Một trong những nguyên nhân sai lầm dẫn đến sự sụp đổ ấy là do các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu mắc phải sai lầm chủ quan để cho quá trình “tự diễn biế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ
********
BÀI TẬP
CHỦ ĐỀ 5: Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH hiện
thực ở Liên xô và Đông Âu cuối thế kỷ XX Từ đó có thể rút ra bài học gì cho Việt
Nam
Lớp : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên : Nguyễn Thị Hào
Họ và Tên : Lê Thuỷ Linh
Mã sinh viên: 11223492
Trang 2Hà Nội – 2024
1, Bối cảnh ở Liên Xô và Đông Âu
Sau Thế chiến thứ hai, thế giới chia làm hai cực gồm: chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu
là Mỹ đã thực hiện các chiến lược cực đoan nhằm bài trừ sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới; và chủ nghĩa cộng sản, đứng đầu ở khối cộng sản là Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ( gọi tắt là Liên Xô )
Trong suốt những năm 80-90 Mỹ đã thực hiện vô số chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm đẩy thế giới vào “chạy đua vũ trang” và “chiến tranh lạnh” Một trong những nguyên nhân sai lầm dẫn đến sự sụp đổ ấy là do các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu mắc phải sai lầm chủ quan để cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong nội bộ Đảng, Nhà nước, làm cho cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, dao động, hoài nghi về những giá trị của chủ nghĩa xã hội, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, hạ thấp và đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Chính sự chia rẽ giữa người dân và chính quyền các cấp là cơ hội để các thế lực thù địch từng bước can thiệp sâu, gây ra mâu thuẫn trong nội bộ dẫn đến tha hóa, biến chất chế độ cộng sản; cổ động các phe phái đối lập nổi lên chống phá cách mạng, tiến tới
Trang 3thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu Mỹ tuy đóng góp một phần lớn trong sự sụp đổ của khối cộng sản, tuy nhiên, phần lớn trách nhiệm này vẫn do nguyên nhân chủ quan từ phía Liên Xô khi để cho các thế lực ngoại bang can thiệp ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao
và quốc phòng, an ninh của Liên Xô qua con đường “ngoại giao thân thiện” Thông qua
đó thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, làm cho nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I.Lênin, từng bước biến đổi nhận thức, chuyển hóa về tư tưởng, gây mất niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sứ mệnh lịch sử của Liên Xô và lý tưởng chủ nghĩa cộng sản
Liên Xô - là thành trì hệ thống xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách nhằm “gieo hạt giống thức tỉnh và hủy diệt chế độ Xô Viết” thông qua sách lược
“mưa dầm thấm lâu” Tương tự như ở các nước Hungary, Ba Lan, ở Tiệp Khắc, Bungari, Đông Đức cùng các nước Đông Âu khác cũng đã đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước, dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
Trang 4Thêm vào đó, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô Viết (ba nước vùng Ban Tích, Gruzia, Mônđôva,… ), các đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa xã hội, nhiều ủy viên dao động về tư tưởng, quay lưng với Đảng Cộng sản, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội và công an, làm cho Đảng Cộng sản không còn đủ sức để lãnh đạo chặt chẽ các phương tiện thông tin đại chúng, để cho báo, đài tùy tiện thông tin và phát biểu những quan điểm sai trái, tạo ra
sự hỗn loạn về tư tưởng Điều đó khiến cho quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không còn sức chiến đấu, đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng Và đến ngày 21/12/1991, sự thành lập liên minh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (tức Liên Xô)
2 Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ
♦ Thứ nhất, Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không
Trang 5được cải thiện, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong xã
hội
+ Về kinh tế: không chú trọng tới quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thị trường
+ Về chính trị, xã hội: bộ máy chính trị cồng kềnh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu cho thấy, đây
là sụp đổ của một mô hình cụ thể chứ không phải sự sụp đổ của một lý tưởng trên nền móng hệ thống lý luận Hơn nữa, mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là những mô hình đồng dạng phối cảnh, tới mức khó phân biệt bản sắc của các mô hình trong sự phát triển đa dạng của chủ nghĩa xã hội một cách tự nhiên Vấn đề này hoàn toàn trái với sự chỉ dẫn của cả C Mác và V I Lênin về tính thống nhất và đa dạng của chủ nghĩa xã hội Nó vô hình chặt cụt mọi sự sáng tạo một cách độc lập trong việc hiện thực hóa chủ nghĩa Mác-Lênin ở các quốc gia khác nhau Đó
là sự thất bại to lớn về phương pháp luận và nặng nề về tổ chức thực tiễn Lịch sử càng về cuối thế kỷ XX càng nghiêm khắc cảnh cáo sự vi phạm chết người này
Trang 6Mặt khác, một trong những nguyên nhân sai lầm dẫn đến sự sụp đổ ấy là do các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu mắc phải sai lầm chủ quan để cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong nội bộ Đảng, Nhà nước, làm cho cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, dao động, hoài nghi về những giá trị của chủ nghĩa xã hội, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, hạ thấp và đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Hơn nữa, tất cả điều đó đặt dưới “ngọn cờ” dân chủ vô hạn
độ, công khai vô giới hạn thì tan vỡ là không tránh khỏi Một thể chế không biết tự bảo
vệ mình một cách hợp quy luật và kiên định, không trước ắt sau sẽ vào tan rã và sụp đổ thì điều đó không lấy gì làm lạ cả Qua thực tiễn càng cho thấy, lực lượng bên ngoài là tác nhân kích thích quan trọng, nhưng lực lượng “ngầm” bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước là “hạt nhân nòng cốt” cho sự “chuyển hóa”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm biến chất chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho Đảng Cộng sản bị phân hóa, rối loạn, tự mâu thuẫn, không thế kiểm soát được tình hình; không thể lãnh đạo Nhà nước và xã hội
♦ Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài ngày càng
trầm trọng
Trang 7♦ Thứ ba, khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô phạm
nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chủ trương, không giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, vấn đề đặc biệt là sai lầm khi thực
hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Nói cách
khác, sự phản bội lớn nhất của M Goóc-ba-chốp là thủ tiêu vai trò của Đảng Cộng sản
Liên Xô đối với xã hội, cổ vũ hình thành các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện đa
nguyên, đa đảng
Ngoài ra, cuộc chính biến tháng 8/1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M Goóc-ba-chốp khởi xướng từ tháng 3/1985
Có thể thấy, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xô-viết mà cuối cùng còn giúp thế lực hữu khuynh tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế Sự sụp đổ của Liên Xô không diễn ra ngay lập tức, mà đó là kết quả của một chương trình kinh tế và tư tưởng được lên kế hoạch kỹ càng Câu khẩu hiệu “Cải tổ - Dân chủ - Công khai” đã thu hút sự quan tâm của giới trí thức, mà những người lúc đó không thể lý giải được ý nghĩa sâu xa của những từ trong câu khẩu hiệu này
Trang 8Hai năm sau khi lên nắm quyền và chỉnh đốn hàng ngũ đảng viên dưới quyền, M Goóc-ba-chốp tuyên bố thay đổi toàn diện nhà nước Xô-viết và cho rằng “cải tổ là từ mang nhiều nghĩa và đầy hàm ý”, “cải tổ chính là một cuộc cách mạng” Như vậy, Ban Lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô xác định nhiệm vụ không phải là cải cách dần dần, mà là thay đổi thông qua việc hủy hoại và cắt đứt tính kế thừa Đây là điều cực kỳ nguy hiểm
Để thúc đẩy chương trình cải cách, M Goóc-ba-chốp đi đầu phong trào sửa đổi Hiến pháp Liên Xô, bao gồm việc thiết lập một vị trí tổng thống mới tập trung nhiều quyền lực hơn Chính điều này đã hủy hoại uy tín của Đảng Cộng sản, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị chủ nghĩa xã hội, thổi bùng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa ly khai tại các nước cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Xô-viết, tạo điều kiện cho các phần tử bất đồng chính kiến, những kẻ cơ hội chính trị đủ mọi phe phái trỗi dậy, tập hợp thành các phong trào chống đối
♦ Thứ tư, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và
ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng Nhung”, đã làm
cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn nằm ngoài vòng kiểm soát.
Trang 9Các thế lực thù địch đã tìm mọi cách nhằm “gieo hạt giống thức tỉnh và hủy diệt chế độ Xô-viết” thông qua sách lược “mưa dầm thấm lâu” Với chiêu bài “ngoại giao thân
thiện”, các thế lực thù địch đẩy mạnh truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, luồn sâu, leo cao, từng bước can thiệp ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, ngoại giao và quốc phòng, an ninh của Liên Xô Sức mạnh quốc gia phải đặt trên
sự đoàn kết một khối vững chắc thì lại bị “băm nhỏ” một cách “dân chủ” vô lối và thảm hại Chủ nghĩa ly khai hoành hành nằm ngoài sự kiểm soát một cách nguy kịch Điều tệ hại này thúc đẩy nhanh chóng quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, làm cho nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I Lênin, từng bước biến đổi về nhận thức, chuyển hóa
về tư tưởng, gây mất niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào đất nước và lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, đã rơi vào hỗn loạn và tan rã
Mặt khác, các thế lực chống cộng phương Tây, nhất là Mỹ, luôn ấp ủ âm mưu chia rẽ các dân tộc trong Liên bang Xô-viết Trong những năm tháng cải tổ, các nhà lãnh đạo Liên
Xô lập lờ trước tình trạng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc bùng lên dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa Chính thái độ lập lờ đó đã đẩy nhanh sự sụp đổ của
Trang 10thể chế chính trị Xô-viết Đối với Liên Xô, là điểm tận cùng trong hệ thống mà chiến dịch cải tổ đã đẩy tới tình trạng rệu rã, nếu chỉ cần một đòn nhẹ của “dân chủ”, “công khai”, nhưng thâm độc và được tính toán chính xác của kẻ thù, tấn công vào chỗ dễ tổn thương nhất thì cả hệ thống đó tan vỡ là điều tất yếu
3 Bài học rút ra
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu không đánh dấu
sự kết thúc của chủ nghĩa xã hội; trái lại, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, Cộng sản với mục tiêu xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì những bài học kinh nghiệm lịch sử xương máu của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự tan rã của Liên bang Xô-viết và các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu mãi mãi còn nguyên vẹn Đó chính là sức sống bất diệt của những bài học lịch sử thất bại: Nếu coi thường hoặc lãng quên chúng, nhất là những thất bại, dù khi đang đứng trên đỉnh cao những thắng lợi lịch sử của những người cộng sản Xô-viết, thì cũng sẽ bị trả giá
Với chính trị chiến lược, hai năm trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, ngày 24/8/1989, tại Hội nghị Trung ương 7, khóa VI, Đảng ta nhìn nhận
Trang 11và cảnh báo nghiêm khắc 6 nguy cơ của Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản
và công nhân ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm:
- Một là, thực hiện đa nguyên chính trị;
- hai là, dân chủ quá trớn không giới hạn;
- ba là, vừa không coi trọng củng cố, nâng cao chất lượng lãnh đạo, vừa hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng;
- bốn là, để tuột khỏi tay sự lãnh đạo đối với các phương tiện thông tin đại chúng;
- năm là, có khuynh hướng phủ nhận những thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa xã hội;
- sáu là, đặt quá nhiều hy vọng vào việc mở cửa với phương Tây
Với tư cách là một Đảng cầm quyền, Đảng của chúng ta càng không mơ hồ và được phép lãng quên những bài học sinh tử đó về sự sụp đổ của chế độ xã hội ở Liên Xô và một số nước Đông Âu
- Bài học trước hết, là cần đặc biệt chăm lo vị thế và tư cách vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân và chịu trách nhiệm trước lịch
sử dân tộc: nắm lấy công tác tư tưởng chính trị, xây dựng hệ thống chính trị từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở thật sự trong
Trang 12sạch, vững mạnh, thật sự trung thành và tin cậy về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là công việc có ý nghĩa thành bại
Lịch sử hơn 91 năm của Đảng cho tới nay cho thấy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt
là công tác chính trị tư tưởng và tổ chức luôn là những nhiệm vụ cấp bách, nóng bỏng và mang tầm chiến lược Sai lầm về đường lối, chệch hướng về tư tưởng chính trị và lệch lạc
về tổ chức sẽ đưa tới sai lầm, rạn vỡ, có khi không cứu vãn nổi
Đặc biệt, trước tình hình mới, phải luôn đề cao cảnh giác trước những tác động xấu từ bên ngoài và kịp thời ngăn chặn sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa từ bên trong Tháng 1-2021, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục chỉ rõ: Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Theo đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 các khóa XI, XII, quyết sách của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII: Kiên quyết
Trang 13đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút ý chí chiến đấu và tình cảm đồng chí, đồng bào; thậm chí phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc, tình trạng “cát cứ”, “sứ quân” chủ nghĩa
cơ hội, phản bội
Tiếp tục đổi mới cơ chế vận hành tập trung dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị, lấy Quốc pháp làm đầu, Đảng cương làm cốt, sự tín nhiệm của Nhân dân làm động lực và sự cương tỏa kiểm soát Nắm chắc công tác tổ chức, chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chiến lược, người đứng đầu hệ thống chính trị các cấp bảo đảm: trung thành, bản lĩnh, trí tuệ, trong sạch, liêm sỉ, vì Dân và kỷ luật Bảo vệ nghiêm nhặt chính trị nội bộ Ngăn chặn và thải loại kiên quyết những người tiêu cực, phe nhóm, tham nhũng; trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại sự đoàn kết thống nhất của Đảng, tha hóa, thoái hóa về chính trị, nhất là tệ ăn cắp quyền lực, tức tệ “đạo vị”, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh; thải loại và trừng trị những kẻ mưu đồ lợi ích nhóm, rắp mưu bè phái,