1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận, từ đó vận dụng phân tích nguyên tắc toàn diện được thể hiện trong đường lối đối ngoại của đảng

12 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Đề tài: Trình bày nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý ng

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:

Trình bày nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận, từ đó vận dụng phân tích nguyên tắc toàn diện được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối

ngoại nhân dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII)

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2022

Trang 3

Lời mở đầu

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thành tựu vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật Đó là bởi hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa này Trong đó, nguyên tắc toàn diện trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, cụ thể được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII) Việc nguyên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng như nguyên tắc toàn diện khiến ta xây dựng được một thế giới quan khoa học đúng đắn, toàn diện, nắm được những nội dung cơ bản và giá trị, ý nghĩa về nguyên tắc toàn diện trong thế giới quan duy vật biện chứng Qua đó, những quy tắc, phương pháp luận ấy được vận dụng vào phân tích những sự vật, hiện tượng xung quanh, có thể nghiên cứu khoa học chuyên ngành một cách sáng tạo thông qua thế giới quan triết học Mác - Lênin

Nội dung

1 Cơ sở lý luận:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý thuyết triết học của Mác - Lênin, là hệ thống quan điểm lý luận được xác lập theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật, 1

chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy vật biện chứng phản ánh đúng đắn hiện tượng khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, từ đó cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức2 Trong đó, vật chất dùng để chỉ tồn tại khách quan, luôn tồn tại dưới phương thức vận

Trang 4

động, ý thức bản chất là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất3

Phép biện chứng duy vật chính là bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác Lênin, là “khoa học về mối - liên hệ phổ biến”, “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Phép biện chứng 4

duy vật có hai nguyên lý cơ bản chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, không tách biệt nhau Theo quan điểm 5

biện chứng duy vật, các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trên thế giới có tính khách quan Các mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng đều là sự quy định lẫn nhau tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong cái vốn có của nó; tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình Các mối liên hệ còn thể hiện tính phổ biến Không có bất kỳ sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách tuyệt đối biệt lập, tất cả đều tồn tại dưới một hệ thống, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có mối liên hệ khác nhau, giữ vị trí và vai trò khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của nó; cùng một mối liên hệ nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, giai đoạn khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau6

Chính vì mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau nên khi nghiên cứu bất kỳ đối tượng cụ thể nào, cần phải tuân theo nguyên tắc toàn diện Nguyên tắc toàn diện có những yêu cầu cụ thể đối với chủ 3Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021 Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia, tr 55.

Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021 Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia, tr 61.

5Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021 Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr 83.

Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021 Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia, tr 71.

Trang 5

thể hoạt động nhận thức và thực tiễn Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác” Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)7

Bên cạnh việc xem xét đối tượng theo nguyên tắc toàn diện, việc nhận thức, xử lý tình huống còn cần tuân theo nguyên tắc lịch sử Khi nhận thức về sự vật và cải tạo sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Từ đó, có được những giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc xử lý tình huống thực tiễn

Từ những cơ sở lý thuyết này, ngoại giao Việt Nam được định hướng và xây dựng dựa trên nguyên tắc toàn diện làm cốt lõi

7Bộ Giáo dục và đào tạo, 2021 Giáo trình triết học Mác - Lênin NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr 84, 85.

Trang 6

2 Vận dụng phân tích nguyên tắc toàn diện được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng:

Trong Đại hội XIII (2021), Đảng ta đã vạch ra một nội dung quan trọng trong việc triển khai hiệu quả, phối hợp và toàn diện hoạt động đối ngoại của Việt Nam: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” (Văn kiện Đại hội Đảng XIII) Có thể nói rằng đây là một bước phát triển nhận thức mới về nội hàm, vai trò, cách thức triển khai hoạt động đối ngoại Việt Nam, dựa trên nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Thứ nhất, đối ngoại Việt Nam đã được xem xét trên nhiều yếu tố, các bộ phận khác nhau: đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân Mỗi trụ cột này đều giữ một thế mạnh và có những vai trò, nhiệm vụ riêng phù hợp với thế mạnh ấy Sự kết hợp chặt chẽ của ba trụ cột này với nhau giúp thực hiện các trọng trách của ngoại giao Việt Nam Từ đó, ngoại giao tiếp tục góp phần phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của đất nước và tác động đến cả quan hệ nước ngoài Với lợi thế trong việc vận động quốc tế, gắn kết đặc biệt giữa con người với con người, đối ngoại nhân dân mở ra một kênh đối thoại thân thiện, cởi mở góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè thế giới Đồng thời, đối ngoại nhân dân còn giúp nêu tiếng nói bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc Ví dụ - như trong thời gian qua, ngoại giao Việt Nam đã sử dụng hiệu quả công cụ đối ngoại nhân dân để cùng các nước khác nêu lên tiếng nói phản ánh sự bất đồng đều trong việc tiếp cận vắc xin COVID 19 cũng như những vấn đề trục lợi từ vắc xin -Việt Nam là một đất nước xã hội chủ nghĩa, có Đảng Cộng sản -Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội nên đối ngoại Đảng chính là trụ cột ngoại giao chung của đất nước Kênh đối ngoại này hướng tới các quan hệ quốc tế với các chính đảng trên thế giới, chỉ đạo các công tác đối ngoại và tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, các chính sách quan trọng Ngoại giao nhà nước là kênh ngoại giao chính thức giữa nước ta và thế giới, gắn với sự ra đời của nhà nước, luôn tồn tại song hành cùng quá trình phát triển đất nước Ngoại giao nhà

Trang 7

nước giúp tăng cường, mở rộng, củng cố các quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp định quốc tế, phát huy vai trò Việt Nam tại các diễn đàn khu vực Nhờ sự kết hợp giữa ba trụ cột trong việc định hướng, tư duy đối ngoại luôn được đổi mới, sáng tạo và phát triển Ngoại giao Việt Nam từ đó được phát triển toàn diện trên các mặt như ngoại giao chính trị, đối ngoại quốc phòng, ngoại giao kinh tế, ; ngoại giao song phương và đa phương

Thứ hai, ba trụ cột đối ngoại được đúc kết từ kinh nghiệm ngoại giao qua các kỳ Đại hội, có một cái nhìn khái quát về những yếu tố chi phối ngoại giao và mục tiêu phát triển cốt lõi của ngoại giao Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, việc đề cập đến triển khai đồng bộ và toàn diện ba trụ cột ngoại giao đã được nhắc đến ở những cấp độ khác nhau từ Đại hội IV cho đến đại hội XII, ba trụ cột lần đầu được Đảng ta xác định cụ thể Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã từng nói: “Thực lực 8

là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng Cái chiêng có to thì tiếng mới lớn” Đảng 9

ta nhìn nhận được sức mạnh của ngoại giao Việt Nam phụ thuộc vào vị thế và tiềm lực của đất nước Do đó, cần phải gắn hai yếu tố này vào với nhau, đặt ra mục tiêu trung tâm của đối ngoại Việt Nam là phát triển kinh tế xã hội Ngoại - giao Việt Nam luôn tích cực và chủ động, là đối tác tin cậy của quốc tế, từ đó nâng cao vị thế ngoại giao đa phương trong các tổ chức như ASEAN, APEC, Liên hợp quốc, Từ đó tạo ra sức mạnh, mở ra cơ hội mới cho đất nước Đây là nhiệm vụ chính của kênh ngoại giao nhà nước dưới sự lãnh đạo tham mưu của đối ngoại Đảng Xác định đối tượng cốt lõi để ngoại giao phục vụ chính là nhân dân, kênh đối ngoại nhân dân phát huy vai trò của mình, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, công tâm, lẽ phải Có thể thấy rằng việc nhìn nhận và xác định ba trụ cột ngoại giao là một cái nhìn khái quát lên những vấn đề cốt lõi chi phối sự phát triển

8TS Nguyễn Mạnh Cường (2021) Mối quan hệ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, Tạp chí cộng sản Truy cập:

https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/moi-quan-he-giua-doi-ngoai-dang-ngoai-giao-nha-nuoc va doi-ngoai-nhan-dan-trong-nen-ngoai-giao-toan-dien-viet-nam (20/1/2022)

9Bùi Thanh Sơn (2021) Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột, Cổng thông tin điện tử Đảng Bộ Tỉnh Quảng Trị Truy cập: https://tinhuyquangtri.vn/xay-dung-nen-ngoai-giao-toan-dien-hien-dai-voi-ba-tru-cot (20/1/2022)

Trang 8

ngoại giao đất nước, là một bước phát triển đúc rút từ những kinh nghiệm quá khứ

Thứ ba, ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột đối ngoại được xây dựng trong mối liên hệ phù hợp với thực tiễn con người hiện tại Như đã trình bày ở phía trên, đối ngoại Việt Nam với ba kênh ngoại giao toàn diện được phát triển dựa trên kinh nghiệm quá khứ qua các kỳ Đại hội Vì thế, ba trụ cột này hoàn toàn phù hợp trong mối liên hệ với đất nước trong quá khứ Hiện nay, trong xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa của thế giới, ba trụ cột ngoại giao đã được Đảng ta đưa ra thông qua những nhận định về tình hình thế giới Ngoại giao nhà nước tăng cường đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thông qua những hiệp định thương mại, gia nhập nhiều tổ chức thế giới, các cơ chế đa phương, đăng cai nhiều hội nghị cấp cao Việt Nam đã hai lần đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đối ngoại quốc phòng tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, Từ những hoạt động đó, ngoại giao nhà nước đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế đất nước, tạo ra một môi trường hòa bình ổn định và những cơ hội mới để phát triển đất nước Đặc biệt, với tình hình thế giới đang có nhiều bất ổn như vấn đề khủng bố, an ninh lương thực, dịch bệnh, ; các nước lớn đang có nhiều mâu thuẫn, xung đột lợi ích, đối ngoại Việt Nam càng phải mang trọng trách lớn hơn trong việc giữ một môi trường hòa bình, ổn định, giữ mối quan hệ hòa nhã đối với các nước khác, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đối ngoại Đảng bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, huy động được sự ủng hộ của các chính Đảng và các nước xã hội chủ nghĩa khác, góp phần tạo cơ sở bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của đất nước Trụ cột đối ngoại nhân dân càng trở nên quan trọng và phù hợp hơn đối với tình hình hiện tại, được triển khai linh hoạt, dưới nhiều hình thức Kênh đối ngoại này hoạt động trao đổi hợp tác phong phú trong nhiều lĩnh vực cụ thể (như đoàn kết hữu nghị, hợp tác kinh tế, trao đổi văn học nghệ thuật, khoa học - - giáo dục, thể thao ), qua đó vừa tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, làm nền tảng xã hội vững chắc, vừa bổ sung các nội hàm hợp

Trang 9

tác, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước Thông qua đối ngoại nhân dân, Việt Nam lan tỏa văn hóa, hình ảnh một đất nước ưa chuộng hòa bình, tham gia vào các diễn đàn nhân dân đa phương, các công tác phi chính phủ, đấu tranh với những quan điểm sai trái về đất nước Nhiều năm trở lại đây, đối ngoại nhân dân là kênh hiệu quả để đưa ra tiếng nói với bạn bè thế giới về “tính chính nghĩa” – thứ vũ khí rất mạnh của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông11 Qua ba kênh đối ngoại, Việt Nam có thể đương đầu với những thách thức lớn mà tình hình thế giới hiện nay đặt ra cho đất nước Ngoại giao Việt Nam không chỉ tác động đến chính trị, kinh tế đất nước và thế giới mà còn góp phần giải quyết những vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu Đặc biệt, nó còn giải quyết vấn đề dịch bệnh COVID 19 trên phạm vi toàn cầu hiện tại, kèm theo đó là những -thách thức về an ninh lương thực, tỷ lệ thất nghiệp, những chủ nghĩa cực đoan ngày càng gia tăng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Đồng thời, sự nhận định phối hợp giữa ba kênh đối ngoại cũng giúp tư duy đối ngoại được đổi mới, hiện đại hóa và tiếp cận nhanh với xu thế, quy luật chung Từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp hơn với tương lai

Thứ tư, ngoại giao Việt Nam với ba trụ cột đã sử dụng nhiều biện pháp, góc nhìn để nhìn nhận và đưa ra những chiến lược ngoại giao cho đất nước, tránh được phép ngụy biện, cái nhìn phiến diện và cả chủ nghĩa chiết trung Ngoại giao nhà nước nhìn nhận tình hình thế giới để áp dụng vào đất nước, cái nhìn mở rộng ra thế giới Đối ngoại Đảng nhìn nhận tình hình qua mối quan hệ với những chính Đảng khác, dựa trên cơ sở đất nước xã hội chủ nghĩa Đối ngoại nhân dân thì lấy nhân dân làm cốt lõi, ngoại giao giữa con người với con người, trao đổi văn hóa và những hoạt động phi chính phủ Vì thế mà ngoại giao Việt Nam được xây dựng 10

TS Nguyễn Mạnh Cường (2021) Mối quan hệ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, Tạp chí cộng sản Truy cập:

https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/moi-quan-he-giua-doi-ngoai-dang-ngoai-giao-nha-nuoc va doi-ngoai-nhan-dan-trong-nen-ngoai-giao-toan-dien-viet-nam (20/1/2022).

Nguyễn Tất Đạt (2021) Đối ngoại nhân dân: Vượt qua thách thức, giữ trọn niềm tin của Đảng, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam Truy cập: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/doi-ngoai-nhan-dan-vuot ua-q-thach-thuc-giu-tron-niem-tin-cua-dang-595373.html (23/1/2022)

Trang 10

bao quát và toàn diện qua ba trụ cột, bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống như kinh tế, chính trị, an ninh, môi trường, an sinh xã hội, trong chính đất nước và mở rộng ra trao đổi, hội nhập với thế giới Cái nhìn của ngoại giao được dựa trên những quan sát về biến động thế giới, đặt Việt Nam trong mối liên hệ với quốc tế, tránh sự suy diễn ngụy biện Bên cạnh đó, ngoại giao Việt Nam rút những kinh nghiệm ngoại giao trong quá khứ, cụ thể là bài học sâu sắc trong đối ngoại những năm 1975 1986 Vì thế mà Đảng ta luôn chú trọng xây dựng nền ngoại giao toàn -diện, phối hợp và hòa bình Các quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN và các nước xã hội chủ nghĩa anh em được đặc biệt chú trọng, là những mối liên hệ cơ bản Ngoại giáo luôn theo chủ trương hòa bình, ổn định, hợp tác song phương và đa phương, đàm phán hòa bình đôi bên có lợi Đó là nguyên tắc căn bản mà ngoại giao đất nước luôn đi theo, tránh được chủ nghĩa chiết trung trong đánh giá tình hình

3 Đánh giá & nhận xét:

Hiện nay, tình hình thế giới đang đứng trước những bất ổn phức tạp và nhiều hơn bao giờ hết Cục diện thế giới đang dần thay đổi, kinh tế trở nên suy giảm vì đại dịch, các cuộc chạy đua vũ trang, chiến tranh thương mại nổ ra giữa những nước lớn, tình hình biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, Trước tình hình này, ngoại giao Việt Nam lại càng gánh thêm những trọng trách quan trọng để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức Nhận định được tình hình đó, Đại hội XIII đánh dấu một bước phát triển mới: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” Đường lối đối ngoại này áp dụng sâu sắc nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng Nó đặt ngoại giao trong các mối liên hệ với những lĩnh vực khác, những quốc gia khác Nó cũng đem lại cái nhìn khái quát của Đảng ta trong lịch sử đối ngoại, rút ra được bản chất và kinh nghiệm từ các kỳ Đại hội trước Bên cạnh đó, việc vận dụng chặt chẽ nguyên tắc toàn diện khiến đường lối ngoại giao của Đảng phù hợp trong mối liên hệ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai Cái nhìn về ngoại giao Việt Nam giờ đây trở nên hiện đại

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w