Việc tính toán để lựa chọn thiết bị hệ thống tưới đáp ứng được nhu cầu tưới theo nông học cây trồng và phù hợp điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hiệu quả cao là việc cần thiết cho việc phá
Trang 1KHOA KỸ THUẬT & KHOA HỌC MÁY TÍNH
ĐỒ ÁN CUỐI KỲ
MÔN LẬP TRÌNH HỆ THỐNG NHÚNG
ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ DỘNG
SINH VIÊN: NGUYỄN THẾ SƠN
MSSV: 91012102136
LỚP: 21DMT
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH GIẢNG VIÊN: TS Chung Tấn Lâm
HK1 NĂM HỌC 2024-2025
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Em xin chân thành cảm ơn thầy Chung Tấn Lâm đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp Do kiến thức còn hạn chế trong quá trình thực hiện đồ án em không tránh khỏi những sai xót kính mong quý thầy cô trong hội đồng thi chỉ dẫn, bỏ qua và giúp đỡ em.Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thế Sơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 4
1.Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Lý do chọn đề tài 5
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Kết cấu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1: HỆ THÔNG TƯỚI CÂY TỰ DỘNG 7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH 10 2.1 Arduino UNO 10
2.2 Cảm biến độ ẩm đất 11
2.3 Hệ thống Actuator 12
2.3.1 RELAY 5V: 12
2.3.2 MÁY BƠM NƯỚC DC: 14
CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ KẾT NỐI HỆ THỐNG 15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp của nước ta là nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu cũng như chưa có nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật được áp dụng vào thực tế Rất nhiều quy trình kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc được tiến hành một cách chủ quan và không đảm bảo được đúng yêu cầu Có thể nói trong nông học ngoài những kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc thì tưới nước là một trong các khâu quan trọng nhất trong trồng trọt, để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển bình thường, tưới đúng và tưới đủ theo yêu cầu nông học của cây trồng sẽ không sinh sâu bệnh, hạn chế thuốc trừ sâu cho sản phẩm an toàn, đạt năng suất, hiệu quả cao Mặt khác hiện nay nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa các thiết bị máy móc tự động được đưa vào phục vụ thay thế sức lao động của con người Vì vậy thiết bị tưới đang được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đưa vào thực tiễn ngày được áp dụng càng nhiều Thiết bị tưới cũng rất đa dạng về chủng loại (vòi phun mưa, phun sương, vòi nhỏ giọt bù áp, vòi không bù áp, dây tưới nhỏ giọt ) có thông số khác nhau phục vụ cho các loại cây khác nhau được chế tạo từ nhiều nước như Israel, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc , sẽ rất thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình Việc tính toán để lựa chọn thiết bị hệ thống tưới đáp ứng được nhu cầu tưới theo nông học cây trồng và phù hợp điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho hiệu quả cao là việc cần thiết cho việc phát triển trên diện rộng của hệ thống tưới này Hệ thống tưới phun đáp ứng độ ẩm gốc, độ ẩm lá và không khí cho cây trồng phát triển tốt, hệ thống tiết kiệm nước tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng không gây rửa trôi, thoái hóa đất, không gây ô nhiễm môi trường Hệ thống tưới nước tự động có thể kết hợp với bón phân, phun thuốc hóa học Hơn thế nữa, với việc thiết kế một hệ thống tưới cây tự động sẽ giúp cho con người không phải tưới cây, không phải tốn chi phí nhân công tưới nước cũng như giám sát thời gian tưới cây Với hệ thống này, việc tưới cây sẽ là tự động tùy theo nhiệt độ thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm cao hay thấp, mùa nào trong năm… Tất cả các điều
Trang 5kiện đó sẽ được đưa vào hệ thống tính toán và đưa ra thời gian chính xác để bơm nước Người lao động sẽ không cần phải quan tâm đến việc tưới cây, cây sẽ được sinh trưởng và phát triển tốt hơn nhờ việc tưới cây phù hợp và chính xác hơn
2 Lý do chọn đề tài
Hệ thống tưới tự động (tưới nhỏ giọt, phun sương …) là hệ thống thiết bị tưới tốt nhất đáp ứng theo yêu cầu sinh trưởng cây trồng đang được ứng dụng rộng trên các nước phát triển Hệ thống tưới nước tự động là một hình thức tưới nước hợp lý, tiết kiệm sức lao động và chi phí nhân công Vốn đã rất phổ biến từ nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ vài ba năm trở lại đây việc vận dụng
hệ thống này mới trở thành xu hướng Hệ thống tưới nước tự động cũng trở nên phổ biến hơn với người nông dân ở nông thôn cùng với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhưng không phải người dân nào cũng mạnh dạn đưa vào xử dụng vì chi phí đầu tư cao Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu tự nhiên, và với những phương pháp sản xuất canh tác truyền thống không mang lại năng suất cao Khi kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu con người càng được nâng cao, đòi hỏi chất và lượng nâng cao Do đó cần đến các thiết bị kỹ thuật tiên tiến có khả năng đo đạc
và điều khiển được các thông số của môi trường như :nhiệt độ, độ ẩm không khí, chất dinh dưỡng cung cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên em đã nghiên cứu và tiến hành thiết kế : “Hệ Thống Tưới Cây Tự Động theo
độ ẩm’’
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình hệ thống tưới tự động, từ đó đưa vào ứng dụng thực tiễn Giúp cho việc tưới tiêu cây trồng ở nước ta có những phương án mới và đạt được hiệu quả cao
4 Kết cấu
- Tổng quan về đề tài
- Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong mạch điều khiển
Trang 6- Thiết kế hệ thống tưới tự động
- Kết quả và định hướng phát triển
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung đề tài nghiên cứu, em tiến hành phương pháp nghiên cứu sau:
Các kết quả nghiên cứu kế thừa:
- Kế thừa công trình nghiên cứu của các thế hệ trước về cơ sở lý thuyết của các phần mềm lập trình và mô phỏng
- Kế thừa các nghiên cứu có trong thực tiễn
Định hướng nghiên cứu :
- Nghiên cứu phần mềm lập trình và mô phỏng trên máy tính
- Tìm ra phương pháp lập trình đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả Kiểm chứng :
- Chạy thử mô hình nhiều lần, kiểm tra phát hiện lỗi và từ đó hoàn thiện hệ thống
Trang 7CHƯƠNG 1: HỆ THÔNG TƯỚI CÂY TỰ DỘNG
Các thành phần cần thiết cho dự án này như sau:
1 Bo mạch Arduino UNO
2 Bảng mạch thí nghiệm chung
3 Relay 5 V
4 Nguồn điện 5 V DC
5 Cảm biến độ ẩm đất (YL-69)
6 Dây kết nối
7 Cáp Arduino
8 Máy bơm nước 5 V DC
Trang 8Mô tả về mạch:
Giao diện của cảm biến độ ẩm đất (YL-69), bo mạch rơ le 5 V
và máy bơm nước DC 20 V với bo mạch Arduino UNO được thể hiện trong Hình 5.16 Máy bơm nước DC 20 V được kết nối với chân NO (thường mở) và COM (còn gọi là cực) của rơ le Các chân 5 V và GND (đất) của rơ le được kết nối với chân 5 V và GND (đất) của bo mạch Arduino Chân IN của rơ le được kết nối với chân số 8 của bo mạch Arduino Các chân Vcc, GND (đất) và AO của cảm biến độ ẩm đất được kết nối với chân 5 V, GND (đất) và A0 của bo mạch Arduino Chân 8 của Arduino UNO được kết nối với bo mạch rơ le để điều khiển kích hoạt rơ le Máy bơm nước DC 5 V được kết nối với mô-đun rơ le, như thể hiện trong Hình 5.16 Theo điều kiện mặc định,
vì máy bơm nước được kết nối giữa các đầu cuối COM và NO của rơ
le nên nó sẽ khiến máy bơm nước tắt Nếu chân 8 của Arduino tạo ra điện áp 5 V thì rơ le sẽ được kích hoạt và điều này sẽ khiến máy bơm
nước bật
Trang 9Hình 1 Sơ đồ mạch điều khiển việc chuyển đổi máy bơm nước tùy thuộc vào độ
Độ ẩm có trong đất được cảm biến độ ẩm đất cảm nhận và tùy thuộc vào hàm lượng độ ẩm, máy bơm nước sẽ được bật hoặc tắt
Hình 2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của dự án điều khiển việc chuyển đổi máy bơm nước tùy thuộc vào độ ẩm trong đất
Trang 10CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH 2.1 Arduino UNO
Hình 3: hình dáng bên ngoài Arduino
Đặc điểm cơ bản của Arduino UNO:
Vi điều khiển: ATmega328P
Điện áp hoạt động: 5V
Điện áp đầu vào: 7-12V (khuyến nghị)
14 chân digital I/O (6 chân có thể dùng PWM)
6 chân analog input
Bộ nhớ Flash: 32KB
SRAM: 2KB
Tốc độ xử lý: 16MHz
Các cổng kết nối chính:
Cổng USB: dùng để nạp code và cấp nguồn
Cổng nguồn ngoài
Các chân digital (D0-D13)
Các chân analog (A0-A5)
Chân nguồn: 5V, 3.3V, GND
Ưu điểm:
Trang 11 Dễ sử dụng, phù hợp cho người mới học
Cộng đồng người dùng lớn
Nhiều thư viện hỗ trợ
Giá thành phải chăng
Tương thích với nhiều cảm biến và module
2.2 Cảm biến độ ẩm đất
Hình 4: Cảm biến độ ẩm đất
Cấu tạo vật lý:
2 đầu dò (probe) làm bằng vật liệu dẫn điện
Module điều khiển và xử lý tín hiệu
3 chân kết nối: VCC, GND, AO (Analog Output)
Điện áp hoạt động: 3.3V - 5V
Nguyên lý hoạt động:
Đo điện trở giữa hai đầu dò
Khi đất khô: điện trở cao, tín hiệu analog cao
Khi đất ẩm: điện trở thấp, tín hiệu analog thấp
Chuyển đổi điện trở thành tín hiệu analog (0-1023) Đặc điểm kỹ thuật:
Đầu ra analog: 0-1023 (10-bit)
Trang 12 Độ nhạy có thể điều chỉnh qua biến trở
Có đèn LED báo trạng thái hoạt động
Tiêu thụ điện thấp
Thời gian phản hồi nhanh
Ưu điểm:
Giá thành rẻ
Dễ lắp đặt và sử dụng
Độ chính xác đủ cho ứng dụng tưới cây
Kết nối đơn giản với Arduino
Bền và ổn định
2.3 Hệ thống Actuator
2.3.1 RELAY 5V:
Hình 5: Module Relay 5V 10A
A Cấu tạo:
Trang 13 Cuộn dây điện từ
Tiếp điểm thường đóng (NC)
Tiếp điểm thường mở (NO)
Tiếp điểm chung (COM)
Module điều khiển với opto-coupler
B Đặc điểm kỹ thuật:
Điện áp điều khiển: 5V DC
Dòng điện điều khiển: 15-20mA
Khả năng đóng ngắt: 10A/250VAC hoặc 10A/30VDC
Thời gian đáp ứng: 5-10ms
C Nguyên lý hoạt động:
Nhận tín hiệu điều khiển từ Arduino
Kích hoạt cuộn dây điện từ
Chuyển đổi tiếp điểm
Đóng/ngắt mạch điện máy bơm
Trang 142.3.2 MÁY BƠM NƯỚC DC:
Hình 6: Máy bơm nước DC
A Thông số kỹ thuật:
Điện áp hoạt động: 5V DC
Công suất: 2-3W
Lưu lượng: 100-200L/h
Độ cao đẩy: 0.5-1m
B Đặc điểm:
Motor DC chống nước
Kích thước nhỏ gọn
Hoạt động êm
Tiêu thụ điện thấp
Dễ dàng lắp đặt
Trang 15CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ KẾT NỐI HỆ THỐNG
Hình 7: Sơ đồ kết nối của hệ thống tưới cây tự động
Trang 16CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, thiết kế và thực hiện hệ thống tưới cây
tự động dựa trên cảm biến độ ẩm, chúng ta rút ra được những kết luận sau:
4.1 Về mặt kỹ thuật:
Hệ thống đã hoạt động ổn định, đảm bảo việc tưới nước tự động khi độ ẩm đất xuống dưới ngưỡng cài đặt
Các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu đề ra về độ chính xác đo độ
ẩm và thời gian phản hồi
Thiết bị có khả năng tích hợp và mở rộng với các module bổ sung
4.2 Về hiệu quả kinh tế:
Giúp tiết kiệm 30-40% lượng nước so với phương pháp tưới thủ công
Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý, thời gian hoàn vốn nhanh
Giảm chi phí nhân công cho việc chăm sóc cây trồng
4.3 Về khả năng ứng dụng thực tế:
Phù hợp để triển khai cho các vườn rau, hoa màu quy mô vừa và nhỏ
Dễ dàng lắp đặt, vận hành và bảo trì
Có thể mở rộng quy mô và tính năng trong tương lai
4.4 Đề xuất phát triển:
Tích hợp thêm các cảm biến môi trường khác như nhiệt độ, ánh sáng
Phát triển ứng dụng điện thoại để điều khiển từ xa
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu lịch tưới
Trang 17TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Programming and Interfacing with Arduino
2 http://arduino.vn/
3 http://arduino.cc/