Điều đó dường như là điều hiển nhiên bởi bất kì cô gái nào ở độ tuổi như Kayla đều trong giai đoạn dậy thì, nói cách khác đó là đó là khi những cô gái dần trở nên chú ý tới ngoại hình củ
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
-
-BÀI THI KẾT THÚC
MÔN: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU, CẢM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN ẢNH
Học kỳ 1, Năm học 2022 - 2023 Hình thức: Tiểu luận
Giảng viên: Đỗ Phương Trang
Người thực hiện: Bùi Anh Thắng
Khoa - Lớp: Truyền thông và Văn hoá đối ngoại -
TTQT49C1
Mã sinh viên: TTQT49-C1-1859
Trang 2MỤC LỤC
I Một số thông tin cơ bản về đạo diễn và bộ phim 3
1 Đạo diễn Bo Burnham 3
2 Bộ phim “Eighth Grade” 4
II Thông điệp của bộ phim 5
III Phân tích 6
1 Nghệ thuật quay phim 6
a) Ánh sáng 6
b) Góc quay 8
c) Động tác quay 14
2 Nghệ thuật dàn cảnh 15
a) Cảnh Kayla đi trong trong trường 15
b) Cảnh nói chuyện với Aiden 16
c) Cảnh Kayla lướt điện thoại khi đang nằm 17
d) Cảnh Kayla trong nhà Kennedy 17
e) Cảnh Kayla xuất hiện khi cô quay video Youtube 19
IV Kết luận 21
V Nguồn tài liệu tham khảo 21
2
Trang 3I Một số thông tin cơ bản về đạo diễn và bộ phim
1 Đạo diễn Bo Burnham
Bo Burnham là một người
đa tài khi anh hoạt động và đạt nhiều thành công ở nhiềulĩnh vực khác nhau Bo Burnham là một diễn viên hài, ca sĩ kiêm nhạc sĩ, nhạc
sĩ, diễn viên và đạo diễn Anh ấy lần đầu tiên nổi tiếngtrên YouTube với các bài hátchâm biếm và các bản phác thảo hài kịch Kể từ đó, anh
ấy đã phát hành ba album - tất cả đều đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Hài kịch Billboard - và đóng vai chính trong
3
Trang 4chương trình truyền hình của riêng anh ấy, Zach Stone Is Gonna
Be Famous
Phong cách hài hước độc đáo của Burnham đã giúp anh có được lượng người theo dõi trung thành, cả khán giả tuổi teen và người lớn Khả năng gây được sự chú ý từđông đảo công chúng như vậy là một trong những điều khiến anh ấy trở thành một diễn viên hài thành công Cho dù anh ấy đang châm biếm văn hóa đại chúng hiện đại hay tự “chọc quê” bản thân thì Burnham luôn tìm ra cách khiến mọi người cười
Ngoài công việc là một diễn viên hài, Burnham còn chứng tỏ mình là một nhà văn
và đạo diễn tài năng Bộ phim đầu tay của anh ấy là Eighth Grade đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình (mang về cho anh ấy một đề cử Oscar cho Kịch bảngốc hay nhất) và chứng minh rằng anh ấy có kỹ năng đứng sau máy quay cũng nhưkhi đứng trước nó Với hai bộ phim nữa hiện đang được phát triển, có vẻ như Bo Burnham sẽ còn đạt được thành công lớn hơn nữa trong những năm tới
2 Bộ phim “Eighth Grade”
Eighth Grade là một bộ phim đầy cảm động và
có sức ảnh hưởng mạnh mẽ kể về câu chuyện
của Kayla, một học sinh lớp tám đang cố gắng
vượt qua những tuần cuối cùng của trường cấp
hai Bộ phim ghi lại sự lúng túng, bất an và lo
lắng mà nhiều thanh thiếu niên cảm thấy trong
thời gian này trong cuộc đời Nó cũng nhấn
mạnh tầm quan trọng của gia đình và bạn bè
trong giai đoạn chuyển tiếp này
Bộ phim đã thể hiện xuất sắc những thử thách
mà Kayla phải đối mặt ở trường học cũng như ở nhà Cô gặp khó khăn trong việc
4
Trang 5kết bạn, hòa nhập và đối phó với các chàng trai Ở nhà, cô đối phó với người cha đơn thân đang gặp khó khăn trong việc kết nối, chia sẻ với cô Tuy nhiên, bất chấp tất cả những thách thức này, Kayla vẫn giữ cho mình tâm thế lạc quan và đầy hy vọng vào những gì phía trước ở trường cấp 3
Burnham đã nói rằng anh ấy muốn làm “Eighth Grade” vì anh ấy cảm thấy rằng không có đủ phim về "những đứa trẻ bình thường", đặc biệt là các bé gái Anh ấy cũng nói rằng anh ấy muốn bộ phim mà thật sự đề cập tới sức khỏe tâm lí và tuổi
vị thành niên nói chung
Nhìn chung, Eighth Grade là một bộ phim dễ hiểu và sâu sắc sẽ gây được tiếng vang với nhiều khán giả Nó cung cấp những hiểu biết có giá trị về trải nghiệm tuổiteen đồng thời mang đến những bài học giáo có tình giáo dục vô cùng cần thiết chothế hệ trẻ
II Thông điệp của bộ phim
Chẳng biết từ bao giờ, cụm từ gen Z đã trở thành một thuật ngữ thống trị trên mọi phương tiện truyền thông Người ta thường mặc định thế hệ này là thế hệ của những người xuất sắc, năng động, giỏi công nghệ, tự làm chủ…đến nỗi vô tình cướp đi cơ hội được vấp ngã và sai lầm của những người còn chưa kịp trưởng thành Tuổi thanh xuân, với ưu thế về thể chất và trí tuệ, dường như đã áp lên vai những cá nhân áp lực vô hình về việc họ phải giỏi giang, phải thành công Tuy vậy,
bộ phim đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất khác Nó nói với chúng ta rằng tuổi trẻ cũng là tuổi của sự tan vỡ để liền lại, của gục ngã để đứng lên Cái những đứa trẻ cần không phải là áp lực mà chỉ là quyền được sai lầm, được sẻ chia,được vướng vào những rắc rối để rồi tự thoát ra và tự trưởng thành theo cách của riêng mình mà thôi
Đây có lẽ là một trong những thông điệp mà “Eighth Grade” mang đến cho mọi người Thông điệp từ “Eighth Grade” là một bộ phim quan trọng cho nhà giáo, phụ
5
Trang 6huynh, và bất cứ ai quan tâm đến tương lai của giới trẻ chúng ta Nó mang đến cho người xem một cái nhìn hiếm hoi vào trái tim và tâm trí của những người trẻ khi họtrải qua tuổi thành niên Bộ phim chắc chắn sẽ khơi gợi suy nghĩ và thảo luận về các vấn đề mà thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt.
III Phân tích
1 Nghệ thuật quay phim
a) Ánh sáng được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế và hợp lí vì vậy mà đôi lúc chúng ta dường như chẳng thể thấy sự bất thường trong khung cảnh
Ở cảnh này, tác giả chia khung cảnh mà ta nhìn thấy thành hai mảng trắng đen đối lập với nhau Trong phần Trắng là thế giới tươi sáng ngoài kia còn mảng Đen- tạo nên bởi bóng của ngôi trường thì lại đại diện cho một thế giới tối tăm Điều đó phần nào cho thấy suy nghĩ, thế giới quan của Kayla về những gì cô đang trải qua, đang cảm nhận chính lúc này Đáng nhẽ ngôi trường kia phải là nơi cô khao khát được đến để thăm bạn bè, thầy cô, đặc biệt là khi đây là tuần cuối cùng của năm lớp 8 Ấy vậy mà mọi chuyện lại không như những gì ta dự đoán Kayla tiến vào trong thứ màu đen kia với vẻ mặt không chút hào hứng, thậm chí còn có phần sợ hãi, e dè Điều đó dường như là điều hiển nhiên bởi bất kì cô gái nào ở độ tuổi như Kayla đều trong giai đoạn dậy thì, nói cách khác đó là đó là khi những cô gái dần trở nên chú ý tới ngoại hình của mình, chú ý tới cách người ta đánh giá bản thân mình Với một thân hình có phần thừa cân, nét mặt “đại trà” thì Kayla chắc chắn sẽthấy tự ti về chính mình Bo Burnham thật sự đã diễn tả một cách chân thực nhất
về tâm trạng của những đứa trẻ “gen Z” khi chúng bước vào thế giới ngoài kia cùng những chuyển biến đầy hỗn loạn trong tâm lí
Như ta thấy trong khung cảnh ấy, với màu đen bao trùm như vậy, bản thân chúng tacũng hiểu rằng đối với Kayla, một cô gái tự ti như vậy, thì ngôi trường giống như một địa ngục trần gian Đó là nơi cô không thể hòa nhập, không thể nào mà tiếp
6
Trang 7nhận được Ở đây ta thấy được hai tâm trạng đối ngược nhưng lại hòa lẫn vào nhau Kayla, một bên muốn thoát khỏi nơi đây, nhưng một bên cô cũng mong muốn trở thành một “hot girl” giống Kenedy, được mọi người xung quanh công nhận Nhưng hiện thực đâu như là mơ, Kayla vẫn mãi là cô gái sống trong ảo tưởng, trong thế giới ảo.
Ảnh Kayla bước tới trường
Trong một khung cảnh khác, sau khi dùng bữa với bố, Kayla trở lại căn phòng của mình Căn phòng khi ấy chỉ có những ánh đèn trang trí được bật lên Ánh xanh, ánh đỏ cùng ánh vàng cứ vậy mà tỏa ra trong căn phòng đen ngòm ấy Một lần nữa,đạo diễn lại sử dụng sự tương phản của ánh sáng để cho thấy con người thật sự ẩn chứa trong Kayla Điều đáng nói ở đây chính là dưới những chùm sáng ấy, Kayla
từ từ bật máy tính lên, tới với thế giới ảo Một cô gái nhút nhát, e dè với mọi ngườixung quanh, thậm chí còn “xa cách” với người bố của mình nhưng lại hoàn toàn thấy vui vẻ, thấy thoải mái khi lướt những bài viết trên mạng Điều ấy đặt ra câu hỏi cho người xem rằng liệu đâu mới là con người thật của Kayla, giữa một người
e dè với thế giới thực và một kẻ đắm chìm trong thế giới ảo Đây mới chính là tâm
lí của những đứa trẻ trong giai đoạn dậy thì, thậm chí là giai đoạn nổi loạn của tuổitrẻ
7
Trang 8Kayla trở về “thế giới” của riêng mình
b) Góc quay
Sự thành công của bộ phim còn đến từ những góc quay đặc biệt của Bo Burnham
Đó không chỉ là góc độ mà còn là cách đạo diễn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, khiến cho người xem chỉ lướt qua cũng dễ dàng nhận ra những điều
ấy
- Ngay từ khung cảnh đầu phim, Kayla không xuất hiện trong thế giới đạo diễn tạo
ra mà lại thông qua video cô đang quay Điều đó như ngầm khẳng định rằng cô có một mối quan hệ mật thiết nào đó tới Internet, với mạng xã hội hay thậm chí là cả thế giới ảo Người xem giờ đây không chỉ thấy Kayla qua ống kính quay phim mà còn cả ống kính của chính cô Tất cả khiến cho ta như thấy rằng cái không gian mà Kayla đang nhìn thấy dường như còn bé hơn rất nhiều so với không gian màu trắngphía sau Người xem như cảm nhận được có một cảm giác khó chịu, vô định nào
đó đang tồn tại trong nhân vật Từ đó mà đạo diễn Bo Burnham khai thác sự tò mò
8
Trang 9của khán giả, đặt ra câu hỏi về nhân vật Kayla này – tại sao cô ấy lại quay video chia sẻ những chuyện như vậy, tại sao cô gái kia lại trông thẫn thờ đến thế ?
Và rồi góc quay từ từ thu nhỏ lại Nếu như lúc đầu nép khung hình có phần kì quáikhi nó cắt ngang trán và cổ của Kayla thì sau đó khung hình trở nên rộng hơn Tưởng chừng đó là lỗi trong quá trình dựng phim nhưng không đây lại chính là dụng ý của đạo diễn Bo Burnham Trong khung hình ấy, thứ khán giả cảm nhận được chính là cảm giác cô gái ấy dường như không thật sự “vừa vặn” trong thế giới của chính cô Ngay từ những giây đầu tiên của phim, ta đã nhận thấy điều gì
đó bất thường trong Kayla nhờ vào cách góc quay này Đây có thể nói là cách mở đầu cho bộ phim rất độc đáo, mới lạ Chỉ mấy giây đầu nhưng ta có thể thấy được câu hỏi, vấn đề mà đạo diễn muốn đưa tới người xem, mường tượng được những chuyện mà Kayla đã và đang trải qua
Khi góc quay dần trở nên rộng hơn – nhân vật chính của chúng ta giờ nằm trọn trong khung hình Cách thức ấy không chỉ khiến cho người xem ngày càng tò mò
về cô gái ấy mà còn như một dự báo, một tiên đoán về chặng đường phát triển của Kayla: liệu từ một cô gái tưởng chừng như không thể nào “vừa vặn”, hòa nhập với thế giới xung quanh có thể làm được điều đó hay không như cách góc quay thể hiện
9
Trang 10Kayla quay video chia sẻ về những điều nên làm
- Ở khung cảnh Kayla bước tới trường, góc quay gần song song với nhân vật như đang cùng Kayla bước từng bước trường Nó tạo cảm giác vô cùng chân thực, khiến người xem như thấy Kayla xuất hiện ngay trước mặt mình
Kayla bước tới trường đầy ủ rũ Cô một mình giữa đám đông
10
Trang 11Đáng nói hơn nữa, ở cảnh Kayla đi trong hàng lang, giữa hàng ngàn học sinh đang chen lấn nhau vào lớp, thì góc quay lại thay đổi- quay từ dưới lên Như vậy cũng
đủ để mọi người hiểu rằng nhân vật chính của chúng ta- Kayla là một người tự ti, nhút nhát, không dám đối diện với bất kì ai Không những vậy, việc tập trung đưa nhân vật vào bố cục chính giữa càng khiến Kayla lẻ loi hơn bao giờ hết khi xung quanh cô là tiếng cười đùa, trò chuyện náo nhiệt của mọi người
Nỗi buồn của Kayla hòa trong niềm vui của người khác
Sự cô đơn, lạc lõng của Kayla còn được đẩy lên đỉnh cao khi cô gái xuất hiện trongkhung cảnh mọi người nhận lấy chiếc hộp mà họ lưu giữ từ lớp 6 Trong căn phòng
ấy, bạn học sinh nào cũng có người ngồi cạnh, thế nhưng, Kayla lại không như vậy
Cô một mình Cô ở chính giữa khung hình một mình, với chiếc hộp của mình Việctác giả đặt nhân vật của mình trong góc quay như vậy thật sự đã làm nổi bật lên sự
cô đơn của Kayla Thậm chí tình cảnh ấy còn tiếp diễn tới khi hết cảnh học sinh biểu diễn âm nhạc, tan học, các bạn cùng nhau ra về, duy chỉ có Kayla là một mình
đi trên đường, chìm đắm vào những suy nghĩ của chúng mình
11
Trang 12Sự lẻ loi, cô đơn đến đỉnh điểm Kayla một mình suốt dọc đường
- Đạo diễn thu nhỏ dần cảnh ban hợp xướng đang biểu diễn Nếu để ý thì ta sẽ thấynhân vật của chúng ta không hề ở vị trí trung tâm như trước nữa Giống như cảnh học sinh ngồi với nhau trong hội trường Khi ấy, chắc chắn khán giả phải mất chút thời gian để có thể thấy được nhân vật của chúng ta Đây có lẽ chính là ý đồ đầy tính nghệ thuật: không chỉ Kayla mà còn những nhiều bạn trẻ khác cũng giống cô, cũng đang phải trải qua giai đoạn chuyển tiếp với nhiều “tầng” tâm trạng phức tạp
Kayla như trở nên vô hình
12
Trang 13Kayla lẻ loi, là nhân vật chính nhưng xuất hiện khá lạ
- Giờ đây, Bo Burnham dường như đã chuyển từ góc nhìn trong thế giới của Kayla sang cách nhìn nhận của mọi người xung quanh Thì ra trước giờ Kayla vô cùng bình thường, thậm chí là “tầm thường” trong mắt tất cả mọi người Tuy hữu hình nhưng lại vô hình Cứ vậy mà Kayla trải qua 2 năm học đầy tẻ nhạt mà chẳng có bất kì người bạn nào (từ lớp 6 đến lớp 8) Bản thân Kayla cũng nhận ra điều đó, cô biết cô không hài hước, không xinh đẹp như những bạn học khác nhưng sâu thẳm trong con người bé nhỏ ấy là một ý chí, một ngọn lửa rực cháy mong muốn được mọi người chú ý tới mình với những danh hiệu thật “cool”, thật độc đáo Điều đó càng được hiện lên rõ nét hơn khi cô nhận lại “chiếc hộp tương lai” của mình hồi lớp 6 Trong đó có biết bao nhiêu những ước mơ, những dự định mà Kayla nghĩ rằng bản thân trong tương lai sẽ thực hiện được nhưng không, cô thậm chí còn không trở thành con người mà cô mong muốn trở thành Dường như cô nhận ra điều gì đó, nhận ra rằng đã đến lúc bản thân phải mạnh mẽ hơn nữa, phải tự tin hơnnữa
13
Trang 14c) Động tác quay
- Cảnh Kayla hát trong bữa tiệc sinh nhật Kennedy
Sau khi Aiden bắt chuyện với cô, Kayla như có thêm động lực mà tiến tới phòng khách – nơi tất cả những đứa trẻ ngồi lại với nhau Lúc này Kayla can đảm đến lạ thường, không còn Kayla nhút nhát, e dè nữa mà cô trở nên dũng cảm, tự tin hơn bao giờ hết Máy quay xoay quanh cô khi cô cất lên tiếng hát Phải chăng đây là tínhiệu nghệ thuật mà đạo diễn muốn truyền tải cho người xem ?
Máy quay xoay xung quanh Kayla như biến cô trở thành tâm điểm, trở thành trung tâm mà mọi người ai ai cũng phải chú ý tới Động tác quay ở đây cho thấy góc nhìn của Kayla lúc bấy giờ Cô cảm thấy tự do, thoải mái thể hiện cá tính của chínhmình Thậm chí, chính bản thân cô lúc bấy giờ cũng dường như cũng nhận ra rằng bản thân cần quan tâm đến chính mình nhiều hơn, không nên quá để tâm đến những ánh mắt của người khác Giọng nói trong video vang lên như “inner voice”, một giọng nói trong đầu cứ văng vẳng như đang thúc giục Kayla trở nên tự tin hơn,trở thành hình tượng mà cô hướng đến
Lấy hết can đảm, Kayla cất lên giọng hát đầy tự tin
14
Trang 152 Nghệ thuật dàn cảnh
a) Cảnh Kayla đi trong trong trường
Từ cảnh Kayla đi tới trường một mình cho đến khi cô hòa vào trong “biển người” trong trường, thì ta thấy rằng xuyên suốt quá trình đấy, trên gương mặt của Kayla luôn thường trực một nét u buồn khó tả Tuy trong phim không hề đề cập tới những gì Kayla trải qua nhưng người xem tự ngầm hiểu về cuộc sống của cô – một cô gái tự ti về ngoại hình của chính mình, một cô gái không có người bạn nào
Cái hay ở đây nằm ở sự tương phản giữa tâm trạng của nhân vật chính cùng tấmbiển “WELCOME!” ở phía sau Một bên thì phiền não, luôn ủ rũ; một bên thì đầy hào hứng, hồ hởi Như ta cũng thấy trong cảnh này, hầu như tất cả các nhânvật đều cười nói, trò chuyện với nhau rất vui vẻ, họ thật chí còn trêu đùa nhau Duy chỉ Kayla là một mình dù rằng con đường cô đi lại ở chính giữa hàng lang nhưng điều đó cũng không thay đổi tình cảnh lúc bấy giờ của Kayla Cô giống như một sự “tồn tại vô định” trong dòng đời vạn biến
Sự cô đơn của Kayla như kéo dài mãi mãi
15