1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

114 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Năng Lực Động Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 14,53 MB

Nội dung

Tính đến nay, mới chỉ có một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi về “Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt đ

Trang 1

NAM 2019

_ ANH HUONG CUA NANG LUC BONG DEN KET QUA KINH DOANH CUA CAC DOANH NGHIEP

NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học Xã hội

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hà Nội — 2019

Trang 2

2 _ Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 _ Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

5 _ Tính mới và đóng góp của đề tài 7

6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET VE NANG LUC DONG VA KET QUA KINH

DOANH CUA DOANH NGHIEP 10 1.1 Cơ sở lý thuyết về năng lực động 10 1.1.1 Cơ sở hình thành năng lực động 10 1.1.2 Khái niệm năng lực động 12 1.1.3 Vai trò của năng lực động 13

1.2 Các mô hình nghiên cứu về năng lực động .e secccseccxseecxse 18 1.2.1 Mô hình nghiên cứu của Shumei Tseng và Pei-Shan Lee (2012) 18 1.2.2 Mô hình nghiên cứu của Shih- Yi va Ching-Han Tsai (2012) 19 1.2.3 M6 hinh nghién ciru cua Martina Battisti va David Deakins (2015) 20 1.2.4 Mô hình nghiên cứu của Chinho và Hua- Ling Tsai (2016) 21 1.2.5 Mô hình nghiên cứu của Dani Ramdani (20/18) . <« 23

1.3 Cơ sở lý thuyết về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - 24

Trang 3

1.3.1 Khai niém két qua kinh doanh 24 1.3.2 Đo lường, nhận dién két qua kinh doamb s.ccsssscsssessssecsssecsssesssserseeers 25

1.4 Mỗi liên hệ giữa năng lực động và kết quả kinh đoanh 26

CHUONG 2: MO HINH VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng 28 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 30 2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 31 2.3.1 Mô hình nghiên cứu 31 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 32 2.4 Thiết kế nghiên cứu 33 2.4.1 Mẫu nghiên cứu 33 2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 33 2.4.3 Bộ câu hỏi phóng vấn 34 2.5 Các từ khóa (keyword) trong kiểm định giả thuyết . - 37

2.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 38 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu khoa học 39 CHUONG 3: PHAN TICH KET QUÁ NGHIÊN CỨU -s se= 41 3.1 Thống kê mô fä về mẫu 41 3.2 Kết quả tong hop dữ liệu 42 3.3 Thực trạng về năng lực động của các DNNVV Việt Nam 45

3.3.1 Thực trạng về năng lực nhận thức của các DNNVV Việt Nam 45

3.3.2 Thực trạng về năng lực tiếp thu của các DNNVV Việt Nam 49

3.3.3 Thực trạng về năng lực đỗi mới của các DNNVV Việt Nam 54

3.3.4 Thực trạng về năng lực kết nỗi của các DNNVV Việt Nam 59

3.3.5 Thực trạng về năng lực thích nghỉ của các DNNVV Việt Nam 61

Trang 4

3.4 Méi quan hé giira nang lye déng vA két qua kinh doanh của các DNNVV

4.2.5 Nhóm giải pháp phát triển năng lực thích nghi 83

4.4 Hướng nghiên cứu tương lai 84

PHU LUC 1 KET QUA LAN LỌC DỮ LIỆU THỨ 2 -seses 2

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT TIENG VIET

1 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 6

Bảng 3.3.1.3 Lý do khách hàng tìm đến sản phẩm của các DNNVV 48

Bảng 3.3.2.1 Bộ phận đảm nhận nhiệm vụ phân tích thông tin thị trường của các DNNVV 49 Bảng 3.3.2.2 Mục đích sử dụng thông tin sau phân tích của các DNNVV 50 Bảng 3.3.2.3 Truyền đạt thông tin trong các DNNVV ccccccccccee 31 Bảng 3.3.2.4 Phòng ban chuyên trách hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên

Bảng 3.3.2.5 Hình thức đào tạo và phát triển nhân viên của các DNNVV 32 Bảng 3.3.2.6 Tân suất đào tạo nhân viên 53 Bảng 3.3.3.1 Phòng ban chuyên trách hoạt động đổi mới sáng tạo trong các

Bảng 3.3.3.2 Khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng đỗi mới sáng tạo 55

Bảng 3.3.3.4 Đánh giá ý tướng đổi mới sáng tạo của các DNNVV 57 Bang 3.3.3.5 Ngân sách dành cho đỗi mới của các DNNVV 58 Bảng 3.3.4.1 Thực trạng nhà phân phối/cung cấp của các DNNVV 39

Bảng 3.3.4.2 Cách thức phát triển mỗi quan hệ .-52-55c22ccccccczcce2 60

Bảng 3.3.4.3 Giải pháp cho các khó khăn khi doanh nghiệp tiễn hành boạt động chăm sóc khách hàng 61

Bảng 3.3.5.1 Ứng phó với sự thay đỗi của môi trường kinh đoanh của các DNNVV

62 Bảng 3.3.5.2 Thời gian điều chỉnh nguồn lực dé thích nghỉ với những thay đỗi của

Trang 7

Bảng 3.4.2.1 Hiệu quả của công tác phân (ích thông tin thị trường mang lại cho

doanh nghiệp 67

Bang 3.4.3.1 Két qua ma viée déi méi mang lại cho các DNNVV 70

Bảng 3.4.5.1 Hiệu quả của các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp khi có sự biến động cúa môi trường 73

Bảng 3.4.5.2 Hiệu quả của việc điều chỉnh nguồn lực ở các DNNVV 75

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VE Hình 1.2.1 Ảnh hưởng của năng lực quản lý tri thức và năng lực động đến hiệu

Hình 1.2.2 Năng lực động, tri thức, học hỏi và hiệu quả hoạt động 20

Hình 1.2.3 Mối liên hệ giữa năng lực động, nguồn lực doanh nghiệp và kết qua

kinh doanh trong một môi trường hậu thiên tai 21 Hình 1.2.4 Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua năng lực động 22 Hình 1.2.5 Chiến lược phát triển kinh doanh cho ngành công nghiệp viễn thông kỹ thuật số ở Indonesia thông qua việc tăng cường năng lực động và quản trị chuỗi cung ứng 23 Hình 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 32

Trang 9

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2017, Việt Nam có gần 517.900 doanh

nghiệp đang tồn tại, trong đó doanh nghiệp lớn chí chiếm 1,9% (tương đương với 10.100

doanh nghiệp) còn lại 98,1% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ÔNNVV) Mặc dù có quy

mô nhỏ nhưng các DNNVV có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế DNNVV là nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia

đang phát triển (Crossan và Apaydin, 2009; Dess và Picken, 2000; Donner, 2007)

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phát triển như Singapore, trong 10 lao động thì

có 7 người làm việc trong các DNNVV,

Nhận thức được vai trò đó, Đảng và Nhà nước đã ngày càng có nhiều chính sách đầu tư cho sự phát triển của các DNNVV Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương thực hiện vai trò điều phối, xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm

hỗ trợ để xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa theo quy định của Luật Hễ trợ DNNVV

Tuy nhiên, có một thực tế đó là năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam

vẫn còn rất yếu Trình độ, năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh

nghiệp của DNNVV cũng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh

doanh mà vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ (Nguyễn Thị Như

Quỳnh và Nguyễn Thị Thủy, 2016)

Thêm vào đó, các DNNVV hiện nay lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh dưới

tác động của toàn cầu hóa Theo khảo sát của Tống cục Thống kê, khoảng 20% số

DNNVV đang hoạt động có thé trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải

có gắng đề tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thê, ngừng hoạt động Vậy làm sao để các DNNVV có thê tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy tính thách thức và thay đối nhanh chóng như hiện tại?

Theo Ambrosini và Bowman, chỉ có lý thuyết về năng lực động mới đánh giá được làm thế nào doanh nghiệp có thé tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đôi nhanh chóng (Ambrosini va Bowman, 2009) Néu như lý thuyết về năm áp lực

cạnh tranh của Michael Porter (1985) cho rằng doanh nghiệp có thé tạo ra lợi thế cạnh

Trang 10

tranh bằng việc tập trung vào phát triển những nguồn lực bên ngoài mà không chú ý đến môi trường bên trong doanh nghiệp và lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp (Resource- Based View of the firm) do Penrose (1959) khởi xướng lại cho rang dé tạo ra lợi thé cạnh tranh, doanh nghiệp can tập trung vào các nguồn lực bên trong thay vì các nguồn lực bên ngoài thì lý thuyết về năng lực động đã chỉ ra rằng nguồn lợi thế cạnh tranh đến

từ cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài của doanh nghiệp Thêm vào đó, Barney (1991, 2001b) cho rằng doanh nghiệp có thê tạo đựng sự khác biệt thông qua

năng lực động Nguồn năng lực động là cơ sở để tạo lợi thế cạnh tranh và đem lại kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Phúc Nguyên, 2016)

Tuy nhiên, thực tế về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp lạt chưa được kiểm chứng ở Việt Nam Hay nói cách khác, có rat it

các đề tài nghiên cứu về năng lực động trong mối tương quan với kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp Tính đến nay, mới chỉ có một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi về “Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, hay nghiên cứu của Nguyễn Phúc Nguyên, Vũ Quỳnh Anh

về “Năng lực động — Cách tiếp cận mới dé phát triển bền vững” Các nghiên cứu này mới hầu hết chỉ đừng lại ở một công ty hay một ngành nghề, lĩnh vực cụ thê mà chưa có

sự so sánh, đánh giá chéo giữa các công ty trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau

Xuất phát từ các thực trạng kể trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài

“Ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn cung cấp cái nhìn toàn diện, sâu sắc và

cu thé nhất về mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

+» Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua dữ liệu định tính phỏng vấn sâu, đề tài đánh giá năng lực động của

các DNNVV ở Việt Nam trên 5 yếu tô (Năng lực nhận thức, năng lực tiếp thu, năng lực đổi mới, năng lực kết nối, năng lực thích nghĩ), đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa 5

yếu tố này với kết quả kinh doanh của các DNNVV của Việt Nam Thông qua kết qua

Trang 11

nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp giúp DNNVV Việt Nam xây dựng và phát triển năng lực động, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh đoanh

+» Nhiệm vụ nghiên cứu

De dat được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, hệ thông hóa các lý thuyết về năng lực động và các vần đề xoay quanh năng lực động thông qua việc tông hợp, phân tích, tham khảo các tài liệu trong và ngoài THƯỚC

Thứ hai, áp dụng những lý thuyết về năng lực động vào thực tiễn để kiểm chứng

về thực trạng năng lực động của các DNNVV Việt Nam

Thứ ba, phân tích đề chỉ ra mỗi quan hệ giữa năng lực động và kết quả kính doanh

của các DNNVV Việt Nam

Thứ tư, từ những kết quả có được sau khi phân tích, đưa ra các kiến nghị giúp các

DNNVV Việt Nam xây dựng, cải thiện và nâng cao năng lực động, nâng cao kết quả

kinh doanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

% Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là: Năng lực động (bao gồm: năng lực nhận thức, năng lực tiếp thu, năng lực đôi mới, năng lực kết nối, năng lực thích nghi)

và tác động của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vì nghiên cứu về mặt nội dụng: Đề tài chí tập trung nghiên cứu năng lực

động và ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt

Nam trên 5 yếu tố: Năng lực nhận thức, năng lực tiếp thu, năng lực đối mới, năng lực

kết nối, năng lực thích nghi

Phạm vì nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu được tiễn hành trong

khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019

Phạm vì nghiên cứu về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tiễn hành phỏng vẫn

sâu thu thập thông tin về sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của

các DNNVV Việt Nam có trụ sở chính ở thành phố Hà Nội

Trang 12

Trong quá trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu, nhóm tác gia đã tiễn hành tìm hiểu và trình bày những nội dung khái quát tình hình nghiên cứu về năng lực động cũng như mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thé

giới và tại Việt Nam

+» Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của nhóm tac gia Jurgita Giniunience va Lotia Jurksience (2015) cé tén “Dynamic capabilities, Innovations and Organizational Learning: interrelations

and impacts on firm performance” (Tam dich “Nang luc dong, sw đổi mới và học tập

của tô chức: mỗi quan hệ và tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) Bài nghiên cứu đưa ra một mô hình về mối quan hệ tác động giữa năng lực động, sự đối mới

và học tập của tô chức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Sau đó, nhóm tác giả kết luận rằng sự khác nhau về tần suất và quy trình trong học tap va déi mới của tô chức sẽ

có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và góp phân duy trì lợi

thé cạnh tranh Mô hình của nhóm tác giả cũng chứng minh rằng học tập và đối mới

trong tô chức là hai yếu tổ trung gian then chốt trong mối quan hệ giữa năng lực động

và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đưa

ra mô hình và nêu ra kết quả mang tính giả thuyết, bài nghiên cứu được nhóm tác giả

nhận diện là một cơ sở mô hình nền tảng cho các nghiên cứu khác phát triển

Nghiên cứu của Aimilia Protogerous và cộng sự (2012) “Dynamic capabilities

and their indirect impact on firm performance” (tam dich: Năng lực động và tác động

gián tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) Đề nghiên cứu về chủ đề này nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình phương trình để kiểm chứng rằng sự tác động của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đi qua các năng lực

trung gian như năng lực vận hành, năng lực marketing và năng lực công nghệ hay không

Mô hình được kiêm nghiệm trên 271 doanh nghiệp Hy lạp trong lĩnh vực sản xuất Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực động có tác động lên năng lực vận hành, từ đó có ảnh hưởng đáng kế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những tác động trực tiếp

của năng lực động được tìm thấy là không đáng ké

Nghiên cứu của nhóm tác giả Dani Ramdani và cộng sự (2018) “A business growth strategy for digital Telco industry in Indonesia through collaborative strategy

Trang 13

by strengthening the Dynamic capabilities and supply chain management” (tam dich: chiến lược tăng trưởng kinh doanh cho ngành viễn thông tại Indonesia thông qua chiến lược hợp tác bằng cách tăng cường năng lực động và quản lý chuỗi cung ứng) Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích 46 đơn vị chiến lược và các công ty con trong lĩnh vực viễn thông Indonesia Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực động và quản lý chuỗi cung ứng không chỉ tác động tích cực đáng

kế đến kết quả kinh doanh mà còn có tác động đến cả chiến lược hợp tác trong doanh nghiệp

Nghién ctu “Exploring the role of dynamic capabilities in firm performance under the resource-based view framework” (tam dich la “Kham pha vai tro cua nang lực động đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên nền tang nguồn lực doanh

nghiệp”) của Yini Lin, chuyên ngành kinh doanh quốc tế Trường Đại học Quốc gia Taipei, xuất bản tháng 12 năm 2012 đã chỉ ra mối quan hệ giữa các nguồn lực khác

nhau, giữa các loại năng lực động khác nhau và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bằng việc nghiên cứu mẫu là 1000 công ty Đài Loan hàng đầu, nhóm tác giả đã cho thay

vai tro quan trọng của nguồn lực VRIN (Valuable- có giá trị, Rare- hiếm, Inimitable-

khó bắt chước, Non- substitutable - không thê thay thế) Thông qua năng lực động,

nguồn lực VRIN sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên ctu “The relationship between dynamic capabilities, the firm’s resource base and performance in a post-disaster environment” (tam dich là “Mỗi liên hệ giữa năng lực động, nguồn lực doanh nghiệp và kết quả kinh doanh trong một môi trường

hậu thiên tai”) lần đầu được xuất bản năm 2015 của Martina Battisti đến từ Trường Đại

hoc Massey New Zealand va David Deakins dén tir Trường Đại học Lancaster UK str

dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với quy mô là 545 doanh nghiệp nhỏ bị ảnh

hưởng bởi động đất ở New Zealand để nghiên cứu về năng lực động, việc định dang lại

nguồn lực của doanh nghiệp do tác động của thiên tai và kết quá kinh doanh Thông qua

đó nhóm tác giả đã chứng minh rằng năng lực động sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực

đến nguồn lực của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau và từ đó đến kết quả kinh

doanh Đồng thời nhóm tác giả cũng nhân mạnh tầm quan trọng của việc chủ động và

kha nang của doanh nghiệp trong việc khai thác cơ hội mới trong một thị trường đặc

trưng bởi tính thay đối liên tục và không chắc chắn

Trang 14

Nghiên cứu của Wei Jiang, chuyên ngành Marketing Đại hoc Xiamen, Xiamen, Trung Quốc cùng với Felix Tinoziva Mavondo và Margaret Jekanyika Matanda, chuyên

ngành Marketing Đại học Monash, Melbourne, Australia với nội dung về “Integrative

capability for successful partnering: a critical dynamic capability” (tam dich la “Nang lực tích hợp đối với sự hợp tác thành công- Một dạng năng lực động quan trọng”) được

xuất bản năm 2015 Thông qua việc phân tích thực nghiệm một mẫu gồm 300 công ty

sản xuất ở miễn nam và trung tâm Trung Quốc, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng năng lực tích hợp là một trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa năng lực vận hành (bao gồm: năng lực quản lý, marketing, công nghệ) và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Năng lực tích hợp có thê ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động (bao gồm: hiệu

quả marketing và tài chính) hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc hình thành các

năng lực vận hành mới

Đánh giá chung: Các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực động và kết

quả kinh doanh trên thế giới nhìn chung rất phong phú Các bài nghiên cứu đã chỉ ra

rằng năng lực động có tác động tích cực và thường là gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố trung gian như năng lực vận hành,

đôi mới và học tập trong tô chức

* Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

se Nghiên cứu về năng lực động nói chung tại Việt Nam

Bài nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ “Xăng lực động - hướng tiếp cận mới để

tạo ra lợi thể cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” (2013) Nội dụng

của bài báo này chỉ dừng lại ở mức độ trình bày lý thuyết về năng lực động bao gồm 6 thành phân chính là; năng lực nhận thức, năng lực tiếp thu, năng lực thích nghỉ, năng lực sáng tạo, năng lực kết nối và năng lực tích hợp Bài báo cũng chí ra sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh động để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đoanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam

Bài nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến năm 2014 có tiêu đề “Phát triển năng lực

cạnh tranh động của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam” Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phân tích các dữ liệu từ tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel

tác giả đã nhận diện được rõ ràng những nhân tổ cầu thành nên năng lực động của doanh

nghiệp

Trang 15

Bên cạnh đó là bài nghiên cứu “Nóng cao năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam” (2015) do Trần Thị Hòa thực hiện đã rút ra những

cách thức nhằm phát triển, năng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong

lĩnh vực được nghiên cứu để có thể tồn tại được và tạo ra được lợi thế cạnh tranh

se Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân và Trần

Gia Ghi “Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt

động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ” đã kiểm chứng mỗi

quan hệ giữa ba yếu tố trên thông qua phương pháp định lượng, nghiên cứu đã kiểm

chứng qua mẫu khảo sát của 204 chú doanh nghiệp khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng năng lực động có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh đoanh của đoanh nghiệp

Đánh giá chung: Trên thực tế ở Việt Nam những bài nghiên cứu về “năng lực động” còn hạn chế do đây là một chủ đề mới Những bài nghiên cứu ở Việt Nam chủ

yếu đa số dừng lại ở mức độ phân tích, nhận diện các khái niệm về các thành tố trong năng lực động Cùng lúc đó, các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực động và

kết quả hoạt động kinh đoanh ở Việt Nam hầu như chưa có nhiều, nếu có thì các bài nghiên cứu chỉ hạn chế trong một doanh nghiệp hay một lĩnh vực nhất định

5 Tính mới và đóng góp của đề tài

+ Tính mới của đề tài

Các đề tài nghiên cứu về năng lực động và các vẫn đề xoay quanh năng lực động

như lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững, kết quả kinh doanh, đã được tiễn hành và

thu hút rất nhiều sự quan tâm ở các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ân Độ, Trung Quốc, Malaysia, Tuy nhiên ở Việt Nam, năng lực động và các vấn đề xoay quanh năng lực

động vẫn còn là một chủ đề tương đối mới mẻ Đã có một vài nghiên cứu về chủ đề này

như: Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Ngọc Trang về Năng /ực động của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ về

Năng lực động — hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa Việt Nam; nghiên cứu của Nguyễn Phúc Nguyên về nâng cao năng lực cạnh

Trang 16

tranh động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch; nghiên cứu của Trần Thị Hòa

về phát triển năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam;

nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến về Nhận điện năng lực động của tập đoàn Viễn thông Quan doi

Tuy nhiên, các dé tai nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu lý thuyết hoặc nghiên cứu về năng lực động trong một doanh nghiệp hay một ngành cụ thé Đây chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu quyết định thực đề tài nghiên cứu trong một phạm vi rộng hơn, mang tính khái quát cao hơn, không chi bó hẹp trong một doanh nghiệp hay một ngành cụ thể mà những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực

động đến kết quả kinh doanh mang tính đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

Nam

% Đóng góp của đề tài

Đề tài có những đóng góp sau đây:

Thứ nhất, tông hợp, cung cấp những kiến thức về năng lực động đã được nghiên cứu ở trong nước và trên thê giới

Thứ hai, đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết

hiệu kinh đoanh có thể được ứng dụng cho các bài nghiên cứu về sau

Thứ ba, kiêm nghiệm, đánh giá được tính chất ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam Từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam

Thứ tư, đưa ra những kiến nghị, đề xuất từ các kết quả nghiên cứu về mối quan

hệ giữa năng lực động và kết quả kính doanh giúp các DNNVV Việt Nam nâng cao kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh

6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính giúp thu thập những thông tin

có tính khái quát, chuyên sâu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh

của các DNNVV Việt Nam Phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhóm tác giả đi sâu

tìm hiểu được cụ thê và rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh

doanh Nhờ vậy, kết quả mang lại sẽ có chiều sâu và tính ứng dụng cao Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm có:

Trang 17

Đầu tiên, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, tra cứu thông

tin và tông hợp lại các nghiên cứu trước đó về năng lực động để tham khảo, rút kinh nghiệm và xây dung cau trúc, cũng như mô hình cho đề tài

Sau đó, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các đối tượng là lãnh dao va quan lý từ cấp trưởng phòng ban trở lên của các DNNVV Việt Nam đề thu thập nguồn thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu

Cuối cùng, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đối chiều, so sánh nhằm

tìm ra điểm giống và khác nhau trong câu trả lời của các đối trợng được phỏng vấn để

phục vụ cho mục đích kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu cũng như chỉ ra mỗi quan hệ

giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam +» Dữ liệu nghiên cứu

Đề phục vụ nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kính doanh

của các DNNVV Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng nguồn đữ liệu sơ cấp được thu thập

trực tiếp từ câu trả lời của các đối tượng tham gia phỏng vẫn sâu là lãnh đạo và quản lý

tir cap trưởng phòng ban, bộ phận (cấp trung) trở lên của 8 DNNVV Việt Nam

7 Kết cau dé tai

Bên cạnh mục lục, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, tài liệu

tham khảo, bài nghiên cứu được kết cấu thành năm chương như sau:

Chương 1: Lời mở đầu;

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu;

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu;

Chương 5: Kết luận và kiễn nghị

Trang 18

CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET VE NANG LUC ĐỘNG VÀ KET QUA KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP 1.1 Cơ sở lý thuyết về năng lực động

1.1.1 Cơ sở hình thủnh năng lực động

Lý thuyết về năng lực động bắt nguôn từ lý thuyết nguồn lực (Resource-Based

View - RBV) được khởi xướng bởi Penrose (1959)

Lý thuyết RBV được phát triển dựa trên các lý thuyết cạnh tranh truyền thông

bao gồm: Lý thuyết cạnh tranh theo kinh tế học tổ chức, lý thuyết cạnh tranh theo kinh

tế học Chamberlin và lý thuyết cạnh tranh theo kinh tế học Schumpeter (Nguyễn Trần

Sy, 2013; Jurriaan Van Reijsen, Remko Helms, Ronald Batenburg, Ralph Foorthuis,

2015)

Kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO - Industrial Organization) chi ra méi quan hé

giữa cơ cầu ngành, chiến lược kính doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ sự khác biệt của doanh nghiệp ở cơ

cầu ngành (Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2015) Cơ cấu ngành khác

nhau dẫn đến định hướng kinh doanh khác nhau và tạo ra kết quả kinh doanh khác nhau

Mô hình IO tiếp tục được Michael Porter (1985) nghiên cứu và phát triển trong xây dựng

chiến lược, trở thành mô hình năm áp lực cạnh tranh (bao gồm cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong cùng ngành, áp lực của khách hàng, áp lực của nhà cung cấp, áp lực của

sản phẩm thay thể, áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm an)

Kinh té hoc Chamberlin chỉ ra sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ chính là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh Lý thuyết kinh tế học Chamberlin đã bắt đầu tập trung

vào năng lực bên trong của doanh nghiệp, sau đó theo dõi tác động của các năng lực đặc

biệt bên trong đó đến chiến lược kinh doanh và kết quả kính doanh của doanh nghiệp

Vì vậy, chiến lược kính doanh sẽ đóng vai trò quan trọng thông qua việc tận dụng có

hiệu quả các nguồn lực đặc biệt bên trong doanh nghiệp Kinh tế học Chamberlin chỉ khác mô hình lý thuyết IO ở điểm bắt đầu, chúng không đối kháng mà bố sung lẫn nhau

(Huỳnh Thị Thuý Hoa, 2009)

Điểm đáng chú ý ở mô hình IO va ly thuyết cạnh tranh của Porter là nhìn nhận

các ngành ở trạng thái cân bằng nên lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững (Grimm và

Trang 19

các cộng sự, 2006; Lee H và Smith KG, 2006; Nguyễn Trần Sỹ, 2013) Điều này gây ra

sự thiếu linh hoạt, bị động cho doanh nghiệp khi ứng phó với môi trường kinh doanh đầy thách thức và thay đôi không ngừng (Huỳnh Thị Thuý Hoa, 2009)

Kinh tế học Schumpeter, dựa trên cơ sở của kinh tế học Áo (Mercalife JS, 1998)

đánh dấu sự khác biệt khi nhìn nhận thi trường trong trạng thái động của nó (Huỳnh Thị

Thuý Hoa, 2009) Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc thích ứng

và tận dụng sự thay đổi của thị trường, tạo ra tri thức mới có giá trị (Grimm CM, Lee H

và Smith KG, 2006)

Khi nhìn nhận và đánh giá các lý thuyết kinh tế học truyền thống, Barney (1991)

cho rằng, các lý thuyết đều cho rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ sự khác biệt của

doanh nghiệp, nhưng sự khác biệt đó không bắt nguồn từ nội tại doanh nghiệp nên không

thé bền vững, do các đối thủ cạnh tranh có thể đễ dàng bắt chước Tuy vậy, các lý thuyết kinh tế học tô chức, kinh tế học Chamberlin và kinh tế học Schumpeter là cơ sở cho sự

ra đời của lý thuyết Quan điểm dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ

và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Lý thuyết nguồn lực được đặt nền móng bởi Penrose (1959) Nền móng đó được Wernerfelt phát triển và công bố vào năm 1984, sau đó được Barney phố biến thông qua các nghiên cứu Trong lý thuyết này, nguồn lực của doanh nghiệp được xem là một

hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại sự phát triển bền vững cho

doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp có thê chia thành nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant RM, 1991) Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính và nguồn lực vật chất hữu hình; nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng

và nhân lực của doanh nghiệp (Nguyễn Trần Sỹ, 2013) Theo Barney (1991), các năng lực được coi là nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu đáp ứng

được các tiêu chuẩn: (1) Có giá trị, (2) Hiễm, (3) Khó bắt chước, (4) Không thê thay thé

được; gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inmitable, Non — substitutable) Lý thuyết nguồn

lực dựa trên cơ sở là các doanh nghiệp trong cùng một ngành có chiến lược kinh doanh

khác nhau, mà chiến lược kinh đoanh là điều không dễ bắt chước, vì nó phụ thuộc vào

nguồn lực bên trong của từng doanh nghiệp (Barney, 1991) Như vậy, có thé danh gia rằng, lý thuyết nguồn lực khắc phục được nhược điểm của mô hình IO và lý thuyết cạnh

tranh của Porter khi xem xét lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực bên trong — nội lực

Trang 20

của doanh nghiệp (Barney và các cộng sự, 2001; Grimm CM, 2006) Tuy nhiên, lý

thuyết nguồn lực vẫn chưa giải quyết được điểm yếu lớn nhất của mô hình IO và mô

hình Chamberlin khi vẫn xem xét thị truong trong trang thai tinh (Grimm CM, Lee H,

Smith KG, 2006) Nói cách khác, lý thuyết nguồn lực vẫn chưa nhận thức được sự biễn

động của môi trường kinh doanh (Nguyễn Phúc Nguyên, 2016)

1.1.2 Khái niệm Hăng lực động

Như đã trình bày ở trên, lý thuyết về năng lực động được phát triển dựa trên lý

thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Grimm và các cộng sự, 2006; Nguyễn Phúc Nguyên, 2016; Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi, 2017) Tuy nhiên

nó khắc phục được nhược điểm của lý thuyết nguồn lực vì đã xem xét đến sự thay đôi của môi trường kinh doanh (Chiho Lin, Hua - Ling Tsai, 2015; Grimm và các cộng sự,

2006)

Theo Teece DJ, Pisano G và Shuen A (1997), năng lực động là “khả năng tích

hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh đoanh” Tuy nhiên, Teece đã không chỉ

ra rõ ràng sự khác biệt giữa hai khái niệm “năng lực” và “khả năng” (Wang, 2007) Sau khi xem xét nghiên cứu của Teece (2007), Wang đã phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này Wang chỉ ra rằng nguồn lực là cơ sở và là nền tảng tạo ra khả năng của công ty, còn khả năng đề cập đến năng lực của công ty đề triển khai các nguồn lực; do

đó khả năng sẽ phát triển theo thời gian dựa trên sự tương tác giữa các nguồn lực (Wang, 2007) Cũng theo Wang, năng lực động sẽ “đjnh hướng hành vì của một công ty trong

việc tái cấu trúc, đôi mới và tái tạo nguồn lực, khả năng của mình Và quan trong nhất

là nâng cấp, xây dựng lại năng lực cốt lõi đề đáp ứng với sự thay đối của môi trường nhằm mang loi thé canh tranh” (Wang, 2007) Sau do, Teece (2013) phat biéu “ndng lực động không giống các năng lực thông thường khác, nó là đặc trưng riêng và đuy nhất cho mỗi công ty và nó bắt nguôn từ lịch sử của công ty Họ có được nó không chi theo thói quen, mà còn từ các mô hình kinh doanh từ trước đó và rất khó đề bắt chước ” Theo Eisenhardt (2000), năng lực động là các quy trình của doanh nghiệp trong

đó sử dụng tài nguyên để tích hợp, cấu trúc lại, thu được và giải phóng tài nguyên, để

phù hợp và thậm chí tạo ra sự thay đổi thị trường; do đó năng lực động là các hoạt động

mang tính tô chức và chiến lược mà ở đó doanh nghiệp định hình lại các nguồn lực mới

Trang 21

khi thị trường có sự phát triển, chia tách, va chạm và chết Zollo và Winter (2002) cho

rang năng lực động là kết quả của quá trình học tập có tô chức và cơ chế học tập Năng lực động cũng đề cập đến “khá năng của công ty tích hợp, thiết lập và triển khai các

nguồn lực bên trong và bên ngoài để tạo ra và phát triển các cơ hội thị trường” (Eisenhardt, Martin, 2000; Wu, 2007)

Helfat, 2007 phan chia nang Iuc déng (dynamic capabilities) thanh hai phan:

“dynamic” (nang déng) doi héi sự đối mới các năng lực hiện tai để đối phó với những thay đối của môi trường kinh doanh; “capabilities” (khả năng) đề cập đến các kĩ năng, chức năng và tài nguyên cần thiết cho môi trường kinh doanh thay déi đó Helfat cũng

phân biệt năng lực động và khả năng hoạt động, trong đó khả năng hoạt động liên quan

đến các hoạt động hiện tại của một doanh nghiệp, còn năng lực động đề cập đến năng

lực của doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra, mở rộng hoặc sửa đổi cơ sở tài nguyên của

doanh nghiệp đó Barreto (2010) cho rằng năng lực động là “7iởn măng của doanh

nghiệp để giải quyết vấn đè một cách có hệ thống được hình thành bởi xu hướng nhận điện cơ hội và rủi ro, ra quyết định đúng thời điểm theo định hướng thị trường và thay

đổi cơ sở nguôn lực của doanh nghiệp” Có thê nói, năng lực động được xem như là một kỹ năng mang tính tổ chức vì giúp doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và định hình lại

các nguồn lực để thích nghi tốt hơn với môi trường (Noblet, 201 1)

Tông hợp từ các nghiên cứu trên, nhóm tác giả cho rằng năng lực động là khả

năng của doanh nghiệp trong việc thay đối, điều phối và định dạng lại các nguồn lực bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp để không chỉ thích ứng với sự biến động của môi

trường kinh doanh và còn tận dụng được những cơ hội thị trường để nâng cao kết quả

hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của năng lực động

Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích, nhóm tác giả rút ra các vai trò của năng lực động như sau:

Thứ nhất, năng lực động giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với sự biến

động của môi trường kinh doanh (Ambrosini, Bowman, 2009; Helfat và các cộng sự,

2007) Ở cấp độ nội bộ, năng lực động giúp công ty sáng tạo ra các dòng sản phẩm hay

dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu câu của khách hàng Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giữ

chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng trong thị trường mục tiêu mới

Trang 22

(Hitesh Bhasin; Helfat và cộng sự, 2007; Teece 2014) Từ đó, năng lực động giúp doanh

nghiệp thích nghi tốt với môi trường kinh doanh dé tạo ra lợi nhuận (Helfat và các cộng

sự, 2007) Trong một bài báo của mình, Teece đề cập rằng năng lực động dẫn đến việc

nắm bắt cơ hội một cách nhanh chóng và thuận lợi (Teece, 2000) vì năng lực động bao

gồm khả năng của doanh nghiệp để nhận biết và tận dụng những cơ hội của thị trường

(Wilden và các cộng sự, 2009)

Thứ hai, năng lực động tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

(Ambrosini, Bowman, 2009; Nguyễn Trần Sỹ, 2013) Teece (2007) cho rằng năng lực

động là vô cùng có lợi cho việc duy trì lợi thế cạnh tranh Chỉ có lý thuyết về năng lực

động mới đánh giá được làm thế nào đề doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh luôn biến động (Ambrosini và Bowman, 2009) Với năng lực động, doanh nghiệp không chỉ thích ứng nhanh chóng với sự thay đỗi của môi trường

kinh doanh mà còn duy trì các lợi thế cạnh tranh hiện có và phát triển các năng lực cạnh

tranh mới (Thomas Martin Fojcik, 2017) Nang lực động giúp doanh nghiệp thay đổi vị

thế cạnh tranh ngắn hạn và duy trì lợi thế cạnh tranh trong đài hạn (Day và Schoemaker, 2016; Pasian và cộng sự, 2012; Teece và cộng sự, 2016) Năng lực động thể hiện trong

các quy trình tô chức và các thói quen kinh doanh cho phép doanh nghiệp thích ứng với

sự thay đổi của thị trường để tái cầu trúc lại cơ sở nguồn lực, giúp doanh nghiệp ứng

biến và tạo lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh (Pavlou và EI Sawy, 2011) bởi năng lực cạnh

tranh được hiện thực hoá qua năng lực động (Rai Manek Mentorship Program, 2019) Ofoegbu Wilson Chukwuemeka, Onuoha (2018) cho rằng năng lực động là nguồn lợi

thé cạnh tranh chính, trong đó năng lực động và lợi thế cạnh tranh là không thê tách rời khi các doanh nghiệp liên tục phát triển để ứng phó với những thay đổi mới từ môi

trường Theo Leornard, Barton (1992), năng lực động giúp doanh nghiệp đưa ra các ý

tưởng sáng tạo đề xử lý với mọi thay đôi của môi trường từ đó tăng khả năng thành công

của hoạt động kinh doanh, mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững Có thể nói, năng lực

động là rất cần thiết cho sự tôn tại của doanh nghiệp tại các thị trường có đặc trưng là

thay đôi nhanh chóng (Aguirre, 2011)

Thứ ba, năng lực động hữu ích trong việc quản lý và hoạch định chiến lược Theo

Hitesh Bhasin Tagged (2018), năng lực động và quản trị chiến lược chủ yếu tập trung

vào nội lực của doanh nghiệp như lực lượng lao động và vốn, thay vì dựa vào các nguồn

Trang 23

lực bên ngoài như chính sách của chính phủ và xu hướng thị trường Do đó, năng lực

động liên quan đến việc khai thác tối tru các nguồn lực và đưa ra chiến lược kính doanh

phù hợp (Thomas Nyachanchu và cộng sự, European Sclentific Journal, 2017) Doanh

nghiệp có thể đưa ra các dòng sản phẩm mớ và sáng tạo theo xu hướng thị trường để

đáp ứng nhu cầu của khách hàng trung thành hiện có hoặc thu hút khách hàng mục tiêu mới (Hitesh Bhasi, 2019) Ngoài ra năng lực động giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh ở cấp quốc gia và quốc tế, doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường mới

hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh hiện tại thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập

(Merger and Acquisition), lién minh va lién doanh (Helfat và các cộng sự, 2007)

1.1.4 Các thành phần của năng lực động

Nội dung năng lực động đã được nhiều nhóm tác gia tap trung nghiên cứu và

hoàn thiện Theo Wang và Ahmed (2007), năng lực động gồm ba thành phần cơ bản: năng lực đỗi mới, năng lực tiếp thu, năng lực thích nghỉ Cho đến năm 2008, Parida đã

đề xuất thêm một thành phần thứ tư là năng lực kết nối Iusoh và Parnell (2008),

Lindblom và các cộng sự (2008), Morgan và các cộng sự (2009) đã phát hiện thêm hai

thành phần bố sung là năng lực nhận thức và năng lực tích hợp Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, năng lực động bao gồm sáu thành phần chính: năng lực đổi mới, năng lực

tiếp thu, năng lực thích nghỉ, năng lực kết nối, năng lực nhận thức và năng lực tích hợp 1.1.4.1 Năng lực nhận thức (Sensing capability)

Nhận thức được coi như bước khởi đầu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực nhận thức chính là khả năng của doanh nghiệp trong việc nắm bắt môi trường kinh doanh một cách nhanh chóng bao gồm khách hàng, nhà cung

cấp, đối thủ cạnh tranh, (Lindblom và các cộng sự, 2008; Morgan và các cộng sự,

2009) Theo Slater va Narver (1995), nang lực nhận thức được coi như năng lực ứng

phó với môi trường khi doanh nghiệp cảm nhận những sự thay đôi và nhu cầu của khách

hàng Pavlou (2004) hoàn toàn ủng hộ quan điểm trên đồng thời nhân mạnh thêm rằng

việc hiểu rõ môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn và khai thác nguồn

lực một cách hiệu quả Năng lực nhận thức đòi hỏi doanh nghiệp sử dụng thông tin thị

trường và dựa trên những sự thay đôi của thị trường đề dự đoán chính xác phản ứng của khách hàng đối với sự thay đối (Lindblom và các cộng sự, 2008) Do đó, các doanh nghiệp với năng lực nhận thức sẽ có khả năng dự báo và sử dụng nó để hiểu nhu cầu của

Trang 24

khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh (Morgan và các cộng sự, 2009) Như vậy, năng lực nhận thức dừng ở việc doanh nghiệp thu thập thông tin thị trường và khai thác nó

một cách có hiệu quả nhằm đưa ra những phán đoán về nhu cầu của khách hàng đối với

sản phẩm hay dịch vụ

1.1.4.2 Năng luc tiép thu (Absorptive capability)

Tiếp thu là quá trình tiếp theo ngay sau khi doanh nghiệp nhận thức được về môi trường kinh doanh Các doanh nghiệp với năng lực này sẽ có khả năng nhận biết, sử dụng, phát trién kiến thức bên ngoài thành những kiến thức mới có giá trị (Lane và các

cộng sur, 2006; Zhou va Li, 2010) Đặc biệt trong môi trường kinh doanh luôn biến động

không ngừng, năng lực tiếp thu là một nguồn lợi thế cạnh tranh thông qua việc khai thác

tài nguyên tri thức một cách hiệu quả (Cadiz và các cộng sự, 2009; Zhou va Li, 2010)

Điều này cũng được hiểu rằng năng lực tiếp thu là việc khai thác nguồn tri thức, đồng

hóa và biến đổi để tạo ra lợi thế cạnh tranh (Eisenhardt và Martin, 2000; Zahra và George, 2002; Zollo và Wimter, 2002; Zott, 2003) Không chỉ dừng lại ở đó, những kiến

thức mới cân phải được triển khai đến nhân viên thông qua các chương trình đào tạo,

phát triển từ đó có thê cải thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, năng lực tiếp thu sẽ được khai thác hiệu quả khi doanh nghiệp biết vận dụng, phối hợp đồng thời trí thức bên trong và ngoài doanh nghiệp đề dat được lợi thể cạnh tranh lâu đài

1.1.4.3 Năng lực đổi mới (Imovative capability)

Năng lực đôi mới được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra một

ý tưởng mới, một sản phẩm mới, một dịch vụ mới hay một thiết kế mới chưa từng tồn tại trong ngành và có thể đặt dâu chấm hết đối với công nghệ hiện tại (Shane va Ulrich,

2004; Govindarajan va Kopalle, 2006; va Stieglitz va Heine, 2007) Theo Wang va

Ahmed (2004) nang lyc déi mới là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và thành bại của tô chức Các doanh nghiệp với năng lực đôi mới sẽ có khả năng đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và giải quyết các vân đề của khách hàng với chỉ phí tối

ưu nhất Buijs (2007) cho rang nang lực đổi mới được ví như phao cứu sinh của doanh

nghiệp và đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn duy trì năng lực này nhằm vượt qua những

giai đoạn khó khăn nhất Việc hiểu rõ tô chức và khai thác kiến thức bên ngoài một cách

nhanh nhạy sẽ giúp doanh nghiệp khai thác năng lực đôi mới một cách hiệu quả để có

thể dẫn trước đối thủ cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận, giá trị thị trường lớn hơn

Trang 25

hay khả năng sống sót cao hơn (Volberda và các cộng sự, 2009) Như vậy, năng lực đôi mới phải luôn được chú trọng trong doanh nghiệp dé có thể tạo ra một sự đột phá hay

cải tiễn đối với sản phẩm, địch vụ nhằm đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng, từ đó cải

thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1A.A Năng lực kết nối (Relationship capability)

Năng lực kết nối là khả năng của doanh nghiệp để tạo ra và sử dụng các mỗi quan

hệ giữa các tổ chức để có được các nguồn lực khác nhau (Walter và các cộng sự, 2006)

Nói cách khác, năng lực kết nối sẽ giúp doanh nghiệp hình thành các mối quan hệ chiến

lược giữa các tổ chức và thiết lập được mốt quan hệ có lợi với các đối tác quan trọng của mình (Hagedoorn và các cộng sự, 2006) Theo Blyler và Cooff (2003), mốt quan hệ

xã hội được xem như khả năng quản lý nguồn lực và là một thành tố quan trọng của năng lực động Khả năng sử dụng những mối quan hệ liên tổ chức góp phân nâng cao

kết quả kinh doanh và hình thành lợi thể cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp (Walter

và các cộng sự, 2006) Những mối quan hệ này có thê đến từ nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng hay thậm chí là đối thủ cạnh tranh và nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp để tăng cường hợp tác, giao lưu, mở rộng nhằm củng có và thắt chặt

các mối quan hệ có lợi này Theo Sawers và các cộng sự (2008), những mốt quan hệ

hợp tác giữa các tô chức sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Qua đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các liên minh hợp tác chiến lược để nâng cao kết quả kinh doanh

và lợi thé cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt và thay đôi nhanh chóng Như vậy, có thể hiểu rằng năng lực kết nối là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo lập, xây dựng và phát triển mỗi quan hệ với tất cả các bên liên quan đến doanh

nghiệp (stakeholders) từ khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhằm mang lại uy tín, sức ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

1.1.4.5 Năng lực thích nghi (Adaptive capability)

Theo Zhou và L¡ (2010), năng lực thích nghĩ được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của năng lực động Năng lực thích nghi là khả năng mà doanh nghiệp có thê phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của mình một cách nhanh chóng

để đáp ứng với các thay đổi liên tục của môi trường (Gibson và Birkinshaw, 2004; Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou và L¡, 2010) Nói cách khác, trước môi trường luôn luôn biến động, doanh nghiệp phải đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời trong một

Trang 26

giới hạn thời gian nhanh hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc cau trúc lại nguồn lực nội bộ và quy trình (Zhou và Li, 2010) Nếu không thẻ thích nghi nhanh chóng doanh

nghiệp sẽ sớm bị bỏ lại và đào thải khỏi ngành Việc liên tục phát triển và tái cấu trúc

các tài sản có giá trị sẽ giúp hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Augier và Teece, 2008; Teece, 2007) Nhu vậy, năng lực thích nghị cũng là một yếu tố quan trọng của năng lực động, góp phần hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp 1.1.4.6 Năng luc tich hop (Integrative capability)

Năng lực tích hợp là khả năng doanh nghiệp có thê kết hợp tất cả các nguồn lực,

năng lực có được một cách hiệu quả để nâng cao kết quả kinh doanh trong một môi

trường đầy biến động (Jusoh và Parnell, 2008) Các doanh nghiệp với năng lực tích hợp

sẽ có khả năng sáng tạo cao và hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững (Tejumade và Kevin, 2012) Theo Lawrenee và Lorsch (1967), tích hợp được xem như là quá trình dé

đạt được sự thông nhất mọi nỗ lực Vì vậy, chức năng chính của năng lực tích hợp là

giúp doanh nghiệp đạt được những mối tương tác tích cực giữa những nguồn lực khác nhau bằng việc chuyên hóa chúng thành những nhóm kỹ năng trong tô chức và có thé tạo ra giá trị toàn diện, phù hợp với môi trường bên ngoài (Wang và các cộng sự, 2004)

Như vậy, năng lực tích hợp được xem như một loại năng lực của doanh nghiệp trong

việc sở hữu, kết hợp, khai thác những nguồn lực sẵn có nhờ các mối quan hệ cộng tác

kinh doanh Nói cách khác, năng lực tích hợp được xem như việc phối hợp cả nguồn lực

bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một cách hài hòa nhằm tạo ra các giá trị có lợi

trong điều kiện động của môi trường

1.2 Các mô hình nghiên cứu về năng lực động

Có rất nhiều mô hình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về năng lực động và các vẫn đề xoay quanh năng lực động Trong khuân khô bài nghiên cứu này, nhóm tác gia chon loc va dua ra nam mô hình nghiên cứu sau đây

1.2.1 Mô hình nghiên cứu của Shumei Tseng và Pei-Shan Lee (2012)

Nghiên cứu “The effect of knowledge management capability and dynamic capability on organizational performance” (tam dich: “Anh huéng cua ndng lec quan

lý trí thức và năng lực động đến hiệu quả kinh doanh của tô chức ”) của Shumei Tseng,

Pei-Shan Lee, xuất bản năm 2012)

Trang 27

Hình 1.2.1 Ảnh hướng của năng lực quản lý tri thức và năng lực động đến hiệu

quả kinh doanh của tô chức Nguôn: Shummei Tseng và Pei-Shan Lee (2012)

Mô hình này chỉ ra mỗi quan hệ giữa khả năng quản lý trí thức, năng lực động và hiệu quả kinh doanh của tô chức Sau khí tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã chỉ ra

rằng (1) năng lực quản lý trí thức có ảnh hưởng tích cực đáng kế đến năng lực động và hiệu quả kinh đoanh Có nghĩa là nêu năng lực quản lý trí thức cao (bao gồm việc chuyên giao trí thức và bảo vệ kiến thức) là vượt trội thì có thể tăng cường đáng kê năng lực

động và hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trong năng lực quản lý

tri thức, giá trị của chuyên giao trí thức vượt trội hon han so với việc bảo vệ kiến thức (2) Năng lực động gắn liền với hiệu quả kinh doanh, trong đó năng lực tích hợp có khả

năng nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn năng lực cảm nhận (3) Năng lực quản lý trị

thức ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, năng lực động ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh

1.2.2 M6 hinh nghién cwu cua Shih- Yi va Ching-Han Tsai (2012)

Nghién ctu “Dynamic Capability, knowledge, learning, and firm performance”

(tam dich: “Măng lực động, tri thức, học hỏi và hiệu quả hoạt động ”) xuất bản năm

2012 của Shih- Y¡ Chien đến từ khoa quản lý phân phối và marketing Trường Đại học

quốc gia hàng đầu Kaohsiung về khoa học và công nghệ, Kaohsiung, Đài Loan và Ching-Han Tsai dén tir b6 phan marketing, céng ty logistics LONGDE, Taipei, Dai

Loan

Trang 28

Neguén: Shih- Yi va Ching-Han Tsai (2012)

Mô hình này chỉ ra mỗi quan hệ giữa tài nguyên tri thức, hệ thông học hỏi, năng

lực động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thông qua việc thu thập dữ liệu thực

nghiệm 132 quản lý cửa hàng của một chuỗi nhà hàng đứng đầu về lĩnh vực đồ ăn nhanh

tại Đài Loan, nhóm tác giả đã rút ra các kết luận như sau: Thử nhất, năng lực động góp phân cải thiện kết quả kinh doanh; thứ hai, tài nguyên trí thức và hệ thống học hỏi là hai

yếu t6 then chốt trong sự phát triển của năng lực động; thứ ba, tài nguyên tri thức tác động trực tiếp đến năng lực động hoặc qua trung gian là hệ thống học hỏi

1.2.3 Mô hình nghiên cứu của Martina Battisti va David Deakins (2015) Nghién ctu “The relationship between dynamic capabilities, the firm’s resource base and performance in a post-disaster environment” (tam dich: “Mi liên hệ giữa năng lực động, nguồn lực doanh nghiệp và kết quả kinh doanh trong một môi trường

hậu thiên tai ”) xuất bản năm 2015 của Martina Battisti đến từ Trường Đại học Massey

New Zealand và David Deakins đến từ Trường Đại học Lancaster UK

c N ⁄ N

Năng lực động tái Vị trí

tạo: Tư thế chủ động Ngành

Quy mô Tudi tho

Những thay đổi Hiệu quả

liên quan đến thiên kinh doanh

tai tác động đến nguồn lực

Năng lực động làm

mới: Tích hợp nguon

lực

Trang 29

Hình 1.2.3 Mỗi liên hệ giữa năng lực động, nguồn lực doanh nghiệp và kết quả

kinh doanh trong một môi trường hậu thiên tai

Nguôn: Martina Batristi và David Deakins (2015)

Mô hình này chi ra mối liên hệ giữa năng lực động tái tạo (ví dụ như tư thế chủ

động của doanh nghiệp) và năng lực động làm mới (ví dụ như tích hợp nguồn lực), những thay đổi do thiên tai đến nguồn lực doanh nghiệp và kết quả kinh doanh hậu thiên

tai Mô hình này cũng lý giải tại sao một vài doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn

các doanh nghiệp khác mặc dù cùng chịu ảnh hưởng của thiên tai như nhau Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận cuối cùng rằng: (1) tư thể chủ động của doanh nghiệp có ảnh

hưởng tích cực đến khả năng tích hợp nguồn lực, từ đó ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến mức độ thiên tai tác động đến nguồn lực doanh nghiệp; (2) tư thế chủ động của

doanh nghiệp là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa khả năng đạt được và tích hợp

nguồn lực với mức độ thiên tai ảnh hưởng tới nguôn lực; (3) doanh nghiệp bị ảnh hưởng

tiêu cực bởi thiên tai sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút; (4) chỉ có tuổi thọ của

doanh nghiệp mới có ảnh hưởng tích cực và đáng kê đến cách thức thiên tai ảnh hưởng đến nguồn lực, những doanh nghiệp lâu đời có xu hướng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến

nguồn lực Ảnh hưởng của vị trí không được xác nhận; (5) quy mô và ngành sẽ không

có tác động đến cách thức mà thiên tai ảnh hưởng đến nguồn lực

1.2.4 Mô hình nghiên cứu của Chínho và Hua- Lìng Tsai (2016)

Nghiên cứu “Achieving a firm’s competitive advantage through dynamic

capability” (tam dịch: “Doanh nghiệp đạt được lợi thể cạnh tranh thông qua năng lực

động) xuất bản năm 2016 của Chinho Lin đến từ khoa Khoa học quản lý công nghệ và

Viện Quản lý thông tin, Trường Đại học Quốc gia Cheng Kung, Tainan, Đài Loan và Hua- Ling Tsai đến từ Trường Đại học Quốc gia Cheng Kung, Tainan, Đài Loan

Trang 30

Cạnh tranh

Tính năng động của môi trường

Hình 1.2.4 Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua năng lực động

Nguôn: Chinho và Hua- Lìng Tsai (2016)

Mô hình dựa trên khung VRIO (Valuable - Có giá trị, Rareness - Hiểm,

Inimitability - Khó bắt chước, Well- organised - Tổ chức tốt) được xây dựng bằng phương pháp nghiên cứu định tính để hỗ trợ ban lãnh đạo cấp cao trong việc xây dựng

và thực hiện chiến lược liên quan đến thời điểm và cách thức phát triên năng lực động

của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh Mô hình này quan tâm đồng thời

năng lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp với phương pháp nghiên cửu ban đầu bằng các đặc trưng của năng lực tổ chức và sau đó được đánh giá bằng việc so sánh những lợi ích liên quan của năng lực động đối với hai doanh nghiệp đang cạnh tranh với

nhau Mô hình này dé xuất rằng các doanh nghiệp nên xác định vị thể cạnh tranh của

mình, xây dựng những chiến lược phù hợp dựa trên chính năng lực động của doanh

nghiệp dé thích ứng với tình hình cạnh tranh cụ thê của nó

Trang 31

1.2.5 Mô hình nghiên cứu của Dami Ramdami (2018)

Nghién ctu “A business growth strategy for digital Telco industry in Indonesia through collaborative strategy by strengthen the dynamic capability and supply chain management” (tam dich: “Chién lege phdt trién kinh doanh cho nganh cong nghiép viễn thông kỹ thuật số ở Indonesia thông qua việc tăng cường năng lực động và quản trị chuỗi cung ứng”) của Dani Ramdani, Universiy Padjadjaran, Indonesia, xuất bản năm 2018

Năng lực động

Chiến lược hợp tác

Hình 1.2.5 Chiến lược phát triển kinh doanh cho ngành công nghiệp viễn thông

kỹ thuật số ở Indonesia thông qua việc tăng cường năng lực động và quản trị

chuỗi cung ứng

Nguồn: Dami Ramdani (2018) Nghiên cứu này chỉ ra mỗi quan hệ giữa các biến: chiến lược hợp tác, năng lực động và quản lý chuỗi cung ứng Mẫu nghiên cứu của bài báo này là các doanh nghiệp viễn thông của Indonesia đang đứng trước nguy cơ phá sản khi các dịch vụ mà họ cung cap dan bi thay thế bởi các công ty công nghệ trong thời đại 4.0 Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng (1) năng lực động tác động tích cực lên cả chiến lược hợp tác và hiệu

quả kinh doanh của công ty; (2) quản trị chuỗi cung ứng cũng có tác động tích cực lên

chiến lược hợp tác và hiệu quả kinh doanh của công ty; (3) chiến lược hợp tác tác động lên hiệu quả kính doanh của công ty và là nhân tổ định hướng (driver factor) để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 32

1.3 Cơ sở lý thuyết về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm kết quả kinh doanh

Omar Taouab và Zined Issor trong nghiên cứu về định nghĩa của kết quả kinh

doanh và cách thức đo lường đã nhận định rằng “Mặc dù kết quả kinh doanh là một khái niệm rất phô biến trong các tài liệu học thuật, nhưng hầu như không có một sự đồng thuận về định nghĩa và cách thức đo lường của nó Các định nghĩa về kết quả kinh doanh

có thể là những khái niệm trừu tượng, hoặc chung chung, hoặc được xác định không rõ

ràng” (Omar Taouab và Zined Issor, 2019)

1.3.1.1 Giai đoạn những năm 1950 đến cuối thể ki 20

Kết quả kinh doanh được coi là trơng đương với hiệu quả tổ chức, đại diện cho

mức độ tô chức, như một hệ thông xã hội với một số nguồn lực và phương tiện hạn chế,

đạt được mục tiêu của mình mà không cần nỗ lực quá mức từ các thành viên

(Georgopoulos & Tannenbaum, 1957) Cac tiêu chí được sử dụng dé đánh giá hiệu suất

là năng suất, tính linh hoạt và căng thẳng tô chức (Georgopoulos & Tannenbaum, 1957) Theo Price thì kết quả kinh doanh được định nghĩa là có khái niệm tương đương với hiệu quả tổ chức của doanh nghiệp và được đánh giá bởi 3 tiêu chí: năng suất, sự phù

hợp và thể chế hóa (Price, 1968) Kết quả kinh doanh được xem như là một khái niệm

về sự thành công và mức đệ hiệu quả của một tổ chức, nó cũng là một dầu hiệu để nhận

ta rang tổ chức của mình có thực sự đang vận hành hiệu quả và đạt được những mục tiêu của minh (Cherrington, 1989)

1.3.1.2 Giai đoạn những năm dau thé ki 21

Theo Verboncu và Zalman (2005), kết quả kinh doanh là kết quả cụ thể đạt được

từ quản lý, kinh tế, và marketing từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng suất và độ hiệu quả cho doanh nghiệp Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đưới góc nhìn của Colase

(2009) được định nghĩa là bao hàm nhiều khái niệm nhỏ khác nhau như: tăng trưởng,

lợi nhuận, lợi nhuận từ đầu tư, hiệu quả, và lợi thế cạnh tranh Năm 2015, Bartoli và

Blaxit đưa ra một định nghĩa mới về kết quả kinh doanh Trong định nghĩa này tác giả

kết luận rằng kết quả kinh doanh được đạt được thông qua các thành tố như: thí điểm,

đánh giá, năng suất, hiệu quả và chất lượng

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giá định nghĩa kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp là tất cả những nhân tố góp phần đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Trang 33

bao gồm: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng thị phần, lợi thế cạnh tranh, sự

hài lòng của khách hàng và các bên có liên quan (nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, chính phủ, ), hiệu quả sản xuất,

1.3.2 Đo lường, nhận điện kết quả kinh doanh

1.3.2.1 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ doanh thu và lợi nhuận

Trong thực tế, việc xem xét, đánh giá về doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp là một cách thức khách quan, trực tiếp và đễ dàng nhận biết nhất để có thể đánh

giá được kết quả kinh doanh của các công ty Ví dụ như việc doanh thu tăng trong khi

chi phí không đổi hoặc dịch chuyên ở mức độ nhỏ dẫn đến lợi nhuận của công ty tăng lên sẽ được hiểu là kết quả kính doanh của doanh nghiệp đang phát triển theo chiều

hướng tích cực

1.3.2.2 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ tiếp thị (marketing)

Các biến số chính trong Marketing có thể kế đến là thị phần và xếp hạng thị

trường của doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp có thị phần lớn hoặc thị phần doanh

nghiệp ngày càng tăng hay như việc doanh nghiệp thuộc nhóm các nhà cung cấp lớn,

đứng đầu ngành thì ban thân các công ty sẽ có được những lợi thể về giá từ đó mà việc thu được lợi nhuận là điều chắc chắn đối với các doanh nghiệp

1.3.2.3 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ sự hài lòng của khách hàng

Nếu muốn có được thành công dài hạn thì việc làm hài lòng được khách hàng là

một yếu tổ tối quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Nếu các công ty thực hiện tốt công tác này thì không chỉ duy trì được lượng khách hàng cũ mà sẽ có thêm được lượng các

khách hàng mới từ đó mà kết quả kinh doanh tổng thê hay cụ thê là doanh thu và lợi

nhuận sẽ có được những tác động mang tính chất rất tích cực

1.3.2.4 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ chất lượng sản phẩm

Sản phẩm chất lượng là yếu tố gốc rễ trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng, hoặc nâng

cao được chất lượng sản phẩm hiện đang sở hữu thì sẽ có những tác động tích cực đến

lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp

Trang 34

1.3.2.5 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ sự hài lòng của nhân viên và hiệu

quả công tác đào tạo

Doanh nghiệp một khi duy trì được tình trạng chung về nhân sự bao gồm: số

lượng, thời gian gắn bó một cách ôn định và thực hiện công tác đảo tạo một cách đầy đủ

sẽ tăng được hiệu suất làm việc của nhân sự lên từ đó sẽ tối ưu được kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp mình một cách gián tiếp

1.3.2.6 Nhìn nhận kết quả kinh doanh dưới góc độ tài chính

Các yếu tô như tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ thanh khoản, khả năng thanh toán, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vòng quay tài sản, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về

hiệu quả của hoạt động kinh doanh Việc hiểu rõ và đo lường được những chỉ số tài

chính này giúp cho doanh nghiệp kiêm soát tốt được dòng tiền vào - ra trong công ty,

từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh, đem

lại kết quả tích cực cho hoạt động kinh doanh

1.4 Mỗi liên hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh

Năng lực động không có nhiều tác động trực tiếp mà chủ yếu tác động gián tiếp

đến hiệu quả kinh doanh cua doanh nghiép (Eisenhardt, Martin, 2000; Winter, 2003; Zott, 2003; Zahra, Sapienza, Davidsson, 2006)

Theo Helfat và Peteraf, năng lực động không trực tiếp liên quan đến việc sản xuất

ra hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp do đó sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty (Helfat và Peteraf, 2003) Năng lực động có ảnh hưởng

gián tiếp giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc tai cau trúc,

mở rộng và điều chính lại các nguồn lực (Eisenhardt và Martin, 2000; Kale, Dyer và

Singh, 2002) Nói cách khác, năng lực động ảnh hướng đến năng lực vận hành và năng

lực tái cầu trúc lại các nguồn lực, từ đó có ảnh hưởng đáng kê đến kết quả kinh doanh

(Eisenhardt, Aimilia Protogrou, Spyros Lioukas, Yannis Caloghirou, 2008)

Năng lực động có những ảnh hưởng tích cực lên két qua kinh doanh theo nhiều

cách khác nhau (Ralf Wilden, Siegfried P Gudergan, Bo Bernhard Nielsen and Ian

Lings, 2013) Nang lực động cải thiện hiệu quả, hiệu suất và tốc độ phản ứng của một

doanh nghiệp với sự thay đôi của môi trường, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kết

quả kinh doanh (Chmielewski và Paladino, 2007; Hitt và các cộng sự, 2001) Thông qua

việc định hình lại các nguồn lực, năng lực động cho phép doanh nghiệp đưa ra nhiều

Trang 35

quyết định linh hoạt, từ đó làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh (Eisenhardt và Martin,

2000; Teece, 2007) Thêm vào đó, việc phát triển năng lực động còn đem lại lợi ích lâu

dài cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội thành công khi đối mặt với những sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh (Harreld và các cộng sự, 2007) Ở cấp độ nội bộ, năng lực động giúp công ty sáng

tạo ra các dòng sản phẩm hay dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điều

này sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng trong

thị trường mục tiêu mới (Hitesh Bhasin; Helfat và cộng sự, 2007; Teece 2014) Từ đó,

năng lực động giúp doanh nghiệp thích nghi tốt với môi trường kinh doanh để tạo ra lợi

nhuận (Helfat và các cộng sự, 2007) Trong một bài báo của mình, Teece đề cập rằng

năng lực động dẫn đến việc năm bắt cơ hội một cách nhanh chóng và thuận lợi, từ đó

nâng cao kết quả kinh doanh (Teece, 2000)

Năng lực động tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tích cực đến kết qua kinh doanh (Ambrosini, Bowman, 2009; Nguyễn Trần SY,

2013 Với năng lực động, doanh nghiệp không chi thích ứng nhanh chóng với sự thay

đổi của môi trường kinh doanh mà còn duy trì các lợi thế cạnh tranh hiện có và phát

triển các năng lực cạnh tranh mới (Thomas Martin Fojeik, 2017) Năng lực động giúp

doanh nghiệp thay đổi vị thể cạnh tranh ngắn hạn và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài

hạn (Day và Schoemaker, 2016; Pasian và cộng sự, 2012; Teece và cộng sự, 2016) Theo

Pavlou và EI Sawy (2011) năng lực động thê hiện trong các quy trình tô chức và các thói quen kính doanh cho phép doanh nghiệp thích ứng với các điều kiện thị trường thay đôi để tái cầu trúc lại cơ sở nguồn, cho phép doanh nghiệp ứng biễn và tạo lợi thế hơn

đối thủ cạnh tranh, lợi thể cạnh tranh sẽ tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh Năng lực động còn tác động đến kết quả kinh doanh qua việc quản lý và hoạch định chiến

lược Năng lực động liên quan đến việc khai thác tối ưu các nguồn lực và đưa ra chiến

lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

(Thomas Nyachanchu và cộng su, European Scientific Journal, 2017)

Trang 36

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp

nghiên cứu định lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả của bài nghiên cứu Mỗi phương pháp tương ứng với cách tiếp cận vấn đề theo một hướng khác nhau

và đều có những ưu và nhược điểm riêng

% Về phương pháp nghiên cứu định tính

Theo định nghĩa trong cuốn sách “The sage handbook of qualitative research”

(tạm dịch: Cam nang nghiên cứu định tính) của Denz1 và các cộng sự xuất bản năm 2005

chỉ ra rằng: “Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong

nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thông

mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác.” Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin có chiều sâu từ

đó có được hiểu biết về hành vi con người một cách sâu sắc và lý do ảnh hưởng đến

hành vi này Các phương pháp định tính không chi tra lời các câu hỏi cái gì, ở đều, khi nào mà còn điều tra lý do tai sao và làm thể nào trong việc ra quyết định Chính vì vậy, các mẫu nghiên cứu sẽ là các mẫu nhỏ tập trung thay vì hàng loạt mẫu lớn như nghiên

cứu định lượng

% Về phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo quan điểm của Given, Lisa M (2008) trong cuốn sách “The sage encyclopedia of qualitative method (tam dich: Bách khoa toàn thư về nghiên cứu định

tính) chỉ ra rằng: “Trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng

là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thông

kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vị tính Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên

cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biêu

thức toán học của các mối quan hệ định lượng” Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là

phát trién va sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các

hiện tượng Số liệu trong nghiên cứu định lượng là các đữ liệu ở dạng con số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm, chính vì vậy mà trong nghiên cứu định lượng các nhà nghiên cứu định lượng sẽ thiết kế ra một bộ các câu hỏi cụ thể và thu thập một mẫu đữ liệu số

Trang 37

từ hiện tượng quan sát hay từ nghiên cứu người tham gia trả lời các câu hỏi Các nhà nghiên cứu phân tích các dữ liệu với sự giúp đỡ của các công cụ thống kê Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu định lượng là những đữ liệu thu được ở dạng con số sẽ mang

lại một kết quả không thiên vị mà có thê được khái quát hóa thành kết luận, quy luật, xu

hướng chung cho một lượng lớn các đối tượng

% Về lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính qua hình thức phỏng vấn sâu vì những lý do sau đây

Thứ nhất, nghiên cứu định tính cho phép nhóm nghiên cứu thu thập được những

thông tin có chiều sâu, có tính khái quát cụ thể về vấn đề được nghiên cứu Từ đó, hiệu

quả của việc phân tích thông tin sẽ được cải thiện và cho ra những kết quả nghiên cứu

có giá trỊ

Thứ hai, việc tiễn hành nghiên cứu định tính qua hình thức phỏng vấn sâu cho

phép nhóm nghiên cứu có cơ hội phát hiện ra những thông tin và đữ liệu mới nằm ngoài

phạm vi nghiên cứu ban đầu và khi có sự xuất hiện của thông tín mới, phát hiện mới thì việc điều chỉnh, định hướng về các giả thuyết cũng như khung nghiên cứu sẽ ban đầu

dễ dàng hơn

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu định tính có tính linh hoạt cao cho phép nhóm

nghiên cứu điều chỉnh các phương pháp tiếp cận phù hợp với điều kiện của từng tình huống và nhu cầu của các bên liên quan để tiễn hành nghiên cứu được diễn ra suôn sẻ nhất

Trang 38

2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

« Xác định vấn đề nghiên cứu

s Tham khảo nghiên cứu đi trước

Hình 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giá tong hop Bước 1: Xác định vẫn đề nghiên cứu: Đề có thể tiễn hành nghiên cứu, trước

hết nhóm tác giả đã xác định vẫn đề nghiên cứu là ảnh hưởng của năng lực động đến kết

quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Bước 2: Tham khảo các nghiên cứu đi trước: Nhóm tác giả thu thập, nghiên cứu các tài liệu đi trước từ trong và ngoài nước về năng lực động và các vấn đè xoay quanh năng lực động đề tham khảo, tìm hiểu các lý thuyết về năng lực động, các mô

hình nghiên cứu về năng lực động; đồng thời, nhóm tác giả cũng tìm hiểu các lý thuyết

về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu: Tại bước này, nhóm tác giả tông hợp và xây dựng nên mô hình nghiên cứu cũng như đề xuất các giả thuyết phục vụ nghiên cứu Bước 4: Thu thập dữ liệu: Nhóm tác giả tiễn hành thu thập đữ liệu nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn sâu các đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng

phòng ban, bộ phận trở lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Cỡ mẫu dự kiến

tối thiêu là 8 lãnh đạo, quản lý tham gia phỏng vấn từ ít nhất 4 doanh nghiệp khác nhau

Bước 5: Xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập xong dữ liệu bằng phương pháp phỏng

vấn sâu, nhóm tác giả tiễn hành ghi chép lại nội dung câu trả lời của các đối tượng tham

Trang 39

gia phỏng vấn và chỉnh sửa lại một số từ ngữ, cách diễn đạt trong câu trả lời của họ để

phù hợp với văn phong của bài nghiên cứu Nhóm tác giả tuyệt đối không thay đối, làm

sai lệch nội dung câu trả lời của các đối tượng được phỏng van

Bước 6: Phân tích dữ liệu: Dữ liệu sau khi được xử lý được nhóm tác giả tiễn

hành phân tích bằng phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương

đồng và không tương đồng trong câu trả lời của các đối tượng được phỏng vấn nhằm

phục vụ mục đích kiêm chứng giả thuyết

Bước 7: Hoàn thiện nghiên cứu: Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm tác giả đưa ra

kết luận về các giả thuyết nghiên cứu cũng như xác định ý nghĩa, những đóng góp, hạn

chế của bài nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tương lai cho đề tài và lĩnh vực nghiên cứu

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các mô hình về “Mối liên hệ giữa năng lực động, nguồn lực doanh

nghiệp và kết quả kinh doanh trong một môi trường hậu thiên tai” của Martina Battisti

và David Deakins (2015); mô hình của Chinho Lin va Hua- Ling Tsai (2016) về “Doanh

nghiệp đạt được lợi thể cạnh tranh thông qua năng lực động ”; mô hình “Năng lực động, tri thức, học hỏi và hiệu quả hoạt động ” cua Shih- Yi Chien va Ching-Han Tsai (2012);

mô hình về “4nh hưởng của khả năng quản lý trí thức đến kết quả kinh doanh” của Shumei Tseng, Pei-Shan Lee (2012); mô hình của Shumei Tseng, Pei-Shan Lee (2018)

về “Chiến lược phát triển kinh doanh cho ngành công nghiệp viễn thông kỹ thuật số ở Indonesia thông qua việc tăng cường năng lực động và quản trị chuỗi cung ứng ”, nhóm

tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả

kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam như sau:

Trang 40

Năng lực nhận thức

—| Nang lực tiếp thu

Kết quả Năng lực đôi mới kinh doanh

Nguồn: Nhóm tác giá tong hop

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu kết hợp với lý thuyết về năng lực động, lý thuyết về kết quả kinh doanh cũng như lý thuyết về mỗi quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh, bài nghiên cứu đưa ra các giả thuyết sau:

HI: Năng lực nhận thức tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

H2: Xăng lực tiếp thu có ảnh hướng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

H3: Năng lực đổi mới có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

H4: Năng lực kết nối có ảnh hướng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Hỗ: Năng lực thích nghỉ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.2.1.  Ảnh  hướng  của  năng  lực  quản  lý  tri  thức  và  năng  lực  động  đến  hiệu - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
nh 1.2.1. Ảnh hướng của năng lực quản lý tri thức và năng lực động đến hiệu (Trang 27)
Hình  1.2.4.  Doanh  nghiệp  đạt  được  lợi  thế  cạnh  tranh  thông  qua  năng  lực  động - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
nh 1.2.4. Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua năng lực động (Trang 30)
Hình  1.2.5.  Chiến  lược  phát  triển  kinh  doanh  cho  ngành  công  nghiệp  viễn  thông - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
nh 1.2.5. Chiến lược phát triển kinh doanh cho ngành công nghiệp viễn thông (Trang 31)
Hình  2.2.  Quy  trình  thực  hiện  nghiên  cứu - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
nh 2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 38)
Bảng  2.5.  Các  từ  khóa  trong  kiểm  định  giả  thuyết - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 2.5. Các từ khóa trong kiểm định giả thuyết (Trang 45)
Bảng  3.3.1.2.  Đối  trợng  khách  hàng  của  các  DNNVV - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.1.2. Đối trợng khách hàng của các DNNVV (Trang 54)
Bảng  3.3.1.3.  Lý  do  khách  hàng  tìm  đến  sản  phẩm  của  các  DNNVV - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.1.3. Lý do khách hàng tìm đến sản phẩm của các DNNVV (Trang 56)
Bảng  3.3.2.3.  Truyền  đạt  thông  tin  trong  các  DNNVV - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.2.3. Truyền đạt thông tin trong các DNNVV (Trang 59)
Bảng  3.3.3.3.  Các  mảng  đỗi  mới  sáng  tạo - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.3.3. Các mảng đỗi mới sáng tạo (Trang 64)
Bảng  3.3.3.5.  Ngân  sách  dành  cho  đỗi  mới  của  các  DNNVV - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.3.5. Ngân sách dành cho đỗi mới của các DNNVV (Trang 66)
Bảng  dưới  đây  đã  chỉ  ra  cách  thức  cách  doanh  nghiệp  tìm  kiếm  và  phát  triển  các  môi  quan  hệ - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng dưới đây đã chỉ ra cách thức cách doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển các môi quan hệ (Trang 68)
Bảng  3.3.4.3.  Giải  pháp  cho  các  khó  khăn  khi  doanh  nghiệp  tiến  hành  hoạt  động - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.4.3. Giải pháp cho các khó khăn khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động (Trang 69)
Bảng  3.3.5.1.  Ứng  phó  với  sự  thay  đỗi  của  môi  trường  kinh  doanh  của  các - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.3.5.1. Ứng phó với sự thay đỗi của môi trường kinh doanh của các (Trang 70)
Bảng  3.4.3.1.  Kết  quả  mà  việc  đỗi  mới  mang  lại  cho  các  DNNVV - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
ng 3.4.3.1. Kết quả mà việc đỗi mới mang lại cho các DNNVV (Trang 78)
Hình  hoạt  động  tốt  và  có  lãi.  |hệ  của  nhân  viên.  không  đáng  kế. - Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam
nh hoạt động tốt và có lãi. |hệ của nhân viên. không đáng kế (Trang 112)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w