Bộ câu hỏi phỏng vẫn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 42 - 45)

2.3.2.1. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức

Năng lực nhận thức là khả năng của một doanh nghiệp trong việc liên tục nhận diện được các thông tin thị trường, bao gồm thông tin về khách hàng, biến động cung- cầu của thị trường, về nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh,...Năng lực nhận thức là một thành phần quan trọng của năng lực động, góp phần tạo ra lợi thé cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã quyết định đánh giá tác động của năng lực thích nghỉ đến kết quả kinh doanh thông qua các câu hỏi sau:

Thứ nhất, phòng ban nào trong doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ thu thập các thông tin thị trường? Hiệu quả hoạt động của phòng ban đó như thế nào?

Thứ hai, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ có nhu cầu như thế nào? Họ tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp vì điều gì? Những thông tin về khách hàng giúp ích gì cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Thứ ba, nhu cầu của khách hàng luôn biến động. Doanh nghiệp có tiền hành thu thập thông tin thị trường để dự báo nhu cầu khách hàng hay không? Đánh giá về những

kết quả mà việc dự báo mang lại?

Thông qua các câu hỏi này, nhóm tác giả có thể kết luận được rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thực sự quan tâm và có năng lực nhận thức hay không và nếu

có thì chiều hướng tác động của năng lực nhận thức đến kết quả kinh doanh như thế nào.

2.3.2.2. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực tiếp thu

Năng lực tiếp thu được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc hiểu, vận dụng và sử dụng những thông tin, kiến thức thu thập được từ thị trường một cách hợp lý nhằm tạo ra những trí thức mới có giá trị cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Nhóm tác giả đánh giá tác động của năng lực tiếp thu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các câu hỏi sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp có phòng ban cụ thể nào đảm nhận chức năng phân tích thông tin thị trường hay không? Những thông tin từ nghiên cứu thị trường được doanh nghiệp khai thác, sử dụng như thế nào? Những thông tin này có tác động như thể nào đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Thứ hai, những thông tin thu được sau khi phân tích thị trường được doanh nghiệp truyền đạt tới nhân viên bằng cách nào? Việc truyền đạt đó có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty?

Thứ ba, doanh nghiệp có phòng ban nào đảm nhận chức nang dao tao và phat triển nhân viên hay không? Nhân viên trong doanh nghiệp được đào tạo thông qua những hình thức nào và tần suất đào tạo như thế nào?

Thứ tư, doanh nghiệp đánh giá như thể nào về hiệu quả của những chương trình

đào tạo kế trên?

Thông qua các câu hỏi này, nhóm tác giả có thê rút ra kết luận được rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thực sự quan tâm và có năng lực tiếp thu hay không và nếu có thì chiêu hướng tác động của nó đến kết quả kinh doanh như thế nào.

2.3.2.3. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực đổi mới

Năng lực đổi mới được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc đỗi mới, sáng tạo, cải tiễn, ứng dụng những sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới hay thiết kế mới,...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh

nghiệp. Ảnh hưởng của năng lực đôi mới đến kết quả kinh doanh được nhóm tác giả đánh giá thông qua các câu hỏi sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp có phòng ban nào chuyên về hoạt động đỗi mới sáng tao hay không?

Thứ hai, nhân viên trong công ty có được khuyến khích đưa ra các ý tưởng đổi mới hay không và bằng cách nào?

Thứ ba, doanh nghiệp tập trung đỗi mới sáng tạo ở những mảng nào?

Thứ tư, việc đánh giá một ý tưởng mới ở doanh nghiệp được thực hiện như thé nào? Việc đánh giá đó có tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp?

Thứ năm, doanh nghiệp dành ngân sách như thế nào cho hoạt động đỗi mới sáng

tạo?

Thông qua các câu hỏi này, nhóm tác giả có thể kiểm chứng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đồng thời xem xét tác động của năng lực này đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.3.2.4. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực kết nỗi

Năng lực kết nói được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với các bên liên quan (stakeholders) như khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối tác,... Nhóm tác giả đánh giá tác động của năng lực kết nối đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua các câu hỏi sau:

Thứ nhất, hiện nay nhà cung câp/phân phối của doanh nghiệp là ai? Mối quan hệ

với nha cung cap/phan phối đó như thế nào?

Thứ hai, cách thức doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các đối

tác?

Thứ ba, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tiền hành hoạt động chăm sóc khách hàng? Trước những khó khăn đó, doanh nghiệp đã giải quyết như thể nào?

Và hiệu quả mang lại ra làm sao?

Thứ tư, việc tăng cường hội nhập, giao lưu, hợp tác với các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác,... có tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?

Thông qua các câu hỏi này, nhóm tác giả có thể kết luận được rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thực sự quan tâm và có năng lực kết nối hay không và nếu có thì chiều hướng tác động của năng lực kết nối đến kết quả kinh doanh như thế nào.

2.3.2.5. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực thích nghỉ

Năng lực thích nghỉ được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của mình một cách nhanh chóng để ứng phó với những thay đối của môi trường kinh doanh. Nhóm tác giả đánh giá tác động của năng lực thích nghỉ đến kết quả kinh doanh thông qua các biến như sau:

37

Thứ nhất, doanh nghiệp ứng phó như thế nào với sự biến động của môi trường kinh doanh Việt Nam trong những năm gần đây? Hiệu quả mà các biện pháp ứng phó mang lại ra sao?

Thứ ba, khi đối thù cạnh tranh có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, phản ứng của doanh nghiệp là gì? Việc phản ứng đó có ý nghĩa như thế nào?

Thứ tư, việc điều chỉnh lại nguồn lực đề thích nghi với sự thay déi cia môi trường kinh doanh tốn thời gian bao lâu? Khoảng thời gian điều chính nguồn lực đó tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Thông qua các câu hỏi trên, nhóm tác giả có thê kết luận được rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thực sự quan tâm và có năng lực thích nghi hay không và nêu có thì chiều hướng tác động của năng lực thích nghi đến kết quả kinh doanh như thế nào.

2.5. Các từ khóa (keyword) trong kiểm định giả thuyết

Để phục vụ cho việc kiểm định giả thuyết, nhóm tác giả đưa ra các từ khóa (keyword) sau đây. Nếu trong dữ liệu thu thập được có xuất hiện những từ khóa này hoặc những từ khóa khác có cùng tính chất, nội dung tương tự thì giả thuyết sẽ được

kiểm định.

Bảng 2.5. Các từ khóa trong kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Các từ khóa

HI: Năng lực nhận thức | Hiệu quả rất tốt/ khá tốt/ khá ôn/ tương đối cao/ vừa phải;

có tác động tích cực đến | Ứng phó kịp thời với biến động; Đưa ra quyết định đúng:

kết quả kinh doanh của | Chính xác; Giúp ích rất nhiều/ nhiều; Sản phẩm ưu việt các doanh nghiệp vừa | thỏa mãn khách hàng; Doanh thu tăng; Lượng khách hàng và nhỏ Việt Nam tăng, Chất lượng tốt hơn; Năng suất tăng: Duy trì ôn định;

Dịch vụ tốt hơn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực Động Đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)