1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch Đề bài cảm nhận của anh:chị sau khi Đi tham quan bảo tàng lịch sử quốc gia

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm Nhận Của Anh/Chị Sau Khi Đi Tham Quan Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
Tác giả Vũ Đức Bình
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Quý
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,39 MB

Nội dung

Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, trên phố Tràng Tiền và Trần Quang Khải, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 500m về phía đông, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã trở thành một trong những địa điểm v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ

NỘI

BÀI THU HOẠCH

Đề bài: Cảm nhận của anh/chị sau khi đi tham quan bảo tàng

lịch sử quốc gia

Họ và tên : VŨ ĐỨC BÌNH

Mã sinh viên: 21111062527

Lớp: DH11C8

Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quý

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2024

Trang 2

MVC LVC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA 2

PHẦN 2 NỘI DUNG KHI ĐẾN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA 3

PHẦN 3 CẢM NHẬN KHI ĐẾN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA 5

KẾT LUẬN 7

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam không chỉ là một điểm đến du lịch phổ biến, mà còn là một kho tàng vô giá của kiến thức lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Trải qua hành trình khám phá trong không gian bảo tàng này, em được dẫn dắt qua những thế kỷ đầy biến động và những bước tiến lớn lao của quốc gia Bằng cách kết hợp hiện vật, triển lãm và các tài liệu cổ, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã mô tả một cách sinh động và đa chiều về sự phát triển của Việt Nam từ thời tiền sử đến hiện đại Trong bài báo cáo này, em sẽ nêu cảm nhận của mình về những điểm đáng chú ý nhất trong chuyến tham quan sau khi được chứng kiến những dấu ấn về lịch sử, văn hóa và giáo dục mà bảo tàng này mang lại

Qua bài báo cáo này, hy vọng rằng chúng ta sẽ không chỉ hiểu rõ hơn về quá khứ của đất nước mà còn có thêm những cái nhìn sâu sắc về những giá trị và bài học mà chúng ta có thể rút ra

Trang 4

PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập năm 2011 trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, trên phố Tràng Tiền và Trần Quang Khải, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 500m về phía đông, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa hấp dẫn trong quần thể các điểm du lịch được đông đảo công chúng trong và ngoài nước quan tâm lựa chọn trong chuyến tham quan, du lịch của mình

Trên cơ sở kế thừa khối di sản của hai bảo tàng đã có bề dày hơn 50 năm phát triển, Bảo tàng hiện đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng tài sản vô giá với trên 200.000 tài liệu, hiện vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu

có niên đại kéo dài từ thời nguyên thủy đến ngày nay Trong đó, gần 8.000 tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật có giá trị, độc bản và quý hiếm, nhiều hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia được lựa chọn trưng bày trên tổng diện tích 3.700m2 tại hai địa điểm: số 1 Tràng Tiền (giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến triều Nguyễn năm 1945) và số 216 Trần Quang Khải (giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay)

Trang 5

Mỗi tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày đều là những di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ, những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và giàu bản sắc Tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia, công chúng hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Vì thời gian có hạn nên trong chuyến đi tham quan thực tế này, em được nghe các tài liệu giới thiệu về lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay tại địa điểm số 216 Trần Quang Khải

Tòa nhà tại 216 Trần Quang Khải (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trước đây) được xây dựng năm 1917 là trụ sở của Sở Thương chính Đông Dương Năm 1954, miền Bắc giải phóng, Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định cải tạo và chuyển đổi nơi này thành Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trưng bày về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay Sau 5 năm xây dựng nội dung, Bảo tàng chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan vào ngày 06/01/1959

PHẦN 2 NỘI DUNG KHI ĐẾN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Trong buổi sáng đi tham quan thực tế, dù thời gian hạn chế, em vẫn lắng nghe hết quá trình 30 năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước 1945-1975 Giai đoạn kháng chiến chia làm 2, gồm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ như sau:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền nhân dân non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách như: giặc đói, giặc dốt và nghiêm trọng hơn

cả là giặc ngoại xâm Đất nước bị các thế lực phản động bao vây, chống phá, vận mệnh của dân tộc lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”

Trang 6

Để giữ vững nền độc lập dân tộc, với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt đưa

ra những quyết sách, từng bước tháo gỡ khó khăn: củng cố chính quyền nhân dân, trấn áp bọn phản động, thực hiện những sách lược ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo, tranh thủ “thêm bạn, bớt thù” để phân hóa, cô lập, tập trung vào kẻ thù chính, trực tiếp của dân tộc đó là thực dân Pháp

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Sài Gòn – tái chiếm xâm lược Việt Nam, từng bước mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc và thủ đô Hà Nội

Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với phương châm “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, toàn dân tộc Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm (1946 – 1954) chống thực dân Pháp: từ những ngày đầu kháng chiến với tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh của quân dân Hà Nội, qua chiến thắng Việt Bắc (Thu – Đông 1947) đến Biên Giới 1950 và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954

Trang 7

Phần trưng bày gồm nhiều tư liệu, hiện vật về các chủ trương, chính sách của Đảng; xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hậu phương trong kháng chiến…

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1955-1975)

Hiệp định Giơnevơ ký kết 21/7/1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã không thi hành những điều khoản ghi trong Hiệp định và từ đây đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên CNXH, miền Nam bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị

Các tài liệu, hiện vật được trưng bày giới thiệu về các nội dung chính: miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng CNXH, lao động sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đồng thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh, lần lượt làm thất bại các chiến lược

Trang 8

chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước

Một số hình ảnh về hiện vật – Tư liệu

Mũ rơm Gào tát nước Chủ tịch HCM bắt nhịp bài’Kết đoàn”

ss

Với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khắc phục khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: từ Đồng khởi Bến Tre đến Ấp Bắc, Vạn Tường, Tết Mậu Thân 1968, Điện Biên Phủ trên không 1972 đến đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Phần trưng bày sưu tập hiện vật Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; các hiện vật về cuộc sống, lao động, làm việc, xây dựng cơ sở vật chất trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước sau chiến tranh

=> 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1955-1975) là một cuộc trường chinh đầy gian khổ, hy sinh, một bản hùng ca bi tráng của dân tộc Việt Nam Với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, nhân dân

Trang 9

Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới ngọn cờ của Đảng, khắc phục khó khăn, đi

từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: từ Đồng khởi Bến Tre đến Ấp Bắc, Vạn Tường, Tết Mậu Thân 1968, Điện Biên Phủ trên không 1972 đến đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Phần trưng bày này cũng giới thiệu các hiện vật về cuộc sống, chiến đấu, lao động, làm việc, xây dựng cơ sở vật chất trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước sau chiến tranh

PHẦN 3 CẢM NHẬN SAU KHI ĐẾN BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Ngay từ khi bước đến nơi đây, em thật sự bất giờ và choáng ngộp với sự hoành tráng nơi đây Những đồ vật, những chứng tích, những bức ảnh được trưng bày tại đây cho thấy sự khốc liệt những mất mác của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam Những hình ảnh, tư liệu ở bảo tàng là minh chứng rõ ràng cho sự tàn bạo của Pháp và Đế quốc Mỹ Những kiểu tra tấn thông qua những tư liệu bất cứ ai đến nơi đây cũng phải rùng mình Chúng thực hiện nhiều kiểu tra tấn dã man, dị biệt Chúng càn quét, thực hiện nhiều chiến dịch tàn sát nhân dân, trong số đó điển hình là chiến dịch “lê máy chém đi khắp miền Nam”của Ngô Đình Diệm tàn sát chiến sĩ, cán bộ cách mạng

và những người dân vô tội với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” Nhân dân ta với tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường đã không ngừng nổi dậy tấn công thế lực thù địch nhằm giành lại chính quyền Kết quả cho việc không ngừng nổ lực đó chính là vào ngày 30/04/1975, khi chiếc xe tăng lịch sử húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập, vào đúng 11 giờ 30 phút, lá cờ giải phóng của Việt Nam đã tung bay phấp phới trên nốc nhà Dinh Độc Lập Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do

Sau khi đến tham quan bảo tàng lịch sử quốc gia, ta có thể thấy rằng dù chiến tranh đã kết thúc nhưng hậu quả để lại đến ngày nay rất nặng nề Việt

Trang 10

Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao hơn các loại bệnh tật, dị tật bẩm sinh và cả ung thư Những tác động và biến chứng của chất độc màu da cam thường thấy là: gây kích ứng da và các bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường type 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu,…

Quân đội cũng như người dân Việt nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái của các cựu chiến binh khi sinh ra bị dị tật, chăm sóc y

tế và giáo dục đặc biệt Binh lính Mỹ được bồi thường và hưởng những chính sách đặc biệt do tác hại của chất độc màu da cam gây ra, còn những người lính

và nhân dân Việt Nam lại chưa thực sự được đền bù xứng đáng

Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai dẳng Tội ác của đế quốc Mỹ

để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh, những tàng chứng hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng

lá cây, giết chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…

Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà em có thể nói với chính bản thân mình về cuộc sống của mình hiện tại, hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống Và chúng ta có

vẻ như đang dần quên đi để có được bình yên như ngày hôm nay dân tộc chúng

ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu,

Trang 11

biết bao sự hy sinh quên mình Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau

Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên và tự do, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều

mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh Cùng với lòng biết ơn đó, chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh vai cùng “các cường quốc năm châu”

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỒ VẬT CỔ TẠI BẢO TÀNG:

Trang 13

KIM SÁCH CỦA VUA GIA LONG 1806.

Trang 14

KẾT LUẬN

Trong chuyến đi tham quan Bảo tàng lịch sử quốc gia, em cảm thấy rất vui vì được cùng các bạn và thầy cô lưu lại những kỉ niệm ở nơi đây Ngoài ra chuyến đi đã giúp em, một sinh viên đang ngồi trong giảng đường, thấy rõ hơn những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, và nhắc nhở bản thân em luôn phải ra sức học tập tốt, cố gắng phấn đấu hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã ngã xuống vì đất nước Việt Nam thân yêu Chỉ bằng vài trang viết thì không thể nào diễn tả hết những cảm xúc và sự thật của cuộc chiến tranh, là người Việt Nam hay bất kì ai đặt chân lên đất nước Việt Nam đều nên một lần ghé thăm Bảo tàng lịch sử quốc gia, để có thể thấy được một phần của nỗi đau đã hằn lên thân xác con người Việt Nam nói riêng và tội ác của chiến tranh nói chung Mỗi chúng ta phải nhìn vào đó mà ý thức sự hủy diệt, tàn ác của chiến tranh, từ đó chung tay góp sức để giữ gìn hòa bình cho đất nước mình và hướng tới hòa bình toàn thế giới

Là sinh viên của trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, là thế

hệ trẻ, là tương lai của đất nước, em sẽ không ngừng nổ lực phấn đấu, góp một phần công sức bé nhỏ để xây dựng một đất nước hoà bình, vững mạnh để sánh vai cùng cường quốc năm châu

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN