Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu văn hóa Ngành nghiên cứu văn hóa quan niệm rằng văn hóa không phải những gì thuộc về tầng lớp tinh túy mà coi văn hóa là những trải nghiệm sống, những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VÀ DI SẢN
Đề bài:
Câu 1: Hãy phân tích sự khác biệt giữa cách tiếp cận của Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) và Văn hóa học (Culturology) Dùng vài ví dụ cụ thể để chỉ ra sự khác biệt này
Câu 2: Học giả Laura Smith đã từng nói:"There is no such as heritage" (Không có thứ gọi là di sản) Hãy dùng kiến thức đã được học và các ví dụ để thảo luận về câu nói này
Họ và tên: Bùi Thị Mỹ Quyên MSV: 22090434
Lớp: QH22.DS Khoa: Công nghiệp văn hóa và di sản Giảng viên: PGS.TS Phạm Quỳnh Phương
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2024
Trang 2Câu 1: Hãy phân tích sự khác biệt giữa cách tiếp cận của Nghiên cứu Văn hóa(Cultural Studies) và Văn hóa học(Culturology) Dùng vài ví dụ cụ thể để chỉ ra
sự khác biệt này
Các quan niệm về văn hóa tưởng chừng là các ý niệm có tính đồng nhất tuy nhiên cách tiếp cận về văn hóa giữa hai trường phái nghiên cứu là Nghiên cứu Văn hóa(Cultural Studies)
và Văn hóa học(Culturology) lại là hai cách tiếp cận khác nhau và mang những quan điểm,
ý niệm khác nhau về văn hóa Sự khác biệt này được giải thích bởi nguồn gốc xuất phát của các tuyến học thuật khác nhau, theo PGS.TS Phạm Quỳnh Phương: “Văn hóa học (Culturology) được sử dụng ở nước ta xuất phát từ tuyến học thuật của nước Nga Xô viết, còn Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) lại là sản phẩm của khuynh hướng nghiên cứu của các nước Âu-Mỹ.” (Phương, 2013, 2)
Khái niệm Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) và phương pháp tiếp cận:
Nghiên cứu văn hóa là một lĩnh vực liên ngành tìm hiểu những phương thức mà văn hóa định hình và được định hình bởi các xung lực như lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội; đây là một quá trình hiểu nghĩa và tạo nghĩa
Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu văn hóa
Ngành nghiên cứu văn hóa quan niệm rằng văn hóa không phải những gì thuộc về tầng lớp tinh túy mà coi văn hóa là những trải nghiệm sống, những trải nghiệm đã được diễn giải và những trải nghiệm được định danh; đối tượng nghiên cứu chính của ngành ban đầu là các thực hành văn hóa thường ngày, văn hóa đại chúng, văn hóa phổ thông “Do đặc biệt quan tâm đến những ý nghĩa và thực hành hàng ngày nên văn hóa phổ thông (popular culture), văn hóa đại chúng (mass culture) và văn hóa đời thường (everyday culture) là đối tượng nghiên cứu chính của ngành Nghiên cứu Văn hóa.” (Phương, 2013, 6) đối tượng nghiên cứu ban đầu là các chủ thể văn hóa về sau đối tượng nghiên cứu của ngành được mở rộng
ra khi vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX “ ngành tập trung vào nghiên cứu chủ nghĩa
vị nữ, thuyết chủng tộc phê phán, thuyết đa dạng tính dục, thuyết hậu hiện đại và các mô hình lý thuyết khác Giai đoạn sau, Nghiên cứu Văn hóa có xu hướng gắn với tính chính trị của việc biểu đạt.” (Phương, 2013, 6) Đối tượng nghiên cứu chính của ngành mang tính
Trang 3mở khi tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu mới và đối tượng nghiên cứu của ngành ngày càng được mở rộng
Về phương pháp tiếp cận, theo PGS.TS Phạm Quỳnh Phương “Về mặt phương pháp, tựu chung, ngành Nghiên cứu Văn hóa dựa trên ba phương pháp và cũng là những cách tiếp cận chính, vừa được thừa hưởng từ những chuyên ngành khác,vừa được làm mới từ trong chính những nội dung mà nó nghiên cứu, đó là phương pháp khảo tả dân tộc học (ethnography); các hướng tiếp cận phân tích văn bản (textual analysis), và nghiên cứu tiếp nhận của độc giả/khán giả (reception studies).” Phương pháp tiếp cận mới này dựa trên cơ
sở lý thuyết đa dạng của ngành Nghiên cứu văn hóa khi thừa hưởng nền tảng lý luận của chủ nghĩa văn hóa (culturalism), chủ nghĩa Mác, nữ quyền luận, cấu trúc luận, ký hiệu học, hậu cấu trúc luận, hậu hiện đại, hậu thuộc địa luận…
Nghiên cứu văn hóa đưa ra một hướng đi khác mới mẻ hơn khi nhìn về văn hóa theo Mc Guigant: “Cultural Studies có ba khía cạnh: thứ nhất, đó là sự tập hợp (hay một phong trào/làn sóng) của các ý tưởng mới mẻ trong lĩnh vực văn hóa Thứ hai, đó là một dạng thiết chế, liên quan đến các bối cảnh lịch sử và sự hình thành và biến đổi của một ngành nghiên cứu Thứ ba, thuật ngữ này mang hàm ý về tính chính trị của sự biểu đạt Nói cách khác, Cultural Studies tìm hiểu cơ chế bao hàm và loại trừ, ai có quyền xác định các vấn
đề và với mục đích gì.”(Guigant, 1992, 29); theo PGS.TS Phạm Quỳnh Phương: “Nghiên cứu Văn hóa là một hệ thống những lý thuyết được đưa ra bởi những nhà tư tưởng coi sản phẩm của tri thức chính là một “thực hành chính trị”, và trong đó, quyền lực được coi là một khái niệm trung tâm Đối với ngành Nghiên cứu Văn hóa, tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và văn hóa đều có liên quan và ẩn chứa trong các mối quan hệ quyền lực.” (Phương, 2013, 7), nghiên cứu văn hóa chú trọng đến việc xem xét các khía cạnh xã hội và gắn mọi sự tương tác, liên hệ xã hội vào phạm trù của quyền lực để thấy được quá trình thay đổi của quyền lực cũng như cách mà quyền lực được thực hiện cũng như chuyển giao trong các dạng thức văn hóa và các thiết chế xã hội (gia đình, tôn giáo, pháp luật)
Nghiên cứu văn hóa còn chú trọng coi văn hóa như một văn bản khi ngành kế thừa lý thuyết
của hậu cấu trúc luận, bản chất của mọi thứ đều là một văn bản khi mà mọi sự vật hiện tượng như chương trình thể thao, hành động giao tiếp của con người đều được coi là văn
Trang 4bản tập hợp bởi các ký hiệu, biểu tượng khác nhau, qua đó kiến tạo nên một tổng thể để tiến hành truyền đạt và giao tiếp Văn bản văn hóa phản ánh sự phức tạp của các ký hiệu, biểu tượng và cách tương tác tạo nên tính đa thanh
Khái niệm Văn hóa học (Culturology) và phương pháp tiếp cận
Theo cuốn Văn hoá học, những bài giảng do A.A Radughin chủ biên xuất bản năm 1997, X.N Gia đã đưa ra quan điểm: “Văn hoá học là ngành khoa học nhân văn nghiên cứu bản chất, những quy luật tồn tại và phát triển của văn hoá, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của văn hoá và những phương pháp tìm hiểu văn hoá”.Hay A.A Belik (1999) xác định Văn hoá học có hai nghĩa: “1) Khoa học về những đặc điểm của sự phát triển, hoạt động và sản xuất các văn hoá, về các kiểu thức lịch sử của văn hoá và các phương pháp nghiên cứu chúng; 2) Lý thuyết văn hoá của L White, một trong những phương thức nhận thức tính
đa dạng văn hoá của loài người.” Các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trần Ngọc Thêm (2013:49) khẳng định: “Với tư cách là một khoa học lý luận, văn hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa như một đối tượng riêng biệt trên cơ sở những tư liệu do các ngành khác cùng cấp với mục đích phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển”
Văn hoá học là ngành khoa học nhân văn tổng hợp Nó có những chương mục thuần túy lý thuyết riêng của mình, có những công trình nghiên cứu miêu tả (từ góc độ kinh nghiệm chủ nghĩa), và có cả những công trình mà về kiểu trình bày và tính chất hình tượng rõ nét thì gần giống như những tác phẩm nghệ thuật Nói chung, Văn hoá học có thể nghiên cứu bất
kỳ đối tượng nào, bất kì hiện tượng nào (thậm chí cả hiện tượng tự nhiên), với điều kiện là Văn hoá học phát hiện thấy trong đó nội dung ý niệm và sự thực hiện tinh thần sáng tạo của con người Những vấn đề của Văn hoá học hiện đại gắn liền trước hết với những khả năng và triển vọng của con người thông qua văn hoá (kể cả thông qua các nền văn hoá khác), con người phát hiện ra “chính kịch” và “bi kịch” trong sự tồn tại của mình, phát hiện
ra sự vô tận về tinh thần và ý nghĩa cao cả của mình”
Văn hóa học quan niệm không thể nhìn văn hóa trong các khía cạnh khác nhau mà văn hóa phải được nhìn từ tổng thể, không thể tách rời giữa tâm và vật theo “Nghiên cứu văn hóa
là thông qua các quy luật tương tác bên trong hệ thống cũng như của hệ thông với môi
Trang 5trường bên ngoài mà phát hiện những thuộc tính hợp trội mang đặc trưng toàn thể chứ không phải tính tổng hơp do các phần tử gộp lại.” (Dương, n.d., 214)
Văn hóa học coi văn hóa là tổng thể, và tổng thể này mang tính thống nhất hữu cơ và không chịu phụ thuộc vào các mối quan hệ tự nhiên và quyền lực khi mà văn hóa học tiếp cận nghiên cứu bằng phương pháp luận tổng quát và đặc thù theo 1 khi nghiên cứu văn hóa sẽ tiến hành xác định quan điểm tổng thể và toàn cục theo phương pháp luận đặc thù
Theo “Quan điểm tổng thể là nhìn văn hóa như một chỉnh thể hoàn chỉnh toàn vẹn Nó đối lập với cách nhìn phân tách, riêng biệt thành từng ngành như trước đây đã quan niệm Quan điểm toàn cục là cách nhìn bao quát toàn thể không chia cắt tách rời từng phần, giúp
ta khắc phục được cách nhìn cục bộ trong tư duy cơ giới” (Dương, n.d., 216)
Sự khác nhau giữa phương pháp tiếp cận của Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies)
và Văn hóa học (Culturology)
Theo (Berry & Epstein, 1999), “một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa Văn hóa học (Culturology) và Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) là sự quan tâm đặc biệt của ngành Nghiên cứu Văn hóa đối với chính trị, quyền lực, hệ tư tưởng và truyền thông, trong khi Văn hóa học xác định văn hóa với tư cách là một tổng thể, thống nhất hữu cơ, không phụ thuộc vào tự nhiên và các mối quan hệ quyền lực.” Văn hóa ở trong Nghiên cứu văn hóa luôn luôn thực hiện hai chức năng, vừa là đối tượng của nghiên cứu, vừa là nơi định vị của hoạt động và phê bình chính trị, còn văn hóa trong Văn hóa học đóng vai trò là chủ thể toàn vẹn và là đúc kết bản chất
Ví dụ về nghiên cứu văn hóa thờ cúng tổ tiên theo quan điểm của văn hóa học sẽ nghiên cứu về lịch sử, sự phát triển, sự thay đổi, biến tấu của các nghi thức trong việc thờ cúng tổ tiên qua đó tìm hiểu theo hướng quy chất luận xem đâu là bản sắc trong việc thờ cúng tổ tiên và tìm hiểu ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên đối với người Việt Nghiên cứu văn hóa
sẽ tiếp cận vấn đề này như văn hóa đại chúng, tìm hiểu, nghiên cứu tập tục này được kiến tạo như thế nào, bắt đầu ra sao, ai là người có quyền để chi phối mọi người thực hiện tập tục này, hệ tư tưởng trong nghi lễ này là gì, bản chất chính trị trong nghi lễ được thể hiện
ra sao?
Trang 6Câu 2: Học giả Laura Smith đã từng nói:"There is no such as heritage" (Không có thứ gọi là di sản) Hãy dùng kiến thức đã được học và các ví dụ để thảo luận về câu nói này
Định nghĩa của các tổ chức trên thế giới về di sản:
Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về di sản là gì, theo Từ điển Tiếng Anh Oxford định nghĩa ‘di sản’ là ‘tài sản” được truyền lại; một thứ "tài sản thừa kế", "những thứ có giá trị như các tòa nhà lịch sử được truyền từ các thế hệ trước" và "liên quan đến những thứ có giá trị lịch sử hoặc văn hóa đáng được bảo tồn" Ở đây, sự nhấn mạnh về tính
kế thừa và bảo tồn là quan trọng, cũng như sự tập trung vào ‘tài sản’, ‘vật thể’ hoặc ‘công trình kiến trúc’ Vì vậy, (theo Từ điển tiếng Anh Oxford), di sản là thứ có thể được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, thứ có thể được bảo tồn hoặc kế thừa, hoặc thứ có giá trị lịch sử hoặc văn hóa Di sản có thể được hiểu là một ‘vật thể’ vật chất: một phần tài sản, một tòa nhà hoặc một địa điểm có thể ‘sở hữu’ và ‘truyền lại’ cho người khác
Hay theo công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003) “Công ước
về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể định nghĩa di sản văn hóa phi vật thể là các tập quán, các hình thức thể hiện, các biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, nhóm người và các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Di sản văn hóa phi vật thể này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và không ngừng được các cộng đồng và nhóm người tái tạo để thích ứng với môi trường, với sự tác động qua lại giữa họ với tự nhiên, cũng như với lịch sử của cộng đồng, và đem lại cho họ ý thức về bản sắc và tính kế thừa, từ đó tăng cường sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.” còn nhiều quan điểm khác của các nhà khoa học khác nhau về di sản, họ coi di sản
là những vật chất mang giá trị sẵn có, và cần được bảo vệ, phát huy giá trị, nhưng cũng có những quan điểm coi di sản là thứ được kiến tạo, phải được đặt trong bối cảnh di sản mới được định nghĩa và khi đó mới mang trong mình giá trị và được tồn tại Ví dụ các định nghĩa trên đều nêu di sản là tài sản có giá trị vậy ai là người công nhận giá trị của di sản,
và tài sản gì mới được coi là có giá trị và có giá trị với những khía cạnh nào?
Di sản là một ý niệm có tính kiến tạo
Trang 7Thành nhà Hồ có chăng có được coi là di sản không khi mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu không có ý niệm để biến nó thành di sản Thành nhà Hồ có biến thành một văn bản văn hóa nếu người ta không tiến hành khai quật, nghiên cứu nó? Từ ý niệm xuất phát từ các nhà khoa học, những người lãnh đạo, địa điểm này bắt đầu được tiến hành kiến tạo bằng các biện pháp, phương thức khác nhau như tiến hành các cuộc khai quật “Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ (Sở Văn Hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) công bố kết quả khai quật nội thành Di sản thế giới Thành Nhà Hồ
Theo báo cáo, trong 2 năm, các nhà khoa học đã tiến hành 6 hố khai quật với tổng diện tích 25.000 m2 Đây là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử khảo cổ học Việt Nam tính về tổng số diện tích trong một lần khai quật Qua đó, phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần - Hồ, 2 cụm kiến trúc thời Lê sơ, 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng.” (Lam, 2021); tiến hành lập hồ sơ di tích; triển khai một loạt các hoạt động quảng bá trên báo chí, các phương tiện truyền thông và hoạt động kiến tạo lớn nhất ở đây là nỗ lực để ghi danh địa điểm này vào danh sách Di sản văn hóa của nhân loại của tổ chức UNESCO Ý niệm này
có thể xuất phát từ lợi ích đạt được khi biến địa điểm này thành di sản hay cũng có thể vì
ý niệm về bản sắc dân tộc hay ý chí của một nhóm nào đó
Di sản là một cái nhìn được chi phối bởi những động năng bên ngoài
Bản chất của di sản có một số nội hàm về giá trị vật chất, tuy nhiên khi di sản bị nhìn nhận thì nó bị chi phối bởi những động năng bên ngoài như các diễn ngôn về di sản, sự tái trình hiện trên báo chí, sự quy chuẩn của chính phủ và các diễn ngôn được ủy quyền cũng là những động năng bên ngoài để chi phối di sản
Ví dụ về Làng cổ Đường Lâm, bản chất đây là một ngôi làng dành cho người dân sinh hoạt
có các nội hàm như nhà, cửa, con người, Nhưng khi này vẫn chưa được coi là di sản Khi bắt đầu được chi phối bởi cái nhìn từ những động năng bên ngoài bằng các diễn ngôn xoay quanh nơi này như: “Đường Lâm là một trong những ngôi làng lâu đời bậc nhất ở Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ được những nét văn hóa của vùng quê Việt Nam xưa Với những kiến trúc cổ kính từ cổng, đình, giếng, chùa, đến những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm
Trang 8năm, những con đường gạch, và những nét văn hóa còn được lưu giữ bởi lại qua nhiều thế hệ”(Quý, 2022), “Đây là miền đất lịch sử lâu đời đã sản sinh ra hai vị Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền cùng nhiều người nổi tiếng khác như Thám hoa Giang Văn Minh, Bà chúa Mía (Vương phi của chúa Trịnh Tráng), Thám hoa Kiều Mậu Hãn Xứng danh với xưng tụng
“Thế hữu hưng ngơi đại” (thời nào cũng có người tài)
Bất kỳ kiến thức nào về di sản cũng chỉ có thể được hiểu trong các diễn ngôn mà chúng ta xây dựng về nó (Phải được đặt trong bối cảnh)” (Hà, 2024), đã khiến đây chỉ từ một ngôi làng lâu đời trở thành di sản với các giá trị khác nhau
Sự tái trình hiện cũng góp phần chi phối di sản làng cổ Đường Lâm, quá trình tái trình hiện được thực hiện khi mà việc đưa vào khung các điểm tích cực như Làng cổ Đường Lâm là một quần thể làng lâu đời và cổ kính với sự yên bình, với nhiều giá trị “Ngôi làng này được xây dựng vào thế kỷ 11, có hơn 1,200 năm lịch sử, và vẫn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống
từ thời kỳ Trần – Lê, gìn giữ, bảo tồn những di tích lịch sử, kiến trúc cổ kính.”, “Trung tâm lưu giữ của “bảo tàng” Đường Lâm là những ngôi nhà cổ với gần 1.000 căn được xây dựng
từ những năm 1649, 1703, 1850…” (Hà, 2024) mà loại bỏ đi những thực tế có phần xấu xí
về nơi đây như vấn đề về cuộc sống của người dân trong làng cổ không được đảm, hay việc ghi danh vội vã chưa có biện pháp quy hoạch dẫn đến khó quản lý, những điều này đều góp phần chi phối đến cái nhìn đối với di sản và góp phần tạo nên giá trị của di sản
Sự quy chuẩn của chính phủ và các diễn ngôn di sản được ủy quyền chi phối đến cách nhìn của di sản, sự quy chuẩn này có thể khiến di sản có giá trị trong mắt mọi người nhưng cũng
có thể khiến cho di sản trở nên vô giá trị trong mắt mọi người Các diễn ngôn di sản được
ủy quyền thường thấy là Luật di sản văn hóa Việt Nam (2001) hay Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới (1972); Làng cổ Đường Lâm cũng được củng cố giá trị khi được chi phối bởi Quyết định số 6634/QĐ-UBND ngày 31-10-2013 của UBND thành phố Hà Nội về
“Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị làng cổ ở Đường Lâm, tỷ lệ 1/2000” được ban hành, UBND thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc công bố rộng rãi quy hoạch trên Đến nay, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đường Lâm nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, giá trị, trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn di tích
Trang 9Di sản chỉ là là cái nhìn được chi phối từ động năng bên ngoài mà bản chất của nó chỉ là một thực thể mang một số nội hàm nhất định
Di sản là một thực hành (hành động ghi nhớ, trải nghiệm, duy trì ý nghĩa)
Bản chất của di sản là quá trình thực hành, nếu không được thực hành thì nó cũng sẽ bị quên đi và không thể duy trì tồn tại, nên bản chất chẳng cái gì là di sản nếu không phù hợp
Ví dụ với di sản phi vật thể Ca trù Bản chất đây là một loại hình biểu diễn và không cầm nắm được, để nắm bắt cần được trải qua nghe, nhìn và cảm nhận ý nghĩa qua trung gian là các nghệ nhân thực hành Việc Ca trù hiện tại trở thành di sản cũng là sự tái trình trình hiện các mặt tốt, tích cực mà một nhóm người muốn mọi người biết Tuy nhiên nếu không thực hành thì chắc chắn loại hình này sẽ biến mất dẫn đến người ta luôn lo lắng đến việc loại hình này bị thất truyền: “Làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội - nơi được coi là đất phát tích của nghệ thuật ca trù 600 năm trôi qua trên ngôi làng cổ, giờ đây mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp, những ca nương, kép đàn vang bóng một thời vẫn ra đền thờ Ca công
- ông tổ nghệ thuật ca trù để hát hầu ngài Lớp trẻ trong làng nay chẳng mấy ai còn mặn
mà với ca trù, Lỗ Khê phập phồng với nỗi lo mất nghề tổ truyền khi mà chẳng có gì để khuyến khích và níu kéo con cháu họ.” (Hùng, 2012), việc không được ghi nhớ, trải nghiệm, duy trì sẽ khiến các tri thức thực hành biến mất nên bản chất nếu không thực hành thì không có gì được gọi là di sản
Bản chất câu nói của Học giả Laura Smith đã từng nói:"There is no such as heritage" (Không có thứ gọi là di sản) là nói về cách nhìn nhận việc bảo tồn di sản theo quan điểm của nghiên cứu văn hóa về quá trình kiến tạo nên di sản và cách thức để phát triển chú trọng vào việc bảo vệ và kiến tạo di sản hơn là việc chỉ nhìn mỗi di sản hiện tại và cố gắng giữ nguyên gốc của một đối tượng Muốn bảo vệ tốt nhất cần chú trọng xem xét các tác nhân xoay quanh thứ gọi là “di sản” như các phương pháp, các diễn ngôn, các tác nhân chính trị, xã hội
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 10A.A, R (1997) Văn hoá học những bài giảng, Vũ Đình Phòng dịch, Từ Thị Loan
hiệu đính Viện Văn hoá
Belik, A.A (n.d.) Văn hoá học những lý thuyết Nhân học văn hoá, Đỗ Lai Thuý,
Hoàng Vinh, Huyền Giang dịch Tạp chí Văn hoá nghệ thuật
Berry, E., & Epstein, M (1999) Transcultural Experiments: Russian and American
Models of Creative Communication Transcultural Experiments: Russian and
American Models of Creative Communication
Dương, P Đ (n.d.) Từ văn hóa đến văn hóa học NXB Văn hóa thông tin
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=16/29/7 8/&doc=162978255146192694020446206909191104768&bitsid=e6262729-d9a1-4c1a-b0a3-04ddb187ba98&uid=46de6536-3585-4e6d-96dc-e50e3de9944c
Guigant, M., & Jim, J (1992) London: Routledge Cultural Populism, 29
Hà, P K (2024, 02 15) Làng cổ Đường Lâm: Dòng chảy hòa quyện giữa lịch sử
và hiện tại Người Hà Retrieved 1 1, 2025, from
https://nguoihanoi.vn/lang-co-duong-lam-dong-chay-hoa-quyen-giua-lich-su-va-hien-tai-81858.html
Hùng, V (2012, 11 5) Vì sao ca trù chưa hết nguy cơ thất truyền? VTV Online
Retrieved 1 1, 2025, from https://vtv.vn/trong-nuoc/vi-sao-ca-tru-chua-het-nguy-co-that-truyen 66405.htm
Lam, H (2021, 12 14) Khai quật khảo cổ Thành Nhà Hồ xuất lộ nhiều dấu tích
quan trọng Tâm Retrieved 1 1, 2025, from
https://tamviet.tienphong.vn/khai-quat-khao-co-thanh-nha-ho-xuat-lo-nhieu-dau-tich-quan-trong-post1401208.tpo