4I CHUONG 3: PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG 4: KÉT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
4.1. Kết luận chung
Thông qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra được các kết luận sau đây:
Thứ nhất, năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực động ít có những ảnh hưởng trực tiếp mà chủ yêu ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh.
Thứ hai, năng lực động có tồn tại ở các DNNVV Việt Nam. Nói cách khác, DNNVV Việt Nam có năng lực động nhưng chưa nhận diện được dẫn đến chưa thể khai thác được tối đa lợi ích của năng lực động.
Thứ ba, về bản thân từng loại năng lực động: (1) năng lực nhận thức của các DNNVV Việt Nam được biểu hiện qua việc doanh nghiệp có hoạt động thu thập thông tin dự trường, hoạt động dự báo và hiểu khách hàng. Tuy nhiên hoạt động thu thập thông tín và hoạt động dự báo chưa được làm một cách bài bản; (2) năng lực tiếp thu của các DNNVV Việt Nam được biểu hiện thông qua việc trong doanh nghiệp có các bộ phận/cá nhân phân tích các thông tin thị trường và hoạt động đào tạo phát triển nhân viên được chú trọng; (3) năng lực đối mới của các DNNVV Việt Nam được biểu hiện thông qua việc doanh nghiệp quan tâm và khuyến khích nhân viên đối mới sáng tạo. Tuy nhiên
hoạt động đổi mới sáng tạo vấn chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư nhất định để thực
sự trở thành nhân tố chính giúp các DNNVV Việt Nam bứt phá. (4) Năng lực kết nói của các DNNVV Việt Nam được biểu hiện qua việc các doanh nghiệp này rất chú trọng đến các mối quan hệ hợp tác làm ăn, các mối quan hệ với khách hàng và các bên liên quan. Điều này đang được các DNNVV Việt Nam thực hiện khá tốt; (Š) năng lực thích nghỉ được biểu hiện thông qua việc các doanh nghiệp này có những biến pháp nhất định ứng phó với sự biến động của môi trường kinh doanh tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa thực sự rõ rệt và đồng bộ.
Thứ tư, trong tương quan so sánh chung, các DNNVV Việt Nam đang phát huy tốt năng lực kết nối, phát huy tương đối tốt năng lực nhận thức và tiếp thu nhưng lại
chưa thực sự tận dụng được sức mạnh của năng lực đổi mới và năng lực thích nghi. Bằng chứng là theo khảo sát của Tông cục Thống kê, khoảng 20% số DNNVV đang hoạt động
có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải cố gang để tôn tại, 20% số
DNNVV đã bị giải thể, ngừng hoạt động.
4.2. Giải pháp phát triển năng lực động cho các DNNVV Việt Nam.
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển năng lực nhận thúc
Năng lực nhận thức là năng lực đầu tiên và là nền tảng cho các loại năng lực động còn lại bởi vì nêu không có năng lực nhận thức thì doanh nghiệp sẽ không thể triển khai các năng lực còn lại. Đề giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực nhận thức, nhóm tác giả kiến nghị các giải pháp sau:
Thứ nhất. tăng cường hiệu quả của việc thu thập thông tin thị trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình thu thập thông tin và có các tiêu chuẩn để kiểm soát và đánh giá chất lượng của hoạt động thu thập thông tin trong doanh nghiệp. Việc có quy trình và tiêu chuẩn đánh giá giúp hoạt động thu thập thông tin được triển khai đễ dàng và dễ truyền đạt cho nhân viên hơn. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả của việc thu thập thông tin.
Thứ hai, tạo mỗi quan hệ tốt với các bên liên quan (stakeholders) từ khách hàng,
nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư đến chính quyền,... Việc này sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận với những nguồn thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ sử dụng những nguồn lực nội tại của mình để khai thác thông tin mà còn phải biết tận
dụng lợi thế từ những nguồn lực bên ngoài kể trên. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội, các câu lạc bộ, các tổ chức trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Thứ ba, tận dụng nguồn thông tin thị trường đồi dào từ các nền tảng phương tiện truyền thông như mạng xã hội, trang web, diễn đàn,... Theo Rindova và các cộng sự (2005), các bên liên quan của doanh nghiệp (stakeholders) đang ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào các nền tảng phương tiện truyền thông. Do đó, việc tận dụng tốt các thông tin thu thập được từ các trang mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa hiệu quả của năng lực nhận thức, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
4.2.2. Nhám giải pháp phát triển năng lực tiếp thu
Thứ nhất, các công ty vừa và nhỏ nên thực sự đầu tư nguồn lực vào hoạt động phân tích thông tin thị trường bằng việc thành lập các phòng ban hoặc bộ phận hoặc giao trách nhiệm cho cá nhân, nhóm cá nhân chuyên trách cho hoạt động này kết hợp cùng ban giám đốc. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh đoanh đầy biến động buộc các doanh nghiệp phải có được cái nhìn toàn cảnh về thị trường từ đó có những điều chỉnh phù hợp về cả chiến lược lẫn sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tuy quy mô doanh nghiệp chỉ ở mức vừa và nhỏ nhưng vẫn nên thành lập các bộ phận chuyên trách hoặc cá nhân chuyên trách trong trường hợp nguồn lực không cho phép vì nễu việc phân tích thông tin được đảm nhận hoàn toàn bởi bam giảm đốc theo xu hướng chung hiện nay thì hiệu quả có thê sẽ không tối ưu vì nguồn lực của ban giám đốc lúc ấy phải phân tán cho nhiêu đâu việc cùng lúc.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nên thay đỗi về quan điểm, cách nhìn nhận về công tác đào tạo nhân sự. Cụ thé là doanh nghiệp phải xem con người là yếu tô nền tảng cốt lõi quan trọng để xây dựng nên doanh nghiệp lớn mạnh và bền vững. Từ đó các chương đình đào tạo được thiết kế phải đảm bảo phát huy tối đa tố chat của nhân sự biến họ trở thành những con người giỏi nhất.
Thứ ba, trong công tác đào tạo các công ty nên có một quy trình đào tạo được hệ thống hóa và một chương trình đào tạo được lên một cách bài bản, khoa học. Quy trình đào tạo trong doanh nghiệp có thể áp dụng theo mô hình Deming - PDCA (lần lượt tương ứng với: PLAN, DO, CHECK, ACT). Cụ thẻ, để quy trình đào tạo muốn mang lại hiệu quả tốt nhất thì phải có được sự chuẩn bị, lên kế hoạch (PLAN) thật kĩ lưỡng bằng việc vạch ra nội dung các chương trình đảo tạo, hướng triển hay và những bước đi kế tiếp... , đào tạo phải được thực hiện (DO) nghiêm túc sau đó là công tác đánh giá, kiểm tra (CHECK) và rút ra những hướng giải pháp cho các quy trình đào tạo trong tương lai (ACT). Việc hình thành nên các quy trình mang tính hệ thống và các chương trinh đảo tạo bài bản sẽ mang lại hiệu quả vượt xa hình thức đào tạo giản đơn, chỉ nhằm phục vụ các mục đích ngắn hạn như thạo việc hay nắm rõ các quy trinh cơ bản trong công ty.
4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển năng lực đôi mới
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên triển khai đôi mới sáng tạo như một trong những nội dung chiến lược của văn hóa đoanh nghiệp. Mặc đù hâu hết các doanh nghiệp đều thúc đây nhân viên đưa ra các ý tưởng đỗi mới sáng tạo thông qua phân thưởng vật chất hay tinh thần nhưng để có thê mang lại hiệu quả vượt trội và tạo sự đồng bộ, doanh nghiệp nên xây dựng triết lý đổi mới sáng tạo của mình. Điển hình như các doanh nghiệp có thể tham khảo tỉnh thần của Toyota dựa trên hai triết lý quan trọng: Cải tiên liên tục và tôn trọng con người. Cải tiễn liên tục tập trung vào việc phát huy tính thần sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp từ đó hỗ trợ cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành cho doanh nghiệp. Tôn trọng con người tập trung vào việc tạo ra một môi trường bình đăng, mọi người có quyền đề xuất ý kiến và doanh nghiệp nên cân nhắc những đề xuất đó một cách nghiêm túc, đánh giá và triển khai những ý tưởng khả thi nhằm khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo của người lao động.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên tập trung mở rộng nguồn huy động ý tưởng đổi mới sáng tạo của mình. Không chỉ dừng lại ở những ý tưởng nội bộ, các doanh nghiệp có thể liên kết với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ hay các trung tâm tư vấn giải pháp để có thể tham khảo thêm những quan điểm, ý kiến, kết quả nghiên cứu khả thi nhằm ứng dụng vào doanh nghiệp và thương mại hóa những kết quả nghiên cứu đó. Điều này cũng đòi hỏi Chính phủ tập trung quan tâm hỗ trợ, thúc đây các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đăng kí sáng chế, hướng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ.
4.2.4. Nhóm giải pháp phát triển năng lực kết nội
Thứ nhất, các DNNVV Việt Nam cần đây mạnh việc xây dựng hình ảnh, thông tin về của công ty và thu hút khách hàng dựa trên nền tảng các phương tiện truyền thông như trang web, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến,. .. nhằm tận dụng sức mạnh của công
nghệ số và dữ liệu lớn.
Thứ hai, tăng cường xây dựng và phát triển mối quan hệ bền vững, lâu dài với các nhà cung cáp, nhà phân phối, đối tác. Doanh nghiệp có thể tăng cường việc giao lưu, hợp tác với khách hàng bằng các cách như: luôn cập nhật thông tin của khách hàng qua các phương tiện; tương tác trực tiếp với khách hàng qua các buôi ra mắt sản phẩm; cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ với chat lượng ngày càng tốt; cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khí mua sản phẩm; lắng nghe các phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm, dịch vụ;...
Thứ ba, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích về kinh tế nhưng vẫn
đảm bảo được các mục tiêu chung của xã hội như môi trường, an toàn lao động, các quyền lợi chính đáng của người lao động, phúc lợi xã hội,... từ đó giúp doanh nghiệp tạo
dựng uy tín, thương hiệu trong mắt khách hàng, đối tác, chính quyền.
4.2.5. Nhóm giải pháp phát triển năng lực thích nghỉ
Thứ nhất, tăng cường đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp các kỹ năng cân thiết liên quan đến năng lực thích nghỉ như kỹ năng giám sat, theo doi và đánh giá tình hình thị trường; kỹ năng phân tích tình hình thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xác lập các căn cứ cho việc ra quyết định; kỹ năng sử dụng công nghệ dé quản lý các thông tin,...
Thứ hai, cải tiên chất lượng sản phẩm liên tục theo thời gian để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng và thị trường. Doanh nghiệp nên tiễn hành thường xuyên hoạt động thu thập phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm nhằm không ngừng cải tiễn sản phẩm. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp quan tri chat lượng hiện đại như QCDSS (Quality-chất luong, Cost-gid ca, Delivery-giao hang, Service-dich vu, Safety-sự an toàn) cũng giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phâm dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, dù tất cả các biện pháp trên có hiệu quả đến đâu mà không có sự ủng hộ, đi đầu của đội ngũ lãnh đạo trong việc phát triển năng lực động thì không thê nào thành công. Do đó, quan trọng nhất đề phát triển năng lực động đó chính là đội ngũ ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải nhận diện, có hiểu biết về năng lực động và phải thực sự biến năng lực động thành một phần quan trọng trong chiến lược kính doanh của công ty.
4.3. Hạn chế của đề tài
Đề tài có hạn chế đó là mẫu nghiên cứu vẫn chưa tối ưu. Mặc dù nghiên cứu định tính không bị ảnh hưởng bởi số lượng mẫu nghiên cứu nhưng nếu có thêm các doanh
nghiệp khác ở các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế, tiêu dùng nhanh,... thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục hơn vì các giả thuyết được kiểm chứng trên nhiều lĩnh vực hơn và còn có đủ cơ sở dữ liệu để so sánh chéo giữa các lĩnh vực hoạt khác nhau.
4.4. Hướng nghiên cứu tương lai
Các đề tài nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai có thể nghiên cứu theo 2 hướng: (1) mở rộng mẫu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực hơn để có cái nhìn tổng quan hơn và sâu sắc hơn về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh; (2) phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu định lượng. Việc phát triển đề tài theo hướng nghiên
cứu định lượng sẽ giúp thu thập được dữ liệu trên một phạm vi lớn hơn và các kết quả
nghiên cứu được sẽ có độ tin cậy cao hơn, góp phần giải thích sâu sắc hơn cho những kết quả nghiên cứu định tính đã được nghiên cứu trước đó.