Sự tôn trọng lẫnnhau được thể hiện ngay từ những hoạt động giao tiếp, làm việc mỗi ngày như:có mặt đúng thời gian, địa điểm; ngôi ngữ giao tiếp có chọn lọc, không côngkích cá nhân; điệu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II
BÀI THU HOẠCH
Môn học: Nâng cao chất lượng tự học.
Chuyên ngành: Nghiệp vụ sư phạm.
Họ và tên: LÊ THỊ HƯỜNG
Năm sinh: 25/7/1978
Nơi sinh: Nghệ An
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 - 2024
Trang 2ĐỀ BÀI:
Câu 1 (4 điểm): Hãy phân tích nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc; đề xuất phương thức xây dựng mối quan hệ trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác.
Câu 2 (6 điểm): Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước nào? Thầy (cô) vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn
đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác.
MỤC LỤC
1 Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc. -3
1.1 Sự tôn trọng: -3
1.2 Sự bình đẳng: -3
1.3 Sự linh hoạt: -4
1.4 Sự tin cậy: -4
1.5 Cộng tác và hài hòa lợi ích: -4
1.6 Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý: -5
1.7 Thẩm mỹ hành vi: -6
2 Các phương thức xây dựng mối quan hệ trong công việc. -6
2.1 Xây dựng mạng lưới quan hệ: -6
2.2 Xây dựng hình ảnh và vị thế bản thân: -7
2.3 Trau dồi kỹ năng giao tiếp: -8
3 Quy trình giải quyết vấn đề. -11
3.1 Phát hiện vấn đề cần giải quyết. -11
3.2 Xác định các yếu tố cần thiết trong giải quyết vấn đề. -11
3.3 Xác định các phương án trong giải quyết vấn đề. -12
4 Vận dụng các công cụ, kỹ thuật để giải quyết một vấn đề. -13
1 Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc.
Các nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc: để mối quan hệ
trong công việc phát huy được hiệu quả đặt ra cần đáp ứng một số nguyên tắc như sau:
1.1 Sự tôn trọng:
Trang 3Trong các mối quan hệ của cuộc sống nói chung và công việc nói riêng các bên cùng tham gia cần giữ thái độ tôn trọng đối với nhau Đây được xem là một trong các nguyên tắc cơ bản hàng đầu để mối quan hệ tồn tại Sự tôn trọng lẫn nhau được thể hiện ngay từ những hoạt động giao tiếp, làm việc mỗi ngày như:
có mặt đúng thời gian, địa điểm; ngôi ngữ giao tiếp có chọn lọc, không công kích cá nhân; điệu bộ, trang phục phù hợp; thái độ hòa nhã, thân thiện
Vậy nên, tôn trọng người đối diện là một trong những nguyên tắc tiên quyết trong quá trình xây dựng mối quan hệ xã hội nói chung và trong công việc nói riêng
1.2 Sự bình đẳng:
Trên phương diện pháp luật đã quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” - Điều 16 Hiến pháp 2013 Trên cơ sở đó, khi tham gia vào mối quan hệ công việc và xã hội thì mỗi cá nhân đều có quyền được nghe, được trình bày chính kiến và ý tưởng của họ Sự bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức trong công việc được xem là một nguyên tắc cơ bản để xây dựng một mối quan
hệ hiệu quả, bền vững Nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với các vấn đề, công việc chung của các bên Các bên có thể đóng góp ý kiến, nhận xét một cách khách quan về các vấn đề chung và qua đó đưa ra những phương hướng đúng đắn, chính sác nhất
Qua đó cho thấy sự bình đẳng trong các mối quan hệ công việc và xã hội là
vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phối hợp và lâu dài của mối quan hệ Người lãnh đạo cần có những giải pháp để đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tham gia một cách hợp lý để tránh phát sinh sự nghi kị và xung đột
1.3 Sự linh hoạt:
Linh hoạt được hiểu là khả năng thích nghi, phản ứng trước những tình huống có trong cuộc sống, công việc Sự linh hoạt còn thể hiện khả năng quan sát, phán đoán và đánh giá các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc Linh
Trang 4hoạt trong công việc được thể hiện thông qua quá trình giao tiếp đối với từng loại đối tượng, độ tuổi, tính cách khác nhau; thể hiện quá cách đánh giá và phân tích tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao Nguyên tắc linh hoạt giúp cho các bên dễ dàng tìm thấy những mục tiêu, giải pháp và lợi ích chung khi tham gia vào mối quan hệ công việc
Đảm bảo nguyên tắc linh hoạt khi xây dựng mối quan hệ công việc sẽ giúp các bên tìm ra được những điểm chung, những giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục đích hướng tới
1.4 Sự tin cậy:
Để có được mối quan hệ trong công việc cũng như xã hội, mỗi cá nhân cần tạo nên sự tin cậy đối với những người đối diện thông qua các hoạt động xã giao, trao đổi và nêu ý kiến Khi tạo lập một mối quan hệ xã hội nói chung thì bên cạnh những yếu tố như tác phong, cử chỉ thì lòng tin đóng góp một phần quan trọng trong quá trình định hình ý niệm về đối tượng Đặc biệt là trong mối quan hệ công việc thì sự tin tưởng qua lại lẫn nhau sẽ là một điểm tiên quyết cho việc xây dựng mối quan hệ khi các bên luôn cố gắng hướng đến mục đích hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, nhanh chóng
Tạo sự tin cậy cho người đối diện, tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy một người đáng để tin tưởng là một nguyên tắc cơ bản cho quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững
1.5 Cộng tác và hài hòa lợi ích:
Hầu hết các mối quan hệ xã hội và đặc biệt là mối quan hệ trong công việc được xây dựng dựa trên nhu cầu về lợi ích Tuy nhiên, để một mối quan hệ có thể bền vững và lâu dài thì người lãnh đạo phải đảm bảo được sự hài hòa về lợi ích của các bên tham gia, đảm bảo cho các bên sẽ nhận được những lợi ích tốt nhất trong khả năng hoạt động Mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ sẽ có những mục đích giống nhau hoặc khác nhau nhưng hầu hết tất cả đều sẽ mang mong muốn rằng mình sẽ không phải chịu thiệt thòi khi tham gia Đây là một loại tâm
Trang 5lý của con người, nếu như một chủ thể nhận thấy mình sẽ không đạt được những lợi ích đáng có họ sẽ phản ứng lại ở nhiều mức độ như buồn bã, bực tức, chán nản, bất hợp tác hoặc phá hoại Thái độ cộng tác từ phía đôi bên luôn dựa trên nguyên lý các bên cùng có lợi (win - win) nhưng để có được kết quả đó thì các bên cũng cần có những nỗ lực trong việc hài hòa lợi ích mỗi bên
Chính vì thế, việc xây dựng mối quan hệ công việc nói riêng, xã hội nói chung luôn phải trên xu hướng cùng nhau hợp tác, cùng có lợi chứ không phải dưới hình thức ganh đua hay đối địch Các bên khi xây dựng mối quan hệ công việc cần lưu ý nguyên tắc cộng tác và hài hòa lợi ích vì một mối quan hệ tốt là đem lại lợi ích cho các bên tham gia
1.6 Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý:
Khi tham gia một mối quan hệ cụ thể ban đầu các bên thường mắc phải một số vấn đề tâm lý như e ngại, lo sợ, né tránh Còn đối với các bên đã có kinh nghiệm lại dễ rơi vào cái bẫy của chủ quan, độc quyền và gây khó dễ đối với người mới Đây là một số biểu hiện tâm lý phổ biến trong các mối quan hệ xã hội nói chung Để thay đổi được tâm lý này đòi hỏi chủ thể cần có sự hiểu biết, cầu thị và tự nhìn nhận lại hành vi của bản thân trong mối quan hệ Mối cá nhân
là một chủ thể đặc biệt với những năng lực, sở thích, ưu điểm và nhược điểm không giống nhau vì thế để có thể gắn kết với nhau thì việc đầu tiên cần phải tôn trọng sự khác biệt của họ, tạo điều kiện phát huy các ưu điểm và hỗ trợ cải thiện những điểm còn hạn chế
Vậy nên, để xây dựng được mối quan hệ công việc hiệu quả, vững chắc thì một trong những yếu tố đầu tiên là cần tôn trọng sự riêng biệt của họ qua đó hỗ trợ phát huy và cải thiện những đặc điểm đó để phù hợp với công việc, mục tiêu chung của tập thể
1.7 Thẩm mỹ hành vi:
Bên cạnh các nguyên tắc nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ ở trên thì thẩm mỹ hành vi cũng là một nguyên tắc cần lưu ý khi tham gia vào một mối
Trang 6quan hệ Để đảm bảo các hành vi đúng và đẹp, sự hiểu biết về giao tiếp trong bối cảnh đa văn hóa là hết sức quan trọng Bên cạnh đó, việc rèn luyện để các hành
vi đẹp trở thành thói quen cũng không kém phần quan trọng
Do vậy, các giá trị văn hóa thường ngày cũng là một trong những yếu tố để xây dựng các mối quan hệ Trong quá trình xây dựng mối quan hệ công việc cần đảm bảo tôn trọng truyền thống, văn hoá ứng xử, có thể học hỏi thêm các nét văn hóa phù hợp trong những hoàn cảnh cụ thể
2 Các phương thức xây dựng mối quan hệ trong công việc.
Các phương thức xây dựng mối quan hệ trong công việc: bên cạnh các
nguyên tắc còn cần có những phương thức xây dụng mối quan hệ một cách hợp
lý để đạt được hiệu quả mong muốn
2.1 Xây dựng mạng lưới quan hệ:
Với một mối quan hệ phục vụ cho nhu cầu của công việc thì việc xây dựng một mạng lưới quan hệ với tính chất nghiêm túc, hiệu quả và với các đối tượng
có cùng mục đích là điều luôn được ưu tiên nhất Việc xây dựng mối quan hệ phù hợp với tính chất của công việc, nhu cầu bà tính cách của bản thân là tiêu chí đầu tiên cần được xét đến Xác định rõ mục đích, bản chất của mối quan hệ
sẽ đóng vai trò lớn trong việc phân loại hành vi ứng xử, liên lạc cho từng loại quan hệ khác nhau Ngày nay, việc kết nối và tìm kiếm thông tin của các đối tác hay khách hàng rất dễ dàng thông qua các công nghệ thông tin hiện đại Tuy nhiên, để tránh các trường hợp nhầm lẫn, trục trặc thì việc sắp xếp các thông tin
đó là điều cần phải lưu ý và có khoa học
Ngày nay, với khoa học công nghệ phát triển thì việc xây dựng các mạng lưới quan hệ đang trở nên dễ dàng hơn khi biết tận dụng các phương tiện thông tin như facebook, zalo, google meet, Đặc biệt là những năm sau giãn cách xã hội do đại dịch Covid 19 thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức từ tư nhân đến nhà nước đang đẩy mạnh việc sử dụng các công nghệ để phục vụ cho công việc Ví
dụ như trong việc trao đổi, phổ biến thông tin thì tại các phòng, ban thường lựa
Trang 7chọn ứng dụng zalo để làm công cụ kết nối Những nhà lãnh đạo sẽ sử dụng ứng dụng zalo để tạo thành những mạng lưới phục vụ cho công việc của họ Thông thường sẽ có những nhóm zalo lãnh đạo để trao đổi, thống nhất thông tin và sau
đó là những nhóm zalo với nhân viên để phục vụ cho công tác tuyên truyền và phổ biến lại các thông tin đó Những mạng lưới quan hệ sẽ giúp cho quá trình làm việc trở nên linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và bên cạnh với các ứng dụng công nghệ thì sẽ giúp họ sử lý các tình huống phát sinh nhanh chóng Một cách mở rộng và xây dựng mạng lưới quan hệ khác mà mọi người có thể lưu ý đó là thông qua các hội thảo, hội nghị, lớp học được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến Những chương trình này luôn hướng tới một nhóm đối tượng nhất định và thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm vì vậy sẽ mang lại cho người tham gia những thông tin và mối quan hệ chất lượng, phù hợp
2.2 Xây dựng hình ảnh và vị thế bản thân:
Hình ảnh và vị thế bản thân thường được hiểu ngắn gọn là thương hiệu cá nhân Thương hiệu cá nhân được hình thành thông qua cách người đó thực hiện công việc được giao, các ứng xử giao tiếp và những ấn tượng mang lại cho người đối diện Hình ảnh của mỗi người trong mắt mỗi đối tượng là khác nhau nhưng nếu biết cách xây dựng thì đó sẽ là thương hiệu mang ảnh hướng lớn đối với mối quan hệ đó Để xây dựng được thương hiệu của bản thân thì cần bắt đầu
từ những điều cơ bản nhất như chất lượng hoàn thành công việc, uy tín và sự chuẩn mực trong ứng xử
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như trang phục, ngoại hình, cách ăn nói cũng đóng vai trò hết sức quan trọng Nếu một cá nhân biết cách thể hiện sự hiệu quả của bản thân trong công việc cùng với các yếu tố bên ngoài thì sẽ tạo ra những ấn tượng to lớn đối với người đối diện
2.3 Trau dồi kỹ năng giao tiếp:
Một phương thức quan trọng nhất tác động trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ đó là kỹ năng giao tiếp Chúng ta không thể phủ nhận
Trang 8sự tác động của giao tiếp đối với các mối quan hệ là trực tiếp và to lớn Giao tiếp
là một hoạt động bao gồm các ứng xử của con người thông qua ngôn ngữ nói hoặc viết, qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói, Đây là một hệ thống toàn vẹn
và liên kết trực tiếp với nhau qua đó thể hiện chân thực bản chất của một cá nhân
Kỹ năng giao tiếp được phần chia thành 04 loại khác nhau nhưng lại có mối quan hệ nhân quả trực tiếp lẫn nhau đó là: ngôn từ, phi ngôn từ, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng nghe
Giao tiếp ngôn từ: là cách thể hiện thông tin bằng từ ngữ thông qua việc
viết hoặc nói ra Đây là hình thức thể hiện thông tin chân thực nhất, chính thống nhất và truyền tải nhiều nội dung nhất Bằng cách sử dụng ngôn từ để giao tiếp
sẽ thấy được bản chất, nhân phẩm của người sử dụng Ví dụ, để thu hút người nghe thì mọi người thường sử dụng các từ ngữ đẹp, nhã nhặng với cách nói mềm mỏng và ấm áp Còn nếu muốn truyền tải một thông tin quan trọng người nói sẽ dùng những từ ngữ lịch sự, giọng nói mạnh mẽ và rõ ràng Trường hợp người nói muốn thể hiện cảm xúc thì từ ngữ sẽ thường là bay bổng hoặc nghiêm trọng
để phù hợp với hoàn cảnh Bên cạnh đó, thông qua cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp có thể nhận ra được tâm lý của người đó là rụt rè, mạnh mẽ, lo lắng hay chắc chắn Từ đó có thể thấy việc sử dụng ngôn từ là cách truyền đạt thông tin trực tiếp nhất, đơn giản nhất nhưng khi sử dụng cũng có nhiều lưu ý nhất Khi sử dụng ngôn từ cần chú ý đến hoàn cảnh, ngữ cảnh, đối tượng và sự thân thiết đối với người đó Để xây dựng và duy trì mối quan hệ cần phải sử dụng ngôn từ đúng chuẩn mực, đúng mục đích và có sự chọn lọc kỹ càng
Kỹ năng thuyết phục: bao gồm kỹ năng nói và khả năng thuyết phục của
chủ thể để truyền đạt thông tin, vận động ủng hộ nhằm hướng tới một mục đích
cụ thể Thuyết phục người khác là một việc không đơn giản bởi vì mỗi cá nhân khi đã có tìm hiểu về một vấn đề, sự kiện thì sẽ có ý kiến của họ và thường sẽ không muốn tiếp thu ý kiến của người khác Các yếu tố tác động đến khả năng
Trang 9thuyết phục có thể kể đến là uy tín, tuổi tác, trình độ, thái độ, phẩm chất, cách thể hiện, cách lập luận cùng một số yếu tố khác như trang phục, tướng mạo, Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu chưa rõ về thuyết phục khi họ có quan niệm áp đặt suy nghĩ dựa trên tuổi tác của bản thân, dồn người đối diện vào thế bí để khuất phục họ, sử dụng ngôn từ nặng nề và công kích người khác Đây là một quan niệm sai lầm về thuyết phục và đa phần sẽ dẫn đến phản tác dụng hoặc mang hiệu quả kém cho công việc Trong một mối quan hệ mang tính chất công việc thì người thuyết phục khi trình bày quan điểm, ý kiến cần lưu ý:
+ Tác động đồng thời đến nhận thức, tình cảm và ý chí của người nghe Bởi lẽ con người tuy phân định được rõ phải và trái, đúng và sai nhưng nhiều lúc lại có xu hướng làm việc theo cảm tính Vì thế, việc thuyết phục người khác dựa trên tri thức là điều cần thiết nhưng cần gợi lên tình cảm và khích lệ họ Bởi lẽ, Việt Nam là một quốc gia mà con người sống trọng đạo đức và tình cảm vậy nên nếu như chỉ có lý mà không có tình thì người Việt cũng khó chấp nhận
+ Biết thừa nhận đúng sai: thừa nhận những cái hay trong ý kiến của người khác và thừa nhận những điểm yếu, chưa phù hợp trong quan điểm của bản thân
là một điều không dễ dàng đối với mỗi con người Nếu như người các bên trong quan hệ công việc biết thừa nhận những điểm hay, điểm đúng của người khác và nhìn nhận cái sai của mình thì hiệu quả của công việc sẽ được cải thiện rất lớn Khi đó, vấn đề và quyết sách được đưa ra sẽ tìm được những phương án tối ưu nhất, nhận được sự đồng thuận và mọi người sẽ có động lực làm việc nhất
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ: mỗi ý kiến được đưa ra cần được chuẩn bị kỹ càng, khi trình bày phải rõ ràng và dựa trên cơ sở pháp luật hoặc kinh nghiệm Mỗi ý kiến muốn thuyết phục được người nghe cần đảm bảo về mặt cơ sở, hiệu quả có dẫn chứng cụ thể và mục đích rõ ràng
+ Phù hợp và linh hoạt: khi thuyết phục người khác cần phải có sự nghiên cứu rõ ràng về vấn đề được đưa ra, dự trù các trường hợp có lợi và bất lợi có thể
Trang 10xảy ra Khi trình bày cần sử dụng ngôn từ, hành vi phù hợp và linh hoạt so với hoàn cảnh tránh phô trương
Kỹ năng nghe: Trong quá trình xây dựng mối quan hệ thì kỹ năng nghe sẽ
đem lại những tác động như: thu thập thông tin; kết nối, chia sẻ và thể hiện sự tôn trọng đối với người nói; tạo ra sự tương tác tốt Nghe ở đây không chỉ là một hoạt động thu thập thông tin bằng thính giác mà là quá trình sử dụng nhiều giác quan của con người để thu thập thông tin Những giác quan của con người có mối liên kết với nhau vì vậy khi bạn chăm chú lắng nghe thì các giác quan khác cũng sẽ được tập trung vào vấn đề được đề cập hơn Kỹ năng nghe bao gồm việc nghe thông tin từ thính giác, nhìn nhận sự việc bằng lý trí, nhìn sự chân thành qua các cử chỉ và hành động Khi các giác quan đều tập trung vào một vấn đề thì
sẽ gia tăng khả năng suy nghĩ, thu thập thông tin, chọn lọc, tiếp thu và phản hồi thông tin một cách chính sác nhất
Giao tiếp phi ngôn từ: là một cách giao tiếp đặc biệt không thông qua
ngôn ngữ mà thay vào đó là dựa trên cách phát âm, giọng nói, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt, trang phục, Các mối quan hệ công việc không chỉ bị tác động bởi ngôn từ mà ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng Ví dụ, mọi người
sẽ cảm thấy mình được tôn trọng khi người đối diện mình ăn mặc chỉn chu, ăn nói nhã nhặng Những công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng đa dạng trong nhiều trường hợp khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau nhưng lại hướng đến một mục đích chủ yếu là thể hiện cảm xúc của người sử dụng Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong quá trình xây dựng hay nâng cao hiệu quả của các quan hệ công việc nói riêng và xã hội nói chung, chúng ta cần nắm rõ các quy tắc, sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
3 Quy trình giải quyết vấn đề.
Đối với các vấn đề có tính chất đơn giản chúng ta thường tìm được những giải pháp ngay lập tức nhưng đối với vấn đề phức tạp hơn thì con người cần có nhiều thời gian hơn để xem xét và đưa ra ý kiến của mình Quy trình giải quyết