Cácnguyên tắc này được áp d;ng cho những đối tượng nào?● Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau thì bằng bảo hộ được
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH- NHÀ NƯỚC
BỘ MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆBÀI THẢO LUẬN LẦN 3
NHÓM 3 – HC46A1
Trang 2M;c l;c
A LÝ THUYẾT
1 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào? 2 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế 3 Trình bày những bất cập trong điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt nam ? 4 Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp? Giải thích 5 So sánh điều kiện bảo hộ của KDCN và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích ?
B BÀI TẬP
Bài tập 1: Anh/Chị hãy phân tích bản án 117/2015/KDTM-St ngày 02/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi sau: Bài tập 2: Phân tích bản án số 1892/2011/KDTM-ST, trả lời các câu hỏi: 14 Bài tập 3: Anh chị hãy phân tích Bản án số 1109/2015/KDTM-ST và trả lời các câu hỏi sau: 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3A LÝ THUYẾT
1 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Cácnguyên tắc này được áp d;ng cho những đối tượng nào?
● Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:
- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau thì bằng bảo hộ được cấp cho sáng chế nộp đơn đầu tiên theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ
- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
- Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Đối tượng áp dụng là các cá nhân cùng sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật có hàm lượng trí tuệ đáp ứng các điều kiện được bảo hộ là sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
Ý nghĩa:
Trang 4- Đảm bảo cho việc một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấp cho một chủ sở hữu.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo Nguyên tắc về quyền ưu tiên:
- Quyền ưu tiên là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên; trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại một quốc gia thành viên khác; đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
- Quyền ưu tiên sẽ được đáp dụng khi có ít nhất 2 đơn đăng ký cho cùng 1 đối tượng; nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người nộp đơn không cùng lúc tại các quốc gia.
- Quyền ưu tiên trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam xuất phát từ quy định về “nguyên tắc ưu tiên” trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
- Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5- Nguyên tắc về quyền ưu tiên trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ áp dụng cho các nhóm đối tượng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế Còn các đối tượng khác không được hưởng quyền ưu tiên.
Trang 62 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấpBằng độc quyền sáng chế.
3 Trình bày những bất cập trong điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt nam ?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (khoản 1 Điều 58 Luật SHTT):
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo (Điều 61 Luật SHTT);
- Có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 62 Luật SHTT).
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp (khoản 1, 3 Điều 60 Luật SHTT):
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình
Trang 7thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
c) Sáng chế cũng không bị mất tính mới nếu: được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
Như vậy Luật SHTT không nêu ra khái niệm về thế nào là tính mới mà chỉ cụ thể hóa khái niệm tính mới của sáng chế Hơn nữa việc xem xét tình trạng kỹ thuật của sáng chế không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được yêu cầu bảo hộ mà còn trên thế giới, việc này tạo ra khó khăn cho chủ đăng ký sáng chế khi tra cứu, tiếp cận các thông tin sáng chế trên thế giới có thể dẫn đến tình trạng tính mới ở các quốc gia không còn giá trị nữa nhưng bản thân chủ đăng ký lại không biết
4 Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp? Giải thích
Có tính mới - Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ.
- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
- Việc công bố, bộc lộ công khai sẽ làm mất đi tính mới của kiểu dáng công nghiệp Tuy nhiên, có ngoại lệ được quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ.
Có tính sáng tạo - Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ.
Trang 8- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- “Kiểu dáng được coi là không có tính sáng tạo nếu kiểu dáng chỉ có sự kết hợp đơn thuần của các tạo dáng đã biết; kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật, , hình dáng của các hình hình học; kiểu dáng công nghiệp có sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến ở Việt Nam hoặc trên thế giới; kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến trên thực tế”.1
Có khả năng áp dụng công nghiệp - Điều 67 Luật sở hữu trí tuệ - Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
- Kiểu dáng công nghiệp không có khả năng áp dụng công nghiệp nếu: “Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng); chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn; các trường hợp với lý do xác đáng khác”.2
Không thuộc trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp -Khoản 1 Điều 8, Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
1 Khoản 7 Điều 23 Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023.
2 Điểm 35.6.b, Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BKHCN.
Trang 9- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Kiểu dáng công nghiệp vi phạm đạo đức, trái thuần phong mỹ tục (như cổ vũ phân biệt chủng tộc, bạo lực, ).
5 So sánh điều kiện bảo hộ của KDCN và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu đối với người có hiểu biết trung một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện
Trang 10Bài tập 1: Anh/Chị hãy phân tích bản án 117/2015/KDTM-St ngày 02/02/2015của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi sau:
a Phân tích đối tượng của quyền SHCN đối với sáng chế?
Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật SHTT Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên Theo đó, để được bảo hộ sáng chế phải đảm bảo đủ 3 điều kiện: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghệ.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng được bảo hộ sáng chế được xác định theo phương pháp loại trừ, theo đó là những đối tượng được bảo hộ phải nằm ngoài danh mục đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế Theo đó trừ những trường hợp được quy định tại Điều 59 Luật SHTT bao gồm: (i) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; (ii) sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; (iii) cách thức thể hiện thông tin; (iv) giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; (v) giống thực vật, giống động vật; (vi) quy trình sản xuất thực
Trang 11vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; (vii) phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật; thì các giải pháp kỹ thuật thỏa mãn 3 điều kiện được đề cập ở trên là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
b Hành vi vi phạm của Công ty TNHH TM Nông Phát là gì ?
Hành vi của Công ty TNHH TM Nông Phát đã xâm phạm quyền đối với bằng độc quyền sáng chế của Bayer SAS Theo đó Bayer SAS đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận quyền sở hữu bằng độc quyền sáng chế số 1928 bảo hộ hỗn hợp thuốc trừ sâu bao gồm thuốc trừ sâu họ Clonicotinyl và thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol, Pyrol hoặc Phenylimidazol (trong đó có hỗn hợp Imidacloprid và Fipronil, Fiproil và Nitenpyram) thông qua các sản phẩm thuốc trừ sâu mang tên thương phẩm “Sieu Black”, “Kosau”, “Newcheck” và “Goodtrix” Theo đó, Công ty TNHH TM Nông Phát đã sản xuất sản phẩm thuốc trừ sâu có tên là “SESPA GOLD” và “HUMMER’ có chứa hai thành phần Fipronil và Imidacloprid
Vì hai thành phần Fipronil và Imidacloprid Bayer SAS đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trước đó và vẫn còn trong thời hạn được bảo hộ nên Bayer SAS là chủ sở hữu và có toàn quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình Hành vi sử dụng thành phần Fipronil và Imidacloprid mà chưa có sự cho phép sử dụng của chủ sở hữu là Bayer SAS để sản xuất, đóng gói và lưu hành thuốc trừ sâu có tên là “SESPA GOLD” và “HUMMER” của Công ty TNHH TM Nông Phát trong thời gian bảo hộ văn bằng đã xâm phạm quyền đối với sáng chế theo quy định tại Điều 126 Luật SHTT.
c Quyết định cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chất Fipronil vàImidacloprid trên cơ sở pháp lý nào ?
Fipronil và Imidacloprid là các chất được yêu cầu bảo hộ từ các điểm 1 đến 3, 6, 19 và 20 trong bằng độc quyền sáng chế 1928 theo Quyết định số 201/QĐ-DK
Trang 12ngày 20/02/2001 của Cục SHTT cấp cho Công ty Bayer SAS Để được trở thành sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế thì hai chất trên phải đáp ứng điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật SHTT về tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.
d Chế tài thu hồi sản phẩm “SESPA GOLD” được thực hiện dựa trên cơsở nào ?
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 207 Luật SHTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu giữ với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT và căn cứ điểm g khoản 3 Điều 3 NĐ 99/2013/NĐ-CP về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Công ty Nông Phát ngoài việc phải chịu hình thức xử phạt chính còn buộc phải áp dụng biện pháp thu hồi số sản phẩm SESPA GOLD đã được bán ra thị trường.
e Tại sao phải rút lại hồ sơ đăng ký sản phẩm này tại C;c bảo vệ thựcvật?
Bản án số 117/2015/KDTM-ST ngày 02/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến tranh chấp sáng chế sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể là thành phần chất hóa học Fipronil và Imidacloprid Trong trường hợp này, có thể phải rút lại hồ sơ đăng ký sản phẩm tại Cục bảo vệ thực vật vì nhiều lý do, chẳng hạn như vi phạm các điều kiện bảo hộ sáng chế hoặc nhãn hiệu, hoặc do thay đổi trong quy định pháp luật liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật.
Thông thường, việc rút hồ sơ có thể liên quan đến việc cập nhật hoặc thay đổi thông tin đăng ký theo yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc do phát hiện ra thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ trong hồ sơ Điều này có thể bao gồm việc thay đổi trong thành phần sản phẩm, cách sử dụng, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến an toàn hoặc hiệu quả của sản phẩm.
Trang 13f Công ty TNHH TM Nông Phát có được quyền đăng ký tiếp sản phẩmnào có chứa hai thành phần Filpronil và Imidacloprid hay không?Thành Đức
Theo quy định hiện hành về đăng ký sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, việc đăng ký sản phẩm chứa các hoạt chất như Fipronil và Imidacloprid phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền¹² Công ty TNHH TM Nông Phát có thể tiếp tục đăng ký sản phẩm mới chứa hai thành phần này nếu sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, hiệu quả và không vi phạm các quy định về bảo hộ sáng chế hoặc nhãn hiệu.
Nếu sản phẩm mới của Công ty TNHH TM Nông Phát không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan, công ty có thể tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định Điều này bao gồm việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thông tin cần thiết để nộp cho cơ quan có thẩm quyền, như Cục Bảo vệ Thực vật hoặc cơ quan quản lý nhà nước khác tùy thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng.
g Việc xin lỗi công khai nguyên đơn trên các phương tiện thông tin đạichúng thuộc chế tài gì ? Trên các báo nào?
Việc xin lỗi công khai nguyên đơn trên các phương tiện thông tin đại chúng là một phần của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Cụ thể, theo khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
Còn trong Luật sở hữu trí tuệ, biện pháp buộc xin lỗi công khai được quy định tại Điều 198 và Điều 202 Cụ thể:
- Theo điểm b khoản 1 Điều 198, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xin lỗi, cải chính công khai.