1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của Đế chế sassanid (tân ba tư) trong quá trình giao lưu văn hoá Đông tây (thế kỷ iii thế kỷ vii)

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Đế Chế Sassanid (Tân Ba Tư) Trong Quá Trình Giao Lưu Văn Hoá Đông - Tây (Thế Kỷ III - Thế Kỷ VII)
Tác giả Lê Thị Anh Giang
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Mai
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Cử nhân Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ Quốc tế)
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Đế chế này đã bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa của Ba Tư cổ bao gồm cả ngôn ngữ, tôn giáo và nghệ thuật; xây dựng các công trình kiến trúc ấn tượng như tòa thành, lâu đài và đền th

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

VAI TRÒ CỦA ĐẾ CHẾ SASSANID (TÂN BA TƯ) TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG - TÂY (THẾ KỶ III - THẾ KỶ VII)

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Anh Giang

Trang 2

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn

bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trang 3

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4.1 Mục đích nghiên cứu 10

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 11

5.1 Nguồn tư liệu 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của đề tài 11

7 Cấu trúc của đề tài 12

NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẾ CHẾ SASSANID 13

1.1 Một số thuật ngữ liên quan 13

1.1.1 Văn hoá, văn minh, giao lưu văn hoá 13

* Thuật ngữ giao lưu văn hóa 14

1.1.2 Phương Đông, phương Tây 14

1.2 Tổng quan về đế chế Sassanid 15

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư 15

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 19

1.2.3 Một số thành tựu văn minh tiêu biểu 24

CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA ĐẾ CHẾ SASSANID ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY 33

2.1 Hoạt động của đế chế Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây 33

2.1.1 Tổ chức quân đội, xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự 33

2.1.2 Kiến lập đế chế rộng lớn, thống nhất 40

2.1.3 Xây dựng và phát triển mạng lưới thương mại 42

2.2 Thúc đẩy quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá Đông - Tây và truyền bá văn hóa Ba Tư đến thế giới 45

2.2.1 Thúc đẩy quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá Đông – Tây 45

2.2.2 Góp phần truyền bá, phổ biến văn hoá Ba Tư ra bên ngoài 49

2.3.3 Trung gian truyền bá văn hoá Đông - Tây 52

Trang 4

3

2.2.4 Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây ở Ba Tư 54

2.3 Một số nhận xét về vai trò của đế chế Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông

– Tây 57

2.3.1 Nguyên nhân thành công của đế chế Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây 57

2.3.1.1 Nhân tố khách quan 57

2.3.1.2 Nhân tố chủ quan 60

2.3.1.3 Sự trỗi dậy của đế chế Sassanid 63

2.3.1.4 Giao lưu văn hóa Đông - Tây dưới thời kỳ Achaemenid và Parthia 64

2.3.2 Một số nhận xét về vai trò của đế chế Sassanid 66

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 78

Trang 5

4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội loài người đã phải trải qua nhiều biến đổi thăng trầm trong lịch sử Những

gì xảy ra trong quá khứ chính là cơ cở để nghiên cứu và phát triển xã hội ngày nay

Từ thời nguyên thủy, con người đã dần có được sự hiểu biết về thế giới và đến thời

kì cổ đại, họ đã nhận thức rõ ràng hơn so với trước Theo đó, quá trình tiếp xúc và tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền văn minh trên thế giới ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ Phương Đông được mệnh danh là “cái nôi” của nền văn minh nhân loại bởi nơi đây đã xuất hiện nhiều nền văn minh lớn như ở Nam Á thì có văn minh Ấn Độ, ở Đông Á thì có nền văn minh tiêu biểu là Trung Hoa, còn riêng khu vực Trung Đông thì đã có nhiều nền văn minh được hình thành bao gồm nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà Trong khi đó, ở phương Tây thì có hai nền văn minh lớn đó chính là Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn so với phương Đông Tuy vậy, giao lưu văn hóa giữa khu vực phương Đông và phương Tây đã diễn ra từ rất sớm, đặc biệt ở khu vực ngã ba đường Á - Phi - Âu

Ba Tư là một trong số các nền văn minh lớn hình thành và phát triển ở khu vực ngã ba đường Á - Phi - Âu Đế chế Ba Tư cổ đại hình thành từ việc kết hợp, thống nhất các vương quốc nhỏ vào thế kỷ thứ VI TCN đã dẫn đến sự hình thành của một

trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới cổ đại - đế chế Achaemenes Đế chế

Achaemenes (Đế chế Ba Tư thứ nhất) là đế chế đầu tiên trên thế giới có sự kết nối

giữa các khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, châu Âu và vùng Địa Trung Hải Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ IV TCN, đế chế Ba Tư thứ nhất sụp đổ với cuộc chinh phục

của Alexander Đại đế Nối tiếp đó là đế chế Parthia (hay Đế chế Arsaces) vào thế

kỷ thứ III TCN kéo dài thế kỷ III Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế này đã thành lập nên một lãnh thổ lớn trải dài từ phía bắc sông Euphrates (miền trung đông Thổ Nhĩ Kỳ) đến phía đông Iran Đến năm 224, Ardashir I (người cai trị Istakhr ở tây nam Iran) đã

nổi dậy chống lại Arsaces và thành lập nên Đế chế Sassanid (còn được gọi là Đế

quốc Tân Ba Tư hay Đế chế Ba Tư thứ hai) - đế chế này đã cai trị Iran và phần lớn

vùng Trung Đông cho đến khi vấp phải cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế

kỷ thứ VII và sụp đổ Trong giai đoạn thống trị thế giới từ thế kỷ VI TCN cho đến thế kỷ VII, lãnh thổ đế chế Ba Tư vô cùng rộng lớn, Với lãnh thổ nằm ở khu vực “ngã

Trang 6

5

ba đường”, đế chế Ba Tư cũng là trung điểm chuyển tiếp quan trọng trên con đường

tơ lụa nối liền giữa châu Âu và châu Á Đặc biệt, dưới thời kỳ đế chế Sassind, nhờ vào vị trí địa lý quan trọng này, Ba Tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây thời cổ đại

Đế chế Sassanid được thành lập để thay thế đế chế Parthia và trở thành một trong những đế chế lớn mạnh nhất của thời kỳ đó Đế chế Sassanid phát triển mạnh

mẽ về kinh tế, văn hóa và quân sự, với kiến trúc đặc trưng là các tòa thành và lâu đài hoành tráng Bên cạnh đó, đế chế này còn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử vùng Đông Trung Á và Trung Đông, ảnh hưởng đến nền văn hóa, chính trị và kinh tế của khu vực Đế chế này đã bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa của Ba Tư cổ bao gồm

cả ngôn ngữ, tôn giáo và nghệ thuật; xây dựng các công trình kiến trúc ấn tượng như tòa thành, lâu đài và đền thờ, thể hiện sự giàu có và quyền lực của đế chế; thúc đẩy thương mại và giao lưu văn hóa với các quốc gia láng giềng và các vùng lân cận, tạo

ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng; đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự mở rộ và sự tấn công của đế chế La Mã và các thế lực khác trong khu vực và tạo điều kiện cho sự phát triển của đạo Hỏa giáo, tôn giáo chính thức của đế chế Sassanid Mặc dù đế chế Sassanid có nhiều thành tựu và vai trò trong giao lưu văn hoá Đông - Tây nhưng cho đến nay chưa có nhiều công trình tìm hiểu về vấn đề này Chính vì thế, việc nghiên cứu về vai trò của giao lưu văn hóa Đông - Tây của Sassanid không chỉ giúp tìm hiểu một cách có hệ thống về đế chế Sassanid mà còn phân tích đánh giá những vai trò, ảnh hưởng, tác động của đế chế này đến nền văn hóa thế giới nói chung và quá trình giao lưu văn hoá nói riêng

Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam cũng là một bộ phận của văn hóa thế giới Trong lịch sử, giao lưu văn hóa giữa Ba Tư cổ Đại và Chăm-pa của Việt Nam đã manh nha vào khoảng thế kỷ thứ II Trong quá trình giao lưu văn hóa, thông qua các con đường giao khác nhau, hai nền văn hóa này đã trao đổi kiến thức, kỹ thuật, tôn giáo,… Vì thế, việc nghiên cứu Sassanid và quá trình giao lưu văn hóa không chỉ giúp hiểu biết

về văn hóa thế giới mà còn hiểu biết về văn hóa Việt Nam

Về mặt thực tiễn, trong điều kiện xã hiện hiện đại với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia, khu vực, vì thế mà nhu cầu nhận thức, tìm hiểu về quá trình giao lưu ngày càng tăng.Do đó, việc nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa của đế chế Sassanid (Tân Ba Tư) đối với phương Tây và các quốc

Trang 7

6

gia phương Đông (bao gồm cả Việt Nam) sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết thế thế giới nói chung và đế chế Ba Tư nói riêng, từ đó tạo tiền đề để chúng ta tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa để học hỏi mới góp phần làm đa dạng văn hóa dân tộc Ngoài ra, việc nghiên cứu vai trò của đế chế Ba Tư đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây cũng góp phần vào tạo thêm sự hiểu biết về thế giới và các nền văn minh của nhân loại của thế hệ trẻ, việc có thêm hiểu nhiều kiến thức về giao lưu văn hóa sẽ thuận lợi cho việc giao lưu, tương tác giữa người với người từ đó giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của đế chế Sassanid

(Tân Ba Tư) trong quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây (thế kỷ III - thế kỷ VII)”

để làm đề tài khóa luận của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đế chế Ba Tư cũng như vai trò của

đế chế này Liên quan đến đề tài nghiên cứu, để làm rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi xin chia thành các nhóm như sau:

* Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử thế giới, khu vực Cận Đông, lịch

sử Ba Tư có đề cập đến Sasssanid:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu lịch sử thế giới và khu vực Cận Đông bao gồm:

Bài viết “Trung Đông - Lịch sử những quốc gia những nhà nước” của tác giả Cao

Văn Liên (2008) trong Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã khái quát lại

về lịch sử Trung Đông cũng như tổng quan về địa lý, kinh tế, xã hội của các quốc gia

nhà nước ở Trung Đông Tác phẩm History of the Middle East, một dự án nghiên cứu

của Đại học Fairleigh Dickinson viết vào năm 2012 cũng đã khắc họa lại lịch sử của

khu vực Trung Đông trong đó có Ba Tư Hay công trình Ancient Civilizations của tác

giả Binod Bihari Satpathy biên soạn vào năm 2015 nhằm giúp sinh viên trường Đại học DDCE Utkal làm quen với các khía cạnh khác nhau của nền văn minh cổ đại thế

giới trong đó có cả Ba Tư Hay tác phẩm A Splendid Exchange: How Trade Shaped

the World? của tác giả William J Bernstein (2008) và có bản tiếng Việt là Lịch sử giao thương - Thương mại định hình thế giới như thế nào? Được dịch bởi Ngọc Mai

Hay The silk roads: A new history of the world của tác giả Peter Frankopan (2015),

là tác phẩm viết về sự giao lưu văn hóa của Đông và Tây, con đường Tơ lụa giúp các

quốc gia Đông và Tây gặp nhau thông qua thương mại và các cuộc chinh phục, dẫn

Trang 8

7

đến sự truyền bá tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Hay bài viết “Ancient South East

Asian Maritime Trade” in trong Spices, Scents and Silk: Catalysts of World Trade

của tác giả J.F Hancock (2021) là công trình nghiên cứu về thương mại hàng hải của

Đông Nam Á thời cổ đại với Ba Tư và các quốc gia khác,… Hay tác phẩm World

History của Philip Parker có bản tiếng Việt là Lịch sử thế giới được dịch bởi Lê Thị

Hương Ly vào năm 2023, tác phẩm đã trình bày những đường nét cơ bản của các sự kiện theo tiến trình của dòng chảy lịch sử từ thời tiền sử cho đến thế giới hiện đại Chỉ riêng trong thời kỳ cổ - trung đại, người đọc cũng đã có thể hiểu rõ một phần nào

về những nền văn minh từng rực rỡ và rồi suy tàn (Babylon, Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, Maya)

Thứ hai, là công trình viết nghiên cứu về lịch sử Ba Tư mà có đề cập đến

Sassanid: đầu tiên phải kể đến đó chính là một tác phẩm lịch sử có nguồn gốc từ Ba

Tư đó là “خیرات باتک ناتساب ناریا” (dịch nghĩa là Lịch sử Iran cổ đại), xuất bản năm 1390

của Giáo sư Hassan Pirnia - một nhà sử học, chính trị gia người Iran, tác phẩm là một trong những nguồn sách cổ quan trọng về lịch sử Iran cổ đại và là tác phẩm lịch sử đầu tiên về Iran được viết trên cơ sở các tài liệu lịch sử, nguồn tài liệu trực tiếp và những khám phá khảo cổ học Trong cuốn sách này, Pirnia đã nói về hầu hết các khía cạnh của lịch sử Iran cổ đại và phân tích chúng bằng một phương pháp hoàn toàn khoa học dựa trên nhiều nguồn và truyền thống lịch sử khác nhau

Tiếp đó là tác phẩm History of the Persian Empire của tác giả A.T.Olmstead

xuất bản năm 1959, đây được xem là bản trình bày đầy đủ và đáng tin cậy về lịch sử tồn tại của đế chế Ba Tư Tác phẩm còn thu thập nhiều tài liệu quý hiếm về sự hình thành, sự phát triển các triều đại của Ba Tư, thảo luận về các hoạt động pháp lý, xã hội, quân sự, kiến trúc, tôn giáo và thương mại, sự cạnh tranh giữa các gia đình,… và

đã nắm bắt các khía cạnh về phương pháp cai trị của người Medes và người Ba Tư Đây cũng là một nguồn tư liệu bổ ích trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Hay viết về đế chế Ba Tư cổ đại còn có một số tác phẩm nổi tiếng khác như The

Persian Empire của tác giả J.M.Cook (1983), viết về lịch sử của đế chế Ba Tư và sự

phát triển của tôn giáo, lực lượng vũ trang, nghệ thuật và kiến trúc của Ba Tư cổ đại Hay “Ancient Iranian Nomads in Western Central Asia” của hai tác giả A Abetekov

và H Yusupov (1994), trong tạp chí History of Civilizations of Central Asia, tập 2 đã

Trang 9

8

nghiên cứu về cuộc sống du mục của những người Iran cổ đại ở châu Á và phương Tây

Công trình Mỹ thuật Persia’s Silent Legacy in Christianity & European

Culture (dịch nghĩa Di sản thầm lặng của Ba Tư trong Cơ đốc giáo & Văn hóa Châu Âu) của tác giả Helmut Nickel được trưng bày lần đầu tiên tại Metropolitan Museum

of Art vào năm 1975, đúng như tên gọi, công trình đã trình bày các tác phẩm có liên quan đến văn hóa Ba Tư với lan rộng đến các quốc gia châu Âu Hay là công trình

của tác giả Hồ Anh Thái mang tên Salam! Chào xứ Ba Tư xuất bản năm 2013, tác phẩm đã đem đến một cái nhìn toàn diện về Ba Tư (tức Iran ngày nay), tác giả đã

miêu tả lại khá chi tiết về lịch của Ba Tư từ thời cổ đại khi quốc gia còn là những tộc người nhỏ bé đến vĩ đại và sụp đổ, bên cạnh đó còn mô tả về đời sống văn hóa, xã hội và khắc họa phần nào về chính trị và mối quan hệ giữa Ba Tư (Iran) với các quốc

gia ngày nay Hay The idea of Iran: Nationalism, Identity and National consciousness

among diaspora Iranians của tác giả Cortney Hughes - Rinker (2013) đã trình bày về

lịch sử, văn hóa và chủ nghĩa dân tộc của Iran từ thời cổ đại

Bên cạnh đó còn có Shahnameh của tác giả Ferdowsi xuất bản năm 2017, đây

là tác phẩm có tầm quan trọng hàng đầu trong văn hoá Ba Tư, được xem như là một kiệt tác văn học và là một đặc tính về bản sắc văn hoá dân tộc của Iran Tác phẩm kể

về những câu chuyện anh hùng về Ba Tư cổ đại Từ thời kỳ thần thoại đầu tiên và kéo dài đến triều đại của Manuchehr cho đến khi chinh phục Ba Tư bởi Alexander Đại đế

Và một đề cập ngắn về triều đại Ashkania sau lịch sử của Alexander và đi trước

Ardeshir I, Người sáng lập triều đại Sassanid Tiếp theo đó chính là Vàng son một

thuở Ba Tư, của tác giả Nguyễn Chí Linh xuất bản năm 2020 Tác phẩm miêu tả về

đất nước Ba Tư từ thế kỷ thứ V TCN, bao gồm kể về lịch sử các triều đại của Ba Tư, những câu chuyện thần thoại và mô tả về những địa danh nổi tiếng cùng với những kiến trúc cổ xưa của Ba Tư, chẳng hạn như mô tả “Con đường Hoàng gia” được xem

là tuyến đường giao thương quan trọng được xây dựng bởi Darius Đại đế Cuốn sách này là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích của đề tài nghiên cứu

Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như “Iran - Lịch sử và

những cuộc cách mạng” của tác giả Cao Văn Liên được in trong Tạp chí Nghiên cứu

châu Phi và Trung Đông, số 8 (36) tháng 8/2008, đã mô tả về lịch sử Iran thông qua

những cuộc chiến từ thế kỷ VII TCN cho đến năm cuộc cách mạng Hồi giáo năm

Trang 10

9

1789 Bài viết đã phản ánh được nhân dân Iran với truyền thống kiên cường, bất khuất, luôn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

- Công trình trực tiếp nghiên cứu về một số phương diện, quan hệ giữa

Sassanid với các quốc gia khác:

Đầu tiên là đề tài Iran in Chinese dynastichistories, A Study of Iran’s relations

with China prior to the Arabconquest của tác giả Abbas Tashakori (1974), đã nghiên

cứu về giao lưu văn hóa giữa Iran cổ đại và Trung Hoa cổ đại Tiếp theo là bài nghiên

cứu The Encounter between Champa and Persia: Research on The Impact of West -

Asiatic Cosmology in Southeast Asia của tác giả S Setudeh - Nejad (2002) đã trình

bày quá trình giao lưu văn hóa giữa Champa và Ba Tư cổ đại Hay Mối quan hệ giữa

triều đại Sassanid của Ba Tư (226 - 651) và vương quốc Chăm-pa của tác giả Đỗ Thu

Hà (2013) trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, nghiên cứu về mối quan hệ giao thương mật thiết của Ba Tư (đế chế Sassanid - Tân Ba Tư) với vương

quốc Champa thời cổ đại Bài viết Malay Annals on Persia: The Question of Royal

Identity của tác giả Fuad Jabali (2013) đã có nhắc đến mối quan hệ giữa Malaysia và

Iran cổ đại Hay công trình nghiên cứu văn hóa giữa Ba Tư với Ấn Độ qua đề tài Mối

quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa hai nền văn minh: Ấn Độ và Iran Qua Panchatantra

và Kelileh Va Demneh của tác giả Arnavaz Firoozian Esfahani (2019),… Ngoài ra,

công trình “ناوریشونا ورسخ یهاشداپ نارود ِمشیربا یساملپید رد اهیدغس شقن” (dịch nghĩa Vai trò

của người Sogdian trong ngoại giao tơ lụa thời kỳ vương quốc Khosrow Anoushirvan)

của tác giả người Ba Tư Ali Babaei Dermani (2014) và công trình “ ریثأت ناریا گنهرف

ناتساب نپاژ رب” (dịch nghĩa là Ảnh hưởng của văn hóa Iran đến Nhật Bản cổ đại) của

tác giả Takayasu Hei Gucci với bản dịch tiếng Iran bởi Hossein Javaherian (2019) cũng đã nghiên cứu về giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Ba Tư với các quốc gia Nhật Bản, Trung Hoa

Nhìn chung, trên cơ sở tổng hợp những công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến Ba Tư và quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây của Sassanid, cho thấy: các công trình nghiên cứu tương đối phong phú, phần lớn đều tiếp cận dưới góc độ lịch sử hoặc theo hướng nghiên cứu khảo cổ Các tài liệu hiện có chủ yếu tập trung nghiên cứu giữa Sassanid với một quốc gia riêng biệt, rất ít tài liệu nói về Sassanid với giao lưu văn hóa, nếu có thì cũng được lồng ghép vào trong các nghiên cứu lớn, chứ chưa khắc họa toàn diện về Sassanid trong giao lưu văn hóa với phương Đông và phương Tây

Trang 11

10

Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trước chính là cơ

sở cho những công trình nghiên cứu sau này và những công trình đó sẽ định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo Đó cũng là nguồn tư liệu quý giá và bổ ích để chúng tôi

kế thừa và hoàn thiện bài nghiên cứu của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vai trò của đế chế Sassanid (Tân Ba Tư) trong quá trình giao lưu văn hóa giữa phương Tây và phương Đông thời cổ đại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

*Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi thời gian bắt đầu

từ thế kỷ III khi đế chế Sassanid hình thành và phát triển, trở thành một đế chế rộng lớn và sụp đổ vào thế kỷ thứ VII bởi cuộc chinh phục của người Ả Rập, mở ra một trang sách mới cho Ba Tư

*Phạm vi không gian:

Đề tài tập trung vào phạm vi lãnh thổ của đế chế Sassanid qua các giai đoạn lịch

sử Từ vùng cao nguyên Iran (thuộc lãnh thổ Ba Tư ngày nay), đế chế Sassanid không ngừng mở rộng Về đại thể, đế chế Sassanid bao gồm toàn bộ Iran và Iraq ngày nay

và trải dài từ phía đông Địa Trung Hải đến các vùng của Pakistan ngày nay cũng như

từ các vùng phía nam Ả Rập đến Kavkaz và Trung Á

Liên quan đến vai trò của đế chế Sassanid trong quá trình giao lưu văn hoá giữa phương Đông và phương Tây, đề tài cũng đặt phạm vi nghiên cứu trong phạm vi không gian rộng lớn hơn để xem xét gồm phương Đông và phương Tây trong khoảng thời gian nghiên cứu tương ứng Cụ thể: Phương Đông: Đề tài tập trung nghiên cứu

ở khu vực Nam Á, Đông Á, Trung Đông và khu vực Bắc Phi Phương Tây: Tập trung nghiên cứu vào quốc gia cổ đại tiêu biểu đó là Đông La Mã

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về giao lưu văn hóa qua quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa của Ba Tư từ thế kỷ III cho đến thế kỷ VII Trên cơ sở đó đưa ra các nhận định khoa học và đánh giá khách quan về cùng vị trí, vai trò của đế chế này đối với quá trình giao lưu văn hoá phương Đông và phương Tây

Trang 12

11

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Khái quát về lịch sử hình thành của Đế chế Sassanid, làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển đi đến đỉnh cao và suy tàn của đế chế này từ thế kỉ III đến thế kỉ VII

- Tìm hiểu những đóng góp về văn hóa của nền văn minh Tân Ba Tư và các quốc gia ở phương Đông và Tây cho nhân loại

- Tìm hiểu và phân tích những con đường, biểu hiện giao lưu văn hóa giữa đế chế Tân Ba Tư với phương Đông và phương Tây qua các thời kỳ lịch sử

- Phân tích, đánh giá vai trò của đế chế Tân Ba Tư trong quá trình giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Đề tài kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến Ba Tư cổ đại cũng như các công trình viết về sự tiếp xúc, giao lưu giữa Ba

Tư với các quốc gia, khu vực khác…

Bên cạnh đó, còn có các tư liệu bản đồ, sơ đồ, hình ảnh có liên quan

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các khóa luận, luận văn, các bài viết trên báo, tạp chí, bài viết trên các website,

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là sử dung kết hợp hai phương pháp chủ đạo của Sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Đồng thời còn vận dụng các phương pháp khác như thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,… để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

6 Đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học: Đề tài được viết nhằm mục đích nghiên cứu về đế chế Ba tư

với quá trình giao lưu văn hóa, vì thế mà đề tài mang tính hệ thống, đem đến một các nhìn tương đối khách quan về biểu hiện, vị trí, vai trò của đế chế Sassanid (Tân Ba Tư) trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây từ thế kỷ III đến thế kỷ VII một cách

hệ thống

Về mặt thực tiễn: Kết quả của đề tài là một công trình chuyên khảo về quá trình

giao lưu văn hóa Đông - Tây của đế chế Tân Ba Tư từ thế kỷ III đến thế kỷ VII, giúp

Trang 13

12

cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn và có thêm nhiều hiểu biết về đất nước Ba

Tư cổ đại nói riêng và lịch sử thế giới nói chung Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy và cho những ai quan tâm về lịch sử, văn hoá Ba Tư cổ đại và quá trình giao lưu văn hóa của đế chế này cũng như các học phần về Lịch sử thế giới cổ đại, Lịch sử văn minh thế giới hay Giao lưu văn hoá Đông - Tây thời cổ trung đại

7 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Tổng quan về đế chế Sassanid

Chương 2: Đóng góp của đế chế Sassanid đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây

Trang 14

13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẾ CHẾ SASSANID 1.1 Một số thuật ngữ liên quan

1.1.1 Văn hoá, văn minh, giao lưu văn hoá

* Thuật ngữ văn hóa: Nguồn gốc từ này theo tiếng Hán là “biến đổi để tạo nên

cái đẹp”, dịch một từ phương Tây “Culture” (có gốc từ tiếng Latinh Cultura - trồng trọt) Như vậy, nguồn gốc của khái niệm văn hóa gắn với sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu buổi đầu lịch sử con người Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu về

văn hóa như sau: Theo UNESCO, Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và

sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [2, tr.23]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,

loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở

và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [5, tr.458]

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998, “văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần

do con người sáng tạo ra trong lịch sử” [15]

Như vậy, văn hóa là tổng thể những giá trị được thể hiện cả hai mặt vật chất và tinh thần do con người và xã hội loài người sáng tạo ra kể từ khi con người xuất hiện cho đến nay Văn hóa mang tính bền vững, khó thay đổi, nói gắn liền với dân tộc Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân Và khi văn hóa phát triển đến một trình độ nào đó thì nó trở thành văn minh

* Thuật ngữ văn minh: Có nhiều cách giải thích về thuật ngữ này Khái niệm

văn minh trong tiếng Anh là “Civilisation” (bắt nguồn từ chữ Civitas - đô thị), chỉ trình độ phát triển cao của văn hóa Theo GS Vũ Dương Ninh, “Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát

triển cao của nền văn hóa Trái với văn minh là dã man” [9, tr.7] Còn theo Từ điển

Chính trị vắn tắt do Nhà xuất bản Tiến bộ (Mát-xcơ-va) và Nhà xuất bản Sự thật đồng

Trang 15

14

ấn hành năm 1988 định nghĩa: Văn minh có 3 cách hiểu như sau: Đồng nghĩa với văn hóa; trình độ, giai đoạn phát triển của nền văn hóa vật chất và tinh thần; giai đoạn phát triển xã hội sau thời đại dã man

Bên cạnh đó, văn minh còn được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp như sau: theo nghĩa rộng đó là tổng hòa các giá trị sáng tạo của nhân loại, bao gồm văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chính trị, văn minh xã hội, văn minh sinh thái…Theo nghĩa hẹp thì hiểu văn minh theo phương diện tinh thần, về tư tưởng, lý luận, đạo đức, tôn trọng, sự công bằng, sáng tạo, nghệ thuật, giáo dục, khoa học và công nghệ

Như vậy, có thể hiểu, văn minh là trạng thái phát triển của một nền văn hoá, là

sự tiến bộ về vật chát và tinh thần của xã hội loài người trong đó có sự thay đổi trong các giá trị, thái độ và hành vi của con người qua thời gian

* Thuật ngữ giao lưu văn hóa

Thuật ngữ giao lưu văn hóa được tiếp cận từ các nhà nhân chủng học với ý nghĩa chỉ hiện tượng xảy ra khi có những nhóm người có văn hóa khác nhau, gặp nhau, gây

ra sự biến đổi về mô thức văn hóa so với ban đầu của một hay cả hai chủ thể[21]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc văn hóa,

trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau [18]

Như vậy, có thể hiểu giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể

1.1.2 Phương Đông, phương Tây

Phương Đông và phương Tây là hai từ định vị không gian xuất hiện từ thời kì

cổ đại, để hiểu rõ nội hàm của chúng, có thể xem xét hai góc độ sau: Ở Ấn Độ, từ

“phương Đông” là nghĩa phái sinh từ chữ Phạn “usās” nghĩa là bình minh (“dawn”) hay “buổi sáng” (morning) lúc mặt trời mọc/nơi mặt trời mọc Ngược lại, từ “phương Tây” có nguồn gốc từ “buổi tối” (evening) trong tiếng Phạn là từ “avah” có nghĩa là

“lặn xuống/đi xuống” (to go down) [29] Theo đó, đối với người Ấn Độ cổ đại, hai thuật ngữ phương Đông và phương Tây chuyển hóa từ ý niệm thời gian thành ý niệm ikhông gian Vào thời cổ đại, khi con người vẫn chưa tìm ra Tân lục địa (châu Mỹ) thì người ta chỉ biết có ba lục địa Á - Phi - Âu nối liền nhau thành một khối Với

Trang 16

15

người Hy Lạp cổ đại, lấy Địa Trung Hải là trung tâm, họ gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại gọi là phương Đông Thêm vào đó, từ trung tâm Địa Trung Hải thời cổ đại, văn hóa Hy - La về sau lan tỏa mạnh về phía Tây nên gọi là phương Tây Đối diện với nó qua Địa Trung Hải là phương Đông [24, tr.3] Cách giải thích này thuần về không gian địa lý và mang tính tương đối

Và cho đến thế kỷ XIX, người Châu Âu đã dùng từ “phương Đông” để chỉ vùng lãnh thổ nằm dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman Việc châu Âu xâm nhập vào Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX, dẫn đến việc người ta sáng tác ra từ Viễn Đông, và từ này, đến lượt nó, lại làm nảy sinh ra từ Cận Đông Đến đầu thế kỷ XX, người Anglo

- Saxons đưa ra khái niệm Trung Đông để chỉ khu vực từ Biển Đỏ đến Ấn Độ thuộc Anh [8]

Thời hiện đại, khi nghiên cứu về lịch sử thế giới thời cổ đại, các sử gia, các nhà nghiên cứu thường phân định không gian của phương Đông và phương Tây như sau: Phương Đông chủ yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh nằm ở khu vực châu

Á, Đông Bắc châu Phi (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.); Phương Tây chủ yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh ở vùng Địa Trung Hải (Hy Lạp, La Mã) Có thể thấy, từ góc độ nghiên cứu, sự phân biệt hai thuật ngữ phương Đông và phương Tây cũng mang tính tương đối, chỉ hai khu vực địa lý rộng lớn trên ba châu lục Á - Phi - Âu Tuy nhiên, từ thời kì cổ đại, chúng không đơn thuần chỉ là các thuật ngữ phản ảnh nội hàm ở góc độ địa lí mà còn hàm ý phân biệt hai khu vực khác nhau

về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng v.v Trong đó, văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây chỉ hai khu vực văn hóa rộng lớn với những nét đặc trưng khá rõ nét

1.2 Tổng quan về đế chế Sassanid

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Đế chế Sassanid (Tân Ba Tư) kế tục đế chế Ba Tư hùng mạnh thời cổ đại, với lãnh thổ trải dài rộng lớn tổng cộng 5,5 triệu km2, trải dài từ vùng Balkan và Ai Cập

ở phía tây, cai trị toàn bộ cao nguyên Iran, phần lớn Trung Á ở phía đông bắc và một phần Nam Á ở phía đông nam [49] Một trong những yếu tố tự nhiên quyết định sự thành công của Đế chế Sassanid là vị trí địa lý đắc địa của nó Với vị trí nằm ở trung tâm của lục địa Á - Âu như vậy, Sassanid được hưởng lợi từ việc kiểm soát các tuyến

Trang 17

16

đường thương mại quan trọng, từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ và Trung Á Điều này giúp đế chế này phát triển mạnh mẽ kinh tế và quân sự, đồng thời tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa và tri thức với các vùng lân cận

Khí hậu ấm áp và khô khan của vùng Iran đã có nhiều ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và sản xuất của đế chế Sassanid Nhà sử học người Ba Tư Tabari đã mô tả một trận hạn hán khủng khiếp xảy ra ở Ba Tư Sassanid vào giữa đến cuối thế kỷ thứ

V qua việc “các dòng suối, qanats 1 đều cạn kiệt; cây cối và các luống sậy trở nên khô héo; các phần chính để làm đất… và thảm thực vật đã biến thành bụi trong đồng bằng và miền núi…; gây ra cái chết của các loài chim và thú rừng; gia súc và ngựa đói đến mức khó có thể kéo được vật nặng nào, và nước ở sông Tigris trở nên rất thưa thớt Cái chết, đói khát, khó khăn… đã trở thành chung cho người dân vùng đất này.” [42, tr.95] Để đối phó với tình thế hạn hán của quốc gia, các vị vua đều đưa ra

các giải pháp giúp thay đổi tình thế, chẳng hạn vua Peroz I2 đã cố gắng giúp người dân của mình vượt qua thời kỳ khó khăn bằng cách không thu thuế Ông cũng cho họ được phép làm bất cứ điều gì họ cần để tìm thức ăn và sống sót sau hạn hán

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng hạn hán thì các triều đại đã cho xây dựng và phát triển hệ thống tưới tiêu, cối xay gió,… để phục vụ cho nông nghiệp Nhờ vào hệ thống tưới tiêu phức tạp và sự phát triển của nông nghiệp, đế chế này đã có thể duy trì một dân số đông đúc và phát triển kinh tế một cách bền vững Ngoài ra, điều kiện khí hậu cũng tạo điều kiện cho việc phát triển ngành chăn nuôi và thủ công mỹ nghệ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm thương mại độc đáo và phát triển văn hóa độc đáo của đế chế Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng đặt ra những thách thức cho Đế chế Sassanid, như sự khắc nghiệt của môi trường và nguy cơ thiên tai Việc phải đối mặt với các vấn đề như hạn hán, lũ lụt và động đất đã đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý tài nguyên và xây dựng hạ tầng đế chế Bên cạnh đó, hầu hết những người cư trú là lực lượng lao động, nền kinh tế Sassanid phụ thuộc vào trồng trọt và nông nghiệp, trong đó Khuzestan và Iraq là những khu vực quan trọng nhất đối với nó Kênh Nahrawan là một trong những mô hình hệ thống nước Sassanid tốt nhất và một số lượng đáng kể trong số đó có thể

1 Qanat là các kênh ngầm được thiết kế để khai thác các nguồn nước ngầm nằm ở độ cao cao hơn và vận chuyển nước đến các khu vực trũng thấp hơn thông qua một con dốc thoai thoải Từ “qanat” có nguồn gốc từ thuật ngữ Ba Tư “qanah”, có nghĩa là “kênh” hoặc “ống dẫn”

2 Peroz I là một vị vua của nhà Sassanid nước Ba Tư, trị vì từ năm 457 đến 484

Trang 18

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của đế chế Sassanid đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triểnnền văn minhcủa đế chế này Bằng cách tận dụng lợi thế địa lý và vượt qua những thách thức của môi trường, Sassanid đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử

1.2.1.2 Dân cư

Cư dân của đế chế Sassanid có nguồn gốc từ nhiều dân tộc và vùng đất khác nhau Dưới các triều đại của đế chế Sassanid, vùng lãnh thổ của đế chế này bao gồm nhiều khu vực đa dạng về dân tộc và văn hóa Nhiều bộ lạc đã từ bỏ lối sống du mục

và áp dụng cuộc sống định cư Các vùng khác nhau của Iran gắn liền với các nhóm

bộ lạc cụ thể Người Medes đã được định cư ở khu vực phía tây nam biển Caspian; người Persian ở vùng Fars, tức là phía tây nam Iran; người Parthia ở phía đông biển Caspi; và người Bactrian ở phía bắc Hindukush Ngoài mối quan hệ về ngôn ngữ, các nhóm bộ lạc này còn có chung nhiều quan điểm về văn hóa và tôn giáo, truyền thống Vào thế kỷ VI TCN, sự trỗi dậy của Hoả giáo (còn gọi là Bái Hoả giáo, Hỏa giáo) đã củng cố thêm mối liên kết giữa các bộ lạc nơi đây [48]

Trong suốt các triều đại của Sassanid, nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng của hầu hết cư dân của đế chế Và thuế được thu từ việc trồng trọt đã mang lại rất nhiều

tiền bạc cho nhà vua Trong cuốn Persian của tác giả Tabari đã ghi lại việc thu thuế

của vua Khosrow I là các mặt hàng nông sản dùng để nuôi sống con người và động vật, cụ thể là lúa mì, lúa mạch, gạo, nho, cỏ linh lăng, cây chà là và cây ô liu, còn một

số thực phẩm như hạt vừng và rau củ không bị đánh thuế [43, tr 90-91]

Trang 19

18

Người Sassanid khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực hiệu quả hơn và phát triển sinh hoạt mới dựa vào chăn nuôi và sử dụng tốt hơn nguồn nước Truyền thống chuyên nuôi ngựa và nuôi lạc đà hai bướu đã trở thành một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế của người Sassanid đặc biệt là Bactrian Dê, cừu được nuôi ở vùng khô cằn và bán khô hạn Việc chăn nuôi chuyên biệt này được kết hợp với chăn nuôi gia súc truyền thống, trong thực tế ngựa và lạc đà đóng một vai trò quan trọng trong

sự phát triển của nền kinh tế Sassanid thời điểm này Người Sassanid đã giúp mở rộng thương mại bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và đem hàng hóa đi trao đổi Ngựa và lạc đà làm tăng khả năng di chuyển tổng thể của bộ lạc [50] Trong trường hợp của người Medes, ngựa đảm bảo ưu thế ban đầu về kinh tế và quân sự, không có nó họ không thể tạo ra một đế chế Trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân

đã khởi xướng những sáng kiến mới trong kỹ thuật tưới tiêu như kênh ngầm để tối ưu hóa việc sử dụng nước, mạng lưới kênh rạch đã được hình thành trên toàn khu vực Việc xây dựng một mạng lưới như vậy đòi hỏi sự hợp tác lớn hơn trong và giữa các cộng đồng nông nghiệp, từ đó dẫn đến sự phát triển của một tổ chức kinh tế và xã hội phức tạp hơn

Khi người Sassanid thống trị cao nguyên Iran và những vùng đất nối liền với cao nguyên này, các lĩnh vực như thương mại và các hoạt động thương mại đều bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý lãnh thổ của họ Ngoài ra, trong hoạt động kinh tế của mình, vị thế địa chính trị, địa kinh tế của cao nguyên Iran đã phát huy tác dụng Tại vùng đất này và vị trí địa lý nhạy cảm của mình, người Sassanid đã phải điều chỉnh các mối quan hệ đối ngoại và hoạt động kinh tế của họ cho phù hợp với đặc điểm địa kinh tế của vùng đất của họ, hoặc các hoạt động của họ trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thu nhập thương mại, bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý Đời sống kinh tế của người Sassanid phụ thuộc vào các tuyến đường thương mại đi qua vùng đất của họ hoặc được kết nối với vùng đất của họ Sự thống trị trên những con đường này và có

vị trí trung chuyển, trung gian trong các hoạt động thương mại giữa Đông và Tây đều dựa vào vị trí địa lý lãnh thổ của họ Hơn nữa, vị trí địa lý của vùng đất Sassanid đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính sách độc quyền thương mại giữa phương Đông và phương Tây của quốc gia

Trang 20

19

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 476 CN, đế chế Tây bộ La Mã sụp đổ Sự sụp đổ của Rome đồng nghĩa với sự sụp đổ của nền văn minh và sự khởi đầu của một thời kỳ đen tối đối với khu vực Tây Âu Tuy nhiên, ở xa về phía Đông, trên vùng đất Ba Tư, một thời kỳ hoàng kim mới sắp bắt đầu [42]

Trước khi Sassanid được thành lập, vào đầu thế kỷ III, đế chế Parthia - đối thủ lớn ở phía đông của Đế quốc La Mã, đã sụp đổ Parthia được xem là một trong các

đế chế hùng mạnh, nằm trên tuyến đường thương mại con đường tơ lụa giữa Đế chế

La Mã và triều đại Hán của Trung Quốc, đã trở thành một trung tâm thương mại và việc buôn bán trở nên phong phú hơn [34] Trong khoảng thời gian những năm đầu tồn tại của đế quốc Parthia, Arsaces I đã tiếp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp, sau đó thì họ đã chứng kiến sự trở lại của các triều đại Iran Tuy nhiên, sau quá trình

mở rộng lãnh thổ và trải qua các cuộc xung đột với vương quốc Armenia và Cộng hòa La Mã thì lại xảy ra các cuộc nội chiến tranh ngai vàng Những xung đột với Đế chế La Mã suốt hai thế kỷ khiến Parthia dần cạn kiệt tài nguyên và đất nước trở nên hỗn loạn

Đến năm 224 tại thủ đô Ctesiphon của Ba Tư, một vị vua mới của các vị vua

(Shahanshah) đã lên ngôi Đó là Ardashir I, người cai trị đầu tiên của triều đại mới,

nhà Sassanid Ardashir là người đứng đầu một gia đình quý tộc Ba Tư đến từ Estakhr, một ngôi làng ở miền nam Iran ngày nay Lợi dụng sự bất ổn kéo dài của chính quyền Parthia, Ardashir đã tìm cách củng cố sự cai trị của mình đối với một số quốc gia chư hầu Parthia [46 tr.13-14] Dưới sự lãnh đạo của Ardashir, người Sassanid đã lật đổ người Parthia và tạo ra một đế chế liên tục thay đổi về quy mô khi nó đối phó với La

Mã và Byzantine ở phía tây Đế chế này đã thay thế đế chế Parthia vào những năm

220 CN và tạo tiền đề cho một thời kỳ chiến tranh mới với Đông bộ La Mã Cuối cùng, lực lượng quân sự của vua Parthia Artabanus V đã đối đầu với ông Ardashir

đã giành được một số chiến thắng trước quân đội Parthia và trong trận Hormizdeghan cuối cùng vào năm 224 CN, vua Parthia đã bị giết

Chỉ sáu năm sau khi thành lập đế chế Sassanid, Ardashir đã đưa ra các chính sách đáp trả để đáp lại Alexander Severus bằng hành động Ardashir nhanh chóng thể hiện sự hiện diện của mình trên khắp phía đông, đột kích sâu vào lãnh thổ của

Trang 21

20

Rome vào năm 230 Vào năm 230, ông xâm chiếm lãnh thổ La Mã, bao vây Nisibis,

và thực hiện các cuộc tấn công dẫn đến tận Syria và Cappadocia [55]

Vào thời điểm Shapur I trị vì (241 - 272), ông đã sáp nhập thêm xứ Bactria vào

đế chế và chiến đấu nhiều lần với quân La Mã Tính trong khoảng thời gian cầm quyền của ông, lãnh thổ đế chế này trải dài từ Sogdiana và Iberia ở phía bắc đến vùng Mazun của Ả Rập ở phía nam và mở rộng đến thung lũng Indus ở phía đông và đến thượng nguồn các thung lũng sông Tigris và Euphrates ở phía tây Sau khi nắm được chính quyền, thay vì tạo ra một liên minh lỏng lẻo như Parthia đã làm, đế quốc Sassanid nhắm đến việc xây dựng một đất nước thống nhất hơn [29]

Ngay sau khi đế chế mới được thành lập, Sassanid đã tiếp quản phần phía tây của Đế quốc Kushan, một quốc gia kéo dài từ Tajikistan đến Afghanistan, Pakistan

và đến tận thung lũng sông Hằng ở phía bắc Ấn Độ Dưới thời cai trị của Shapur I

(khoảng năm 241–272), một trong những vị vua tài năng nhất ở Sassanid chính quyền trung ương được tăng cường đáng kể, hệ thống tiền đúc được cải cách, và Hoả giáo được coi là quốc giáo Họ đàn áp các tôn giáo khác, gồm cả tôn giáo mới nổi lên là Ki-tô giáo Hiện vẫn còn lại di tích từ thời này một số ngôi đền Hỏa giáo và các công trình kiến trúc như lâu đài của Ardashir ở Firuz Abad, thành phố gạch không nung3

ở Kuh-e-Khajeh4, thành phố Bishapur và pho tượng khổng lồ của Shapur I trong một cái hang cạnh đó Hàng loạt cải cách của vua Shapur I khiến đế chế trở nên mạnh mẽ hơn và mở đường cho sự bành trướng liên tục của Đế quốc Sassanid sau này

Sau đó, chiến tranh với La Mã xảy ra đã gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới La Mã Vào năm 260 CN, ngay bên ngoài Edessa, điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra Shapur đánh bại và bắt được hoàng đế La Mã Valerian Chưa có điều

gì giống như vậy từng xảy ra trước đây trong lịch sử của Đế quốc La Mã Người La

Mã bây giờ biết rằng đối thủ phía đông của họ nguy hiểm hơn nhiều so với người Parthia từng có Người Sassanid chiếm phần lớn bờ biển phía nam của vịnh Ba Tư và vịnh Omen [29] Bằng cách này, đế chế có thể kiểm soát một phần lớn các tuyến

3 có vật liệu chủ yếu là đất và các chế phẩm làm từ đất sét Sử dụng dùng gạch ướt để xây dựng và không cẩn chất kết dính hoặc xày nhiều vòm, cuốn bằng gạch khô và gắn kết với nhau bằng đất sét

4 là một trong những pháo đài thành phố lịch sử quan trọng nhất của Iran và là một quần thể gạch không nung quan trọng của Iran thời tiền Hồi giáo và Hồi giáo đầu tiên trong khu vực Nó bao gồm các di tích từ thời kỳ Parthian, Sassanid và đầu thời kỳ Hồi giáo có lối trang trí kiến trúc nổi bật (bức bích họa và chạm khắc bằng vữa)

Trang 22

21

đường thương mại trên đất liền xuyên Trung Á và đảm bảo hơn nữa quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại ở nước ngoài nối Ấn Độ và Iran, khiến đế quốc Sassanid trở thành một thành viên quan trọng trong mạng lưới thương mại của Con đường tơ lụa

Năm 387, đế chế Tân Ba Tư và Byzantine (thủ đô là Constantinople, nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay) nhất trí giải quyết bất đồng lâu dài trong việc kiểm soát Armenia bằng cách chia cắt lãnh thổ này Đây chính là một trong những ví dụ sớm nhất về việc chia cắt một lãnh thổ, mà rốt cục cũng chẳng thành công Triều đại Sassanid phát triển một số ngành công nghiệp nhỏ, phát triển thành thị, khuyến khích thương mại trên khắp vùng Vịnh Nhưng cuối cùng họ cũng bị suy yếu vì cuộc chiến tranh không

hề dứt với đế chế Byzantine

Trong một thời gian, người Sassanid dường như đã vượt qua được cơn bão của

thời thế đang thay đổi Năm 422, Bahram V làm hòa với La Mã, điều này cho phép

ông chuyển sự chú ý sang tình hình đang xấu đi ở phía đông Ông đã tiến hành một cuộc chiến thành công chống lại Kidar Huns, nhằm tái lập con đường tơ lụa Để ăn mừng, ông đã dựng một cây cột ở Oxus, để đánh dấu biên giới phía đông của đế chế, giáp với khu vực ngày nay là Uzbekistan [18]

Triều đại của Bahram không chỉ thành công về mặt quân sự Đó cũng là thời kỳ văn hóa Tân Ba Tư phát triển rực rỡ Một số tác phẩm văn học và âm nhạc hay nhất

do nhà Sassanid sản xuất có thể có niên đại từ thời trị vì của ông Ông cũng là người bảo trợ lớn cho môn polo5, coi môn thể thao này như một trò tiêu khiển ưa thích của

hoàng gia Con trai của Bahram, Yazdegerd II, tiếp tục lèo lái đưa Ba Tư vượt qua

thế giới đầy rắc rối Tuy nhiên, khi Yazdegerd qua đời vào năm 457, tình hình trở nên xấu đi nhanh chóng Yazdegerd chết mà không chỉ định người kế vị và tất yếu cuộc nội chiến tranh giành ngai vàng sẽ diễn ra Con trai cả của ông, Hormizd III, lên ngôi Anh trai của Hormizd, Peroz I, cũng đã chia rẽ Đế chế Sau hai năm chiến đấu, Peroz

đã giành được thắng lợi nhưng những rắc rối của anh vẫn chưa kết thúc Peroz phải chịu thất bại thảm hại dưới tay người Hung trắng vào năm 483 Con trai của Peroz, Kavad, lúc này đã lên ngôi Trong thời gian trị vì lâu dài của mình, ông đã đưa ra những cải cách và xây dựng lại quyền lực hoàng gia của mình đối với giới quý tộc

5 Polo được coi là môn thể thao quý tộc, “ The Sport of Kings” Người Ba Tư chơi môn này đầu tiên và nó rất phổ biến ở Iran cho đến năm 1979, sau đó do cuộc Cách mạng Hồi giáo mà tính phổ biến của nó ở đây đã giảm

đi nhiều.

Trang 23

22

Con trai của Kavad, Khosrow I, trở thành Vua vào năm 531 Được biết đến với

cái tên Khosrow với linh hồn bất tử, triều đại của ông sẽ chứng kiến một Thời kỳ Hoàng kim mới ở Sassanid Persia

Khosrow tiếp tục và xây dựng đế chế dựa trên những cải cách của cha mình Ông cũng bắt đầu đối phó với các đối thủ tiềm tàng trong nội bộ, tận dụng nền hòa bình với Đế quốc Byzantine kéo dài cho đến năm 540 Tuy nhiên, sau thời gian này, xung đột với Byzantine đã bùng phát trở lại, liên tục trong suốt thời gian còn lại của triều đại của ông Nhìn chung, những cuộc chiến này phần lớn mang tính thiếu quyết đoán, nhưng đã mang lại lợi ích cho chính quyền Khosrow Những năm cuối đời của ông chứng kiến sự tái diễn xung đột với Đế chế Byzantine nhưng cuối cùng khi ông qua đời vào năm 579, ông đã để lại cho mình một Đế chế Sassanid ở đỉnh cao quyền lực [44]

Những năm cuối cùng của đế chế lại là những năm mà lãnh thổ của Sassanid

được mở rộng nhất, dưới thời kỳ trị vì của vua Khosrow II (591-628)- thường được

coi là vị vua Sassanid vĩ đại cuối cùng Đầu triều đại của mình, ông đã phải đối mặt với cuộc nội chiến và bị một vị tướng nổi loạn, Bahram Chobin, phế truất Khosrow chạy trốn đến Đế quốc Byzantine, nơi ông đạt được một thỏa thuận với Hoàng đế Byzantine Maurice Ông đồng ý nhượng lại quyền kiểm soát Lazitan và bốn thành phố đang tranh chấp cho Đế quốc Byzantine, nếu Maurice có thể giúp ông giành lại ngai vàng

Khosrow được khôi phục quyền lực nhờ quân đội Sassanid - Byzantine kết hợp, buộc Bahram Chobin phải chạy trốn và tìm nơi ẩn náu cùng với người Thổ Nhĩ Kỳ Nhận thấy Bahram Chobin là nhân vật quá nguy hiểm nên Khosrow đã hối lộ một số quý tộc Thổ Nhĩ Kỳ để dàn xếp vụ ám sát ông [29]

Mối quan hệ tốt đẹp với Hoàng đế Byzantine Maurice đã cho phép hai đế quốc chung sống hòa bình với nhau trong thập kỷ đầu tiên dưới triều đại của Khosrow Tuy nhiên, vào năm 602, Đế chế Byzantine rơi vào tình trạng hỗn loạn khi Maurice bị ám sát, và ngai vàng của ông bị tướng Phocus soán ngôi

Khosrow lấy vụ ám sát làm cái cớ để tuyên chiến chống lại Đế quốc Byzantine Trong cuộc xung đột đẫm máu xảy ra sau đó, Khosrow chiếm lãnh thổ Byzantine và tuyên bố rằng ông ta có ý định đưa con trai của Maurice lên ngai vàng Byzantine Người Byzantine, bị chia rẽ bởi những bất đồng nội bộ và chịu áp lực từ người Avars

Trang 24

23

và người Slav, nhanh chóng mất đi vị thế Đến năm 621, người Sassanid đã tràn ngập hầu hết Đế quốc Byzantine Khrosrow đã thành công trong việc thực hiện ước mơ của Ardashir: ranh giới cổ xưa của Đế chế Cổ Ba Tư - Achaemenid vĩ đại đã được khôi phục

Tuy nhiên, từ năm 622 trở đi, hoàng đế Byzantine Heraclitus đã có thể tiến hành khôi phục hiệu quả Bằng cách tìm kiếm các liên minh thông minh với các quý tộc Sassanid nổi loạn và với người Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông, ông đã lật ngược tình thế chống lại Khosrow Đòn quyết định đến ở trận Nineveh ở Lưỡng Hà năm 627 khi quân Sassanid bị đánh bại một cách toàn diện

Một cuộc đảo chính nhanh chóng xảy ra sau đó và Khosrow II bị phế truất Một trong những người con trai của Khosrow II lên ngôi lấy tên là Kavad II Tuy nhiên,

vị vua mới nhanh chóng chứng tỏ mình là một tên bạo chúa khát máu Kavad tiếp tục

xử tử không chỉ cha mình mà hầu hết gia đình ông và một số quý tộc Sassanid khác

Đó là một nỗ lực cực đoan, điên cuồng nhằm loại bỏ tất cả các đối thủ có thể có trong tương lai của vị vua này

Mặc dù sau đó Kavad đã có thể làm hòa với người Byzantine nhưng khuynh hướng bạo lực chuyên chế của ông đã dẫn đến nội chiến Bản thân Kavad cũng chết

vì bệnh dịch hạch sau khi chỉ cai trị được vài tháng, để lại một đế chế hỗn loạn Một

số vị vua nối tiếp nhau nhanh chóng trong khoảng thời gian từ năm 628 đến năm 632 trước khi Yazdegerd III được chọn làm vua lần cuối Tuy nhiên, khi mới 8 tuổi, Yazdegerd chỉ là một kẻ bù nhìn Quyền lực thực sự nằm trong tay sự kết hợp của các quý tộc cấp cao và các chỉ huy quân đội [44]

Sự suy yếu do nội chiến và cuộc chiến kéo dài với Đế quốc Byzantine đã khiến cho Sassanid không có khả năng chống lại cơn bão sắp ập đến Năm 633 khi người

Ả Rập đến, Ba Tư ở trong tình trạng không có một nhà nước để kháng cự Năm 651, người Ả Rập đánh bại triều Sassanid ở Qadisirya, tiếp đó là chiến thắng ở Nehavand gần Hamadan, chấm dứt sự cầm quyền của người Sassanid Sự tồn tại của đế chế Sassanid qua hơn 400 năm lịch sử đã chấm dứt Một chương mới và quan trọng của lịch sử Ba Tư bắt đầu

Trang 25

24

1.2.3 Một số thành tựu văn minh tiêu biểu

1.2.3.1 Ngôn ngữ, văn học

Về mặt ngôn ngữ học, mặc dù tiếng Pahlavi (tiếng Ba Tư trung cổ) là ngôn ngữ

chính thức của triều đình Sassanid và của giới tư tế6 Hoả giáo Sự phát triển của tiếng

Ba Tư cổ thành tiếng Ba Tư Trung có lẽ bắt đầu trong thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, nhưng các tài liệu lâu đời nhất còn tồn tại trong ngôn ngữ sau thuộc về thế

kỷ thứ ba sau Công nguyên [30] Đế chế đa sắc tộc đã sử dụng tiếng Aramaic và tiếng Syriac làm ngôn ngữ thực tế của mình, còn tiếng Hy Lạp và tiếng Latin cũng được sử dụng rộng rãi

Đế chế Sassanid chính thức kết thúc sau khi bị Caliphate Hồi giáo đánh bại vào năm 651 Tuy nhiên, vẫn có sự liên tục, vì nhiều tổ chức và truyền thống văn hóa của Sassanid vẫn được duy trì và một số lượng lớn người dân tiếp tục theo Hoả giáo lâu đời hơn, vốn đã phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ 10 dưới sự cai trị của người Ả Rập

và Hồi giáo

Về văn học, đến cuối thời kỳ Sassanid, đặc biệt là dưới triều đại của Khosrow

I (531-579) và sau đó, sự chú ý ngày càng tăng đã được trả cho nhiệm vụ thu thập các truyền thuyết Các phiên bản gốc Pahlavi đã bị mất, nhưng trên cơ sở các bản dịch tiếng Ả Rập và Ba Tư của họ, cũng như các tài liệu tham khảo được thực hiện trong các nguồn Hồi giáo, các cuốn sách truyện của người Sassanid dường như rơi vào hai nhóm: truyện Iran; và những câu chuyện được chuyển thể hoặc dịch từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Ba Tư Trung cổ.các tác phẩm văn học còn tồn tại từ thời Sassanid có thể được chia thành hai nhóm: tôn giáo và thế tục7 Tuy nhiên, vì văn học thế tục được viết trong khuôn khổ tín ngưỡng Hỏa giáo, nó cũng thể hiện âm bội tôn giáo Các bản dịch và bình luận về Avesta (cuốn sách thiêng liêng của Hỏa giáo) bằng tiếng Ba Tư Trung (còn được gọi là Pahlavi), cũng như những cuốn sách được viết trên cơ sở truyền thống truyền miệng của tài liệu Avestan, tạo thành những tác phẩm tôn giáo quan trọng nhất Văn học thời Sassanid mang những đặc điểm của văn học truyền

6 Tư tế là người kết nối giữa người bình thường với đấng tối cao nào đó, tùy theo từng tôn giáo nhất định, là người được giao phụ trách trông coi thực hiện các tế tự, lễ nghi, cúng tế, thờ phụng của một tôn giáo hoặc một giáo phái

7 Thế tục là trạng thái trung lập, trong đó chủ thể tách biệt khỏi tôn giáo Không liên kết ủng hộ, và cũng không liên kết chống đối bất kỳ giáo phái nào Ví dụ, ăn và tắm được coi là những ví dụ của hành động thế tục, bởi có lẽ không có điều gì liên quan đến tôn giáo ở đây.

Trang 26

25

miệng [30] Sự quan tâm đến văn học truyền miệng, ngoài các hồ sơ và tài liệu nhà nước hoặc thương mại và, trong những dịp hiếm hoi, các tác phẩm tôn giáo, không

có gì được viết ra cho đến thời kỳ Sassanid

Văn học thế tục được bảo tồn bằng miệng bởi gos an (nhà thơ-minstrels) hoặc khunyagar (người kể chuyện) Khi tiếng Ba Tư Trung đã trở nên lỗi thời và tôn giáo, nghi lễ và phong tục của người Iran đã trải qua những thay đổi, bản gốc của nhiều tác

phẩm văn học thuộc loại này đã bị mất [27]

Bên cạnh đó còn có những câu chuyện sử thi, thường là trong thơ, hình thức truyền miệng vẫn còn duy trì, một số đã được sử dụng trong việc biên soạn Khwaday-namag (dịch nghĩa Sách của các chúa) bằng ngôn ngữ Pahlavi Tác phẩm duy nhất còn tồn tại thuộc loại này là Ayadgar- Zarer an (dịch nghĩa Hồi ức của gia đình Zarer) Tác phẩm này ban đầu được viết bằng tiếng Parthia và được biên tập cuối cùng dưới dạng tóm tắt, bằng văn bản vào cuối thời đại Sassanid Nó liên quan đến các cuộc chiến tranh giữa người Iran và người Turan sau khi chuyển đổi sang Hỏa giáo của

Gushtasp, vua Iran [27]

Bộ sưu tập truyện cổ Iran quan trọng nhất là Hazar afsan (The Thousand Tales) Tác phẩm này đã được dịch sang Tiếng Ả Rập, được người Hồi giáo biết đến rộng

rãi và được sử dụng làm cơ sở cho tổng hợp Nghìn lẻ một đêm Phiên bản tiếng Ả

Rập hiện nay, có niên đại từ thế kỷ mười bốn, ngoài những câu chuyện Ba Tư, còn

có những câu chuyện khác phổ biến ở Baghdad và Ai Cập ở các thời kỳ khác nhau Ngoài Hazar afs an, Ibn al-Nadim còn đề cập đến một cuốn sách có tựa đề Hazar

dastan (The Thousand Stories) Ngoài ra còn cóvawn bản viết về luật pháp,

Madgan-hazar dadestan (Book of a Thousand Judicial Decision) được biên soạn bởi Farrukhmard, con trai của Bahram, là bộ sưu tập các văn bản pháp lý quan trọng nhất của thời kỳ Sassanid Tác phẩm này, bao gồm một số trường hợp pháp lý liên quan đến hôn nhân, thừa kế, quyền sở hữu, tài sản,… có lẽ đã được biên soạn vào thời

Khosrow II, nhưng bản biên tập cuối cùng của nó thuộc về thế kỷ IX [30]

Bên cạnh đó, ý tưởng biên soạn một lịch sử quốc gia bằng văn bản cho người Iran xuất hiện vào cuối thời kỳ Sassanid, đặc biệt là vào thời Khosrow I, trong thời gian trị vì của họ sách được viết bằng Pahlavi hoặc dịch từ các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như Syriac, các ngôn ngữ Ấn Độ và Hy Lạp Khwaday-namag có lẽ đã được hoàn thành dưới triều đại của Yazdgird III, vị vua cuối cùng của Sassanid, người nắm

Trang 27

26

quyền lực vào cuối năm 631 hoặc đầu năm 632 Tác phẩm mô tả chi tiết các sự kiện

từ khi tạo ra thế giới cho đến cuối triều đại của Khosrow II (590 - 628) và phù hợp

với quan điểm của các giáo sĩ Hỏa giáo [30]

Triết học và thần học, Người Ba Tư đã quen thuộc với triết học Hy Lạp từ thời

Achaemenid Đến thời Sassanid thì được biết đến rộng rãi hơn [51]

ra một số học giả Nestorius8 đã đóng góp quan trọng cho lịch sử tư tưởng ở phương Đông [44].Hiệu trưởng cũng là giáo sư chú giải Kinh thánh Thư ký của ông là người

có trách nhiệm bao gồm hướng dẫn đọc Kinh Thánh và phụng vụ, cũng dạy triết học Trường có một gia sư và một thư ký Khi Nisibis bị người Ả Rập chiếm vào thế kỷ

thứ bảy, trường có khoảng 800 sinh viên [30]

Bên cạnh đó còn có trường Gundeshapur được biết đến như một trường cao đẳng thần học (tuy nhiên ít được biết đến như một trường cao đẳng thần học hơn là bệnh viện của nó9 (bimarist an) và học viện y tế gắn liền với nó) Khi hoàng đế Justinianus đóng cửa Học viện ở Athens vào năm 529, các nhân viên di cư đến Gundeshapur Những người Nestorian bị trục xuất khỏi Byzantine đã trở thành những người truyền bá năng động cho nền giáo dục Hy Lạp, đối với họ, ngôi trường ở Gundeshapur nợ danh tiếng thế giới của nó Sinh viên không chỉ được đào tạo lý thuyết dựa trên các tác phẩm của Galen mà còn tham gia vào công việc y tế của bệnh

8 Nestorius (khoảng 386–451 sau Công nguyên), người từng là Tổng giám mục của Constantinople ,Người khai phá ra Giáo hội Phương Đông hay Giáo hội Nestorian Ông nhấn mạnh

sự không hợp nhất giữa bản chất con người và thần thánh của Đấng Christ Theo Nestorius, về cơ bản, Đấng Christ tồn tại như hai người cùng chia sẻ một thân thể Bản chất thần thánh và con người hoàn toàn khác biệt và tách biệt

9 Bệnh viện được thành lập dưới triều đại của Shapur I (241-271) nhưng đạt được sự mở rộng tối đa vào thế kỷ thứ sáu dưới sự bảo trợ của Khosrow I

Trang 28

27

viện Bệnh viện tồn tại cho đến đầu thời kỳ cAbbasid vào thế kỷ thứ tám Nhiều bác

sĩ nổi tiếng từ trường Gundeshapur sau đó đã làm việc tại Baghdad [30]

Đến thế kỷ VI, Học viện đã trở thành trung tâm khoa học và học tập hàng đầu trên thế giới, thúc đẩy nghiên cứu mọi thứ từ triết học đến y học, vật lý, thơ ca, hùng biện và thiên văn học [65]

Mặc dù giáo dục đóng vai trò quan trọng như vậy song một số thương gia có thể đã học được những kỹ năng liên quan đến thương mại và hàng hóa, nhưng giáo dục chính quy vẫn còn hiếm đối với tầng lớp thượng lưu Tầm quan trọng của Hoả giáo dưới thời Sassanid có nghĩa là học sinh phải đọc thuộc lòng các văn bản tôn giáo,

và các linh mục phải trải qua nhiều năm nghiên cứu và theo luật Sassanid thì một người cha, chủ gia đình phải có nihiệm vụ đảm bảo rằng con cái và nô lệ của ông đều biết về đạo Hoả giáo

1.2.3.3 Tôn giáo

Vào thế kỷ thứ VI TCN, sự ra đời của Hoả giáo đã củng cố thêm mối liên kết giữa các bộ lạc Iran Và đến thời kỳ đế chế Sassanid thì tôn giáo này tiếp tục phát triển đến đỉnh cao Chính vì thế mà đế chế Sassanid được coi là một quốc gia Hoả giáo, với Hoả giáo là tôn giáo chính thức hay còn coi là quốc giáo của đế chế Điều này khác với Đế chế La Mã - nơi chủ yếu là người theo đạo Ki-tô và Đế chế Parthia

- nơi có sự pha trộn giữa các tín ngưỡng, tôn giáo

Dưới thời kỳ cai trị của người Parthia, Hoả giáo đã chia thành nhiều nhánh ở vùng lãnh thổ khác nhau Nó cũng chứng kiến sự gia tăng ảnh hưởng của các vị thần địa phương, một số đến từ quy ước tôn giáo của Iran và một số khác đến từ phong tục

Hy Lạp Chủ nghĩa bất khả tri10 và tư tưởng tôn giáo của người Hy Lạp đã lan rộng

và hòa trộn với Hoả giáo khi Alexander Đại đế đánh bại Darius III khỏi Đế quốc Ba

Tư Biến cố đó đã tạo nên một quá trình tổng hợp xã hội và tôn giáo Hy Lạp - Ba Tư kéo dài đến thời kỳ Parthia Năm này qua năm khác, các yếu tố Hoả giáo trong tôn giáo Ba Tư mờ dần, và tôn giáo này đã được hồi sinh một thời gian dưới triều đại Sassanid (226 - 651 SCN), để sau đó nó đã bị loại bỏ bởi cuộc xâm lược của Hồi giáo Vào năm 651, nhà Sassanid bị lật đổ trong cuộc chinh phạt của người Hồi giáo Kể

10 Chủ nghĩa bất khả tri hay thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc

Trang 29

Sự dối trá [31]

Lòng đạo đức là nhân đức cao cả nhất, nghĩa vụ đầu tiên của cuộc đời là thờ phượng Thiên Chúa bằng sự thanh tẩy, hy sinh và cầu nguyện Hoảgiáo không chấp nhận đền thờ hay thần tượng; bàn thờ được dựng lên trên đỉnh đồi, trong cung điện hoặc ở trung tâm thành phố và đốt lửa chúng để vinh danh Ahura-Mazda hoặc một vị thần nào đó thấp hơn Bản thân lửa được tôn thờ như một vị thần, Altar, con trai của Thần Ánh Sáng Mọi gia đình đều tập trung quanh lò sưởi; đốt lửa trong nhà, không bao giờ để nó tắt, là một phần của nghi lễ đức tin Và Ngọn lửa bất diệt của bầu trời, Mặt trời, được tôn sùng là hiện thân cao nhất và đặc trưng nhất của Ahura-Mazda hoặc Mithra Đối với mặt trời là lửa còn đối với Ahura-Mazda, người ta dâng lễ vật bằng hoa, bánh mì, trái cây, nước hoa, bò, cừu, lạc đà, ngựa, lừa và hươu đực, cũng như những nơi khác, nạn nhân là con người cũng đã được đưa ra Các vị thần chỉ nhận được mùi; phần ăn được được giữ lại cho các thầy tế lễ và những người thờ phượng Với một cuộc sống sùng đạo và chân thật, người Ba Tư nói chung và người Sassanid nói riêng có thể đối mặt với cái chết mà không sợ hãi, xét cho cùng thì đây

là một trong những điều về những mục đích bí mật của tôn giáo Hoả giáo kết hợp một số truyền thống lâu đời của Ba Tư đã trở thành chủ nghĩa phổ biến nhất tôn giáo

11 Zarathustra (628 - 511 TCN): Ông là một nhà tiên tri và triết gia Ba Tư cổ đại, và là người sáng lập Hỏa giáo.

Trang 30

1.2.3.4 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, mỹ nghệ

Đế chế Sassanid được biết đến với nghệ thuật phong phú, chịu ảnh hưởng nặng

nề từ tôn giáo Hỏa giáo Nghệ thuật được đặc trưng bởi các thiết kế và hoa văn phức tạp, điều này trái ngược với Đế chế La Mã, nơi có phong cách nghệ thuật và văn hóa

cổ điển hơn Bên cạnh đó thì nghệ thuật cũng chịu ảnh hưởng của hai nền nền văn hóa của Ba Tư trước đó là Achaemenid và Parthia đã đem đến cho Sassanid một cái nhìn tổng quan song không kém phần sáng tạo

Về kiến trúc, trong kiến trúc, người Sassanid cũng giữ một số phong cách

Parthia Tuy nhiên, thường có quy mô hoành tráng hơn so với thời kỳ trước như các cung điện ở Ctesiphon, Firuzabad và Sarvestan,… Trong đó phải nhắc đến Firuzabad

là một thành phố ở tỉnh Viễn xa của Iran, có cự ly khoảng 110 km về phía nam của Shiraz Đây là vị trí của thành phố tuần hoàn của Gur, thủ đô đầu tiên của Đế chế Sassanid Thủ đô được cho là đã được xây dựng bởi Ardeshir I, vị vua đầu tiên của triều đại Sassanid, trên địa điểm của một thành phố Achaemenid bị Alexander Đại đế phá hủy, như một thị trấn tròn với cổng tại bốn điểm hồng y Firuzabad được UNESCO công bố là Di sản Thế giới vào tháng 6 năm 2018 như một phần của Cảnh quan khảo cổ Sassanid [51] Nhìn chung, các cung điện của họ có hình những chiếc

xe tải, với những mái vòm hình thùng và các thành phố thường được bố trí theo hình tròn Người Sassanid đã hoàn thiện việc sử dụng trần nhà hình vòm, họ xây dựng các giá đỡ hình vòm ở các góc phòng (được gọi là squinches), mái vòm sau đó nằm trên squinches [6] Thiết kế này sau đó đã được sao chép và phát triển thêm ở châu Âu và

Ả Rập Bên trong các tòa nhà của họ, người Sassanid phủ lên các bức tường của họ bằng trát vữa và đôi khi sơn màu sáng Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng chahar-taq tôn giáo, với đức tin sâu sắc, người Sassanid đã dựng lên nhiều những ngôi đền lửa trên khắp đế quốc Một trong những công trình nổi tiếng là Adur Gushnasp, ngày

Trang 31

30

nay là Takht-e Suleiman ở miền bắc Iran [31] Một căn phòng có ngọn lửa luôn cháy, trong khi căn phòng khác được dùng cho những nghi lễ đặc biệt Người Sassanid đã xây một bức tường cao 50 feet và dày 10 feet để bảo vệ nó trước các cuộc tấn công trong tương lai

Về điêu khắc mỹ nghệ, trong điêu khắc, các vị vua Sassanid muốn thực hiện

một mối liên hệ với triều đại Ba Tư vĩ đại đầu tiên bằng cách chọn địa điểm này và tiếp tục phong cách nghệ thuật mà Achaemenids đã sử dụng, họ cũng tuân theo truyền thống của người Parthia, sử dụng các bức phù điêu để thể hiện cảnh các vị vua nắm quyền và các trận đấu thương ngựa Có thể thấy, người Sassanid đã phát triển văn hóa Achaemenid và Parthia theo những cách đó là tiếp nối truyền thống chạm khắc phù điêu trên đá của nhà vua và Ahura Mazda; phát triển các tòa nhà bằng đá đẽo, các cung điện có ba mái cổng và mặt tiền ba phần với trang trí Chúng bao gồm các bức phù điêu phong tước, các tòa nhà tôn giáo và hoàng gia, cũng như thành phố mang tính biểu tượng của Ardashir Khurreh [32] Ngoài ra còn có các tác phẩm điêu khắc trên đá được chạm khắc trên những vách đá vôi dốc đứng ví dụ, tại Shāhpūr (Bishapur), Naqsh-e Rostam và Naqsh-e Rajab Tiêu chuẩn chung của nghệ thuật kiến trúc Sassanid là về sử dụng đá và vật liệu xây dựng thạch cao, lắp đặt xe tải có hầm thùng, phòng mái vòm, sử dụng và cải tiến các tấm chắn và trang trí nội thất của các công trình các tòa nhà được sử dụng làm công trình cho đến những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ cai trị Hồi giáo, chẳng hạn như tượng đài Sarvestan

Trong các mặt hàng mỹ nghệ, các nghệ nhân Sassanid đã thể hiện kỹ năng dệt, làm đồ trang sức và chế tạo thủy tinh cao của mình Một số tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất được làm bằng bạc, bao gồm đĩa, bát và cốc Những chiếc đĩa bạc thường có phù điêu khắc hình nhà vua đang đi săn hoặc tham gia các hoạt động khác Trong nghệ thuật và thủ công, họ thường sử dụng hình ảnh sư tử, voi và những con thú cũng như thực vật, các dạng hình học và các mẫu chi tiết để làm ra sản phẩm [44, tr 152-154]

Về âm nhạc, âm nhạc đóng một vai trò quan trọng đối với các vị vua của

Sassanid Trong thời kỳ này, chúng ta biết tên của nhiều nhạc sĩ cung đình khác nhau như Barbad và các loại nhạc cụ khác nhau được sử dụng như đàn hạc, đàn luýt, sáo, kèn túi và các loại khác Dưới sự cai trị của Sassanid, nhạc modal được phát triển bởi

một nhạc sĩ cung đình rất có uy tín, Barbad, được gọi là khosravani Mặc dù truyền

thống âm nhạc cổ điển ngày nay ở Ba Tư mang cùng tên của một số phương thức thời

Trang 32

31

đó nhưng không thể biết liệu chúng có âm thanh giống nhau hay không vì không có bằng chứng về ký hiệu âm nhạc từ thời Sassanid [27]

1.2.3.4 Khoa học kĩ thuật

Bắt đầu từ thời cổ đại, Ba Tư đã là một trung tâm thành tựu khoa học và thường

là nơi truyền tải kiến thức từ Trung Quốc và Ấn Độ ở phương Đông đến Hy Lạp và

La Mã ở phương Tây Các học giả nói tiếng Ba Tư đã tích cực nâng cao kiến thức trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, như thiên văn học, hóa học, giải phẫu, sinh học, thực vật học, vũ trụ học, toán học, kỹ thuật và kiến trúc

Về toán học, đã pha trộn và sáng tạo kết hợp của các thành phần Hy Lạp và Ấn

Độ để cho ra bộ sưu tập các bảng để sử dụng trong thiên văn học toán học được biên soạn dưới triều đại của Khosrow I và được chỉnh sửa lại dưới thời Yazdgird III (632-651) Về sau được các nhà khoa học Ả Rập sử dụng [30, tr.98]

Về y học, dưới thời Sassanid, dựa trên tinh thần của tôn giáo Hỏa giáo nhưng

nó cũng bị ảnh hưởng bởi y học Hy Lạp Co thể thấy tầm quan trọng lớn đã được gắn liền với việc chữa lành bằng sức mạnh của lời nói, sử dụng các công thức ma thuật lấy từ những cuốn sách thiêng liêng [30, tr.95-96]

Về công nghệ, người Sassanid đã hoàn thiện một thiết bị cũ được thiết kế lần

đầu tiên ở Hy Lạp: cối xay gió Vào cuối thời kỳ cai trị của người Sassand những chiếc cối xay gió thực tế đầu tiên đã xuất hiện Cánh quạt được làm từ vải, các lưỡi quay và trục được gắn vào chúng đứng vững bên trong một tòa nhà gạch bùn, gió lùa vào qua các khe hở trên tường của tòa nhà Những cối xay gió sớm nhất xuất hiện ở vùng ngày nay là miền đông Iran hoặc miền tây Afghanistan và được sử dụng để bơm nước và xay ngũ cốc Bên cạnh đó, người Sassanid còn đã phát minh ra hệ thống ngân hàng và phát hành thư tín dụng được gọi là “Sakks” [28]

Về kĩ thuật, người Sassanid đã sử dụng đầy đủ các kỹ thuật bao vây cổ xưa để

đột nhập vào thành phố, bao gồm cả việc đào đường hầm ở phía bắc đoạn đường nối

để phá hoại các bức tường Quân phòng thủ La Mã đáp trả bằng các đường hầm phản công để ngăn chặn những kẻ tấn công Tại một trong những đường hầm hẹp và thấp này, người ta đã tìm thấy một đống thi thể của khoảng 20 binh sĩ La Mã, vẫn còn vũ khí, vào những năm 1930 [62]

Về sử dụng chất hóa học, từ lập luận bằng chứng từ mỏ bao vây dưới các bức

tường của Dura-Europos gợi ý rằng người Sassanid đã sử dụng khí lưu huỳnh và khói

Trang 33

32

hữu cơ nặng để chống lại quân phòng thủ La Mã… Tiến sĩ Simon James của Đại học Leicester nói rằng vật liệu được tìm thấy trong các đường hầm cho thấy người Ba Tư

đã đốt cháy tinh thể bitum và lưu huỳnh để tạo ra những đám mây khí độc dày đặc

James nói: “…Tôi nghĩ người Sassanid đã đặt các lò than và ống bễ trong phòng

trưng bày của họ, và khi người La Mã đột phá, họ đã thêm hóa chất vào và bơm vào đường hầm La Mã ” [61]

Tóm lại, chương I đã xác định và nêu lên tổng quan về đế chế Sassanid bao gồm điều kiện tự nhiên, dân cư cùng lịch sử hình thành và các thành tựu văn minh tiêu biểu của của đế chế này Đồng thời vận dụng và sáng tạo những điều kiện sẵn có để

đi sâu vào phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ương ứng với tiến trình lịch

sử của Sassanid tác động đến Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây

từ thế kỷ III đến thế kỷ VII Có thể thấy, nội dung trình bày trong chương I đã tạo cơ

sở quan trọng trong việc chứng minh vai trò, tầm ảnh hưởng của Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây

Trang 34

33

CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA ĐẾ CHẾ SASSANID ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH

GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY 2.1 Hoạt động của đế chế Sassanid trong quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây

2.1.1 Tổ chức quân đội, xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự

Vào đầu thời kỳ Sassanid, quân đội có cách tổ chức tương tự như quân đội Parthia Tất cả các phân đoạn của xã hội ngoại trừ gia đình hoàng gia được chia thành bốn loại chính: Quân đội, giáo viên, linh mục và người bình thường, bao gồm nông dân, nông dân và thợ thủ công Trong số các đội quân này, kỵ binh là cá nhân những người ưu tú và được chọn, và họ chỉ được chọn trong số những quý tộc nguyên thủy của Iran Nhiều kỵ binh Sassanid được trang bị vũ khí nhẹ, đế chế này nổi tiếng nhất với những chiếc Cataphract được trang bị vũ khí và bọc thép mạnh mẽ Dưới thời Sassanid, Cataphract được huấn luyện các thao tác chiến trường phức tạp, được phối hợp bởi các sĩ quan sử dụng còi Trong thời kỳ cuối thời cổ đại và đầu thời Trung cổ, Cataphracts có lẽ đại diện cho lực lượng kỵ binh hạng nặng chất lượng tốt nhất trên thế giới Tuy nhiên, không giống như người Parthia, người Sassanid đã phát triển công nghệ chiến tranh bao vây tinh vi Họ cũng cung cấp cho bộ binh của mình những trang bị tốt hơn và ít nhất một số bộ binh Sassanid được trang bị và bọc thép tốt như bất kỳ đối tác La Mã nào của họ

Xương sống của Spah (quân đội Sassanid) là đội kỵ binh hạng nặng “trong đó

tất cả các quý tộc và quân nhân” đều trải qua “phục vụ chăm chỉ” và trở thành quân nhân chuyên nghiệp "thông qua huấn luyện và kỷ luật quân sự, thông qua luyện tập liên tục trong chiến tranh và diễn tập quân sự" Đội kỵ binh hạng nặng của Shapur II

được một sử gia chứng kiến tận mắt mô tả như sau: "tất cả các đại đội đều được bọc

bằng sắt, và tất cả các bộ phận trên cơ thể họ đều được bao phủ bởi các tấm dày, khít đến mức các khớp cứng phù hợp với các khớp của họ…” [44].

Phụ nữ ở trong quân đội Sassanid, theo một bản tóm tắt của một báo cáo do

Thông tấn xã Reuters thực hiện vào ngày 3 tháng 12 năm 2004, có tựa đề “Những bộ

xương gợi ý phụ nữ tham gia chiến tranh ở Iran cổ đại” lưu ý rằng các xét nghiệm

ADN được thực hiện trên bộ xương 2.000 năm tuổi của một chiến binh cầm kiếm ở tây bắc Iran có cho thấy xương thuộc về một người phụ nữ Khoảng thời gian 2.000 năm sẽ đặt nữ chiến binh vào kỷ nguyên Parthia Alireza Hojabri-Nobari (người đứng đầu nhóm khảo cổ học) đã báo cáo như sau trong một bài báo xuất hiện trên tờ báo

Trang 35

34

tiếng Ba Tư Hambastegi ở Tabriz: “Mặc dù có những bình luận trước đó rằng chiến

binh là đàn ông vì thanh kiếm kim loại, các xét nghiệm DNA cho thấy bộ xương bên trong thanh kiếm kim loại ngôi mộ thuộc về một nữ chiến binh.” [63] Hojabri-Nobari

nhấn mạnh thêm rằng ngôi mộ chứa vũ khí chiến binh chỉ là một trong số 109 ngôi

mộ được khai quật ở phía tây bắc Iran cho đến nay, với các cuộc xét nghiệm DNA được lên kế hoạch cho các bộ xương được chôn cất khác Bài báo trên Hambastegi còn đề cập thêm đến những ngôi mộ cổ khác của các nữ chiến binh Iran cũng đã được khai quật gần Biển Caspian ở miền bắc Iran

Những ngôi mộ chứng minh sự tồn tại của các nữ chiến binh nói tiếng Iran cũng

đã được khai quật ở Đông Âu Ví dụ, lưu ý đến ngôi mộ của một nữ chiến binh Scythia đương đại với thời đại Achaemenid của Iran tại Ordzhonikidze, trong đó có một chiếc lao, một ngọn giáo, gorytos chứa cung tên, và một “túi” trong gorytos chứa một con dao Brzezinski và Mielczarek đã ghi nhận sự hiện diện của các nữ chiến binh

“Amazon” trong số những người Sarmatians nguyên thủy vào thế kỷ thứ năm TCN mang theo kiếm ngắn, thiết bị bắn cung và giáo Pokorny đã lưu ý rằng từ nguyên của

“Amazon” có nguồn gốc từ maz (chiến đấu) cũ của Iran, dẫn đến tên dân gian của người Bắc Iran là ha-mazan, có nghĩa là “chiến binh” Điều này chắc chắn còn gây tranh cãi như đã thấy trong lập luận của Mayrhofer Sekunda đã lưu ý đến nghệ thuật bình hoa của Hy Lạp mô tả các nữ chiến binh “Amazon” vào những năm 450 TCN thường ăn mặc theo phong cách Ba Tư (áo dài ngắn, quần có hoa văn cầu kỳ, mũ nhọn có vạt che má, tấm bảo vệ cổ dài) và mang khiên kiểu Achaemenid

Phụ nữ tiếp tục xuất hiện trong quân đội Sassanid Như Ward đã lưu ý “Quân

đội Sassanid cũng bao gồm một số lượng đáng kể phụ nữ” với Dodgeon và Lieu nhấn

mạnh thực tế rằng “sự hiện diện của một số lượng đáng kể phụ nữ trong lực lượng

viễn chinh Ba Tư thường được các tác giả La Mã ghi nhận” [63] Zonaras chỉ rõ vai

trò quân sự của họ vào thế kỷ thứ ba CN bằng cách lưu ý rằng cho rằng cũng đã tìm thấy phụ nữ, ăn mặc và trang bị vũ khí như đàn ông Phụ nữ cũng được thuê làm thương gia để làm người bán hàng cho quân đội Sassanid trong các chiến dịch của họ Phụ nữ được tuyển dụng vào các vai trò chiến đấu vào những thời điểm quan trọng,

một ví dụ là ở Singara (343 hoặc 344 CN), trong đó Libanius báo cáo rằng “người

Ba Tư đã tranh thủ sự giúp đỡ của phụ nữ họ” [63] Điều này cho thấy rõ ràng rằng

Trang 36

Chuyên luận quan trọng nhất của Byzantine về nghệ thuật chiến tranh,

Strategicon , cũng được viết vào thời kỳ này, yêu cầu những trang bị tương tự từ một

kỵ sĩ được trang bị vũ khí hạng nặng Điều này là do sự phương Đông hóa dần dần

của quân đội La Mã đến mức vào thế kỷ VI: "cách sử dụng quân sự của người La Mã

và người Ba Tư ngày càng trở nên đồng hóa, do đó quân đội của Justinian và Khosrow đã rất giống nhau” [37] và thực sự, văn học quân sự của hai bên thể hiện

mối quan hệ và mối quan hệ qua lại chặt chẽ Theo đó, trang bị võ thuật của một kỵ

sĩ người Sassanid được trang bị vũ khí hạng nặng như sau: mũ bảo hiểm, áo giáp

(Pahlavi Griwban), tấm giáp ngực, thư, găng tay (Pahlavi abdast ), thắt lưng, miếng

bảo vệ đùi (Pahlavi ran-ban) thương, kiếm, rìu chiến, chùy, hộp đựng cung có hai

cung và hai dây cung, bao đựng tên với 30 mũi tên, hai dây cung phụ, giáo và áo giáp

ngựa (zen-abzar); đối với những thứ này, một số người đã thêm một sợi dây thòng lọng (kamand), hoặc một chiếc dây đeo bằng đá cao su Quân đoàn kỵ binh tinh nhuệ được gọi là “Những người bất tử”, rõ ràng là có số lượng giống như tên gọi

Achaemenid của họ là 10.000 người Trong một lần, dưới thời hoàng đế Bahram V,

Trang 37

36

lực lượng này đã tấn công một đội quân La Mã nhưng đông hơn, đứng vững và bị hạ gục chỉ còn một người Một nhóm kỵ binh tinh nhuệ khác là nhóm kỵ binh Armenia, được người Ba Tư đặc biệt coi trọng Theo thời gian, tầm quan trọng của kỵ binh hạng nặng tăng lên và kỵ sĩ xuất sắc mang nghĩa “hiệp sĩ” như trong tinh thần hiệp sĩ châu Âu; nếu không mang dòng máu hoàng gia, ông được xếp ngang hàng với các thành viên của gia đình cầm quyền và là một trong những người bạn đồng hành có lợi của nhà vua

Người Sassanid không thành lập kỵ binh vũ trang hạng nhẹ mà được tuyển dụng rộng rãi - với tư cách là đồng minh hoặc lính đánh thuê - quân từ các bộ lạc hiếu chiến chiến đấu dưới quyền thủ lĩnh của họ Gelani, Albani và Hephthalites, Kushans và Khazars là những nhà cung cấp kỵ binh vũ trang nhẹ chính Kỹ năng sử dụng kiếm

và dao găm của người Dailamites khiến họ trở thành những người lính có giá trị trong cận chiến, trong khi người Ả Rập lại hiệu quả trong chiến tranh sa mạc [42]

Bộ binh (paygan) bao gồm cung thủ và lính bình thường Những người trước đây được bảo vệ “bởi một tấm khiên cong thuôn dài, phủ bằng liễu gai và da sống”

Tiến lên theo thứ tự chặt chẽ, họ tấn công kẻ thù bằng những cơn bão mũi tên Những người lính bình thường được tuyển dụng từ nông dân và không được trả lương, chủ yếu phục vụ như trang phục cho các chiến binh cưỡi ngựa; họ cũng tấn công các bức tường, đào mìn và trông coi đoàn tàu chở hành lý, vũ khí của họ là giáo và khiên Kỵ binh được hỗ trợ tốt hơn bởi những con voi chiến “trông giống như những tháp đi bộ”, có thể gây rối loạn và thiệt hại cho hàng ngũ địch ở những bãi đất trống và bằng phẳng Xe chiến tranh không được người Sassanid sử dụng Tuy nhiên, không giống như người Parthia, người Sassanid đã tổ chức một cỗ máy bao vây hiệu quả để tiêu diệt các pháo đài và thị trấn có tường bao quanh của đối phương Họ đã học được hệ thống phòng thủ này từ người La Mã nhưng nhanh chóng bắt kịp chúng không chỉ trong việc sử dụng các công cụ bao vây tấn công - chẳng hạn như bọ cạp, balistae, máy đập và tháp di chuyển - mà còn trong các phương pháp bảo vệ công sự của chính

họ chống lại những thứ đó thiết bị bằng máy bắn đá, bằng cách ném đá hoặc đổ chất lỏng sôi vào kẻ tấn công hoặc ném các que lửa và tên lửa rực lửa

Việc tổ chức quân đội Sassanid không hoàn toàn rõ ràng và thậm chí còn không chắc chắn rằng thang thập phân chiếm ưu thế hay không, mặc dù những danh hiệu như mối nguy hiểm có thể chỉ ra một hệ thống như vậy Tuy nhiên, sức mạnh theo

Trang 38

37

tục ngữ của một đội quân là 12.000 người Tổng sức mạnh của các chiến binh đã đăng

ký vào năm 578 là 70.000 Quân đội được chia, giống như thời Parthian, thành nhiều

đội quân, mỗi đội bao gồm một số drafšs (các đơn vị có biểu ngữ cụ thể), mỗi đội gồm một số Wašts Biểu ngữ của hoàng gia là Drafš-a Kavian , một biểu tượng bùa

hộ mệnh đi cùng Vua của các vị vua hoặc tổng tư lệnh quân đội, người đóng quân ở trung tâm lực lượng của ông ta và quản lý các công việc chiến đấu từ trên ngai vàng

Ít nhất là từ thời Khosrow Anoširavan, hệ thống phân cấp bảy cấp dường như đã được

ưa chuộng trong tổ chức quân đội Danh hiệu quân sự cao nhất được tuyên bố là đặc quyền của gia đình Sassanid Cho đến khi Khosrow Andoširavan cải cách quân sự,

toàn bộ quân đội Iran nằm dưới quyền chỉ huy tối cao, Eran-spahbed , người đóng

vai trò là bộ trưởng quốc phòng, được trao quyền tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình; ông thường xuất thân từ một trong những gia đình quý tộc lớn và được coi là

cố vấn của Đại vương

Cùng với sự hồi sinh của những cái tên “anh hùng” vào giữa thời kỳ Sassanid,

một danh hiệu lỗi thời, arteštaran salar được đặt ra để chỉ một vị tướng quân có

quyền lực phi thường, nhưng điều này đã sớm bị bỏ rơi khi Anoširavan bãi bỏ chức

vụ của Eran-spahbed và thay thế nó với những người trong số bốn thống chế

(spahhed) của đế chế, mỗi người trong số họ là người nắm quyền quân sự ở một phần

tư vương quốc Các quan chức cấp cao khác có liên hệ với quân đội là: ambaragbed “bộ trưởng tạp chí của đế chế”, chịu trách nhiệm về vũ khí và vũ khí của các chiến binh; Marzbans “margraves” - người cai trị các tỉnh biên giới quan trọng;

Eran-kanarang-rõ ràng là tước vị cha truyền con nối của người cai trị Tus;

gund-salar “tướng”; paygan-gund-salar “chỉ huy bộ binh”; và pushtigban-gund-salar “chỉ huy đội cận

vệ hoàng gia” [31]

Các trận chiến thường được quyết định bởi kỵ binh xung kích của tiền tuyến tấn công các hàng đối diện bằng những cây thương hạng nặng trong khi các cung thủ hỗ trợ bằng cách phóng ra những cơn bão tên Trung tâm, nơi tổng tư lệnh lên ngôi dưới

quyền Drafš-a Kavian , được bảo vệ bởi các đơn vị mạnh nhất Vì việc mang khiên

bên trái khiến người lính sử dụng vũ khí kém hiệu quả về bên trái, nên bên phải được coi là đường tấn công, mỗi bên cố gắng đánh bại kẻ thù từ hướng đó, tức là ở bên trái của đối thủ tương ứng; do đó, cánh trái được làm mạnh hơn nhưng được giao nhiệm

vụ phòng thủ Điểm yếu chính của quân đội Iran là thiếu sức bền khi cận chiến Một

Trang 39

38

lỗi khác là người Iran quá phụ thuộc vào sự hiện diện của người chỉ huy của họ: thời điểm người chỉ huy ngã xuống hoặc bỏ chạy, người của anh ta đã bỏ cuộc bất kể đường lối hành động

Bên cạnh đó, các Hoàng đế Sassanid ý thức được vai trò lãnh đạo quân sự của mình: nhiều người đã tham gia trận chiến, và một số đã thiệt mạng.Một số người được cho là đã viết các sách hướng dẫn về bắn cung, và họ được biết là đã ghi chép lại các chiến dịch của mình Chẳng hạn khi Kosrow Parvez kết thúc cuộc chiến với Bahram-

e Choubina và củng cố quyền cai trị của mình đối với đế chế, ông đã ra lệnh cho thư

ký của mình viết ra một bản tường trình về những cuộc chiến tranh đó và các sự kiện liên quan một cách đầy đủ, từ đầu đến cuối

Trong khi kỵ binh hạng nặng tỏ ra hiệu quả khi chống lại quân đội La Mã, thì

nó lại quá chậm và được tập trung hóa để hành động toàn lực chống lại kỵ binh vũ trang nhẹ nhanh nhẹn và khó đoán cũng như những cung thủ chân nhanh nhẹn; Người

Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ bảy đã chinh phục Ai Cập và Tiểu Á đã thua trong các trận chiến quyết định một thế hệ sau đó khi những người Ả Rập nhanh nhẹn, được trang

bị vũ khí nhẹ, quen với các cuộc giao tranh và chiến tranh sa mạc đã tấn công họ Những người lính đánh thuê Ả Rập hoặc Đông Iran được trang bị vũ khí hạng nhẹ có thể phục vụ họ tốt hơn nhiều [31]

Chiến thuật quân sự và cách thức tấn công: Ngoài các chiến thuật chiến đấu thời Parthia là chiến đấu, chạy trốn và rút lui, ở thời Đế chế Sassanid, các cuộc chiến gần nhau hoặc đôi khi là các cuộc chiến tranh gay gắt Người chỉ huy sau khi động binh

sẽ bắt đầu trận chiến bằng tiếng kèn Trước chiến tranh, họ đổ một ít nước thánh ở con sông gần nhất rồi biến một cành cây thiêng thành một cái báng rồi ném về phía

kẻ thù Nhiệm vụ của người chỉ huy Lực lượng là trước trận chiến, anh ta phải mời

kẻ thù tuân theo Hỏa giáo và cả nhà vua và hoặc bằng cách hét lên một người được mời bất cứ ai nói về tinh thần hiệp sĩ, đến trận chiến gay cấn Nếu kẻ thù bị đánh bại trong trận chiến để ngăn chặn địch tiến công áp dụng chính sách thiêu đốt, đốt cháy ruộng lúa mì, lúa mạch thì địch không thể thực hiện được Họ đã mở các đoạn sông

để ngăn chặn sự tiến triển nhanh chóng của chúng do lũ lụt ở vùng đồng bằng Đặt Voi chiến ở phía sau kỵ binh, sự sợ hãi và sức mạnh của voi đã khủng bố quân địch

và làm suy yếu tinh thần của chúng Đổ chì nóng chảy và nước sôi trên đầu kẻ tấn

Trang 40

Tư sang tiếng Ả Rập của Ibn Nadim liệt kê chúng có thể kể tên là Nguyên tắc bắn súng của Bahram Gur và nói cách khác là Bahram Chubin, sách về việc bảo vệ biên giới của các vị vua Sassanid, các lâu đài và thị trấn bị chiếm đóng, nhà chiến thuật, phần mềm gián điệp rình rập và sử dụng các mánh khóe và chiến thuật để chống lại Ardashir I [47]

Khảo cổ học gần đây đã chỉ ra rằng quân đội Sassanid có năng lực hơn rất nhiều khi tham gia chiến tranh bao vây Các cuộc khai quật thành phố Dura-Europos, bị Shapur I bao vây vào năm 256 CN, đã tiết lộ mức độ phức tạp của điều này Tiến sĩ

Simon James kết luận rằng người Sassanid: “…là đối thủ ngang ngửa với kẻ thù La

Mã của họ về mặt công nghệ quân sự và chuyên môn kỹ thuật Cả hai bên đều chia

sẻ nhiều loại thiết bị quân sự và phương pháp chiến đấu trước khi có thuốc súng, một

số trong số đó - như trường hợp sử dụng khí và khói trong hầm mỏ - cả hai đều được thừa hưởng từ người Hy Lạp, một số khác thì họ học được từ nhau” [59]

Phát triển vào đầu thế kỷ III CN, khi những đổi mới trong ngành đóng tàu ở Vịnh Ba Tư dẫn tới việc xây dựng tàu ngầm Đây là những con tàu lớn đi biển đủ lớn

để chở tới bảy trăm hành khách và có khả năng vận chuyển nhiều tấn hàng hóa để xuất khẩu Trung Quốc những kỹ năng này cho thấy rằng các quốc gia Viễn Đông cũng đã áp dụng một số kỹ thuật này, những chiếc thuyền được xây dựng trong mô hình của những mô hình từ Vịnh Ba Tư (trong đó các thiết bị phía trước và phía sau giúp tàu có thể di chuyển gần gió) là một sự đổi mới lớn khác trong nghệ thuật hàng hải giúp tăng khối lượng thương mại hàng hải từ Ấn Độ Dương và Biển Đỏ qua các tuyến Đông Nam Á [50, tr 8-9]

Nhiều loại vũ khí này không chỉ được sử dụng trong chiến tranh mà còn thể hiện

sự quyền lực của nhà vua Một nghiên cứu toàn diện về nghệ thuật trên đá và các đồ

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arnavaz Firoozian Esfahani (2019), “Mối quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa hai nền văn minh: Ấn Độ và Iran Qua Panchatantra Và Kelileh Va Demneh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 11, tr.94-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa hai nền văn minh: Ấn Độ và Iran Qua Panchatantra Và Kelileh Va Demneh”, "Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Arnavaz Firoozian Esfahani
Năm: 2019
2. Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội, 1992, tr.23.] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao
Năm: 1992
3. Đỗ Thu Hà (2013), Mối quan hệ giữa triều đại Sassanid của Ba Tư (226 - 651) và vương triều Chăm pa, Việt Nam Học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư, Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa triều đại Sassanid của Ba Tư (226 - 651) và vương triều Chăm pa
Tác giả: Đỗ Thu Hà
Năm: 2013
4. Herodotus (Lê Đình Chi dịch) (2020), Lịch sử (Historiai), NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử (Historiai)
Tác giả: Herodotus (Lê Đình Chi dịch)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2020
6. Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh cùng cộng sự (2013), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới, tập 1 - Từ xã hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIII, NXB Xây dựng, Hà Nội, tr.41-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kiến trúc thế giới
Tác giả: Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh cùng cộng sự
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Kim (2005), “Óc Eo - Phù Nam vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, KHXH & NV, T. XXI, số 1, tr.42-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Óc Eo - Phù Nam vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực”, Tạp chí "Khoa học ĐHQGHN, KHXH & NV
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Năm: 2005
8. Ngô Tự Lập, Phương Đông, phương Tây huyền thoại về sự khác biệt, https://tapchicuaviet.com.vn/van-hoa-thoi-dai/phuong-dong-phuong-tay-huyen-thoai-ve-su-khac-biet-6569.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Đông, phương Tây huyền thoại về sự khác biệt
9. Lương Ninh (chủ biên) cùng cộng sự (1999), Lịch sử văn hóa thế giới cổ - trung đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa thế giới cổ - trung đại
Tác giả: Lương Ninh (chủ biên) cùng cộng sự
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
10. Vũ Dương Ninh (2010), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
11. Philip Parker (Lê Thị Hương Ly dịch) (2023), World History - Lịch sử thế giới, NXB Dân Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: World History - Lịch sử thế giới
Tác giả: Philip Parker (Lê Thị Hương Ly dịch)
Nhà XB: NXB Dân Trí
Năm: 2023
12. Peter Frankopan (Trần Trọng Hải Minh dịch) (2020), Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peter "Frankopan
Tác giả: Peter Frankopan (Trần Trọng Hải Minh dịch)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2020
13. Sayyed Hassan Alamdar Moghaddam, Soghra Ghasemi (2020), “Mặt trời trong kinh Vedas và văn học Iran cổ đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6 (198), tr.16-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt trời trong kinh Vedas và văn học Iran cổ đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Sayyed Hassan Alamdar Moghaddam, Soghra Ghasemi
Năm: 2020
15. Đăng Trường, Lê Minh (2019), Lịch sử phát triển nhân loại thời trung đại, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phát triển nhân loại thời trung đại
Tác giả: Đăng Trường, Lê Minh
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2019
16. William J. Bernstein (Ngọc Mai dịch) (2018), Lịch sử giao thương - Thương mại định hình thế giới như thế nào?, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giao thương - Thương mại định hình thế giới như thế nào
Tác giả: William J. Bernstein (Ngọc Mai dịch)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2018
17. Nguyễn Như Ý (cb) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: (cb) (1998), Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý (cb)
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 1998
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.3, tr. 458, 458 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w