1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường tín chỉ carbon xuất phát từ nghị Định thư kyoto về biến Đổi khí hậu năm 1997 và Được quy Định cụ thể tại Điều 6

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thị Trường Tín Chỉ Carbon Xuất Phát Từ Nghị Định Thư Kyoto Về Biến Đổi Khí Hậu Năm 1997 Và Được Quy Định Cụ Thể Tại Điều 6 Thoả Thuận Paris Năm 2015
Tác giả Nguyễn Nam Hải, Phan Thị Hằng, Nguyễn Tâm Hiếu, Lê Thu Hiền, Nguyễn Tiến Hoàn, Nguyễn Thị Huệ, Trần Quang Huy, Lê Khánh Huyền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Một trong những cơ chế quan trọng để đạt được mục tiêu này chính làthị trường tín chỉ carbon, được đề xuất lần đầu tiên trong Nghị định thư Kyotonăm 1997 và được quy định cụ thể tại Điều

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 10/12/2024

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 03 Lớp: 4929 Khóa: 49 Khoa: Pháp luật Kinh tế

Tổng số sinh viên của nhóm: 08 thành viên

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Thị trường tín chỉ carbon xuất phát từ Nghị định thư Kyoto về

biến đổi khí hậu năm 1997 và được quy định cụ thể tại điều 6 Thoả thuậnParis năm 2015 Trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tăng, hãy đánhgiá những cơ hội và thách thức với việc phát triển thị trường tín chỉ carbon tạiViệt Nam

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việcthực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

Mã sinh

Đánh giá sinh viên Sinh

Giảng viên

kí tên

1 241072633 Nguyễn Nam Hải X

2 241072634 Phan Thị Hằng X

3 241072635 Nguyễn Tâm Hiếu X

4 241072636 Lê Thu Hiền X

5 241072637 Nguyễn Tiến Hoàn X

6 241072638 Nguyễn Thị Huệ X

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một vấn đề cấp báchđối với các quốc gia trên toàn thế giới Trái đất đang ngày càng nóng lên tìnhtrạng ô nhiễm báo động của môi trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.Hằng năm có biết bao nhiêu ha rừng bị cháy, hiện tượng băng tan làm tăngmực nước biển, xuất hiện thường xuyên các trận bão khủng khiếp và hàngloạt hiện tượng thời tiết cực đoan Trái đất và thế giới loài người đang đứngtrước nguy cơ phải đối mặt với sự diệt vong từ chính những tác động đến môitrường xanh Để đối phó với tình trạng này, cộng đồng quốc tế đã có những

nỗ lực lớn trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự chuyểnđổi sang nền kinh tế xanh Hằng năm các quốc gia vẫn hưởng ứng tích cực

“Ngày trái đất”, thực hiện những chiến dịch vì sự sống xanh, và cũng cónhững biện pháp ngăn chặn cũng như xây dựng môi trường sống trong lànhhơn Một trong những cơ chế quan trọng để đạt được mục tiêu này chính làthị trường tín chỉ carbon, được đề xuất lần đầu tiên trong Nghị định thư Kyotonăm 1997 và được quy định cụ thể tại Điều 6 của Thỏa thuận Paris năm 2015.Thị trường tín chỉ carbon không chỉ là công cụ tài chính để giảm thiểu khí thải

mà còn là một phần trong chiến lược toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu hạnchế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu

Tại Việt Nam, trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng và mức độphát thải khí nhà kính ngày càng tăng, việc tham gia vào thị trường tín chỉcarbon mang lại cả cơ hội và thách thức lớn Việc phát triển thị trường tín chỉcarbon tại Việt Nam không chỉ đóng góp vào mục tiêu toàn cầu về chống biếnđổi khí hậu, mà còn mở ra các cơ hội về công nghệ mới, thu hút đầu tư vànâng cao năng lực quản lý môi trường Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hộinày, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức, từ việc xây dựng cơ

1

Trang 5

sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật cho đến việc điều chỉnh các ngành công nghiệplớn có lượng phát thải cao.

Bài tiểu luận sau đây sẽ đánh giá một cách tổng thể những cơ hội vàthách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phát triển thị trường tínchỉ carbon Qua đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các giải pháp và chiến lược để tậndụng hiệu quả thị trường này trong bối cảnh toàn cầu ngày càng chú trọng vàoviệc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thị trường tín chỉ carbon có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích mà thị trường ấy đem lại cho ViệtNam, ta cần có sự phân tích kỹ lưỡng Sau đây, nhóm chúng tôi sẽ phân tíchnhững cơ hội và thách thức mà thị trường tín chỉ cacbon mang lại dựa trên cáckiến thức trong kinh tế học vi mô: cung – cầu, cạnh tranh và độc quyền

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và

sẵn sàng mua ở mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Như vậy,khi nói đến cầu ta có thể hiểu gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ýmuốn sẵn sàng mua hang hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bán có khả năng và sẵn

sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Cũng như

cầu cung, bao gồm hai yếu tố là khả năng và ý muốn sẵn sang bán hàng hóahoặc dịch vụ của người bán

Chi phí cơ hội là khái niệm trong kinh tế học mô tả giá trị của lựa chọn

bị bỏ qua khi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc xã hội quyết định sử dụng tài

nguyên vào một hành động hoặc quyết định nào đó thay vì sử dụng nó cho

một hành động khác Cụ thể hơn, chi phí cơ hội là giá trị của cái mà bạn từ

bỏ khi chọn lựa một lựa chọn thay thế

Trang 6

Thị trường cạnh tranh độc quyền là cấu trúc thị trường trong đó một số

lượng lớn công ty sản xuất các sản phẩm tương tự mặc dù sẽ có những sựkhác biệt trong tính năng và chất lượng nên chúng không thể thay thế chonhau Đây là hình thức cạnh tranh được kết hợp giữa các yếu tố của thị trườngđộc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh độc1

quyền có những đặc trưng sau:

Số lượng người mua và bán: Do có sự kết hợp của các yếu tố nên

thị trường cạnh tranh độc quyền có số lượng người mua và bán nhiều

Loại sản phẩm: Các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc bán các

sản phẩm phân biệt Các sản phẩm có thể thay thế nhau ở mức độ cao nhưngkhông phải thay thế hoàn thảo Nên các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằngcác tại khác biệt về chất lượng, kiểu dáng, thương hiệu,…

Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường: Việc gia nhập hay rút

khỏi thị trường không có quá nhiều rào cản hay khó khăn, các doanh nghiệp

có thể tự do gia nhập hoặc rút khỏi thị trường theo ý muốn

Hình thức cạnh tranh: Sử dụng các phương thức cạnh tranh phi

giá, với chi phí quảng cáo cao

Thông tin thị trường: Do có nhiều đơn vị cung ứng các loại sản

phẩm khác nhau nên thông tin luôn không hoàn hảo

B THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON XUẤT PHÁT TỪ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 1997 VÀ ĐƯỢC QUY ĐỊNH CỤ THỂ TẠI ĐIỀU 6 THOẢ THUẬN PARIS NĂM 2015 TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀY CÀNG TĂNG, HÃY ĐÁNH GIÁ NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON TẠI VIỆT NAM

1 DSC (2023), Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền,

https://www.dsc.com.vn/kien-thuc/canh-tranh-doc-quyen-la-gi, truy cập 08/12/2024.

3

Trang 7

I NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON

1 Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu 1997 và Thỏa thuận Paris 2015

1.1 Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu năm 1997

Nghị định thư được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tạiHội nghị lần thứ ba Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc vềbiến đổi khí hậu (COP3) ở Kyoto (Nhật Bản) Có hiệu lực từ 16/02/2005, tínhđến nay đã có 192 nước tham gia phê chuẩn Nhằm theo đuổi mục tiêu Côngước, Nghị định thư Kyoto chia sẻ mục tiêu là ổn định sự tích tụ khí nhà kínhtrong khí quyển ở mức có thể ngăn chặn được nhằm tránh các tác động nguyhiểm cho hệ thống khí hậu Trong đó Nghị định đề ra nhiều nội dung tăngcường theo cam kết của Công ước:

Nội dung của Nghị định gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh

để hiểu Nghị định thư, các điều khoản Với Nghị định thư Kyoto, các quốcgia thành viên của phụ lục I (gọi tắt là Nhóm I) UNFCCC chấp nhận chịuràng buộc bởi cam kết cụ thể và cắt giảm phát thải khí nhà kính Mục tiêu cắtgiảm này được liệt kê ở mục B của Nghị định thư Chúng được tính toán saocho tổng lượng phát thải của các nước này giảm ít nhất 5% so với mức cơ sởcủa năm 1990, được dùng làm năm cơ sở Mục tiêu cắt giảm này phải đạtđược cho giai đoạn cam kết 5 năm lần đầu, kéo dài từ 2008 đến 2012

Trải qua 27 năm, Nghị định thư Kyoto được coi như một bướcngoặt mang tính lịch sử khi là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về cắt giảm khíthải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người và cũng là thành quảđầu tiên kể từ khi các nước ký Công ước khung của Liên hợp quốc năm 1992.Mặc dù đã hết hiệu lực vào năm 2020 và được thay thế bởi Hiệp định Paris(2015), nhưng văn kiện này vẫn đóng một vai trò lịch sử quan trọng, như một

Trang 8

lời nhắc nhở về những điều thế giới đã làm được và chưa làm được trong tiếntrình đấu tranh chung nhằm đảo ngược tình trạng nóng lên toàn cầu.

1.2 Thỏa thuận Paris 2015

Thỏa thuận Paris được đàm phán từ năm 2011 trong khuôn khổcủa Công ước khung về biến đổi khí hậu như một thỏa thuận tiếp nối Nghịđịnh thư Kyoto Thỏa thuận xây dựng dựa trên những đóng góp tự nguyện vềcắt giảm khí thải, đặc biệt nhấn mạnh đến biện pháp thích ứng biến đổi khíhậu và tăng cường nghĩa vụ báo cáo Thoả thuận quy định rõ cách tính chuyển nhượng carbon, trong đó tại Điều 6.4 thiết lập một cơ cấu chức năng để thựchiện thị trường carbon quốc tế và làm rõ cách chính phủ các nước nên hạchtoán tín chỉ carbon trong mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 trên toàn quốcgia Qua đó thiết lập một nền tảng thúc đẩy hợp tác song phương, đa phươngnhằm nâng cao mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các cơ chếthị trường và phi thị trường Nói cách khác, hợp tác theo khuôn khổ của Điều

6 Thỏa thuận Paris cho phép các quốc gia trao đổi, chuyển giao kết quả giảmphát thải KNK được chứng nhận cũng như tín chỉ carbon, nhằm đóng góp chomục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong nghị định chung của các quốc giathành viên

Điều 6 của Thỏa thuận được coi là một bước tiến lớn trong việcđạt được mục tiêu của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khíhậu (UNFCCC) và chế độ khí hậu quốc tế đang phát triển, vì nó bao hàm rõràng hơn khái niệm rằng “các phương pháp tiếp cận hợp tác” (thường chỉ ra

“thị trường”) có thể giúp các chính phủ đạt được mục tiêu giảm và loại bỏcarbon quốc gia của họ Bước tiến này có thể diễn ra thông qua các giao dịchquốc tế về tín chỉ giảm carbon và các phương pháp tiếp cận hợp tác cũng cóthể khuyến khích khu vực tư nhân đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhàkính (GHG) Đáng chú ý là Thỏa thuận Paris cũng bao hàm “các phươngpháp tiếp cận phi thị trường” giữa hai hoặc nhiều bên

5

Trang 9

2 Thị trường tín chỉ carbon

2.1 Tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon được coi là bản chứng nhận để giao dịch thươngmại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, ở đây cụ thể là khí CO2.Tín chỉ carbon đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khínhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e) đi vào trong bầu khíquyển hay theo Khoản 35 điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020: Tín chỉcác-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phátthải một tấn khí carbon dioxide (CO ) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO )2 2

tương đương

2.2 Thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon được hình thành từ sau khi Nghị địnhthư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997.Theo Nghị định thư thì các quốc gia có quyền mua và bán quyền phát khí nhàkính tùy theo mục tiêu cam kết Thị trường carbon chính là nơi diễn ra cácgiao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổchức hoặc giữa các quốc gia Trên thị trường carbon, có hai loại hàng hóachính là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon Hiện nay, thịtrường tín chỉ carbon được chia thành hai loại:

Thị trường carbon bắt buộc: thị trường mà việc mua bán carbon

dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc vềBiến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính Thịtrường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chếphát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thựchiện (JI)

Thị trường carbon tự nguyện: dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận

song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia Bên

Trang 10

mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng cácchính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấuchân carbon.

II TÁC ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Sau khi phê chuẩn Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris 2015, nềnkinh tế Việt Nam đã chịu không ít tác động từ thị trường tín chỉ carbon quốc

tế Nước ta được đánh giá là nước có tiềm năng mạnh mẽ trong thị trường nàyvới nguồn tài nguyên dồi dào Trong năm 2023, Việt Nam đã đạt được mộtbước tiến quan trọng khi lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbonrừng, tương đương với 10,3 triệu tấn CO2 Giao dịch này được thực hiệnthông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với mức giá 5 USD mỗi tấn, mang lạinguồn thu nhập 51,5 triệu USD, khoảng 1.250 tỷ đồng Đến nay, Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB và

đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủrừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ Trong đó, Nghệ An được giải ngân hơn 282

tỷ đồng, Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh

122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng Không chỉ lâm nghiệp mà nông nghiệp nước ta cũng được hưởng lợi từthị trường này, cụ thể thông qua chương trình “Khí sinh học ngành chănnuôi”, Việt Nam đã bán được 3.072.265 tín chỉ carbon để thu về 8,1 triệuUSD Chương trình đem lại lợi ích cho 1 triệu người dân tại 53 tỉnh, thànhphố, bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học tại nông hộ,hướng tới giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, chăn nuôi Ngoài ra,nước ta cũng có những chính sách về phát triển bền vững, chuyển đổi xanhtrong nông nghiệp, ví dụ như thực hiện chế độ tưới khô ướt xen kẽ trongtrồng lúa, việc chuyển đổi này không những giảm phát thải khí nhà kính màcòn tăng lợi nhuận so với mô hình cũ hay những chính sách khuyến khích

7

Trang 11

người dân giảm phát thải khí nhà kính, cụ thể cuối tháng 7/2024, Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã phối hợp Viện Nghiêncứu lúa gạo quốc tế tổ chức trao thưởng tiền mặt cho 38 hộ dân trồng lúagiảm phát thải khí nhà kính Trong đó, có 30 hộ dân trồng lúa giảm dưới 1 tấnCO2e/ha nhận được 500.000 đồng/hộ, 7 hộ dân trồng lúa giảm hơn 1 tấnCO2e/ha nhận được 1 triệu đồng/hộ và có 1 hộ trồng lúa giảm hơn 4 tấnCO2e/ha được nhận 2 triệu đồng

Ngoài lâm nghiệp và nông nghiệp là hai ngành chủ yếu được hưởng lợi

từ thị trường tín chỉ carbon, thì ngành công nghiệp nước ta cũng chịu tác độngkhông nhỏ, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp nặng: thép, xi măng,nhôm, điện… khi đây là những hoạt động công nghiệp có nguy cơ gây ônhiễm cao Các doanh nghiệp này tại Việt Nam dù chưa phải chịu thuế carbonnhưng cũng phải chịu ít nhiều từ các loại thuế môi trường khác hay phải kiểm

kê lượng khí nhà kính nhằm đảm bảo cam kết của Việt Nam trong phát thảiròng bằng không

Như vậy, nền kinh tế nước ta đã có không ít những chuyển biến sau khiphê chuẩn Nghị định thư Tokyo và thỏa thuận Paris 2015, nước ta hiện nayvẫn chưa có thị trường carbon nội địa và những giao dịch của Việt Nam vẫnchỉ giới hạn trong thị trường carbon tự nguyện, được thực hiện dưới dạng camkết và hợp tác quốc tế hơn là dạng thị trường buôn bán Dưới góc độ Kinh tế

vi mô ta có thể phân tích như sau:

1 Thị trường Carbon Việt Nam hiện nay

Thị trường carbon của Việt Nam hiện nay khá tương đồng với thị

trường độc quyền mua, độc quyền bán khi chỉ có nhà nước được “mua” tín

chỉ carbon từ các hộ dân, chủ rừng và sau đó “bán” dưới hình thức hợp táchay cam kết quốc tế Điều này khiến nước ta mới chỉ có thị trường tín chỉ

Trang 12

carbon tự nguyện với mức giá tín chỉ carbon không cao và các doanh nghiệptrong nước không được linh hoạt trong buôn bán loại hàng hóa này.

2 Tác động tới người sản xuất

Những doanh nghiệp hay các hộ dân, hộ rừng có hoạt động liên quantới môi trường có xu hướng chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững

để vừa có thể nâng cao lợi nhuận lâu dài vừa thu được lợi ích từ việc buônbán tín chỉ carbon Đặc biệt sau này khi Việt Nam có sàn giao dịch buôn bántín chỉ carbon trong nước, các nhà sản xuất sẽ càng chú trọng hơn trong pháttriển bền vững Ví dụ tiêu biểu cho hướng phát triển này là VinFast khi tậpđoàn này có thể bán được tín chỉ carbon không chỉ trong nước mà còn ở cácnước khác, học tập theo hướng đi của Tesla, Honda - những hãng xe điệnkhác trên quốc tế

3 Tác động tới người tiêu dùng

Sản phẩm từ các ngành có lượng phát thải cao đương nhiên phải chịucác chi phí cao hơn do thuế môi trường hay yêu cầu của nhà nước về mức hạnngạch khí nhà kính, từ đó làm tăng giá bán Theo lý thuyết co giãn của cầutheo giá, thì người tiêu dùng có xu hướng sẽ giảm tiêu thụ các sản phẩm đó vàlựa chọn đến các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường hơn Ví dụ,việc khi giá xăng, dầu tăng, người tiêu dùng có thể chuyển sang xe điện hoặc

sử dụng các phương tiện công cộng

III CƠ HỘI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON TẠI VIỆT NAM

1 Cơ hội để Việt Nam phát triển thị trường tín chỉ carbon nội địa

1.1 Tín chỉ carbon rừng

9

Trang 13

Tín chỉ Carbon rừng là một đơn vị đo lường cho lượng khí thảicarbon đã được giảm bớt hoặc tránh khỏi môi trường do các hoạt động bảo vệrừng hoặc quản lý rừng bền vững Ngoài ra, nó còn là giấy phép để các cơ sởsản xuất kinh doanh phát thải khí CO2 Chủ rừng có thể quy đổi diện tíchrừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon rừng và

có thể bán tín chỉ carbon rừng tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thảikhí nhà kính.2

Theo thống kê, diện tích rừng hiện nay của nước ta là 14,79 triệu

ha, tỷ lệ che phủ rừng ở mức hơn 42% Về tiềm năng của thị trường tín chỉCarbon, Cục Lâm Nghiệp tính toán, trên diện tích rừng hiện nay, nước ta cóthể bán khoảng 40 triệu tín chỉ Carbon mỗi năm Với đơn giá 5 USD/tín chỉ,ngành Lâm Nghiệp ước tính thu về 200 triệu USD, tương đương với 5000 tỷđồng Theo chia sẻ của ông Lê Văn Thanh - Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ vàPhát triển rừng Việt Nam, ước tính giai đoạn 2021 - 2030, nước ta sở hữukhoảng 40 - 70 triệu tín chỉ carbon rừng mỗi năm có thể bán cho cho thịtrường tín chỉ carbon thế giới Nếu làm tốt, trong tương lai Việt Nam có thểthu về hàng chục nghìn tỷ đồng từ chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng và thực

tế trong năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉcarbon rừng, tương đương với 10,3 triệu tấn CO2 và thu về 51,5 triệu USD,khoảng 1.250 tỷ đồng Nước ta còn tiếp tục dự kiến chuyển nhượng 5,15triệu tín chỉ carbon rừng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn

2022 - 2026 với đơn giá là 10 USD/tấn CO2 Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đang chuẩn bị các tài liệu, điều kiện để tiến hành đàm phán và điđến ký kết thỏa thuận của chương trình này Nguồn tiền thu được từ bán tínchỉ carbon rừng sẽ dùng để chi trả cho các chủ rừng được giao quản lý rừng

tự nhiên; UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệmquản lý rừng tự nhiên Bên cạnh đó, góp phần giảm mất rừng, suy thoái

2 Thư viện tiêu chuẩn (2024), Tín chỉ carbon rừng và mối liên hệ với Cơ chế REDD+,

https://thuvientieuchuan.org/tin-chi-carbon-rung-va-moi-lien-he-voi-co-che-redd/ , truy cập 08/12/2024.

Trang 14

rừng, cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghềrừng

Như vậy, với nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” thì nước ta

có tiềm năng mạnh mẽ để phát triển thị trường tín chỉ carbon trong nước lẫnthị trường quốc tế Hiện nay nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thànhnhững thủ tục để chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm

2028 Những hoạt động hiện nay của nhà nước trong thị trường này đã vàđang đem lại cho nước ta động lực phát triển bền vững, tạo cơ hội cho các chủrừng, doanh nghiệp hướng tới thị trường carbon trong nước trong thời giantới Các nguồn tiền mà nhà nước thu được trong những giao dịch hiện nay sẽgiúp nước ta có nguồn lực đủ tốt để hoàn thiện những yêu cầu của thị trườngtín chỉ carbon bắt buộc, từ đó nhanh chóng vận hành sàn giao dịch tín chỉcarbon

1.2 Tín chỉ carbon nông nghiệp

Tín chỉ carbon nông nghiệp là loại thu được từ sản xuất nôngnghiệp chất lượng cao kết hợp giảm phát thải Để bán được tín chỉ carbonnông nghiệp, người nông dân không đốt rơm, tăng lượng phân bón sinh học,giảm lượng phát thải khí metan và tạo ra lượng carbon thấp Đặc biệt, nôngdân phải thực hiện đúng quy trình về báo cáo đánh giá tín chỉ carbon

Số liệu của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế cho thấy, nôngnghiệp Việt Nam hiện phát thải 88,6 triệu tấn CO2e/năm Trong nông nghiệp,75% tổng lượng khí thải là metan (CH4); trong đó sản xuất lúa phát thải đến75% lượng CH4 Cùng với sản xuất lúa, lượng phát thải từ chăn nuôi đứngthứ hai, chiếm khoảng 23%, trong đó chủ yếu từ chăn nuôi bò, lợn, gà, thủysản Ngành nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉcarbon mỗi năm Nếu thực hiện được các giao dịch tương xứng, nước ta cótiềm năng bán tín chỉ carbon với giá trị khoảng 300 triệu USD/năm Đặc biệt

11

Ngày đăng: 11/01/2025, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN