1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm nhận của anh chị về chuyến Đi thực tế tại bảo tàng chứng tích chiến tranh qua Đó thấy Được bản lĩnh và trí tuệ việt

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm Nhận Của Anh Chị Về Chuyến Đi Thực Tế Tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Qua Đó Thấy Được Bản Lĩnh Và Trí Tuệ Việt
Người hướng dẫn Thầy Mai Thúc Hiệp
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Nhân dân tađánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung bạo nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanhliệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất đất nước; chấm dứt áchthống trị hơn

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Trang 2

8 Nguyễn Hoàng Tuấn 3121410557

9 Huỳnh Phương Uyên 3121540154

15 Phan Nguyễn Tường Vy 3121540167

16 Huỳnh Hữu Nhân 3120410357

17 Nguyễn Chí Anh Hào 3121320104

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

NHÓM 3

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài: 1

NỘI DUNG 2

I Giới thiệu và Khái quát về Bảo tàng Chứng tích chiến tranh: 2

A Lịch sử hình thành: 2

B Nét đặc sắc của bảo tàng: 2

C Giá trị văn hóa: 3

II Bản lĩnh của dân tộc Việt Nam: 4

A Lịch sử chiến tranh của đất nước (chia làm 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp-Mỹ): 4

B Đường lối kháng chiến của Đảng: 7

C Tinh thần kiên cường, và sự hy sinh trong chiến tranh: 8

D Các cuộc chiến tiêu biểu (Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Đại thắng mùa Xuân năm 1975): 11

III Trí tuệ của dân tộc Việt Nam 12

A Sự sáng tạo trong đường lối kháng chiến và nghệ thuật đánh giặc 12

B Sự nghiệp xây dựng đất nước thời chiến 13

C Thành tựu khoa học - công nghệ… 14

IV Bằng bản lĩnh và trí tuệ việt nam đã vượt qua thách thức trong chiến tranh.14 A Bằng bản lĩnh của dân tộc Việt Nam 14

B Bằng trí tuệ của dân tộc Việt Nam 16

V Kết luận 17

A Tóm tắt điểm chính 17

B Khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam 17

C Triển vọng và khuyến khích ( bài học, cảm nghĩ rút ra ) 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Bảo tàng Chứng tích lịch sử là nơi ghi nhận, lưu giữ những ký ức lịch sử đẫmmáu, đầy chết chóc và bom đạn kéo dài trên con đường tiến tới độc lập của cả dântộc Việt Nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta đã đánh đuổiđược thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam Tuynhiên với mưu đồ xâm lược nước ta từ trước, đế quốc Mỹ đã phá bỏ Hiệp địnhGiơnevơ, hất cẳng và gạt bỏ thế lực tay sai của thực dân Pháp, dựng lên chínhquyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới nhằm chiacắt nước ta lâu dài

- Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh đã gây rahàng loạt tội ác như giết người, hãm hiếp, đánh đập tù nhân, ném bom vào thườngdân, rải chất độc da cam v.v Nổi bật là các hành động thảm sát xảy ra trong liêntiếp nhiều năm Trong quá trình xâm lược, Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạngây thương vong mà cong sử dụng cả chất độc hóa học nhằm triệt hạ nguồn sốngsinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trangcách mạng Đặc biệt nổi bật là chất độc da cam đã để lại những hậu quả vô cùngnặng nề mà cho đến hiện tại vẫn chưa thể khắc phục triệt để và tổn thương, mấtmát mà nạn nhân chất độc da cam phải gánh chịu vẫn tồn tại cho đến ngày naykhông thể chữa lành

- Trước những thủ đoạn tàn bạo của đế quốc thực dân thì quân ta vẫn luôn anhdũng chiến đấu, tiến về phía trước không chịu khuất phục Cuối cùng sau 21 nămtrường kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược vô cùng gian khổ, ác liệt thì dân tộc đãgiành được chiến thắng hoàn toàn Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội

do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọitrên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Nhân dân tađánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung bạo nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanhliệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất đất nước; chấm dứt áchthống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánhdấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷnguyên độc lập tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên ,nhóm chúng em chọn đề tài “Bản lĩnh và trítuệ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ” làm đề tài nghiên cứu cho bài thuhoạch của mình Mong rằng với những kiến thức lịch sử sẵn có cùng những tư liệutìm hiểu thêm từ chuyến tham quan bảo tàng có thể giúp chúng em nghiên cứu thấu

Trang 5

đáo bản lĩnh, trí tuệ của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và từ

đó thêm yêu nước, tự hào là một người con của Tổ quốc thân yêu

Trong thời kỳ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, nơi này được dùng làmTrường Đại học Y Dược Nhưng sau khi chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bịlật đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước Đến ngày04/9/1975, chính quyền cách mạng đã thành lập tại nơi đây Nhà Trưng bày tội ác

Mỹ - Ngụy Ngày 10/11/1990 đổi tên thành Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâmlược Đến ngày 04/7/1995, chính thức chuyển đổi thành Bảo tàng Chứng tíchChiến tranh cho đến nay

mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam

Nét đặc sắc của bảo tàng này không chỉ nằm ở giá trị lịch sử mà còn ở kiến trúcđộc đáo của nó Kiến trúc của Bảo tàng được lấy cảm hứng từ các địa điểm quân

sự trong chiến tranh, với các bức tường đá, vách đá, sàn bê tông, tôn lợp mái vàcửa sổ nhỏ, tạo nên một không gian rất đặc trưng và bắt mắt Bảo tàng này khôngchỉ là nơi lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, mà còn là nơi tuyên

Trang 6

truyền về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, ý thức chống chiếntranh xâm lược và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo và cáchiện vật lịch sử mà còn có những nét đặc sắc khác:

- Triển lãm lưu động: Bảo tàng tổ chức các triển lãm lưu động, mang tới cơ hộicho nhiều người có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về lịch sử chiến tranh Việt Nam

- Hợp tác quốc tế: Bảo tàng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan Pháttriển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thực hiện phòng trưng bày về nỗ lực chung củahai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh

- Số lượng khách tham quan: Từ khi thành lập, Bảo tàng đã đón tiếp hơn 23 triệulượt khách, trong đó có hơn 11 triệu lượt khách quốc tế

- Các hiện vật đặc biệt: Bảo tàng trưng bày các hiện vật như mô hình nhà tù

“chuồng cọp”, máy chém, và các dụng cụ tra tấn, phản ánh một cách sống động vàxúc động những khổ đau mà nhân dân Việt Nam đã phải trải qua

C Giá trị văn hóa:

Giá Trị Văn hoá của Bảo tàng

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một kho báu lịch sử đầy cảm xúc, nơidấu vết của những cuộc xung đột và kháng chiến trải qua hàng thế kỷ vẫn được bảotồn Những di tích và hiện vật tại bảo tàng là những bằng chứng sống động về cácthời kỳ đầy biến động và khó khăn của Việt Nam Khi bước vào bảo tàng này, bạnnhư đang bước vào một hành trình quay về quá khứ, để hiểu hơn về sự tàn phá củachiến tranh và biết ơn những người lính, người dân đã hy sinh cho nền độc lậpquốc gia

1/ Chuyên Đề “Thế Giới Ủng Hộ Việt Nam Kháng Chiến Chống Mỹ 1954 1975”

-Với hơn 100 bức ảnh và 145 tài liệu cùng hiện vật, chuyên đề "Thế giới ủng

hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975" là một bức tranh đầy màu sắc về

sự đoàn kết của nhân dân trên toàn thế giới, bao gồm cả những người dân Mỹ,trong việc ủng hộ cuộc chiến tranh dân tộc của Việt Nam

2/ Chuyên Đề “Hồi Niệm”

Đây là một dự án do hai nhà báo ảnh người Anh, Tim Page và Horst Faasthực hiện Trên từng bức ảnh, những phóng viên đã truyền đạt những câu chuyệnchân thực và cảm xúc về chiến tranh, những góc khuất và những biểu tượng của sự

hy sinh Chuyên đề "Hồi niệm" không chỉ là một sự tôn vinh đối với những ngườilính và dân thường đã đánh đổi cuộc sống của họ trong chiến tranh mà còn là một

Trang 7

lời tri ân sâu sắc đối với những phóng viên dũng cảm, người đã dấn thân vào cuộcchiến để ghi lại những câu chuyện quan trọng và đáng nhớ về chiến tranh.

3/ Chuyên Đề “Tội Ác Chiến Tranh Xâm Lược”

"Tội ác chiến tranh xâm lược" là bộ sưu tập đầy cảm xúc tại bảo tàng Chứngtích Chiến tranh Sài Gòn Những bức ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này

là những minh chứng đáng kinh ngạc về sự đau khổ và mất mát mà chiến tranh đãgây ra "Tội ác chiến tranh xâm lược" là một lời nhắc nhở về ý nghĩa của hòa bình

và nhân đạo, và cũng là một lời kêu gọi cho một thế giới không chiến tranh, khôngxâm lược, nơi mọi người có cơ hội sống trong hòa bình và tự do nh ở Việt Nam

4/ Chuyên Đề “Chất Độc Da Cam Trong Chiến Tranh Ở Việt Nam”

Đây là bộ sưu tập tập trung vào tác động của chất độc da cam trong chiếntranh ở Việt Nam, bao gồm 42 ảnh phóng sự của nhiếp ảnh gia Nhật Bản GoroNakamura

Những bức ảnh trong chuyên đề này không chỉ tái hiện lại những hình ảnhcủa chiến tranh ở Việt Nam mà còn tập trung vào thảm họa chất độc da cam doquân đội Mỹ gây ra Chúng làm rõ về những hậu quả nghiêm trọng và cả nhữngđau đớn mà nhân dân Việt Nam phải chịu do việc sử dụng chất độc da cam trongchiến tranh Chuyên đề này là một lời nhắc nhở về những tác động lâu dài củachiến tranh và tác hại của việc sử dụng chất độc trong cuộc chiến

5/ Chuyên Đề “Hậu Quả Chất Độc Màu Da Cam”

Chuyên đề “Hậu quả chất độc màu da cam” tại bảo tàng là một phần quantrọng trong việc tạo ra nhận thức về những tác động của chất độc da cam đối vớingười dân Việt Nam

Những hình ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này tập trung vào việcphác họa những hậu quả thảm khốc của chất độc màu da cam, một loại hóa chất màquân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam Chúng thể hiện nhữngthương tổn và khối u ác tính đã gây ra cho nhân dân và môi trường Việt Nam.Ngoài việc thể hiện sự tổn thương, chuyên đề cũng nêu bật tinh thần mạnh

mẽ của những nạn nhân chất độc da cam thông qua những bức ảnh kể những câuchuyện về sự đoàn kết và nỗ lực của những người đã chịu nhiều đau khổ để tái lậpcuộc sống và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn Chuyên đề này cũng là một lờikêu gọi quốc tế về việc hỗ trợ những nạn nhân của chất độc da cam và nỗ lực loại

bỏ các loại vũ khí độc hại khỏi chiến trường

Trang 8

II Bản lĩnh của dân tộc Việt Nam:

A Lịch sử chiến tranh của đất nước (chia làm 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp-Mỹ):

Giai đoạn Chiến tranh chống Pháp (1946 – 1954)

Giai đoạn 1: Kháng chiến toàn quốc (1946 - 1950)

Chiến lược: Ta thực hiện chiến tranh du kích, tập trung xây dựng lực lượng vũtrang và căn cứ địa

Sự kiện quan trọng: Chiến thắng Biên giới Thu Đông, đập tan âm mưu "đánhnhanh thắng gọn" của Pháp

Giai đoạn 2: Chống "vây ráp", "bình định" (1950 - 1953)

Chiến lược: Ta chuyển sang chiến tranh vận động, mở các chiến dịch lớn đểtiêu diệt sinh lực địch

Sự kiện quan trọng: Chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp ký Hiệp định

Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược

Ý nghĩa lịch sử:

Cuộc kháng chiến chống Pháp là một trong những trang sử hào hùng nhất củadân tộc, là một thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ vũ phong trào giảiphóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới

Giai đoạn Chiến tranh chống Mỹ (1955 – 1975)

Giai đoạn 1: Kháng chiến chống Mỹ diễn ra trên một mặt trận (1955 1964)

Về quân sự:

Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Nam, mở rộng các khu căn

cứ địa, chuẩn bị chiến tranh lâu dài

Tích cực chi viện cho miền Nam về vũ khí, trang bị, cán bộ, củng cố và pháttriển lực lượng quân sự, chính trị

Trang 9

Mỹ và tay sai tăng cường lực lượng quân sự ở miền Nam, mở rộng các hoạtđộng quân sự lấn chiếm, đàn áp, khủng bố nhân dân.

- Về chính trị:

Miền Bắc tập trung củng cố chế độ dân chủ nhân dân, đẩy mạnh cải cáchruộng đất, phát triển kinh tế - xã hội

Miền Nam đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, tiêu biểu là phong trào

"Đoàn kết cứu nước"

Mỹ và tay sai ra sức thủ đoạn chia rẽ, mua chuộc, khủng bố các lực lượngyêu nước ở miền Nam

- Về ngoại giao:

Miền Bắc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc,phong trào hòa bình trên thế giới

Mỹ và tay sai tăng cường hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chế độ

xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Giai đoạn 2: Kháng chiến chống Mỹ diễn ra trên hai mặt trận (1965 1973)

Trang 10

Ta mở các chiến dịch lớn ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Quân dân ta anh dũng chiến đấu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước

– Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập,thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội

– Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớnđối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới

– “Mãi mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trangchói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trítuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”

Trang 11

B Đường lối kháng chiến của Đảng:

Lâu dài: Chuyển hóa lực lượng và tiến lên đánh bại kẻ thù trong thời gian dài

Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế: Tự chủ trong kháng chiến,nhưng cũng sẵn sàng nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài

Phương châm: Kháng chiến lâu dài, tự lực, càng đánh càng mạnh

Nhiệm vụ: Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn

Tư tưởng và chiến lược: Tiếp tục tiến công ở miền Nam, chiến tranh nhân dân ởmiền Bắc, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị

Cả hai chiến dịch đều nhấn mạnh vào sự toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinhcủa kháng chiến, kết hợp với việc tranh thủ sự giúp đỡ từ quốc tế

C Tinh thần kiên cường, và sự hy sinh trong chiến tranh:

Trong thư gửi các Chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô, ngày 27/01/1947, Chủ tịch HồChí Minh biểu dương: “Các em là đội cảm tử Các em quyết tử để cho Tổ quốcquyết sinh Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìnnăm để lại Nay các em gan góc tiếp thu cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại chonòi giống Việt Nam muôn đời về sau”

“Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã thành lời thề thiêng liêng, là mục đích cao

cả, biểu tượng sáng ngời cho thế hệ trẻ Việt Nam về tinh thần sẵn sàng hy sinh vìnền độc lập của Tổ quốc

Trang 12

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đi theo tiếng gọi thiêng liêng củaĐảng, của Tổ quốc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơnđộc lập, tự do”, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã sớm giác ngộ lý tưởng cáchmạng; với tinh thần“Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, ý chí “xẻ dọc Trường Sơn

đi cứu nước” đã xung phong “xếp bút nghiên ra trận”, trở thành những chiến sĩkiên trung, bất khuất

- Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP Hồ Chí Minh lưu giữ và trưng bày nhiềuhình ảnh chiến tranh đầy đau thương

Một chiếc máy chém - công cụ giết người khét tiếng một thời của chế độ cũ

- Vào năm 1930, máy chém ở nhà giam Hỏa Lò (Hà Nội) đã hành quyết ba nhàcách mạng: Nguyễn Thái Học, Ký Con, Nguyễn Khắc Nhu và chuyển xuống HảiPhòng để xử chém đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

- Ở Sài Gòn, máy chém đã sát hại nhiều sĩ phu yêu nước chống lại chính sách caitrị của thực dân Pháp và đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc như: NgôThiêm, Trần Chương, Lý Tự Trọng

Đây là một ống cống của gia đình ông Bùi Văn Vát, chứng tích của vụ thảm sát

ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đêm 25/2/1969 Ba đứa trẻ làcháu nội ông Vát (10 tuổi, 8 tuổi và 6 tuổi) ẩn nấp trong ống cống này đã bị línhbiệt kích Mỹ phát hiện, bắt và hành hình dã man

Trang 13

Còn đây là hình ảnh được coi

là “sốc” nhất trong các hình ảnhtrưng bày: Lính Mỹ thuộc Sưđoàn bộ binh số 25 đang xáchmảnh xác một chiến sỹ giảiphóng vừa bị trúng đạn súngphóng lựu

Khu vực trưng bày hậu quả củabom mìn, vật nổ trong chiếntranh Theo đánh giá của cácchuyên gia, nhiều vùng ở ViệtNam phải hàng trăm năm nữamới có thể xử lý hết ô nhiễm bom mìn chiến tranh

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹkhông chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong,

mà còn sử dụng cả vũ khí hoá học nhằm triệt hạnguồn sống của nhân dân Việt Nam Trong vòng 10năm, từ năm 1961 đến 1971, những cơn “mưa chấtđộc” không ngừng rải xuống miền trung và miềnnam Việt Nam Có khoảng 4,8 triệu người đã bị ảnhhưởng trực tiếp của chất độc da cam và để lại nhữnghậu quả nặng

nề cho đếnngày hômnay

Những anh hùng liệt sĩ, như: Cù Chính

Lan, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Bế Văn

Đàn, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Thạc,Đặng Thị Thùy Trâm, 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc,… là

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN