Thai Thi Thanh Minh Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò của tín phong Bán cầu Bắc trong một số đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng số liệu mưa quan trắc của 14 trạ
Trang 1BO TAI NGUYEN VA MOI TRUONG TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HA NOI
NEN VAMG) 7 4€
SAW
LUAN VAN THAC SI
NGHIEN CUU VAI TRO CUA TIN PHONG BAN CAU BAC TRONG MOT SO
DOT MUA LON O KHU VUC TRUNG BO
CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC
VŨ QUỐC TUẦN
HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 2BO TAI NGUYEN VA MOI TRUONG
TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HA NOI
LUAN VAN THAC SI
NGHIEN CUU VAI TRO CUA TIN PHONG BAN CÂU BẮC TRONG MOT SO
DOT MUA LON O KHU VUC TRUNG BO
vU QUOC TUAN
CHUYEN NGANH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC
MÃ SÓ: 60440222
Người hướng dẫn 1: TS Nguyễn Đăng Mậu
Người hướng dẫn 2: TS Thái Thị Thanh Minh
HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 3CONG TRINH DUOC HOAN THANH TAI TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HA NOI Cán bộ hướng dẫn : TS Nguyễn Đăng Mậu, TS Thái Thị Thanh Minh
Cán bộ chấm phản biện 1:
Cán bộ chấm phản biện 2:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HOI DONG CHAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG HA NỘI
Ngày tháng năm 2022
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu vai trò tín phong Bắc Bán Cầu trong một số đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ” là đo tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Đăng Mậu, TS Thái Thị Thanh Minh Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thực hiện và chưa công bố bất cứ ở đâu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
TÁC GIÁ
Vũ Quốc Tuần
Trang 5LOI CAM ON
Trước hết, tôi xin duoc bay to long biét ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến
TS Nguyễn Đăng Mậu, TS Thái Thị Thanh Minh đã trực tiếp hướng dẫn luận văn,
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm
kiếm tài liệu, xử lý phân tích số liệu, giải quyết vấn đề nhờ đó tôi mới có thê hoàn
thành luận văn cao học của mình Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, øóp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô giáo khoa Khí tượng Thuỷ văn, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bồ ích trong suốt hai năm học vừa qua
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văng quốc gia đã tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc để tôi học tập và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ bản thân và cơ quan ngày một tốt hơn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thảnh tới gia đình, người thân và bạn
bè, những người đã luôn ở bên cạnh cô vũ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
TAC GIA
Vũ Quốc Tuan
II
Trang 6MUC LUC
1.1 Téng quan vé khu vue nghién COU ccc ccccsccccesecstecseeseeseesecseseesesseseeseeseseees 3 1.2 Nghiên cứu trên thế giới vả trong nưỚc - s2 S112 1115251121111 22 x2 7
2.1.2 Số liệu tái phân tÍCH c2 ru 14
2.2 Phương pháp nghiên cửu 2c 22211211121 1121 1111111112111 11111111101 11 gu 15
IH
Trang 7EU n» 17 an nen 18
3.1.3 Đặc trưng của tín phong khu vực Tây Thái Bình DƠng 19 3.1.4 Sự biến đổi nhiều năm và mối liên hệ với ENSO che 21 3.2 Phân tích số liệu quan trắc tại các trạm thuộc khu vực Trung Bộ trong hai đợt
mưa lớn lịch sử năm 1999 va 2020-0 cccceccccccececesesesessttesetteettttttttrsaeeeees 22 3.2.1 Phân tích đợt mua tháng lÌ năm l999: cuc nh Ho 22 3.2.1.1 Phân tích số liệu ImưA qHaH HƯẮC: cà cty 22
3.2.1.2 Hình thế quy mô ÏỚN 5: c5 E1 E1 11111211 1E ta 24 3.3 Hình thế quy mô lớn + +s 1 19E1511221211111121111211211111 2121112 11c 29
3.3.1 Đặc trưng QHỤ THÔ ÏỚN TT nh TH HH Thy 29 3.3.2 Các yếu !Õ tăng cường gây Imưa ÏỚI 5: che 33
IV
Trang 8TOM TAT LUAN VAN
Họ và tên học viên: Vũ Quốc Tuấn
Lớp CH5B.K Khóa: 2019-2021
Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Dang Mau, TS Thai Thi Thanh Minh
Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò của tín phong Bán cầu Bắc trong một số đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ
Tóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng số liệu mưa quan trắc của 14 trạm khí tượng trên
khu vực Trung Bộ, số liệu tái phân tích được lây từ NCEP/NCAR, riêng số liệu mưa ngày được lấy từ số liệu mưa vệ tinh PERSIANN, bức xạ phát xạ sóng dài (OLR) và tái phân tích có độ phân giải 2,5° x 2,5°, chỉ số Nino đại đương (OND giai đoạn 1950-2020 cung cấp bởi Trung tam du bao khi hau (CPC) Kết quả thu được là luận văn đã phân tách được gió tín phong và gió đông gây ra bởi xâm nhập lạnh bằng phương pháp hồi quy Qua phân tích đợt mưa lịch sử tháng 10 năm 2020, nhận thấy tín phong đóng vai trò trường nên, tín
phong mạnh tạo điều kiện hình thành các chuỗi sóng phát triển vào tạo nên
các chuỗi bão, áp thấp nhiệt đới nối đuôi nhau gây mưa lớn cho khu vực Trung Bộ
Trang 9Abstract:
This study uses rain from 14 meteorological stations in the Central region, re-analysis data is taken from NCEP/NCAR, only daily rainfall data is taken from PERSIANN satellite rain data, long-wave emission radiation (OLR) and re-analysis with a resolution of 2.5° x 2.5°, the Oceanic Nino Index (ONI) for the period 1950-
2020 provided by the Climate Prediction Center (CPC) The obtained results are that the thesis has separated the wind wind and the east wind caused by cold intrusion by regression method Through the analysis of the historical rainfall in October 2020, it was found that wind gusts played the role of a background field,
strong winds facilitated the formation of wave chains that developed into a chain of
tropical storms and tropical depressions that followed one another causees heavy rain for the Central Vietnam region
VI
Trang 10DANH MUC CHU VIET TAT
Thai Binh Duong Khong khi lanh
Trung binh nhiéu nam
Ap cao cận nhiệt đới
Dải hội tụ nhiệt đới
Nhiệt độ bề mặt biển
Áp thấp nhiệt đới
VII
Trang 11DANH MUC BANG
Bang 2.1 Danh sach tram lay số liệu quan trắC mưa 1 Sa n1 121212111121 12155 se:
VIH
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khí áp bề mặt Bắc Thái Bình Dương (Nguồn: NOAA) s 10 Hinh 1.2: Khí áp mực biển trung bình tháng giêng (hình trên) và tháng bảy (hình
l8 0311900019729 “-1S£SE 11 Hinh 3.1: Dé cao dia thé vi va ø1ó mực 850mb trung bình mùa - ee 17 Hinh 3.2: Cường độ gió vĩ hướng trung bình khu vực (1757W - 140°W, 05 - I5°N) được tính trung bình piai đoạn 1980-2020 - 2 122112211211 1211111 11111212181 ru 19 Hình 3.3: Hệ số hồi quy cho độ cao địa thể vị (đường liền), gid (vector) myc 850mb
và trường bức xạ phát xạ sóng dài (vùng màu) đôi với chỉ sô tín phong 20 Hinh 3.4: TWI và ƠNI trung bình tháng giai đoạn 1979-2020 - 5 22c c2 21 Hình 3.5: Giá trị hồi quy của trường gió (vector), trường độ cao địa thế vị (đường liền) và trường bức xạ phát xạ sóng dải (miền mảu) trong những thang El Nino
Hinh 3.9: Mua vé tinh PERSIANN tur ngay 01-07/11/1999 ee ete 27
Hinh 3.10: Gia tri mua quan trắc theo ngảy tại một số trạm thuộc khu vực Trung Bộ
Hình 3.12: Mưa Persiann (vùng tô màu), độ cao địa thế vị (đường viền) và ø1ó(vector) trên mực 850mb đợt mưa 3 — 8/10/2020 SH nhe 30 Hình 3.13: Hiệu của trường gió (vector) và trường độ cao địa thế vị (màu) giữa
ngày 12 và 11/10, ngày 13 và 12/10/2020 eee ence HH TH H11 TH Hệ, 31
Hinh 3.14: Truong gió (vector) và độ cao địa thế vị (màu) mực 1000 hPa 33
Hình 3.15: Mưa vệ tính PERSIANN từ ngày 8-18/10/2020 c.c-cce 33
Hinh 3.16: DỊ thường nhiệt độ mặt nước biến tháng 10 năm 2020 - 35 Hình 3.17: Dị thường hoàn lưu quy mô lớn mực 850 của trường gió (vector) vả tốc
độ g1ó (vùng tô màN) 0220221112112 1 12 111211111101 1111 1111011110111 1 111 112011118111 vkg 36
Trang 13MO DAU
1 Tỉnh cấp thiết
Việt Nam nam ở phía Đông - Nam đại lục Á-Âu, trên vùng nhiệt đới và vùng, rỉa phía Nam của tín phong bán cầu Bắc Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu
(2004), tín phong là một trong những nhân tố hoàn lưu chính tác động đến thời tiết
và khí hậu Việt Nam Đối với khu vực Việt Nam, khi tín phong bán cầu Bắc hoạt động và tương tác với địa hình núi cao (đặc biệt là khu vực miền Trung) có thé gay
ra các trận mưa lớn cực đoan, do một lượng âm lớn từ ngoài biển đã được tín phong mang vao Két quả nghiên cứu thực tế từ kinh nghiệm dự báo cũng cho thấy, mưa lớn xảy ra ở khu vực Trung Bộ xảy ra đồng thời với thời kỳ có hoạt động mạnh của tín phong Ví dụ như sự phát triển của hệ thống sống rãnh ngoại nhiệt đới gây hiệu ứng nâng, kết hợp với hội tụ gió tín phong mực thấp gây mưa lớn ở Bắc Bộ, trường
hợp tín phong hội tụ với gió Tây Nam có thể gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam
Bộ Còn cơ chế gây mưa lớn ở khu vực Trung Bộ là trường hợp tín phong hội tụ với
xâm nhập lạnh Đặc biệt là hiện tượng “bão chồng bão, lũ chồng lũ” gây ra bão nỗi đuôi nhau liên tiếp gây mưa lớn kéo dải ở khu vực Trung Bộ Trường hợp nảy tín
phong ôn định nhưng trên vùng biến lại phát triển đối lưu, như vậy tín phong sẽ làm
lan truyền các nhiễu động và quá trình di chuyển sẽ mạnh lên Các chuỗi sóng này gây ra sự hội tụ mực thấp, trong phần lớn trường hợp có thể tạo nên chuỗi bão, trong các trường hợp khác chỉ là những hội tụ 1ó mực thấp yếu Tuy nhiên, khi các nhiễu động nảy tương tác với các yêu tô ngoại nhiệt đới như xâm nhập lạnh sẽ gây
ra mưa lớn Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu vai trò tín phong Bắc Bán Cầu trong một số đợt mưa lớn ở khu vực Trung Bộ” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phục
vụ công tác dự báo nghiệp vụ hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
e - Đối tượng nghiên cứu: Tín phong bán cầu Bắc trong một số đợt mưa lớn
® Phạm vi nghiên cứu: Trung Bộ
4 Nội dung của luận văn
Trang 14NôŸ dung của luâï văn, ngoài phan Mo đầu, Kết luâử và Kiến nghị, Tài liêử
tham khảo, được bố cục thành 3 chương chính như sau:
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này trình bảy về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Bộ, các nghiên cứu trong và ngoải nước về tín phong
và mưa lớn ở Trung Bộ
Chương 2 Cơ sở số liêử và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bảy
về cơ sở số liệu bao gồm số liệu trạm, số liệu tái phân tích, phương pháp phân tích
synop, phương pháp thông kê, phương pháp hồi quy
Chương 3 MôŸsố kết quả nghiên cứu Chương này trình bảy về kết quả
Trang 15CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh thuộc phần phía Bắc của Trung Bộ,
từ Nghệ An đến Hà Tĩnh tương đương với vĩ tuyến 18 độ vĩ Bắc Phía Đông giáp biển là những đồng bằng tương đối rộng, gồm châu thô sông Mã, sông Chu và sông
Cả Địa hình nâng cao về phía Tây từ 100-200m ở vùng đổi chuyền tiếp tới vùng núi giáp biên giới Việt-Lào, mà từ phía Nam sông Cả đã bắt đầu dãy Trường Sơn
Vùng núi phía Tây có những đỉnh vượt quá 1000-1500m, địa hình phức tạp, bị chia cắt sâu bởi những thung lũng sông bắt nguồn từ bên Lào, và có chỗ hạ thấp độ cao thành đèo cắt ngang Trường Sơn (đèo Noọng Dé, đèo Keo Nưa) Đặc biệt ở phía Nam của vùng có dãy Trường Sơn là một dãy núi ngang từ Trường Sơn tiến ra sát biển
Về cơ bản, khí hậu Bắc Trung Bộ vẫn giữ những đặc điểm chính của khí hậu
miền Bắc Song liên quan đến vị trí cực nam của vùng này trong miễn khí hậu phía
Bắc, và với đặc điểm riêng của địa hình khu vực, mà khí hậu ở đây thể hiện những
nét riêng có tính chất chuyên tiếp giữa kiểu khí hậu miền phía Bắc và miền Đông Trường Sơn
Mùa đông ở Bắc Trung Bộ đồng thời cũng rất âm ướt Liên quan với sự tăng hàm lượng âm trong luỗng øió mùa đông bắc thôi qua biển tới và với tình trang fron cực bị chặn lại trên sườn đông dãy Sông Mã và Trường Sơn mà suốt mùa đông ở vùng này đã duy trì một chế độ âm ướt thường xuyên Độ âm trung bình trong suốt các tháng mùa đông đều ở mức trên 85% Lượng mưa ngay trong tháng cực tiêu
cũng tới 30-40mm
Đặc điểm quan trọng nhất của vùng Bắc Trung Bộ là sự xuất hiện một thời
kỳ khô nóng gió tây vào đầu mùa hạ, liên quan với hiệu ứng fơehn của Trường Sơn đối với luồng gió mùa tây nam Đặc biệt ở đồng bằng Nghệ An-Hà Tĩnh và trong thung lũng sông Cả, thời tiết gió tây phát triển rất mạnh (hàng năm có tới 20-30 ngày gió tây và trên nữa) Sự phát triển mạnh mẽ của thời tiết gió tây đã làm sai lệch đáng kể sự diễn biến mùa mưa 4m ở Bắc Trung Bộ so với tỉnh hình chung của miền Lượng mưa chỉ bắt đầu tăng dần vào tháng VIII, nhanh chóng đạt cực đại vào tháng IX, rồi giảm chút ít qua tháng X và mùa mưa còn kéo dài cho đến hết tháng
XI Đáng chú ý là hai tháng IX, X có lượng mưa trội hơn hăn so với các tháng khác,
riêng trong hai tháng đó đã tập trung tới 40-50% lượng mưa của toàn năm
Trang 16Vùng Bắc Trung Bộ là một trong những vùng chíu ảnh hưởng trực tiếp của
bão Đáng chú ý là tháng bão đô bộ nhiều nhất vào bờ biển vùng nảy là tháng IX,
muộn hơn một tháng so với Bắc Bộ Bão gây gió lớn, mưa to ở vùng ven biến Bắc
Trung Bộ không kém øgì vùng duyên hải Bắc Bộ Tốc độ gió bão cũng có thể vượt
quá 40m/s (Ky Anh:48m/s; Ha Tinh: 40m/s) Cuong độ mưa cũng có thể đạt tới 300-400mm/ngày và trên nữa Trong hai tháng nhiều mưa nhất ở đây (tháng IX, tháng X), riêng mưa bão chiếm tới 40-50% tông lượng mưa tháng
Về sự phân khí hậu trong phạm vi vùng, trước hết có thể nhận xét đến sự biến thiên khí hậu khá mạnh theo chiều từ Bắc xuống Nam Dai thé cé thé chia Bac Trung Bộ thành ba khu vực: khu vực Thanh Hóa và vùng núi Tây Bắc Nghệ An-Hà
Tĩnh; khu vực đồng bằng Nghệ An và khu vực Hà Tĩnh Khí hậu khu vực Thanh
Hóa có tính chất chuyên tiếp với khí hậu đồng bằng Bắc Bộ: mùa đông lạnh hơn, gió tây khô nóng ít hơn, thời kỳ đầu mùa hạ không rõ rệt Khí hậu khu vực Nghệ An đặc trưng bằng sự hoạt động mạnh của gió tây khô nóng, đem lại một thời kỳ khô nóng øay gat đầu mùa hạ, và một tình trạng ít mưa nói chung Khu vực Hà Tĩnh có chế độ mưa âm đặc biệt phong phú liên quan đến tác dụng chắn gió của dày Hoành Sơn Lượng mưa ở đây lớn gấp hai lần ở khu vực Nghệ An, và khu vực này đã trở thành một trong những trung tâm mưa lớn ở nước với lượng mưa năm đạt tới 2500- 3000mm
Vùng Trung Trung Bộ bao gồm phần phía Đông Trường Sơn, trải dải từ phía Nam đèo Hải Vân (dãy Bạch Mã) đến phía Bắc đèo Cả (dãy Vọng Phu), trên hơn 3°
vĩ Phía Đông giáp biến, từ Bắc xuống Nam là một chuỗi cánh đồng tương đối rộng,
khá phì nhiêu ngăn cách nhau bởi những nhánh núi tiến ngang sát biển Giáp núi là
vùng đồi thấp ít hoang vu vì đất badan đã phong hóa tạo khả năng trông cây công nghiệp và cây ăn quả Dãy Trường Sơn nâng cao ở phía Bắc vùng với khối núi cao Kontum Thượng có những đỉnh chót vót như Ngọc Lĩnh (2598§m) má sường phía Đông phủ rừng rậm rạp Song đến Bình Định, Trường lại hạ thấp xuống xấp xỉ
1000m, với một vài đèo kha thấp (đèo An Khê 410m)
Khí hậu vùng Trung Trung Bộ thể hiện một số nét riêng sau đây trong những đặc điểm chung của khí hậu miền Đông Trường Sơn
Trong chế độ mưa âm, sự khác biệt giữa phần phía Bắc (Quảng Nam — Quảng Ngãi) và phần phía Nam (Bình Định - Phú Yên) cũng rất lớn Phần phía Bắc
có điều kiện mưa - âm phong phú tương tự như Bình Trị Thiên với lượng mưa trung
bình năm đạt tới 2000-2200mm ở đồng bằng, 2500-3000mm và trên nữa ở vùng
Trang 17núi Đó là chưa nói đến trung tâm mưa lớn thượng du Quảng Nam (Bà Nà) có lượng mưa vượt quá 4000mm/năm Độ âm ở đây cũng khá cao, không kém khu vực Thừa Thiên Huế là mấy Trong khi đó thì ở phần phía Nam, lượng mưa cũng như độ ấm chỉ thuộc loại trung bình: lượng mưa năm vào cỡ 1600-1700m ở đồng bằng,
2000mm ở vùng núi; độ ấm chỉ trên dưới 80% (so với 85% ở phần phía Bắc) Căn
cứ vào những sự phân hóa khí hậu có ý nghĩa quan trọng đó, có thé chia vùng Trung Trung Bộ thành hai khu vực: khu vực Quảng Nam — Quảng Ngãi và khu vực Bình
Định — Phú Yên mà ranh giới ở Bồng Sơn (khoảng 14°B) Khu vực thứ nhất rất âm
ướt và có mùa đông còn tương đối lạnh, khu vực thứ hai tương đối khô và ít mưa,
có mùa đông hoàn toàn ấm
Vùng Nam Trung Bộ bao gồm phan phía Nam của miền Đông Trường Sơn, trải dài từ phía Nam dãy núi Vọng Phu (đèo Cả) đến mũi Dinh
Ở khu vực này, núi lại tiến ra gần biển nên đồng bằng bị thu hẹp Đằng sau những côn cát trắng xóa chạy dải hang chục kilômét là những cánh đồng phù xa có nhiều song nhỏ chạy qua Vùng cửa sông thường bị cát chắn, nước ứ lại tạo ra những bãi lầy sú vẹt và những cây nước mặn mọc Phần sát núi là những dãy đổi hoa cương Phía Tây của vùng là khối núi Nam Trung Bộ đồ sộ cao hơn 1500-
2000m nam án ngữ, với những nhánh núi ngang tiến ra sát biển ôm lấy cánh đông
Khánh Hòa và cánh đồng Phan Rang
Lượng mưa năm ở đây chỉ vào khoảng 1300-1400mm ở phần phía Bắc (Khánh Hòa), giảm xuống dưới 1000mm ở phần phía Nam (Ninh Thuận) với trung tâm khô hạn nhất cả nước là Phan Rang với lượng mưa trung bình năm không tới
700mm Thời kỳ có lượng mưa tháng vượt quá 100mm chỉ gồm 4 tháng ở phần phía
Bắc (từ tháng IX đến tháng XII) và 3 tháng ở phần phía Nam (từ tháng IX đến tháng
XD
Một điểm đáng chú ý là sự hoạt động tương đối muộn của bão, áp thấp nhiệt đới ở vùng Nam Trung Bộ so với vùng phía Bắc của miền khí hậu Đông Trường Sơn: ở đây tháng X là tháng có nhiều khả năng bão, áp thấp nhiệt đới đồ bộ trực tiếp nhất Tháng XII cũng còn có thể bị bão, áp thấp nhiệt đới đe dọa Và nói chung số lượng bão, áp thấp nhiệt đới cũng như cường độ và tác hại của bão, áp thấp nhiệt doi 6 vung Nam Trung Bộ đã bớt nghiêm trong hơn hai vùng Bắc Trung Bộ và
Trung Trung Bộ
Các hình thé thoi tiết gây mưa lũ lớn ở Trung Bộ thường là bão, áp thấp nhiệt
đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh, ria lưỡi cao áp Thái Bình Dương và các
Trang 18dạng tô hợp của chúng:
- Mưa bão do áp thấp nhiệt đới tập trung chủ yếu từ hạ tuần tháng VIII đến thượng tuần tháng XII Mưa lớn hoặc do bão hoặc áp thấp nhiệt đới đơn thuần ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực hoặc khi ảnh hưởng đến khu vực, tiếp sau là sự xâm nhập về phía Tây của áp cao Thái Bình Dương
- Mưa bão do 2 cơn bão liên tiếp, hay bão sau đó là áp thấp nhiệt đới khác (hay ngược lại)
- Mưa lớn do bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động ở nam Biên Đông hay dé
bộ trực tiếp vào phía nam khu vực Biển Đông, trong khi đó phía Bắc có sự xâm nhập của không khí lạnh
- Mưa lớn do gió mùa đông bắc
Như vậy, mưa to đến rất to sinh lũ lớn ở miền Trung có thể sinh ra do một hình thế thời tiết đơn thuần như bão (áp thấp nhiệt đới), nhưng thường các đợt mưa
to đến rất to sinh lũ lớn diện rộng đều do tổ hợp tác động của các hình thế thời tiết nêu trên gây ra
Trong các hình thế thời tiết gay mua lon thì sự tương tác của không khí lạnh
với các hệ thống khác gây mưa lớn ở miền Trung chiếm một tỷ lệ khá lớn:
- Không khí lạnh kết hợp với địa hình, tần suất là 20,7% và trung tâm mưa lớn chỉ xuất hiện ở phần phía Bắc đèo Hải Vân
- Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới hoặc xoáy thuận nhiệt, tần
là 75,9%; trung tâm mưa lớn xuất hiện cả ở phía Bắc và phía Nam của đèo Hải Vân
- Không khí lạnh kết hợp với các hệ thống thời tiết khác, tần suất là 3,4%
- Tần xuất xuất hiện cấp mưa trên 200mm đối với từng loại hình thời tiết không khi lạnh + địa hình, không khí lạnh + xoáy thuận nhiệt đới hoặc dải hội tụ
nhiệt, tần suất là 67% và 86%
Những kết quả nghiên cứu về Khí hậu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tắt Đắc (1993) Error: Reference source not foundđã cho thấy miền Trung và Tây Nguyên bao gồm những vùng có đặc điểm địa hình và khí hậu ít nhiều khác nhau nhưng đều là những vùng có mưa rất lớn trên diện rộng của nước ta Trong đó, nguyên nhân gây mưa chủ yếu ở các vùng này đều do sự tương tác giữa địa hình và gió mùa Mưa to xảy ra khi trong đới gió mùa xuất hiện những cơ cấu hoàn lưu bất
ôn định như các nhiễu động xoáy thuận, áp thấp, bão, các dải hội tụ và các Íront
lạnh Lê Văn Thảo (2000) [9] đã cho rằng nghiên cứu mưa lớn miền Trung cần phải
Trang 19làm sáng tỏ nguyên nhân gây mưa trên cơ sở phân tích tính toán và dự báo các đặc
trưng nhiệt động lực trường khí tượng, các dấu hiệu tồn tại hoặc thay đổi hình thế synop, điều kiện hoàn lưu, điều kiện nhiệt âm, không chỉ trên quy mô synop, quy
mô vừa mà còn cần quan tâm quy mô nhỏ, kế cả các tác động gây đối lưu do địa hình Tác động của địa hình được đặc trựng bởi 2 đặc điểm chính đó là hướng đường bờ biển và phân bố hình thái địa hình khu vực Đây chính là định hướng cơ
sở nghiên cứu dự báo mưa cho từng khu vực riêng biệt có đặc thù địa hình, địa lý khác nhau
Kết quả phân tích nguyên nhân hình thành các trận lũ lớn đã xảy ra trên các sông miền Trung dựa trên chuỗi số liệu nhiều năm cho thấy, các hình thế thời tiết
chính gây ra mưa lũ trên các sông miền Trung hết sức đa dạng và phức tạp Một cách khái quát có thể tổng hợp lại các hình thế đó bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới;
không khí lạnh; hoạt động của ITCZ và tổ hợp tác động của các hình thế thời tiết
này Ngoài ra, các trận mưa lớn ở các khu vực lân cận như Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân gây ra lũ lớn ở khu vực miền Trung Những thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng cho miền Trung chủ yếu gan liền với các hiện tượng lũ lụt, mà nguyên
nhân chính là mưa lớn và mưa lớn kéo dài tại miễn Trung
1.2 Nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1 Trên thế giới
Trước tiên là tổng quan về tín phong thi gid tín phong là đới gió thịnh hành ở
vùng nhiệt đới, hướng gió chủ yếu là đông bắc ở Bắc bán cầu và đông nam ở Nam bán cầu Trong khí tượng học, chúng đóng vai trò quan trọng trone việc vận chuyển động lượng và âm, đồng thời là dòng dẫn đường cho các cơn bão nhiệt đới Tín phong mực thấp bắt nguồn từ rìa áp cao cận nhiệt hai bán cầu về phía xích đạo, nhưng bị thay đổi hướng thành gió đông do lực Coriolis Tín phong hội tụ ở dai rộng khoảng 10 vĩ độ xung quanh xích đạo, thường được gọi là dải hội tụ nhiệt đới (TTCZ) Sau khi hội tụ, tín phong tạo dòng thăng mạnh, sây mưa, sau đó lạnh đi và
di chuyên ngược về phía cực Không khí khô giáng xuống tại vùng vĩ độ trung bình rồi lại thôi ngược lại về xích đạo, tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín (vòng hoàn lưu Hadley)
Ảnh hướng của tín phong đối với thời tiết và khí hậu được thấy cùng với El Nifio, La Nifia va sy phat triển của bão/lốc xoáy Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ giữa hai bờ Thái Bình Dương là do tín phong; không khí thôi từ đông sang tây đây
Trang 20nước, làm cho mực nước biển ở tây Thái Bình Dương cao hơn, và làm cho nước lạnh dâng lên bề mặt, làm cho phía đông Thái Bình Dương lạnh hơn khoảng 7,7°C
so với tây Thái Bình Dương Trong những năm La Niña, tín phong mạnh hơn bình
thường, khiến nước lạnh dâng lên bề mặt đại dương nhiều hơn Nhiệt độ bề mặt lạnh hơn có liên quan đến hình thái mưa dịch chuyên về phía tây Các khu vực phía đông do đó trở nên khô hơn, với khả năng xảy ra lũ lụt đo gió mùa ở cả Ân Độ và phần lớn Đông Nam Á tăng lên
Các đặc trưng theo không gian và thoi gian của tín phong được nghiên cứu đầu tiên bởi Crowe (1949 [12]), ở đó, tín phong được xác định dựa trên phân tích hướng gió thịnh hành Kết quả phân tích đã giúp nhận diện những khu vực tín phong chính, bao gồm Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và nam Ân Độ Dương
Đồng thời, kết quả phân tích cũng cho thấy tín phong có sự biến đổi rất mạnh về
cường độ trong năm Nhìn chung, thành phần gió hướng về phía nam có xu hướng mạnh hơn từ tháng ba tới tháng bảy và yếu hơn trong các tháng còn lại, trong khi đó thành phần gió hướng về phía bắc lại mạnh hơn từ tháng sáu đến tháng mười một và yếu hơn trong các tháng còn lại
Các nghiên cứu tiếp theo của Hellerman (1967) [13] ; Wyrtki và Meyers (1975 [14] ; 1976); Bjerkes (1961 [15] ; 1966); TaR và Johnes (1973) [16] đã tiếp tục phân tích các đặc trưng của tín phong với bộ số liệu quan trắc có mật độ day dac hơn Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, gió tín phong đông bắc mạnh nhất trong
mùa đông còn gió tín phong đông nam mạnh nhất trong mùa xuân Diện tích được
bao phủ bởi tín phong đông bắc nhỏ hơn so với điện tích bao phủ của tín phong đông nam, nhưng tín phong đông bắc lại có biên độ dao động lớn hơn Cấu trúc theo phương kinh hướng của tín phong cũng có sự biến đổi rất mạnh trong 1 năm, tuy
nhiên, không có mỗi liên hệ giữa tín phong ở bắc bán cầu vả tín phong nam bán cầu
Barnett (1976) [16] sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (principle component analysis) để phân tích các đặc trưng của tín phong Kết quả cho thấy, khu vực có cường độ tín phong mạnh nhất gần như không thay đổi nhiều
về vị trí trong một năm Tuy nhiên, cường độ tín phong trong khu vực này biến đôi khoảng 20-40% từ năm nay sang năm khác Đồng thời, cường độ tín phong bị tác động mạnh của nhiệt độ bề mặt biển, ở đó, khu vực hội tụ của tín phong (ITCZ) có
sự biến đổi theo mùa trùng pha với sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt biển
Những năm sản đây, đã xuất hiện những nghiên cứu về vai trò của tín phong là một phần nguyên nhân gây mưa lớn Tác giả Mary Ann Esteban và Yi-ling
Trang 21Chen (2007) [17] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tín phong đối với việc tạo ra lượng mưa gió mậu dịch mùa hè ở phía hướng gió của đảo Hawaii được kiểm tra từ
dữ liệu thu thap duoc tr Dy an Bang mua Hawaii (HaRP) trong thoi gian tr 11 tháng 7 đến 24 tháng 8 năm 1990 và từ dữ liệu đo mưa cua National Weather
Service Hydronet va National Climatic Data Center trong thoi gian từ ngày II
tháng 7 đến ngày 24 thang 8 trong các năm 1997-2000 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mưa ở phía có gió, ngoại trừ vào cuối giờ chiều, cao hơn theo thống kê trong suốt chu kỳ ngày khi tín phong mạnh hơn Đối với các chế độ tín phong có cường độ trung bình hoặc mạnh, sự phân bố lượng mưa có cực đại về đêm trên các vùng đất thấp hướng gió phía tây Hilo do sự hội tụ của dòng gió trên cao và dòng tín phong giam tốc tới, và sự nâng cao của địa hình học Trục lượng mưa tối đa dịch chuyền xa hơn vảo đất liền khi tín phong mạnh hơn Đối với tín phong có cường độ yếu (<5 m s-1), sy phan bố lượng mưa có cực đại vào buổi chiều muộn trên các sườn đón gió do sự phát triển của gió giật cấp Vào các giờ buôi chiều, gió giật cấp
do nhiệt điều khiển có ý nghĩa hơn khi tín phong yếu hơn Vào ban đêm, trong điều kiện tín phong yếu hơn, cùng với sự nâng lên của địa hình yếu hơn, sự hội tụ giữa dòng chảy xa bờ và dòng gió tín phong đến yếu hơn xảy ra xa hơn về phía đông về phía bờ biển và mở rộng ra xa bờ vào sáng sớm Kết quả là, sau nửa đêm và sáng sớm, lượng mưa thấp hơn và trục lượng mưa tối đa bị dịch chuyên xa hơn về phía đông về phía bờ biển khi tín phong yếu đi
Theo bai bao “The key role of the trade winds” duoc dang trén trang https://www.encyclopedie-environnement.org/ (2019) đã nêu ra vai trò chính của tín phong Ở các khu vực nhiệt đới chịu ảnh hưởng đặc biệt thất thường do gió tín
phong Trong vùng lân cận của đất liền hoặc biến, luồng không khí quá nóng nhẹ
trong khu vực này, nơi nhìn thấy Mặt trời ở đỉnh điểm của nó, thu hút tín phong từ phía bắc, đông và nam Những thứ này hội tụ lại, dâng lên trong một dòng chảy mạnh và tạo ra dòng điện phía đông xích đạo Ở độ cao, chuyền động di lén lai phan
kỳ, theo hướng bắc hoặc nam, trong khi uốn cong về phía đông, trước khi lặn xuống mặt đất ở vĩ độ + 30 °, tạo thành hoàn lưu Hadley Vùng hội tụ này chịu sự biến đỗi mạnh mẽ do các mùa gây ra, bởi sự luân phiên giữa các đại dương và lục địa, cũng như sự luân phiên giữa ngày và đêm Những nhiễu động này dẫn đến sự dịch chuyền theo mùa từ vùng hội tụ này sang phía bắc và phía nam, cũng như sự liên tiếp của các mặt trận ấm và lạnh dẫn đến lượng mưa dữ dội, thường liên quan đến các cơn bão nghiêm trọng Những nhiễu động này được tạo ra bởi tín phong tạo thành dải hội tụ nhiệt đới Và tín phong được coi là yêu tô chính tác động đến hoàn
Trang 22lưu khí quyền, đầu tiên là hoàn lưu Hadley va sau đó là khắp tầng đối lưu Tác động
rõ nhất của tín phong là gây nên các cơn bão nhiệt đới (tropical storm)
“olobalsailingweather.com/trades.php” đã nhắc tới gió mậu dịch như là một phần
gió thôi về phía xích đạo trong hoàn lưu Hadley Mục đích của bài viết là để nêu lên
một số thông tin chỉ tiết về gid mau dịch khi có nhiều tàu thuyền hay di chuyền trên khu vực có 916 mau dịch Sức mạnh của 916 mau dịch - giống như tất cả các loại ĐIÓ trên thế giới - chủ yếu được xác định bởi gradient khí áp Bởi vì áp suất của rãnh
xích đạo, hay dải hội tụ nhiệt đới, tương đối ôn định trong khoảng 1008-1012 hPa,
suc manh cua g16 mau dich chủ yếu được xác định bởi cường độ và vị trí của áp cao cận nhiệt đới Áp suất cao càng mạnh và càng gân xích đạo thi gradient khí áp và ø1ó mậu dịch cảng mạnh
Hình 1.1: Khí dp bé mat Bac Thai Binh Duong (Nguon: NOAA)
Hình 1.1 cho thấy áp suất cao cận nhiệt đới 1037 mb có tâm ở 37 °N, 147 °
W Điều đó tạo ra một khu vực rộng lớn giao dịch đông 15-30 hải lý giữa 30 ° N và
đải hội tụ nhiệt đới
Hình 1.2 cho thấy áp suất mực nước biển trung bình trong tháng Giêng và tháng Bảy Một số đặc điểm đáng chú ý có thé thay déi voi từng lưu vực đại dương: Đặc điểm thời tiết chiếm ưu thế trên Bắc Đại Tây Dương là Anticyclone Bắc Đại Tây Dương, hoặc Cao Azores (đôi khi còn được gọi là cao Bermuda) Sườn phía nam của hệ thống áp suất cao lớn nay tao thanh vanh dai 916 mau dich Bac Dai Tay Dương van chuyén cac thuy thu tir Quan dao Canary dén Caribe
10
Trang 2320E 40E 60E 8DE 100E 120E 140E 160E 181 160W140W120W100W B0W BOW 40 20W 0ñ
999 1000 1005 1010 1015 1020 1025 1030 1035
Hình 1.2: Khí áp mực biễn trung binh tháng giêng (hình trên) và tháng bảy
(hình dưới) (Nguồn: NOAA)
Ở phía bắc của các đỉnh cao, các vùng thấp đi chuyên về phía tây chỉ phối
thời tiết (đặc biệt là trong mùa đông) và hình thành một vành đai của các vùng phía
tây ở các vùng trung bình Trong những tháng mùa đông, áp cap Azores hoi dich chuyển về phía nam Ngoài ra, các hệ thống áp suất thấp ở bắc Đại Tây Dương thường ổi theo tuyến đường về phía nam nhiều hơn và có thể định hình lại hoặc
11
Trang 24thậm chí phá vỡ hoàn toàn đỉnh cao Azores, khi áp suất ở phía tây có thể kéo dai xuống 20 ° N hoặc thậm chí 15 °N May mắn thay, những mức thấp này thường di chuyền khá nhanh và áp suất cao sẽ hình thành trở lại sau một vài ngày
Trên Bắc Thái Bình Dương, áp suất cao dịch chuyền về phía đông nam, gần
với bờ biển California, trong mùa đông từ vị trí mùa hè của nó ở phía bắc Hawail Vùng thấp Aleutian chiếm ưu thế ở các vĩ độ cao Tương tự như Bắc Đại Tây Dương, áp thấp có thể phá vỡ áp cao và mặt trước lạnh của chúng có thể kéo dải về phía nam đến vành đai ø1ó mậu dich
1.22 Trong nước
Theo Phạm Vũ Anh (2002) [7| thì tín phong là dòng khí ổn định, thường xuyên thôi từ rìa của áp cao cận nhiêt đới đi dần về phía xích đạo hoặc dải hội tụ nhiệt đới (TTCZ⁄) Giữa hai vành dai 4p cao cận nhiệt đới và rãnh xích đạo hay ITCZ
là hai đới tín phong của bắc và nam bán cầu Tín phong có tầm quan trọng toàn cầu
vì chúng bao phủ tới nửa diện tích trái đất Mỗi đới tín phong có bề rộng tới 20 độ
vĩ trên bán cầu mùa hè và khoảng 30 độ vĩ trên bán cầu mùa đông
Theo Nguyễn Đức Ngữ và ccs (2004) [2] đã lý giải về mặt vật lý tác động của ENSO đến tín phong, tương tác giữa tín phong với gió mùa Dao động Nam là
sự dao động của khí áp quy mô lớn, từ năm nay qua năm khác ở 2 phía Đông và Tây của khu vực xích đạo Thái Bình Dương và dao động quy mô lớn này có liên quan đến hoàn lưu tín phong của Bắc cầu Bắc và Nam ở Thái Bình Dương Khi tín phong mạnh, nước tương đối lạnh có nguồn gốc nước trồi ở xích đạo thuộc bờ biển Nam Mỹ được hình thành bởi áp lực của gió Đông lên bề mặt đại dương, mở rộng
về phía Tây tới trung tâm Thái Bình Dương Sự chênh lệch khí áp giữa Đông (cao)
và Tây (thấp) và nhiệt độ giữa Đông (thấp) và Tây (cao) trên khu vực xích đạo Thái
Binh Duong dẫn đến chuyển động ngược chiều của không khí ở tầng thấp (gió Đông) và trên cao (gió Tây); ở phía Đông có chuyển động giáng, ở phía Tây có chuyền động thăng của không khí, tạo thành một hoàn lưu khép kín, được Bjerknes gọi là Hoàn lưu Walker Chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa Đông và Tây Thái Bình Dương cảng lớn, hoàn lưu Walker càng mạnh, ngược lại, chênh lệch nhiệt độ và khí
áp giảm, hoàn lưu Walker yếu đi
Thực tế thì ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về mưa lớn ở Trung Bộ
và cũng có liên quan đến tín phong nhưng không được nhắc đến cụ thể mà chỉ thông qua sự tương tác của không khí lạnh và bão, áp thấp nhiệt đới hoặc dải hội tụ nhiệt đới Tác piả Bùi Minh Sơn và Phan Văn Tân (2008) [10] đã khảo sát khả năng dự
12
Trang 25báo các sự kiện mưa lớn trong thời kỳ 2005-2007 ở khu vực Nam Trung Bộ Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng mô hình MM5 để dự báo mưa lớn trên khu vực Nam Trung Bộ, trong số các sơ đồ tham số hóa đối lưu, sơ đồ Belt Miller Janjic cho lượng mưa và phân bố không gian của mưa tốt hơn một ít Diện mưa mô hình thường nhỏ diện mưa quan trắc trongđiều kiện mưa do ảnh hướng của KKL, nhưng lớn hơn trong các hình thế chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới Mưa dự báo có xu hướng vượt quá quan trắc trone các hình thế bão, áp thấp nhiệt đới, và thấp hơn quan trắc trong các điều kiện có sự kết hợp giữa KKL và bão, áp thấp nhiệt đới hoặc dải hội tụ nhiệt đới Nói chung, mô hình MMS có thé du báo được các sự kiện mưa lớn trên khu vực Nam Trung Bộ, nhưng cho kết quả dự báo tốt hơn trong các điều kiện mưa gây ra do sự hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới hoặc có sự tương tac gitra chung voi KKL
Nguyễn Tiến Toản (năm 2011) [11] đã thử nghiệm dự báo mưa lớn do không
khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ 1 - 3 ngày bằng mô hình WRE cho khu vực Trung Trung Bộ Trong nghiên cứu nảy tác giả đã chạy mô hình dự báo trước 3
ngày cho 14 đợt mưa cho hai trường hợp cập nhật và không cập nhật số liệu địa phương (tông có 142 Obs dự báo), bằng phương pháo hồi quy có lọc với các nhân
tố dự tuyến là lượng mưa dự báo bằng mô hình tại các trạm Tác giả đã xây đựng và đánh giá các phương trình dự báo lượng mưa trước 24, 48 và 72h cho 15 tram va 5
tiêu khu khi có hình thế mưa do không khí lạnh kết hợp ICTZ tại Trung Trung Bộ
Kết quả cho thấy ở hầu hết các trạm,kết quả dự báo lượng mưa khi có cập nhật số liệu địa phương tốt hơn không cập nhật số liệu địa phương Kết quả đánh giá đã chọn các phương trình dự báo tối ưu cho các trạm và tiểu khu vực và đưa ra quy trinh dự báo lượng mưa do không khí lạnh kết hợp với ICTZ tại Trung Trung Bộ.Đồng thời nhân mạnh sử dụng quy trình dự báo mưa nay cho kết quả dự báo lượng mưa gan với thực tế hơn so với các dự báo của WRE khi có cập nhật và không có cập nhật số liệu địa phương
Nhìn chung, các nghiên cứu về tín phong ở trên thể giới và ở Việt Nam là
không nhiều, phần lớn tập trung vào nghiên cứu cơ bản, một số nghiên cứu gần đây đưa vào vào cơ chế động lực, tương tác với các nhân tô khác (gió mùa, XTNĐ, rãnh gid mua, ITCZ, ENSO )
13
Trang 26Bảng 2.1 Danh sách trạm lấy số liệu quan trắc mưa
2.1.2 S6 liéu tai phân tích
Số liệu tái phân tích bao gồm: trường gió vĩ hướng, gió kinh hướng, khí
Trang 27áp mực nước biển (Pmsl), độ cao dia thế vị (HGT) tại các mực đẳng áp chuẩn
1000, 850, 200hPa trong năm 1999 và 2020 với độ phân giải 2,59 x 2,52 được
lây từ NCEP/NCAR Riêng số liệu mưa ngày được lấy từ số liệu mưa vệ tính PERSIANN
Dữ liệu PERSIANN được phát triển bởi Trung tâm Khí tượng Thủy văn
và Viễn thám (Center for Hydrometeorology and Remote Sensing - CHRS) của Dai hoc California, Irvine (University of California, Irvine - UCI), su dung các
phương pháp phân loại chức năng mạng thần kinh nhân tạo để ước tính tỷ lệ
lượng mưa ở mỗi điểm ảnh 0,25° x 0,25° của hình ảnh hồng ngoại nhiệt được
cung cấp bởi các vé tinh địa tinh CHRS da phat trién mét phién ban moi cua PERSIANN (PERSIANN - Cloud Classification System; PERSIANN-CCS) Hé
thông cho phép phân loại các tính chất của đám mây dựa trên chiều cao, mức độ
dày đặc và độ đa dạng của kết cầu ước tính từ hình ảnh vệ tỉnh Lượng mưa được
sử dụng là lượng mưa Ì ngày
Bue xa phat xa song dai (OLR) (Liebmann va Smith, 1996), 216 va d6 cao địa thế vị của bộ số liệu tái phân tích phiên bản 2 được lấy từ Trung tâm Nghiên
cứu Khí quyên Quốc gia (NCEP/NCAR) (Liebmann và Smith, 1996) Số liệu
OLR và tái phân tích có độ phân giải 2,59 x 2,5° Chỉ số Nino đại dương (ONI) giai đoạn 1950-2020 cung cấp bởi Trung tâm dự báo khí hậu (CPC) được sử
dụng đại diện cho chỉ số ENSO toàn cầu
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu nhiệt độ mặt nước biển (SST) dé xem xét dén anh hưởng của ENSO tác động đến sự xuất hiện của mưa lớn trên
khu vực Trung Bộ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn này, để tách biệt gió tín phong và gió đông gây ra bởi xâm nhập lạnh, phương pháp hồi quy được sử dụng Theo Phan Văn Tân (2005), việc xây dựng mối tương quan chính xác giữa hai biến rất công kẻnh và phức tạp, do đó người ta xây dựng các mối quan hệ giữa các đặc trưng của biến và gọi chúng là hồi quy Nếu hàm hồi quy được xấp xỉ bởi ham f xác định nào đó theo phương pháp bình phương tối thiểu, thì hàm hồi quy được
gọi là hồi quy II Đề đơn giản hóa tính toán, hàm hỏi quy sẽ được xấp xỉ bởi hàm
tuyến tính dưới dạng:
1
Y =/(\)=œz+j\X