 22112811125 21xe4 29
12-5 Tình/BInDit0irifiiinBEHIETEfNGeeaoeairaroreieeroioiiooreioiieiiaaioooiiioiioe 31
Tiểu kết chương Doo ccc ccsecseeseeeeeesessersesseesecssessesveesrsseessseessetssessstetssrssesteeteetsseerseereaenees OB
Trang 7CHƯƠNG 2 CA DAO ~ DAN CA NHƯ MỘT YEU TO KIEN TẠO BOI CANHVAN HOA VAT CHAT TRONG TRUYỆN NGAN TRAN BẢO ĐỊNH 34
2.1 Sinh thái tự nhiên Ăn nọ Tu TH HH nọ nọ nu nu nh cư gi ng ng mg 34
2.1.1.:CanB quan nông thôn Nami BS siccisscisssssssssssassssssecsssessvessscasssssnassssaiavasiecessecssssesss 34
DMD SPARMUW AR) INANYIIES ssc sssceansecesscuessaceecesccossansssaneeesscusssacesassecessocatacstsessseeisastecesceassaearses 45
2:2 Sinh (Kế của ñgidi Nam lỗ ssscsssssscssscssscsssssssossnscsssnssecsssassscsssvessncssscssscsssssssasssossses 51 2.2.1 Đánh bắt - nuôi trồng óc 2201 2 S21 ng 01001112211 1 11121102002 11c xe 5]
CRCIED Ep evil eo rade AMAR EDAN ENO ssaissiiesctsrnez1t02014121312211210121182101228322330321181003018210320133241122112100311851 55
2.3 Sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên c«eSeeeieeiresrrserseerreerre 57
2.3.1 Thiên nhiên là điêu kiện đồng thời là thách thức đôi với cuộc sống con người 57
2.3.2 Con người nương nhờ và cải tạo thiên nhiên trong quá trình xây dựng đời sống59
3.2.2 Niềm tin vào thé giới siêu linh huyền bí - 2-22 c22+z££zzztrxrrrzerree 80
3.3 Tình yêu và nhân tính thiêng liêng ĂĂĂĂ nen 84 3.3.1 Tinh yêu đôi lứa — một nhân tính thiêng liêng của con người 84
3.3.2 Nhân nghĩa — một đạo lí sống của CON NUVI cccccssesssessessesseessesssensessvesseeseess 88
CHUONG 4 VAI TRO KIEN TAO BOI CANH VAN HOA CUA CA DAO - DAN
CA TRONG TRUYỆN NGAN TRAN BẢO ĐỊNH s5 55s<ccsscee 92
4.1 Vai trò khởi tạo mô hình bối cảnh văn hóa s5 5555 ccssccsccseerssrrsvee 93
đ! OE i = RAAB RAIN can ciccnennstesiterternterioita2511253123120511021102123213311716210130195000210/ „9341.2 PRAM m6 AAU nố aa 95
Trang 84.2 Vai trò triển khai bối cảnh văn hóa 5s <5 Ă© e5 S4 S959 se 98 DUN PRAIA GR BIẾN co cá 0021521610051062 11621162 16210021370311681122332211021223175300121841217221122121367921122101 98
PHU DUG sissssscssssssscsssanssanssanssanssanscanssanassansscassansscassansaanscanscanssanssanasaassaassaasssaasaiassaasse PLI
BANG KHẢO SAT, TRA CỨU VỊ TRÍ VÀ MỤC ĐÍCH/NHIỆM VU CUA CA DAO
~ DÂN CA TRONG TRUYỆN NGAN TRAN BẢO ĐỊNH VA CA DAO - DAN CA
lee)4200 9/900: ắ aaa PLI
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài
Văn học đân gian và văn học viết luôn được quan tâm nghiên cứu trong các công
trình khoa học Ngữ văn Thực tế văn học đã chứng minh biết bao sự kết hợp hoàn hảo
từ xa xưa cho đến nay, trong mudi thé kỷ văn chương trung đại với các đại điện lớn như
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Hay gần những năm tháng hôm nay là những con người
đã sắc son, thủy chung với những thơ bình dân, những ¥ tư dan gian bay bồng dé làmnên một phong trào Thơ Mới mang cốt cách Việt qua ngòi bút của Nguyễn Bính, Nguyễn
Nhược Pháp, Suốt năm tháng, văn học din gian luôn đồng hành cùng đất nước quachiến tranh, bom đạn với triết lý tình nghĩa được hun đúc nơi long người chiến sĩ cách
mạng, xuất phát từ vần thơ đậm hình hài lục bát dân tộc của Tổ Hữu âm vang lời ca dao
vọng về trong thơ của Nguyễn Duy Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa sau năm 1986,việc nghiên cứu văn học dân gian trong văn học viết càng quan trọng, bởi qua đó sẽ thấyđược bản sắc người Việt, tâm tính Việt mà không thẻ thiếu bóng dáng của bia miệng
nghìn đời được đúc kết Vì vậy nghiên cứu các hiện tượng văn học giao thoa, thấy được
sự thé hiện chức năng quan trọng của văn học dan gian trong hành trình nghiên cứu van
học đương đại Việt Nam là cần thiết, quan trọng trong tiền trình nghiên cứu văn chương
Vẻ thực tiễn nghiên cứu, văn chương nhà văn Trần Bảo Định những năm gần đây
đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, các học giả, các học viên cao học và nghiên cứu
sinh tại các tường Đại học Văn chương của nha văn mang đậm những giá trị phương
Nam, làm sống dậy những giá trị văn hóa đậm đặc: “Những sản vật, hay món ăn mộc
mạc mang hương vị quê nhà, hang nuôi dưỡng hình hài mau thịt ta ; những cảnh sắc, phong vị riêng của “dat rừng phương Nam” có từ "ngày cit” đến bây giờ ; những thú
chơi dân dã dành cho tuổi thơ hay tuổi trướng thành; những tập tục hay sinh hoạt văn
hóa thiêng liêng của các lớp lưu dân từng gắn bó với miễn đất mặn mòi phù sa châu thô
này ; cùng hình ảnh thân thương, kha kính của con người Nam Bộ đang nao nức songđậy trên những trang van ” (Tran Bao Dinh, 2017b: 185) Qua nhận định, nhà nghiên
Trang 10cứu Nguyễn Thanh Thi đã khắc họa những phương diện đóng góp căn bản của nhà văn
Nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã vừa khắc họa, vừa tác động đến
niềm say mê khám phá giao thoa văn chương dân gian và văn học viết trong tác phẩmcủa Tran Bao Định trong chúng tôi, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng cho chúngtôi thực hiện dé tài này
Không chỉ vậy, khoảng trồng của nghiên cứu vẫn ở đó cho ta tiếp tục hiểu tận tâmcan và ruột gan của nhà văn trong hảnh trình cầm bút, bảy mươi năm trải bao sóng gió
cùng miền đất quê hương yêu dấu, làm hết mình với người con của đất nước và miền
đất Ong đã bôn ba ở đời mà viết, mà suy ngẫm bằng cả cuộc đời Do đó, mỗi một khám
phá văn chương ông vẫn chưa cùng tận, nhất là vấn đề chúng tôi đang theo đuôi tâmhuyết về mặt cau trúc nội tại, những đàn xếp làm nên nét đẹp tác phẩm, những nỗi niềm
đã gang “gan đực khơi trong” dé đến với ban đọc chưa được chú ý đến cùng Các công
trình đi trước đã làm tong quan, tìm hiểu những van dé nỗi cộm và đã đến lúc tìm thấysắc mảu dân gian được đúc kết sau con chữ, được khắc khoải hiện lên từ tâm thức người
cam bút day nhiệt huyết.
Từ tat cả những van dé trên, đã thôi thúc chúng tôi thực hiện dé tài Ca dao — dan ca
trong việc kiến tạo bối cảnh văn hóa triyện ngắn Trần Bảo Định Chúng tôi mạnh dạn
và nỗ lực khám phá hình hài tự sự, những ấn ý gài cắm và từ đó thấy sâu hơn những gì
hiên lộ là minh triết, là khát vọng giàu đẹp dành cho phương Nam của tác giả.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu văn hóa, văn hóa dân gian trong truyện ngắn Trần Bảo Định
Tác giả Bảo Linh với bài Mưa bùnh nguyên - cuốn sách vẻ những nhân vật bị lãng
quên đăng trên bảo Long An online, ngảy 11/08/2019 Trong bai viết, Bảo Linh đã thé
hiện và quan tâm đến văn chương Trần Bảo Định qua các nhân vật lịch sử, có dấu ấn văn
hóa được ông nhắc lại và thẻ hiện một đặc trưng hướng vẻ tinh hoa của quá khứ trong
chính văn chương ông Phương diện ve con người, mà cụ thê là con người của quá khứ
Trang 11đã lần lượt được Bao Linh điểm mặt dé thấy được một tâm sự mà Tran Bao Định gửi
gam Không dừng lại ở đó trong bài Nha van Tran Bảo Định: Văn chương mang lại sự
bình yên, đăng ngày 23/08/2020 trên Báo Phú Yên Online, tác giả Yên Lan đã cho thaynhững khía cạnh bình yên của thể giới nghệ thuật trong tác phẩm, tiếp tục với lối viếtnhìn văn chương thấy con người tiêu sử, Yên Lan cũng đã tiếp tục khắc họa chân dungbên cạnh văn chương, thấy được khuôn điện Trần Bảo Định mang tắt cả tỉnh thần và tuôitác dâng cho hậu thé qua sáng tác và thế giới sông nước bình yên của quê nhà, mang
những âm hưởng sinh thái những giá trị vẻ lời thúc giục văn chương với môi trường.
Nhưng không dừng lại ở đó, truyện ngắn của nhà văn còn được giới nghiên cứu ởcác cơ sở giáo dục đại học quan tâm, là đối tượng tìm hiệu lý thú cho nhiều công trình
thạc sĩ, khỏa luận tốt nghiệp Đó là những công trình tiếp cận sâu theo chiều hướng văn
hóa tìm hiểu văn hóa Nam Bộ trong văn chương của ông Và từ đây, tác phầm của ôngbắt đầu bén duyên với những tiếp cận có khoa học Năm 2019, tại Trường Đại học Thủ
Dầu Một tác giả Ngô Anh Kiệt đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp Dấu ấn văn hóa Nam
Bộ trong văn xuôi Trần Bảo Định Trong đề tài những dau ấn về văn hóa, phong tục tập
quán được lần lượt tiếp cận tìm hiéu một cách có hệ thống về tinh cách con người, cùng
những đặc sắc nghệ thuật dé trình hiện văn hóa Nam Bộ Trong đó, phải ké đến côngtrình đã có khai thác về Sự kết hợp giữa văn học và nghệ thuật din gian Nam Bộ: “Trong
tác phẩm của Tran Bảo Định, chúng ta thay rất nhiều hình thức nghệ thuật, từ ca dao,
nói thơ đến hò ve, hát hué tình Những hình thức nghệ thuật đó là nét đặc trưng văn
hóa của người Nam Bộ, thể hiện tính cách phóng khoáng, coi mở và chân tình của các
cư dan miền sông nước ” (Ngô Anh Kiệt, 2019: 82) Qua đó, tác giả Ngô Anh Kiệt cũng
thay được vai trò của ca dao cùng các loại hình văn học dan gian khác đã có sức anh
hưởng lớn đến truyện Tác giả Ngô Anh Kiệt nhận thấy rằng: “với những câu ca dao, hò
vẻ, hò đổi đáp, đặc biệt là hát hué tình được lông ghép vào tác phẩm van Xuổi, ta thấy
nhà văn Tran Bảo Dinh đã có đóng góp rất lớn về mặt ngôn ngữ nghệ thuật và tai hiện
sinh động thiên nhiên, cuộc song, tinh cách, tình nghĩa giữa người với người, người với
Trang 12đất trên vung đất Nam Bỏ qua sự kết hợp đặc sắc nay” (Ngô Anh Kiệt, 2019: 92) Từ
đó, tác giả nhận thay ca dao — dân ca trong tác phâm tập trung ở việc đóng góp về ngôn
ngữ và tái hiện sinh động văn hóa, nhưng tính đóng góp đó của riêng ca dao = dân ca
trong việc kiến tạo bối cảnh văn hóa cụ thé thé nào vẫn chưa được khai thác triệt đẻ,chưa thây được dụng ý của ca dao — dân ca, của hành trình phát trién và được đặt vào cốt
truyện không đơn giản ngoài phương điện hình thức nghệ thuật, vì vậy đặt ca đao - dan
ca vào hệ thống, trong tông thé là một việc làm can được tiếp tục triển khai Vẫn trong
phạm vi van dé văn hóa, năm 2021 có công trình Văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn
Trân Bảo Định, của Huynh Thị Thanh Tuyén bao vệ tại Trường Đại học Sai Gòn Công
trình tập trung làm rõ văn hóa cũng trên cả hai phương diện là nội dung và nghệ thuật,
xoay quanh vào nội dung vẻ thiên nhiên, lối sống va con người Trong phần nghệ thuật
về ngôn ngữ công trình có nhắc đến văn học dân gian, trong đó có ca dao — dân ca:
“Ngôn ngữ Nam Bộ còn được nhà văn chuyển tải bằng những câu ca dao ngọt ngào.
Việc sử dụng ca dao - dan ca, hò, về, hat ru, có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc
phan ảnh thiên nhiên và tính cách con người Nam Bộ Nhờ những câu ca dao ngọt ngào
mà tình yêu đôi lứa, tinh yéu quê hương mới trở nên sâu sắc, thuyết phục, thấm vào lòng
nguoi đọc Có lẽ Tran Bảo Định đã tận dụng tối đa tính chất cô don 2, tình cam của ca
dao để tôn lên vẻ đẹp tâm hon và tiếng nói miễn Nam Tân số sử dụng ca dao trong truyện ngắn của ông phải nói rat day đặc Trong 11 tập truyện ông đã sử dụng đến 253
câu ca dao, dan ca, hò về - hát ru” (Huỳnh Thi Thanh Tuyên, 2021: 91) Day là côngtrình có thông kê ca dao — dân ca xuất hiện trong 11 tập truyện với 253 trường hợp ở phụ
lục của luận văn, nhưng các thông kê này chỉ nhằm minh chứng cho sự bê trợ của ca dao
và thé hiện nó đảy đặc, chứ công trình chưa khai thác toàn diện bản khảo sát đề lý giải
nguyên nhân sâu xa của việc hình thành, đóng góp cho truyện, từng văn hóa được làm
nên thé nào bởi ca dao — din ca Dù vậy công trình cũng đã cho ta được một con sé cụ
thé, dé thay tan suất xuất hiện này có một ý nghĩa quan trọng nhưng cần được khai thácnhiều hơn để nhận ra ý nghĩa lớn hơn Và cũng chính nhờ vào bảng khảo sát của công
trình mà chúng tôi có thê năm bắt độ dày đặc và tạo thêm động lực thực hiện dé tài của
Trang 13mình Tuy vậy, qua khảo sát, thống kê lại thì 253 trường hợp này chưa chính xác khi
luận văn khảo sát, bởi có nhiều tập truyện có các truyện trùng nhau, hay có trong nhiều
tập truyện có một vài bài tản văn, hay ghi chép tản mạn lịch sử, vì thế tuy công trình có
đóng góp nhưng chưa vận dụng đề khai thác triệt dé Tiếp đó, các van dé văn hóa khôngngừng được được trién khai tiếp tục qua nhiều công trình ở năm 2022 như Trương Hoang
Long với luận văn Đối thoại văn hóa trong truyện ngắn của Tran Bảo Định bảo vệ tại
Trường Đại học Sài Gon, Hỗ Thi Mỹ Duyên với luận văn Van xuôi phi hư cấu Trần Bao
Định từ góc nhìn văn hóa bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh.
Trong các công trình đã nêu những van dé về văn hóa được chú trọng tim hiểu phân
tích Trong đó, các luận văn tập trung thể hiện nhiều mặt văn hóa từ vật chất đến tinhthan, trọng yếu nhất là mẫu người văn hóa Riêng về ca đao — dan ca hay văn học dangian cũng được cả hai dé tai đưa vào phần ngôn ngữ truyện, tiếp biến ảnh hưởng văn học
đân gian trong cách viết, sáng tác của nhà văn Năm 2023, tác giả Trần Thị Bảo Châu đã
bảo vệ luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sài Gòn với dé tài Yếu tổ văn học dan gian
trong truyện ngắn Trân Bảo Định Đề tài là một nguồn tham khảo giá trị, gợi mở quý
báu cho chính chúng tôi vì đề tài của Trần Thị Bảo Châu đã ý thức và khám phá được
vị trí, vai trò của ca đao — dân ca trong việc kiến tạo những không gian, bối cảnh văn
hóa Đông thời đề tài đã ý thức được ca đao — dan ca có những vai trò cụ thể: Vai trò
khai đoạn — thất nút Vai trò phát triển — cao trào và Vai trò kết thúc — Mở nút Trong
đó, ca đao — dân ca cũng đã được đánh giá có vai trò này, và chính là một cứ liệu, một
minh xác dé chúng tôi tiếp tục thực hiện và khám phá riêng mang ca dao — dân ca trong
việc làm nên bồi cảnh văn hóa Tuy vậy, dé tài với phạm vi là văn học dân gian, có tính
bao quát tat cả thé loại văn học dân gian nên chưa thé dao sâu riêng vé ca dao — dân ca.Bên cạnh đó, dé tài vẫn chưa thể hiện tính chất hệ thông của riêng ca dao = dân ca trongxuyên suốt biểu đạt văn hóa, đặc sắc bối cảnh làm nên phong vị riêng của truyện ngắn
Tran Bảo Định, đó chính là chiêu sâu và khoảng trồng cân được tiếp tục bàn luận Và từ
đây, chúng tôi cũng nhận thấy những nghiên cứu về ca dao — dan ca trong tác phẩm của
“Ong già Nam Bộ nhiều chuyện ” tuy đã được ý thức được vai trò vị trí phần nào của
Trang 14chúng nhưng vẫn năm trong tông thé văn học dan gian và chưa được tìm hiểu cặn kế,sâu sắc, đây chính la khoảng trông mà chúng tôi mong mỏi sẽ tiếp tục
2.2 Nghiên cứu theo hướng phê bình sinh thái trong truyện ngắn Trần Bảo Định
Tác giả Nguyễn Khắc Phê là một tác giả khá tiên phong trong việc đăng đàn với
tác phâm Tran Bao Định và có những gợi mở về phong vị sinh thái trong tác phâm của
nhà văn, vì thé có rat nhiều bài viết liên quan, như trên báo Tuổi Trẻ online vào ngày
10/03/2016 ông có bài viết Đọc Đời bọ hung của “nha văn trẻ” 73 tuổi Bảo Định Trên
tạp chí Sông Hương 01/12/2017 Nguyễn Khắc Phê cũng có bài viết về Trần Bảo Định
-một tác giá đặc sắc trong dòng “văn học sinh thái” Ngày 16/03/2018 tác giả Nguyễn
Khắc Phê cũng có bai viết Những trang sách day dp “phù sa” châu thổ trên báo Sài Gòn
giải phóng Các bài viết của Nguyễn Khắc Phê chủ yếu xoay quanh sự trải nghiệm vănchương của Trần Bảo Định với quê hương Nam Bộ cùng với đó là một bài viết mang
tính chất nghiên cứu theo hướng sinh thái Những nhận thức và tiếp cận giá trị văn
chương Tran Bảo Định chính là những bài giới thiệu đầu tiên trên báo chi, đó là dạng
giới thiệu hiện tượng văn chương hơn là nghiên cứu có chiều sâu, đưa ra những luận giải
bao quát.
Và cứ lần lượt các tác phẩm văn xuôi của ông đã không ngừng được quan tâm nghiêncứu, tìm tòi, trong đó hướng tiếp cận sinh thái trong văn chương ông cũng đã thu hútnhiều công trình thú vị Trong văn chương Tran Bao Định rat dé dàng bắt gặp hình ảnh
phương Nam với đất — nước — người gắn bó với nhau, hài hòa nhau mà sống, nương nhau
mà sinh tôn Từ đó đã ra đời nhiều công trình mà gan đây chung tôi nhận thay như tác
giả Phạm Thị Thanh Thủy vào năm 2019 đã làm Luận văn Thạc sĩ với đề tài Văn xuôi
Tran Bảo Định dưới góc nhìn phê bình sinh thái tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Tác phẩm của ông bén duyên với van đề sinh thai,nghĩa là bén duyén với một van đề còn thời thượng của văn chương khi môi trường đang
từng ngày ô nhiém, không ngừng đổi thay nguy hại đến cuộc sống con người, muôn
loài, và có đe doa đến hoàn cảnh sống trên trái đất, từ đó rat cần tiếng nói của văn chương.
Trang 15Là một vùng đất phương Nam đang chuyển mình, còn mới toanh với những điều vẫn
đang lưu giữ đặc sắc văn hóa, nhưng cũng không ngừng có nhiều tín hiệu về môi trường
cho vùng dat day cá tôm Văn chương Tran Bao Định với tình yêu dành cho miễn dat,
mà ông không ngừng thé hiện tinh than ay Chính lẽ đó, mà ông được nghiên cứu không
ít ở mang dé tài này Trong luận văn kê trên tập trung tìm hiéu văn xuôi Tran Bao Dinh
trên bình điện lý thuyết, vì thé những khai thác vẻ bối cảnh văn hóa cụ thé không được
chú trọng, nhưng ca dao — dân ca vẫn được luận văn sử dụng dé minh chứng cho những
vấn đề sinh thái, để lấy đó làm những tắm gương sinh thái trong truyện ông Đó có thể
là những câu ca dao — dan ca được dẫn ra dé thay được sự trù phú giàu có của đất phương
Nam, giờ thì dan cạn kiệt và ô nhiễm Bên cạnh đó, trong phan Phụ lục tác giả PhạmThị Thanh Thủy cũng có bài phỏng van nhà văn liên quan đến sự dày đặc về ca dao —
dan ca, hay văn học dân gian nói chung trong tác phẩm ông, nha văn cũng đã gợi mở
nhiều ý tưởng: “ôi nhỏ đẻ ra đã nghe tiếng mẹ ru rồi, nó đã thâm nhập vào con người.Rồi lớn lên cũng được học hành chút ít cộng vào đô là sự tác động của moi trường sống
giữa những người thuộc tang lớp bình dân nên các yếu 10 văn học đó thâm nhập vào bác
tự nhiên như hit thở khí trời vậy Bác muốn thông qua những trang viết, bác sẽ góp phangìn giữ được ít nhiều thứ tài sản tinh than vô giá ấy ”(Phạm Thị Thanh Thủy, 2019: 119
— 120) Qua gợi ý của nhà văn, ta thấy được yếu tố văn học din gian thật sự có tam ảnh
hưởng lớn với ông ông luôn tâm niệm hoài bão về nó và từ đó cũng gợi cho cho chúngtôi những thôi thúc quý giá đến với đề tài của mình Cũng trong van đề sinh thái thì năm
2021 văn xuôi Trần Bảo Dinh tiếp tục được nghiên cứu từ góc nhìn so sánh với một tác
giả cùng thời, qua luận văn của Tô Thị Thanh Hoa đã thực hiện luận văn Truyện dong
thoại của Tran Đức Tiến và Tran Bao Định từ góc nhìn phê bình sinh thái tại trường Đại
học Thủ Dầu Một Luận văn khai thác trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật, và
đi sâu vào lên tiếng van dé sinh thái đang biến động trước sự tàn phá của con người
Trong đó ở phần “Giọng triết lí, quan hoài — lời tự vấn, noi khắc khodi trước sự tàn lui
của môi trường sinh thái” thì luận văn cũng có nói đến việc sử dụng ca dao: “Giọng
điệu của Tran Bao Định êm đêm như những tiêng ru, nượt mà như những bài ca dao
Trang 16trữ tinh gan gũi và mang hơi thở cuộc sông người dan Nam Bỏ” (Tô Thi Thanh Hoa,
2021: 138) Qua đó, vẫn đề trọng tâm của công trình cũng là van dé sinh thái và ca dao
~ đân ca là một phương điện được nhắc qua, nhưng phần nào cũng thấy nó có chỉ phối,
có thê hiện dé làm nén tảng câu chuyện
2.3 Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc truyện ngắn Tran Bảo Định
Bên cạnh đó, khai thác văn xuôi Trần Bảo Định dưới góc độ cấu trúc, tự sự cũngđược chú trọng trong một vài công trình, nhằm tìm ra nét riêng, phong cách thu hút trong
vận hành nghệ thuật của 14 tập truyện Một độ day dặn cần thiết cho các công trình
hướng vảo khái quát, tìm tòi điểm chung, nhìn thay những tác phong văn chương, hiểuđược sức hap dẫn của từng câu chữ Công trình đầu tiên liên quan đến mảng dé tài này
là của Hầu Thị Yến trong năm 2021 với đề tài Đặc điểm truyện ngắn của Tran Bảo Định,bảo vệ tại Trường Đại học Sài Gòn Trong luận văn nay, tác giả đã nhận ra những yếu to
kết cấu cá nội dung và nghệ thuật dé tạo nên một đặc điểm riêng biệt Ở phần nghệ thuật,
luận văn đã dé cap dén việc vận dung van hoc dan gian, trong đó ở ca dao luận văn nhận
thấy: “Với ca dao, câu hò, Tran Bảo Định thường chọn hoặc là dùng mớ dau truyện,
góp phan tạo không gian, cảm xúc chủ đạo để dan dat vào truyện hoặc là gắn vào lời
của nhân vật đề bộc lộ tình cảm, suy Nghĩ của nhân vat” (Hau Thị Yến, 2021: 125) Như vậy, luận văn đã thấy hai chức năng của ca đao — din ca trong bình điện cấu trúc của
truyện chính là mở dau, dẫn dắt hoặc làm lời của nhân vật thấy được vai trò của ca đao
Tuy vậy, những khai thác này chưa được làm rõ ở từng van đề đặc điểm một cách cụ thé
nhất ở từng dạng truyện còn chưa có quá nhiều cơ sở và chưa được khai thác sâu trong
việc đóng góp cho phông nén văn hóa, là một khoảng trống mà chúng tôi sẽ tiếp tục.
Năm 2022, tác giá Tran Bao Định cũng được nghiên cứu không ngừng như Đỗ Thị Tươi
với đẻ tài Truyện ngắn Tran Bảo Định dưới góc nhìn tự sự học bào vệ tại trường Đại học
Sài Gòn Luận văn đã khai mở rất nhiều vấn dé cầu trúc trong các truyện ngắn của nhà
văn Luận văn cũng có nhắc đến ca dao trong thê hiện nhân vật, đóng góp lớn vào ngôn
ngữ nhưng chưa đẻ cập nhiều đến cách kiến tạo bối cảnh văn hóa Cũng trong năm 2022,
Trang 17công trình Mhân vật nữ trong truyện ngắn Tran Bảo Định của Nguyễn Hữu Lợi bảo vệtại Đại học Sải Gòn cũng đã có những khai thác riêng biệt về mặt nhân vật Trong đó, ở
phan giọng điệu thì ca dao - dan ca cũng được công trình nhắc đến cũng ở phan ngônngữ Nhưng cùng năm 2022, công trình Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần
Báo Định của tác giả Nguyễn Trung Nhân, bảo vệ tại Trường Đại học Cần Thơ đã có
những khám phá riêng về phương diện tran thuật, tự sự học Trong phan ngôn ngữ, tác
giả nay cũng khai thác vai trò và giá trị của ca đao — din ca Trong đó, Nguyễn Hữu Lợi
cũng đã có những phát hiện về ca đao — đân ca trong hệ thống cấu trúc tự sự: “Vận dụng
ca đao - dân ca khá đa dạng, xuất hiện ở nhiều vi trí, không chỉ dừng lại ở phan mở dau
moi tác phẩm mà còn được sử dung trong diễn biến câu chuyện, thúc mạch truyện, cólúc được xem nh phân "trữ tình ngoại dé” của tác phẩm hoặc xuất hiện trong phan kết
của tác phẩm Nhìn chưng, việc sử dụng các ngữ liệu này rất linh hoạt” (Nguyễn Hữu
Lợi, 2022: 112 — 113) Không chỉ vậy, luận văn còn phát hiện ca dao — din ca còn giúp
bộc lộ nhân vật, giúp xâu chuỗi truyện một cách hợp lý, chọn lọc một cách có dụng ý,
đây là gợi ý quan trọng đề chúng tôi tiếp tục phát trién và đi sâu vào đề tài của mình Bởi
tuy đã có những phát hiện về mặt cầu trúc kiến tạo, nhưng luận văn vẫn đặt ca dao — dân
ca vào mặt ngôn ngữ nghệ thuật được vận dụng và minh chứng, giới thiệu qua một cách
sơ lược, chưa thấy được chi phối cau trúc bề sâu thông qua béi cảnh, vì thé đây vẫn làmột van đề can tiếp tục làm rõ Ngoài ra còn có chuyên luận Hat phù sa sông nước Cửu
Long — Bước dau tìm hiểu văn xuôi Tran Bao Định do Võ Quốc Việt viết và được Nhà
xuất bản Tông hợp Thành phố Hỗ Chí Minh an hành đã tập hợp và suy tư nhiều van dé
trong văn xuôi của Tran Bảo Dinh Các dé tài quan tâm đến các van dé văn hóa Nam Bộ
liên quan đến con người môi trưởng tự nhiên và xã hội Nhìn chung các đề tài chủ yếuliên quan đến văn hóa nói chung, tìm kiếm những chất liệu văn hóa ở cả bình điện bác
học và bình dân Văn học dân gian, trong đó có ca ca đao — dan ca được khai thác chu
yếu ở ngôn ngữ nghệ thuật, duy chỉ có một công trình đã nói trên có quan tâm đến bình
điện dan dat câu chuyện Từ đó, những khoảng trống ấy đã thôi thúc chúng tôi thực hiện
dé tải đóng góp vào việc tìm hiéu những bài ca đao — dân ca gắn rất chặt với bối cảnh
Trang 18văn hóa, hệ thông diễn biến của truyện cũng được ca dao — dan ca quán xuyén, hỗ trợ
cho câu chuyện được trơn tru Đó là van đề chúng tôi sẽ khai thác sâu tìm thấy bình diện
nghệ thuật đặc sắc nhất của ông qua việc sử dụng ca dao - dân ca
3 Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi chính là van dé
vai trò, nhiệm vụ của ca dao — dan ca trong việc kiến tạo bối cảnh văn hóa truyện ngắn
Trần Bảo Định Trong đó chúng tôi sẽ làm rõ những đối tượng nhỏ hơn như ca đao — dân
ca kiến tạo, đựng nên từng đạng bối cảnh từ vật chất đến tỉnh thần đặc sắc của riêng
truyện ngắn có ca dao — dân ca Đồng thời, sẽ định hình vai trò trong hệ thống cau trúccủa truyện, những phan của truyện được thê hiện ra làm sao và ca dao — din ca đóng mộtvai trò lớn trong cốt truyện trong việc làm nên phông nén văn hóa, là yếu tố căn bản dé
truyện được diễn ra.
4 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận với ba mục đích chính như sau:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết chúng tôi muốn đóng góp một hướng nghiên cứu tương
tác giữa văn học dân gian va văn học viết qua trường hợp văn chương Tran Bảo Định
Từ đó, làm nên một bình diện khám phá văn chương một cách hữu hiệu, là một công cụ
khai thác có tính gợi mở, hoàn thiện hơn về nghiên cứu đối tượng văn chương có sự hòahợp của văn học dân gian và văn học viết Không chỉ vậy, còn nhằm hướng đến làm rõ
vai trò của ca dao — dan ca với chức năng của cốt truyện.
Trên cơ sở đó, tiếp tục lam rõ hơn những mat ân của giá trị văn hóa được đưa vảo
Không chỉ vậy, ca dao — dân ca trong đời sống với đúng nghĩa bình diện diễn xướng, sử
dụng đã dan thu hẹp, và theo thai đại sẽ có thé tồn tại ít đi Vì vậy, hướng nghiên cứutĩnh tại văn bản thuần túy ca dao, văn học dân gian đã có nhiều khai thác khá triệt đẻ,
nhưng trên văn học viết sẽ phát hiện được nhiều điều đáng bản, đó cũng là cách ca đao
— dan ca được tái sinh trong tac pham của các nhà văn.
Trang 19Cuối cùng, đó là làm một tài liệu tham khảo bổ khuyết vào hệ thông công trìnhnghiên cứu văn chương của Tran Bảo Định, dé ngày càng thêm những khám phá dai hơi
hon, tông quát hơn ngoài ca đao — dan ca, như một cách chứng minh và đi sâu vào mảng
nhỏ trong một kho tàng các truyện còn lại của Trần Bảo Định
5 Phạm vi nghiên cứu
Tổng thẻ phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là các tác phẩm Tran Bảo Dịnh, thuộcthê loại truyện ngắn và bên cạnh đó chính là các thê loại ca dao — dân ca của văn học dân
gian được hòa quyện, đan kết trong tác phẩm Và đấu ấn tác phẩm đa số thuộc về những
thé kỷ trước trai dài từ khoảng cuối thé ky XVIII — đầu XIX đến hiện dai, môt phạm vithời gian ứng với hành trình gian nan, gắn bó của người dân Nam Bộ qua bao thé ky Vàhơn hết, các tác phâm được giới hạn là các truyện có ca đao — dan ca và có thẻ hiện đặctrưng bối cảnh văn hóa của nhà văn, sâu sắc thẻ hiện sự kết hợp giữa truyền thông và
hiện đại, giữa quá khứ và ca tương lai Phạm vi tác phẩm mà chúng tôi sẽ dé cập được
thực hiện nghiên cứu tìm hiéu dé tài trên 13 tập truyện có chứa ca dao — dân ca sau đây:
Tran Bao Định (2015) Đời bọ hung TPHCM: NXB Văn hóa — Văn nghệ.
Tran Bao Dinh (2016) Phận lim kim TPHCM: NXB Văn hóa - Văn nghệ
Tran Bảo Dinh (2017a) Chim phương Nam TPHCM: NXB Văn hóa — Văn nghệ.Tran Bảo Định (2017b) Dat phương Nam ngày cũ Hà Nội: NXB Hội Nhà văn
Trần Bảo Định (2017c) Ông già Nam bộ nhiêu chuyện — Dấu chun lưu dan Hà
Nội: NXB Hội Nhà văn.
Trần Bảo Định (20174) Ông già Nam bộ nhiều chuyện — Gác khuất dưới chưn
đèn Hà Nội: NXB Hội Nha văn.
Tran Bao Định (2018a) Khói un chiêu Đà Nẵng: NXB Da Nẵng
Trang 20Tran Bao Định (2018b) Bông trái qué nhà TPHCM: NXB Tổng hợp Thành phố
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận của minh, chúng tôi sẽ tiền hành tìm hiệu, nghiên cứu đề tài vớicác phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp phê bình tiểu sử, phương pháp thống kê —
phân loại, phương pháp cấu trúc, phương pháp văn hóa — lịch sử phương pháp phân tích
~ tông hợp và phương pháp nghiên cứu liên ngành Cụ thê thực hiện với từng phương
pháp như sau:
Thứ nhất là phương pháp phê bình tiêu sử, phương pháp này hỗ trợ chúng tôitrong việc thực hiện tìm hiểu và xử lý các thông tin vẻ tác giả, về tư tưởng và quan niệm
văn chương của ông trong chương | của khóa luận.
Thứ hai là phương pháp thống kê — phân loại giúp chúng tôi thực hiện khảo sát,
làm bảng thống kê số lượng ca dao — dân ca xuất hiện trong các tác phâm của Tran BaoĐịnh trong việc xử lý các câu ca đao - dân ca, gắn với các loại hình văn hóa, phươngpháp này hữu dụng về mặt bếp núc khoa học và làm phần phụ lục của tác phẩm Đồng
Trang 21thời, đưa ra những con số mang tính chính xác vẻ tan suất, về nhìn nhận vị trí của ca dao
— dân ca trong tác phẩm và dựa vào đó dé phân loại cụ thé từng câu ca đao — dân ca liênquan đến từng loại hình văn hóa, từng phần trong truyện mà chúng tôi khai thác Phươngpháp này hỗ trợ chúng tôi xử lý những kết quả phân tích ở chương 2, chương 3
Thứ ba là phương pháp cau trúc, phương pháp này hỗ trợ chúng tôi làm rõ được
vị trí của ca đao trong từng phần của cốt truyện, và thống nhất được vai trò của ca đao —dan ca, làm nên những phương điện triển khai giá trị hữu dung của ca dao — dân ca ở
chương 4.
Thứ tư là phương pháp văn hóa — lịch sử hỗ trợ việc khai mở, gắn kết và tạo dựng
những thời kỳ, thời đại và đưa tác phẩm, cam nghiệm và phân tích, tim tòi tác pham bằngphông văn hóa — lịch sử phù hợp với thời đại Và phương pháp này được dùng dé khám
phá triệt dé tại chương 2 và 3 của công trình.
Thứ năm là phương pháp phân tích — tong hợp Phương pháp này hỗ trợ việc phân
tích đối tượng một cách rõ ràng, sâu sắc mà đồng thời cũng thê hiện tính bao quát, tông
hợp của đối tượng với van đề tìm hiểu Phương pháp này được thực hiện dan trải trong
chương 2 3 va 4.
Cuối cùng là phương pháp liên ngành Trong khóa luận, việc kết hợp các tri thức
khác nhau mà tiêu biểu là tri thức sinh thái, van đề văn hóa vùng miền và ca địa lý được
bao trùm trong các phân tích ở chương 2, 3 và 4 luôn được thực thi, tìm hiéu và cũng là
một phương pháp đóng góp quan trọng trong khóa luận.
7 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận khoa học của chúng tôi bao gồm phần mở đầu, 4 chương chính văn và
phân phụ lục
Trong đó, phần mở đầu của chúng tôi có nhiệm vụ làm những việc trình bày nhữngyếu tô mang tính tiền đề, đưa ra những lý do hợp lý dé đi đến đề tài, khái quát các công
Trang 22trình đi trước đề thay được khoảng trong nghiên cứu và bồ sung Cùng với đó là xác định
rõ van dé về mục dich, mục tiêu và giới hạn phạm vi vẫn đẻ
Sau đó, với chương 1 chúng tôi sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn của nghiêncứu, đây là bước có tinh chìa khóa để mở ra được tác pham theo con đường thé nào,hướng đi cụ thé trong phân tích văn hóa Đồng thời, giới thiệu về nha văn và dua ra tình
hình tư liệu cho việc triển khai nghiên cứu.
Tiếp đến là chương 2 sẽ đi vào vấn đẻ văn hóa vật chất được ca dao — dân ca kiến
tạo Đó là những phương điện ve sinh thái tự nhiên, về sinh kế và vẻ sự hòa hợp của con
người và sinh thái Phan này chỉ rõ bôi cảnh văn hóa ở đây chính là thé giới vốn di đãton tại, và con người tạo dựng thêm dé có thé sinh sống
Sau văn hóa vật chat sẽ là văn hóa tinh than ở chương 3, đây là tìm kiểm những bỗi
cảnh văn hóa được ca dao — dân ca kiến tạo nhằm cố kết cộng đồng hiểu tâm tư cá nhân
để có thé sông, phát triển với vùng đất này với tâm thé của con người day hăng hái và
sáng tạo.
Cuối cùng là chương 4 khi nhìn lại một cách có hệ thống quá trình phân tản của ca
đao — dân ca với việc kiến tạo bối cảnh trong hệ thống cau trúc cốt truyện Mỗi một phan
ca dao — dan ca đều đảm nhan, va thé hién hết vai trỏ, tinh đắc dụng của mình như thể
nảo đều được chúng tôi chỉ rõ
Bên cạnh đó, chúng tôi còn có một bảng phụ lục nhằm khảo sắt vị trí, và tra cứu yếu
tô văn hóa liên quan đến ca đao — dan ca, phục vụ chính yếu cho việc triển khai đẻ tài
Trang 231.1.1 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Văn hoc dan gian và văn học viết có môi tương tác từ xa xưa, trong suốt quá trình
phát triển nó không hè tách rời mà tiếp biến, hỗ trợ lẫn nhau Ta dễ dang bat gặp dau ấncủa những van ca dao trong các sáng tác bằng chữ viết, âm hưởng của truyện cô xa xưatrong tư duy người muôn thuở Những tác phầm van học lớn từ xa xưa như Quốc âm thitập của Nguyễn Trãi Truyện Kiêu của Nguyễn Du và thơ Nôm Hồ Xuân Huong, ba vịđại gia cao sang, tài hoa của thời kỳ trung đại đã không ngừng vận dụng, thể hiện văn
học dân gian trong sáng tác của mình Ta thấy âm vang lời ca đao tứ thơ lục bát trong
Truyện Kieu, thay ty hao va nang niu ting van thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi có đáng
vóc của văn học dân gian, và thấy chất thành ngữ tục ngữ hay cả truyện cười trong
những câu thơ táo bạo, mãnh liệt của Hỗ Xuân Hương Không dừng lại ở đó, văn học
hiện đại đã tạo nên những thời son tráng lệ cũng có dấu ấn của văn học dân gian, và từ
đó thé giới của câu ca, lời kế bình dân chưa bao giờ thôi thôn thức thi sĩ đi tìm cái tôi.Sức ám gợi, vọng vang của tứ thơ ca dao mang đanh thi sĩ của chân quê Nguyễn Binh,
có câu hò Hué nao lòng người điên Han Mặc Từ, và nhiều nha thơ khác cứ vậy mà
đến, mà cập bến bờ của văn học dan gian Vì lẽ đó, mỗi quan hệ văn học dan gian và văn
học viết như một sợi dây lâu bên, cứ ngỡ là hai đường song song nhưng thật ra vô cùng
tiệm cận, giao nhau trong muôn vàn con chữ.
Nói về mối quan hệ này, tác giả Nguyễn Xuân Kính cũng từng khang định:
ang 4 a ° 2 os ˆ ° ` - Â fe “
Trong môi quan hệ hai chiêu giữa văn học dan gian và văn học viet, nói nhự Lê Kinh Khién, “văn học dân gian cho nhiều hơn là nhận ”
Trang 24(Tran Dinh Sử chủ biên: 2021: 47)
Hay nói như Xuân Diệu các nha thơ phải ra công học tập từ ca dao:
“Riêng tôi, từ hơn ba chục năm nay tôi đã học Làm nghề gì, lo nghệ ấy Làm thơ,
mà không nghe, học ca dao từ thuở mới biết khôn, thì, như lời Không Tit: “Khônghọc Kinh Thi lấy gì mà nói? ”, không học ca dao từ nhỏ, thì làm sao cho giỏi đượcthơ? Nguyễn Du đã di học trường của cô Uy, cô Sa, Trường Lưu nhị nữ, đã trướctiên di học trưởng hát ví của các cô gai phường vai, thì mới hơi thơ Kiéu; Pu-sơ-
kin vỡ lòng đã học trường văn học dan gian Nga của bà nhĩ mau Nay tôi chỉ kế
những ky niềm trên đường Kháng chiến lan trước của mình Tuổi trên ba mươi,
lại mang sẵn ý thức gặp ca dao hay ai đánh rơi thì nhật lấy ngay vẻ mà cất, tôi
đã được những cai sung sướng that thú vị của the.”
(Viện Văn học 2021: 79)
Qua đó, đủ dé thay văn học dan gian luôn có sự ảnh hưởng đến văn học viết, và
sự kết hợp của cả hai tạo nên nên văn học dân tộc đặc sắc, đậm đà văn hóa Dân tộc tinh
ấy trước hết được hun đúc và nuôi đưỡng bởi môi trường, nguồn cội của văn học dân
gian Và thế giới của thơ, của văn xuôi sẽ cực kỳ phong phú nếu vận dụng và thê hiện
văn học dân gian:
“Ngay từ khi khởi phát, dòng văn học viết dan tộc, trong đó chủ yếu là văn học
tự sự các nhà văn đã lấy các truyện cô dân gian làm nên tảng Và trong suốt tiễntrình lịch sử của văn học, ké từ 10 thể ky văn học trung dai đến thời kỳ hiện dai,
kho tàng truyện dén gian luôn dong một vai trò quan trong trong việc hình thành
phát triển các thể loại tự sự văn học ”
(Phạm Thị Tram, 2002: 37)
Những chất liệu trong truyện truyền kỳ, chí quái thời trung đại là sự tiếp thu nhữngmảnh vỡ của huyền thoại, truyền thuyết xa xưa, thé hiện ở nhiều phương điện khác nhau
Trang 25trong cac tac pham tự sự trung đại Tao nên một nên tảng, luôn kích thích sự sang tạo va
vận dụng mới trong các tác phẩm văn học viết Thé giới ấy luôn tạo nên một sức ám ảnh,
và luôn dat dào sức sống “cường ký.” (tức lâu dài, bền vững) trong ngòi bút nhà văn Cóthẻ, những yếu tô văn học dan gian sẽ không còn quá cụ thé nhưng nó vẫn là nguồn mạchcho những sáng tác Dong thời ở thời văn học hiện đại càng trở nên tái sinh dé ứng
dụng vào quá trình phát triển xã hội, đời sóng Những trang viết sẽ luôn chất chứa linh
hồn, mang tinh than văn hóa dân tộc khi nha van nhắc đến những câu ca muôn thuở, câu
kế muôn đời dé khắc vào tác phẩm và đó cũng là cách khắc tác phẩm vào lòng người.
1.1.2 Dịnh hướng tiếp cận giá trị văn hóa trong tác phẩm văn học
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, hay tiếp cận giá trị văn hóa trong tác phẩm
văn học đã là những công việc thường xuyên trong các nghiên cứu đương đại Không có
một tác phâm nào có thê độc lập khỏi môi trường sinh thành, khỏi nơi hoài thai ra nó Vì
thế, hiểu biết các giá trị văn hóa được kiến tạo từ tác phẩm văn học chính là tiếp cận tácphẩm ở độ sâu, độ bao quát và gắn kết với nhiều thử tinh hoa Nhà nghiên cứu Đỗ Lai
Thúy khang định văn học chính là một thành tô của tông thé văn hóa, vì thé tiếp cận văn
học cũng la tiếp cận giá trị văn hóa, hiểu tác phẩm được thé hiện với tất cả ý nghĩa, conchữ của nó theo tình than giải cau trúc, hậu hiện đại với đời sống riêng biệt của tác phẩmvăn học tạo khoảng trồng cho độc giá cảm nghiệm, lắp day điều phù hợp và can thiết:
“Phê bình hậu hiện đại, vì thé, không chi di tìm nghĩa chủ ý, mà chủ yếu là đi tìmnghĩa kiến tạo Nghĩa này do người đọc tạo ra, do đó phụ thuộc rất nhiều vào
chính người đọc, đúng hơn văn hóa của người đọc Mỹ học tiếp nhận coi văn ban
chỉ là một bộ khung xương còn day những khoảng trong/ trắng, những câu nói
lap lửng, những thách đố đòi hoi người đọc bằng kinh nghiệm thẩm my va kinhnghiệm nhân sinh của minh lap đây và bồi da đắp thịt cho thành một sinh thé
Thông diễn học đã chuyển trọng tâm phê bình từ phân tích văn bản sang diễn giảivăn ban Người thông điển văn bản phải là người có trình độ văn hỏa sâu rộng
và, quan trong hơn, giàu ca tính sáng tạo Như vậy, văn hoa đúng hơn là sự trai
Trang 26nhân Tác phẩm văn học không chỉ là những thực thẻ cấu trúc với thi pháp, tự sự mà đã
trở nên lỉnh động, màu sac và có da thịt khi được triên khai từ các giá trị văn hóa.
Theo đẻ xuất của Đỗ Lai Thúy, cần tiếp cận giá trị văn hóa trong tác phẩm văn
học băng phương pháp “nâu người văn hóa ”, vì mỗi một thời đại một giai đoạn, một
hệ hình đều tạo nên một mẫu người Đây là phương pháp tiếp cận dựa trên yếu tô con
người làm trung tâm, vận hành văn hóa và từ đó mở ra các vẫn đẻ văn hóa Nhưng đù
thé, theo chúng tôi mẫu người văn hóa là nhìn từ phương diện cho người từ đó nhiều
yếu tổ ảnh hưởng bởi tính chi phối cách nhìn, cách nghĩ hơn là bản thân văn hóa nênkhông may phù hợp với dé tài của chúng tôi Theo truyền thống tiếp can, nhiều nhànghiên cứu tiếp cận văn hóa theo hai phương diện: Vật chat và tinh thần Tác giả Đỗ LaiThúy không có nhiều đồng ý với cách phân chia văn hóa vật chất và phi vật chất, haycũng có thê gọi là tinh than khi tìm hiệu về văn hóa trong tác phẩm văn học Bởi vì vănhóa vật chat mang tính cụ thẻ, được biểu hiện bởi các công trình kiến trúc dé bị bào mòntheo thời gian Còn văn hóa phi vật chất có cơ chế lưu truyền và gìn giữ khó khăn hơn,
bởi nó không phải là hiện vật thấy, nhìn, sờ ngắm Điều này, theo chúng tôi tác giả Đỗ
Lai Thủy đã quá tập trung vào văn hóa có tính chất gần với văn minh mang tính thànhtựu nhất thời của mỗi thời đại và sẽ bị thời gian bào mòn Và đặc biệt, ông tập trung
nhiều vào văn hóa tri thức, văn hóa bậc cao nhiều hơn là kho tàng văn hóa bình dân Dựatrên gợi dẫn, chúng tôi cho rằng, cách tiếp cận văn hóa vật chất và tinh thần vẫn là một
cách tiếp cận hữu hiệu Đối tượng của tiếp cận văn hóa chính là văn học, văn hóa dân
gian nó được lưu giữ trong ký ức nhân dân vẫn còn đó nhiêu giá trị Vì lẽ đó tiếp cận
Trang 27giá trị văn hóa theo mô hình của văn hóa vat chat và tinh than, tìm ra những phương diện
tuy lát cắt nhưng vẫn tông thé, vì nó được nhìn bằng một hệ thống thống nhất, khôngđơn lẻ, phân tách của văn hóa bác học, có tính chuyên dời Phương thức này cũng giúp
tìm ra những giá trị hết sức sâu sắc, thay được toàn cảnh và không phiến điện Cách thứctiếp cận nay cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng tính liên kết có chiều sâunhưng không phá vỡ hệ thắng.
1.1.3 Văn hóa và bối cảnh văn hóa trong tác phẩm tự sự
1.1.3.1 Văn hóa
Vẻ khái niệm văn hóa có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi định nghĩa Nha nhân
học lớn của Mỹ Robert Lowie có công trình đồ sộ Không gian văn hóa nguyên thủy đã
dan ra định nghĩa về văn hóa nỗi tiếng của nhà nhân học Tylor:
“van hóa là cái tong thê phức hợp bao gom các trí thức, niềm tin, nghệ thuật,
luân lý, pháp luật, các phong tục cũng như các kha năng và thói quen khác mà
con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hoi.”
(Robert Lowie, 2019: 15)
Từ định nghĩa, Robert Lowie cũng rat thống nhất cách định nghĩa về khái niệmvăn hóa của Tylor, ông cho đó là một định nghĩa nền tảng và có tam ảnh hưởng nhất
định cho việc nghiên cứu văn hóa Ngoài ra, UNESCO, tô chức về văn hóa giáo đục của
Liên hợp quốc cũng đưa ra một định nghĩa rộng bao quát:
“Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh than, vật chất, trí thức và xúc
cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hoi; van hóa không chi bao gồm
van học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách song, phương thức chung song, các
hệ giá trị, truyền thông và niém tin”
(UNESCO, 2006)
Trang 28Học giả Phan Ngọc cũng có những khăng định khá chỉ tiết:
“Văn hóa là mỗi quan hệ giữa thể giới biểu tượng trong óc mot cá nhân hay mot
tộc người với cai thé giới thực tại it nhiều đã bị cá nhân này hay dân tộc ngườinày mô hình hóa theo cai mô hình tôn tại trong cái biểu tượng Điều kiện rõ nhất
chứng tỏ moi quan hệ nay, đó la van hóa dưới hình thức dé nhận thấy nhất, biểuhiện thành một kiểu lựa chọn của cá nhân hay của mot toc người khác ”
(Phan Ngọc, 1998)
Còn học giả Lê Văn Chưởng quan tâm đến tính chất kiến tạo đặc tính riêng biệt:
“Văn hóa là một tổng thé phức hợp về những giá trị vật chất và tinh than do con
!igười kiến tạo có tính đặc thù của mỗi dân tộc "
(Lê Văn Chưởng, 1999: 9)
Qua đó có thé thấy, sự thống nhất của các học giả dé tìm đến một cách hiểu vềvăn hóa dù là diễn đạt và dựa trên những ti thức, kinh nghiệm khác nhau Các học giảđều có những quan niệm chung về văn hóa là những yếu tố vật chất, lẫn tỉnh than, trong
đó được tích lũy qua năm tháng thời gian con người sinh hoạt, tương tác với thiên nhiên,
môi trường, và với xã hội, chính mình để tạo nên một diện mạo văn hóa riêng biệt, đặc
sắc cho mỗi dân tộc, quốc gia Trên tĩnh thần đó, văn hóa luôn mang tính tạo dựng, kiến
Trang 29thiết nên một phông nên cho việc định vì, hiểu biết về con người, về vấn dé của con
người.
1.1.3.2 Bối cảnh văn hóa trong tác phẩm tự sự
Bồi cảnh văn hóa hay cũng có thé nói chính là không gian văn hóa, nơi mà ở đó
ta thây văn hóa điển ra, được thực thi và thé hiện Hay nói một cách rộng hơn đó chính
là phông nén, là yếu tổ quan trọng dé định vị những giá trị hiện tồn và sinh thành, pháttriển của văn hóa Trong các tác phâm tự sự, yếu tính gắn với văn hóa, tạo dựng một môi
trường văn hóa cũng rất quan trọng Neu không có không gian trong tác phẩm được đẻ
cập điều tra và tìm hiểu rồi thé hiện thì sẽ thật khó dé hình thành nên tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học hơn hết chính là thé giới của sự phan ánh con người, vì thế những
khúc xạ của đời sống con người cũng được thé hiện trong tác phẩm bang cách này hay
cách khác thông qua sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà hiện lên dé người đọc vừa
thay tác phẩm quen mà cũng lạ Bồi cảnh hơn hết chính là sự biểu hiện của thé giới vớitat cả không gian nên hiện lên dé tạo dựng những hoàn cảnh có tính chất đặc biệt, dụng
ý và có tính phô quát:
“Trên trang báo mạng Kienthucvui.vn đã đăng dan bài viết nghiên cứu về bốicảnh và cho rằng “Boi cảnh ” là một từ Hán Nôm với ý nghĩa là những hình ảnh,
những quang cảnh đứng ở phía sau của một sự vật được coi là chính phía trước,
là bo Cục Xung quanh làm nồi bật cho một nhân vật trong tâm ở giữa trong mộtkhung cảnh cụ thể, rõ ràng đồng thời cũng gidi thích câu chữ một cách cụ thé
hơn, rõ rang hơn về cum từ “Bồi cảnh” theo nghĩa den đó chính là quang cảnh,
là cảnh vật sau lưng và theo nghĩa mở rộng thì đó là hoàn cảnh, là tình hình thực
tế hoặc tình huống có tác động đối với một con người hoặc một sự kiện Ngoài ra
nó còn là nguyên nhân để xảy ra hoàn cảnh cụ thể nào đó Hiểu một cách nôm
na, bối cảnh chính là những hình ảnh phụ xung quanh đổi tượng chính trong bức
anh, nham làm nói bật chủ dé và tăng thêm giá trị nội dung của bức anh.”
Trang 30(Ta Thi Thu Hiện, 2022: 27)
Theo cách hiểu trên, bối cảnh chính là cái phông nền của những sự kiện, hoạt
động được tô chức, tạo nên không khí tâm lý, quang cảnh về sự kiện, hoạt động Trongvăn học, bối cảnh có vai trò vô cùng quan trọng, trước hết trong nghiên cứu văn học dângian, hướng nghiên cứu trong béi cảnh đã được thực hiện với nhiều cách thức công phu.Nhiều công trình đã tìm hiểu, nhận điện những môi trường phat sinh, hình thành nên vănhọc dân gian và van học dân gian được vận dụng sử dụng trong môi trường thực tế quanhững tình hudng dién xướng cụ thẻ Từng câu chuyện dan gian, từng lời ca dân gian,vốn mang đặc trưng của văn học dân gian là có tính nguyên hợp, nghĩa là được hìnhthành, phát sinh trong môi trường sử dụng Vì thé, việc hiểu nó trong môi trường, tronghoàn cảnh thật sự rất cần thiết:
“Boi cánh trong sinh hoạt folklore không chi là hoàn cảnh cụ thể lam nảy sinh
hoạt động đó mà nó còn chỉ phối, ảnh hướng cả đến nội dung của đổi tượng
folklore Cùng trong một thời điểm xuất hiện, Cùng trong một môi trưởng hoạtđộng nhưng bối cảnh sẽ chỉ phối, tác động để dan đến các đối tượng folklore sẽ
có sự khác nhau về HỘI dung, về “kết cấu ”,”
(Ta Thị Thu Hiên, 2022: 29)
Tác giá Nguyễn Hữu Nghĩa trong luận án Tiến sĩ của mình về đề tài Truyện cổ dân gian có yêu tổ Phật giáo của Việt Nam và Myanmar nghiên cứu theo hướng tiếp cận
boi cảnh đã định nghĩa bối cảnh như sau:
“Boi cảnh (context) là một khái niệm cơ bản trong nhân học Nghiên cứu bối cảnh
là đặt đổi tượng trong những mốt liên hệ và quan hệ khác nhau với các doi tượngkhác cũng như các yêu tổ môi trường xung quanh Phương pháp chỉnh của nhà
nhân học - những người làm điền da (field workers) - là quan sát-tham dự
(participant observation): tham gia trực tiếp vào thể giới thực tiên (empirical
world), lay thông tin từ các tình hudng cụ thể, các bối cảnh xã hội (social
Trang 31contexts) dé hiệu biết cuộc song cua doi tượng nghiên cứu theo cách nhìn của
chính đổi tượng nghiên cứu {inside).”
(Nguyễn Hữu Nghĩa 2018: 29)
Công trình của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nghĩa một công trình rất kỳ côngtrong việc sưu tầm bồi cảnh tình huống sử dụng truyện kể dân gian có yếu tố Phật giáocủa Việt Nam và Myanmar nhằm thấy được những mục đích giao tiếp nhất định Dinhnghĩa của tác gia Nguyễn Hữu Nghĩa có những van đề trọng tâm của bối cảnh là: Mỗiliên hệ với môi trường xung quanh, có sự quan sát-tham dy của người làm điền dã và lấy
thông tin trực tiếp Như vậy, bồi cảnh tức là những yếu tố căn bản của một tình huốnggiao tiếp, diễn xướng trong một không gian nhất định, cụ thé và nhất thời Trong nghiên
cứu của mình tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa cũng đã chí ra các hướng nghiên cứu chính của
hướng nghiên cứu boi cảnh, trong đó có hướng nghiên cứu bối cảnh văn hóa Lý luận vềbối cảnh văn hóa, tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa dan dat nhiều nhà khoa học và khang địnhbối cảnh trong hướng nghiên cứu folklore liên quan mật thiết đến văn hóa phải có môitrường, bối cảnh văn hóa thì boi cảnh điển xướng, sử dụng dé được thẻ hiện trọn ven
nhất:
“Như vậy, chúng ta cân coi môi trường văn hóa là một cấp độ bối cánh bảo lưu
truyện kế và moi quan hệ giữa chúng là mỗi quan hệ tác động qua lại và là điều
kiện ton tại của nhau Méi trường văn hóa bao gồm tat cả mọi điều kiện vật chất
và tỉnh than được chủ thể văn hóa tích ly trong quá trình lịch sử mà truyện kể là
một bộ phan trong môi trưởng đó Trong môi trường văn hóa, văn học dan gian
là nơi lưu giữ văn hóa dong thời cũng có vai trò điều chỉnh tư tưởng và hành vi
văn hóa cua cá nhân và cộng dong.”
(Nguyễn Hữu Nghia, 2018: 35)
Trang 32Môi trường văn hóa, hay bối cảnh văn hóa chính là cấp độ quan trọng cho việc
hình thành bối cảnh bối cảnh văn hóa luôn đóng vai trò nền tang, là cái phông dé bôi
cảnh tình hudng, sử dụng diễn ra với day đủ ý nghĩa, đặc sắc của nó
Nhưng hướng nghiên cứu bối cảnh trong văn học din gian có khác nhiều với béicảnh tự sự, bối cảnh trong văn học dân gian đó là bỗi cảnh động bối cảnh mang tính tình
huồng, không quá nhiều sự kiến thiết mang tính văn bản Đó là những trường hợp được
sử dụng, được dùng một cách có khi ngẫu nhiên có khi bất chợt, không được dự báo
trước, không có chọn lọc Bên cạnh đó, bối cảnh trong văn học dân gian thường mang
tính thực tế, vì vậy văn học dân gian được sử dụng trong hướng nghiên cứu bối cảnh
không được chọn lọc, phụ thuộc vào trí nhớ ký ức mà những lần sưu tam bối cảnh khácnhau cũng cho ra những kết quả khác nhau tùy thuộc vào tình huống của mỗi lần sưutầm trong những lần giao tiếp Bồi cảnh được hình thành theo hướng nghiên cứu bỗicảnh phải đảm bảo đủ các yếu tô về thành phan về người tham dự bôi cảnh, có sự diễnxướng, sử dụng văn học dân gian trực tiếp ngoài đời sống Từ đó trong tác phâm van
học, dù nhân vật có sử dụng văn học dân gian trong hoàn cảnh cũng không phải là bôi
cảnh đúng nghĩa, phù hợp đẻ nghiên cứu Bởi trong tác phâm văn học, đó là bối cảnh
thiết dựng, có dụng ý nhiều hơn là tự nhiên Vì thé, văn học dân gian trong môi trườngđiển xướng luôn có sự trực tiếp, còn bối cảnh văn hóa mà chúng tôi dang từng bước tìmhiệu trong tác phẩm tự sự trước hết nó chính là không gian là thé giới được dựng xây
của truyện, của tự sự Và sau đó nó không phải là bồi cảnh tình huồng, mà rộng hơn nóđược kiến thiết bởi tính kết nối của tất cả các bức tranh văn hóa nên Không giống vớibối cảnh trong nghiên cứu văn học dân gian, nó là môi trường đôi khi không được dựđoán trước, thiên về thiết dựng toàn cảnh trước, ấn định và đã có dụng ý tư tưởng văn
hóa từ một tiền đề sẵn có, từ một đúc kết, chiêm nghiệm mang tính dién ngôn han hoi.Bây giờ, chúng tôi can làm rõ bối cảnh và không gian như đã nói, bối cảnh văn hóa trongtác phẩm tự su, trước hết đó là thế giới không gian được đưa:
Trang 33(Tran Dinh Sử 2018: 179)
Tuy vậy cũng can xem xét giữa hai thuật ngữ bối cảnh và không gian Theo nhận
định của Trần Đình Sử, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa bối cảnh và
không gian là đó chính là không gian của tác phẩm tự sự là không gian nghệ thuật Tácgiả Trần Dinh Sử khi bàn về không gian nghệ thuật, cũng có đoạn nhắc đến bối cánh, cótính chất khác với không gian nói chung bởi bối cảnh nó là hoàn cảnh trực tiếp, cụ thé
để biểu lộ những điều gây cắn của nhân vật trong thời điểm cốt yếu của truyện, hay trong
một hành động truyện nhất định Vẻ mặt phân biệt, không gian nghệ thuật có thê thấytrước hết, nó là không gian trong tác phẩm với những dién biến, những biêu hiện về cảnh
trí được sắp xếp trên diện rộng bao quát mọi ngóc ngách của truyện Không gian nghệthuật rộng và da dang hon rất nhiều đó có thé là không gian tĩnh lẫn động tĩnh tức là
không gian trong mô tả những lúc yên dng của truyện, không có nhân vật, người kếchuyện chỉ tự tinh, mô tả không gian xung quanh như ánh tring, đêm khuya phố thị Vìthế, không gian trong tác phẩm văn học có nhiệm vụ quan trọng là làm nên biểu tượng,không gian sẽ được sử dụng với ý nghĩa sâu xa nhất vẻ triết lý được đan cài Do đó, việc
tiếp cận không gian nghệ thuật phải suy ra từ những mô tả, như không gian thành phó
được khắc họa nhiêu lần thẻ hiện ý nghĩa liên quan đến đô thị ồn ã, mệt nhọc, hay có bao
nhiêu không gian sẽ làm nên những ý nghĩa, thông điệp khác nhau Từ đó, thấy được
không gian nghệ thuật cần có tính lặp lại, ôn định, có tính nối kết giữa các không gian
rat chặt chẽ Còn béi cảnh, trước hết là yếu tố tình huống là không gian trực tiếp trong
việc biéu lộ nên những trọng yếu vẻ tính cách, ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong truyện
Trang 34Tuy không phải là bối cảnh theo hướng nghiên cứu bồi cảnh của văn học dân gian, nhưng
bối cảnh trong truyện phải có sự tham gia của nhân vật, trong hoàn cảnh đang tương tac,
giao tiếp chứ không là không gian chỉ có sự vật không vận động Tóm lại, boi cảnh truyện
sẽ khác với không gian truyện như đã nói, nó luôn có tính trực tiếp, các bối cảnh có thébiệt lập diễn ra tạo dựng nghĩa trực tiếp trong quá trình sử dụng và có những thành phần
tham diy nhất định
Thông qua bối cảnh nói chung và không gian nghệ thuật kéo theo việc khác nhaugiữa không gian văn hóa và boi cảnh văn hóa Không gian văn hóa sẽ là không gian được
tích hợp bởi hệ thống biéu tượng văn hóa bồ trợ như trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, thấy được không gian văn hóa phải thông qua biéu tượng cánh đồng, dòng sông, conthuyền và cả những yếu tổ sinh hoạt hằng ngày được lặp lại và xuất hiện ôn định, nókhông can động không cần có môi trường xung quanh vẫn tôn tại một ý nghĩa nhất định
Văn hóa trong biéu hiện của không gian là văn hóa tiềm an, được đan cài phía sau không
gian ấy, thao tác phân tích cũng phải bat đầu từ việc nhận ra thông qua khảo sát, thông
kê với biêu hiện không gian ôn định, thường xuyên đề tìm ra ý nghĩa.
Bồi cảnh văn hóa thì vẫn tiếp nỗi từ bối cảnh, đó là bối cảnh trực tiếp, nên van dévăn hóa được thê hiện rõ ràng trong tình huống Điều nay, cũng là một yếu tổ khác biệt
để chúng tôi sử dụng từ bối cảnh văn hóa cho nhà văn Tran Bao Định Bởi, nhà văn này
có một cách viết văn khá đặc biệt là mô tả trực tiếp bối cảnh văn hóa trong tình huéng
giao tiếp, tình huéng của truyện Yếu tô văn hóa được nhà văn trực tiếp mô tả, bố trí chỉ
tiết, liên quan đến văn hóa nao nhà văn sẽ trình bày kiến thức về văn hóa ấy Vì thé,truyện của nhà văn liên quan trực tiếp đến bói cảnh, không phải suy ra từ hệ thong biểu
tượng, không gian được đan kết trong tác phâm, hay phải hệ thống lại những biểu đạt lẻ
tẻ trong truyện Tìm hiéu kỹ phông nền văn hóa được tạo nên, kiến thiết nên trong hoàncảnh, trong xã hội, điều kiện lịch sử đồng thời có tính tác động rất sâu sắc Vì thế, tiếpcận bói cảnh văn hóa trong tác pham van hoc, bằng phương thức tiếp cận từ văn học dân
Trang 35chiến, có điều kiện đóng quân nơi nhiều vùng đất Nam Bộ Trong quá trình ấy, nhà văn
đã không ngừng quan sát, thu thập văn hóa cho việc sáng tác của mình Không chỉ vậy,
tác giả của 14 tập truyện đồ sộ còn bén duyên với giảng đường học ban triết Đại học
Văn khoa thuộc Viện Dại học Đà Lạt Vì thế, tác giả có sự kết hợp giữa tư liệu văn hóa
và triệt lý văn hóa trong moi sáng tác.
Nói về các sáng tác của tác giả Trần Bảo Định, có lẽ là nói từ lúc những tác phẩm
đầu tay của ông ra đời, cùng lúc đó sinh mệnh văn chương của ông cũng bắt đầu, nói về
ông cũng là nói vẻ đời văn ngắn nhưng vô cùng phong phú của ông Tran Bảo Định làmột nhà văn phương Nam “tré” so với văn đàn Bởi ông cầm bút rất trễ, hành trình cam
bút của ông bat dau từ tuôi 70 cái tuôi ma xưa nay hiểm va cũng đã đủ tri thiên mệnh.
trải nghiệm đi qua 60 năm cuộc đời Từ đó, vốn sống và kinh nghiệm của nhà văn được
đong đầy được chín mùi đề có thẻ viết lên những tâm sự dành cho đời Nhà văn bộc
bạch:
“Với bác, viết văn không phải dé thành danh Hơn 70 tuổi, cái danh nó không
còn nặng nữa Bác cũng không viết để mưu sinh và càng khóng dé khoe tài Đến
với văn chương ma vì niềng cơm manh áo thì nặng nề qua mà dé khoe mình lại
Trang 36hóa nông cạn Bác viết văn chỉ đề chơi, việt cho trí não được rong rudi khắp mảnh
đất phương Nam, cho tâm hon tìm được chỗ dựa, cho tìm được tri ân để giãi bay.”
(Hau Thị Yến, 2021: PL2)
Nhà văn tuy cam bút từ rất trễ, nhưng con người đất phương Nam này luôn tinh
tế, sâu sắc và có thật nhiều điều như một bảo tàng sống Ông già Nam Bộ luôn muốn bảnthân mình sóng và viết với những gì thuộc về nguồn cội, văn hóa của cha ông bằng tat
cả tinh chat mà nhà van có:
“Thời còn thanh niên bác từng theo học triết ở Viện Đại học Đà Lạt, rồi làm ởthie viện một thời gian Thành thử ra bác cô điều kiện để tiếp xúc với nhiêu sách
vở tt liệu quý, hằng ngày đọc roi mò mdm nghiên cứu, nghiền ngâm tích cóp dandan rồi biến thành “vốn liễng ” của minh sau đó chuyển tải vô trang văn Bác viết
về thiên nhiên, xã hội rồi con người phương Nam và nhiều thứ khác nữa bang tat
ca vốn văn hỏa của một ông gia “nhiều chuyện ”.
(Hồ Thị Mỹ Duyên, 2022)
Tư liệu sách vo, những năm tháng được nghiền ngẫm hang ngày, hằng giờ dé cóthê viết là không thé qua loa Bằng những điều được hun đúc, chưng cất ấy người cằm
bút đã thẻ hiện hết vốn viếng của mình, và tất cả điều đó là một bầu trời văn hóa vô cùng
phong phú, ông còn cho biết:
“Cũng phải công phu lam! Doc sách thôi chưa đú Có nhiều diéu mình phải thựcđịa, phải song giữa cuộc đời mới biết hết được Có lúc bác tìm về tới tận nơi thờ
tự của nhân vật lịch sứ, xin xem gia pha ding tộc roi hỏi han may Ông cụ caoniên, có chức sắc trong làng hỏi xưa để biết thêm những điều sách vở người takhông viết Những cai người ta đã mình định trong chính sử thì bác lay làm rirvong
^ 2 p 4 ˆ - pet ae a4 , ^ HN £ £s `»
Cột roi kết hợp thêm tri kien đã sử dé mình mở thêm “góc khuat dưới chun đèn
(Hỗ Thị Mỹ Duyên, 2022).
Trang 37Bên cạnh tư liệu, còn có sự nỗ lực hết mình để có từng trang viết, cuộc đời của
nhà văn khi về tuôi thất thập đã dành hết cho văn chương, cho cuộc sống cảm nghiệm
môi trường Nam Bộ mà ông yêu, ông quý từ tận trái tìm mình.
1.2.1.2 Truyện ngắn của nhà văn Trần Bảo Định
Cam bút và thành công lớn nhất của ông trên văn đàn chính là mang sáng tác
truyện ngắn Boi, ông không chi sáng tác truyện mà còn thơ, và viết ca tiểu luận — phêbình, cùng những khảo cứu về người xưa rất công phu Ông mở màn sự nghiệp của mình
với thơ, ra mắt cùng lúc nhiều tập thơ mang âm hưởng lục bát, thể thơ nguồn cội của dân
tộc Tiếp theo đó tập truyện dau tay của ông chính là Kiếp ba khía nằm trong chuỗi bộ
ba “Kiếp, đời, phan” (Kiếp ba khía Đời bọ hung Phận lim kim) Chỉ trong khoảng vài
năm, đến năm từ 2016 đến 2020, thì số lượng tập truyện của ông lên đến 14 tập truyện
Nội dung các tập truyện xoay quanh các tình thành miễn Tây Nam Bộ vào các thé kỷ
trước là chủ yếu Bóng hình đắt phương Nam từ những năm tháng mở cõi, sinh thànhđến trải qua sóng gió, khúc quanh của các thời đại va trưởng thành trong bao cuộc kháng
chiến, từng ấy thời gian đã cho vùng đất này những diện mạo, sắc vóc khó có thé trộn
lẫn trong từng trang văn của ông.
Các tập truyện cứ nói tiếp nhau với từng cách đặt tên rất thú vị, nào là Đời bọ
hung, Phận lim kim, Bông trái quê nhà, Chim phương Nam, 46 là những tác phẩm
quan tâm và thê hiện sự tinh tế trong cách viết của ông vẻ những số phận con vật nhỏ bé
trong miễn sông nước Cửu Long Qua những thân phận nhỏ bé ấy, ông không ngừng
kiến tạo về thế giới văn hóa, về tinh thần nguồn cội và cũng là một nha văn hết mình với
sinh thái, thay được nguyên lý sinh thai trong con người Và cũng không dừng lại ở đó,
nhiều tập truyện của ông cũng nói về miền dat, phong tục, những câu chuyện xưa ma ít
hoặc không có sách vở nao dé cập Bởi, chất sống và sự sống gắn bó sẽ giúp ông có đượcnhững nhìn nhận, trải nghiệm và trí thức khác với thế giới của sách vở từ xưa đến nay.Những khám phá bao câu chuyện vừa lạ vừa quen của đất phương Nam được trưng bày
lên tất cả Trong đó, có câu chuyện ngày cũ, có chuyện vẻ các anh hùng mà ta chưa được
Trang 38hay, biết dé qua ngòi bút của nhà văn kể cho ta nghe Tat cả các câu chuyện đó đều là
chuyện mang dang dap văn hóa, phong tục rat đậm nét:
“Như Mưa bình nguyên, tôi đã thấy câu chuyện của “gò Thuộc Nhiêu”, của thời
lập ấp, của những sự tích tên rạch: ông Hỗ, Bà Hào, rach Ban, Ca Cam Chuyén
về những con người có thé rất đôi bình thường, nhưng là hình ảnh của cả một
ving đất: lao Năm coi đá, cô Hai lá tre, lao Sáu nhị tỳ, ông Tw giải quyết Đọc
dé được trở về với không gian thuân chất miễn quê sông nước Để vắng lại nhữngcâu ca dao xưa đã lạc đâu đó trong tiêm thức, nghe “tiếng nước tôi” trongphương ngữ Nam bộ day ấp tình yêu và sự nhớ thương ”
(Bùi Tiêu Quyên, 2019)
Không dừng lại ở đó, còn có những tập truyện viết vẻ lịch sử như Góc khudt didi
chun đèn, Dat phương Nam ngày cũ, với hình hài của vua chúa nhà Nguyễn, quân Tây
Sơn và những cuộc chiến nảy lửa của hai phe phái đang tranh giành sự kiểm soát đất
nước Con người chúa Nguyễn, đặc biệt là Nguyễn Ánh hiện lên có khi khác rất xa sự
phán tội của lịch sử, bởi đó không phải là ông vua quá sức vô tích sự, không được dân
thương, dân mến mà trái lại đi đến đâu dân cũng bảo bọc cũng che chớ cho chính ông
Còn lại hình ảnh quân Tây Sơn như yếu thế hơn trước bờ cõi phương Nam, dân nhiềunơi có khi không quá đoái hoài với triều đại này Họ cưu mang Nguyễn Ánh do lòngmang ơn nha Nguyễn đã mở cõi phương Nam, và tận lực giúp nhà Nguyễn đến cùng Vìthế, qua đó ta thay những trang viết ấy có lúc như hóa thành trang sử, trang ký đề nói ta
cho ta suy ngẫm, nhìn lại những ngày tháng đã qua.
Không chi vậy, tên đất, tên làng, tên nước hay số phận từng tắc đất phương Nam
nảy cũng được thê hiện lại một cách sâu sắc, có lý giải và táo bạo lý giải dé tìm thấy
những góc tích, cội nguồn cho từng yếu tổ trên đất Rồi con người với bao đức tinh, tìnhcảm thiêng liêng hiện lên, bao trùm lấy thiên truyện, lay từng câu chuyện là văn hóa, lỗisông nghĩa tình, giá trị
Trang 39Ngoài ra, truyện ngắn của ông còn đậm đặc chất dân gian, nó dung hòa trong đó
một kho tang 46 sộ của văn hóa dân gian, văn học dân gian Có ca những câu ca dao, tục
ngữ có khi chúng ta chưa gặp trong các sách vở sưu tầm Bởi, văn học dân gian là trongdin với muôn hình, muôn trang, và mỗi người đều dung hòa cái vốn ấy, đặc biệt là nhàvăn đã lay nó làm lôi sống làm thứ mãi mãi không quên va đưa vảo truyện của minh dé
khắc họa sâu sắc cả một bau trời văn hóa Như vậy, có thé thấy, 14 tập truyện trong một
vai năm nhưng không hè giản đơn mà cực kỳ công phu cực kỳ tâm huyết bằng hết tráitim, khối óc và tam lòng của một nhà văn dé dé lại cho con cháu, hậu thé đọc mà ngẫm,
đọc mà thay đất phương Nam một thời
1.2.2 Tình hình tư liệu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu mà đề tài chúng tôi hướng đến đó chính là những truyện có
ca dao — dân ca trong 14 tập truyện của nhà văn Tran Bảo Định Trong 14 tập truyện ay,
chúng tôi lọc ra được có 13 tập truyện chứa ca đao — dân ca Như đã bàn nhiều ở trên,truyện ngắn Tran Bảo Định Tran Bao Định có nhiều yếu tô văn hóa văn học dân gian
trong chính các sáng tác của ông Nhưng, chúng tôi nhận thấy qua nhiều công trình đi
trước và qua khảo sát 14 tập truyện thi số lượng ca dao — dân ca chiếm áp đảo, nhiều
nhất trong tất cả các loại hình văn học dân gian khác
Theo luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Báo Châu với công trình Yếu tổ văn học dangian trong truyện ngắn Trần Báo Định đã tiễn hành thông kê được 319 câu ca đao dân
ca, tục ngữ, thành ngữ được sử dụng trong 14 tập truyện của nha văn Tran Bao Định.Đây là một bảng thống kê công phu với từng truyện, từng trường hợp Tuy nhiên khi
thực hiện khảo sát tư liệu và tiếng hành thông kê, chúng tôi nhận thấy bảng khảo sát của
Tran Thị Bảo Châu là bảng liệt kê tat cả câu ca đao, dan ca, tục ngữ nhưng khi tiếp cận
chúng tôi đã loại bớt một số câu ca dao - din ca vì mục đích dé tài của chúng tôi có tínhkhác biệt Bởi, dé tài của chúng tôi hướng đến việc ca dao — đân ca kiến tạo bối cảnh
truyện, vì thé trong 14 tập truyện của nha văn không phải tác phâm nào cũng 1a truyện
mà trong đó còn có những truyện nhỏ tản văn, ký, ghi chép lịch sử, hoặc có nhiều tác
Trang 40phẩm trùng lặp lại ở tập truyện khác Trong luận văn của Trần Thị Bảo Châu cũng là
công trình tìm hiéu truyện ngắn, nhưng phụ lục thống kê ca dao — dân ca theo chúng tôi
chỉ mang tính liệt kê, còn trong luận văn có xử lý lại và chọn lọc những câu ca dao — dân
ca nào gắn với truyện ngắn Còn đối với đề tài của mình, chúng tôi cần lọc ngay từ đầu
vì mục đích của chúng tôi là các câu ca dao — din ca hướng đến mục đích của tác pham
tự sự, yếu tố quan trọng nhất nó phải là truyện ngắn chứ không được là thẻ loại khác
Bang sau đây, sẽ thê hiện những tác phẩm có ca dao — dân ca mà chúng tôi không chon:
Tập truyện Tác pham
Góc khuất dưới chun đèn Cô hon thành Phiên An (Tan văn)
Bóng chiêu quê Sông Đốc - Lễ hội Nghĩnh Ông (tring lặp)
Lê Xuân Giác — Ky sĩ đất Sâm Giang
(Trùng lặp) Mua bình nguyên
Đêm phù sa châu tho (Tring lặp)
Cô Hai rạch Quan Lộ (Trùng lặp) Cam-Quyt dat Ba Giống (Trùng lặp)
trường sinh thái (Phê bình, tiêu luận)
Thương những ngày
Bên Chita xưa (Trùng lặp)
Xà bông “Con Vit” (Trùng lặp) Giàn bau bí nhà má Tu (Trùng lặp) Bang I Bảng danh sách các truyện không khao sát
Như vậy, trong công trình của chính minh chúng tôi không tiên hành tìm hiểu,
nghiên cứu với 10 tác phẩm trong đó có dang ghi chép lịch sử, phê bình — tiêu luận trong
4 tập truyện, nghĩa là trong mỗi tập truyện trên, có rất nhiều truyện nhỏ, trong đó có
những tác phẩm bên nhỏ bên trong không phải là truyện ngắn Chúng tôi đã xem xét vàđối chiếu kỹ càng dé chọn lọc ra Vì thé trong phạm vi khảo sát của công trình chúng
tôi sẽ thực hiện khảo sát trên 292 trường hợp ca đao — dan ca trong 13 tập truyện.