1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hãy phân tích các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội theo em các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ở việt nam đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hay chưa tại sao

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội?
Tác giả Trần Thị Thanh Hiền, Lưu Hương Lan, Trương Thị Minh Thu, Nguyễn Hải Linh, Tô Lan Hương, Phạm Ngọc Việt, Chu Thúy Hiền, Lâm Chí Thiện, Hoàng Công Hoan
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư Pháp Đối Với Người Chưa Thành Niên
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Việc áp dụng các quy phạm pháp luật áp dụng cho đối tượng là người chưa thành niên phạm tội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và tốt nhất của người chưa thành niên cũng như đảm bảo

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2020

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

Tên đề tài nghiên cứu: số 03

“Hãy phân tích các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội? Theo em các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hay chưa? Tại sao?”.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thựchiện bài tập nhóm môn Kết quả như sau:

giá củaSV

SVkýtênĐánh giá của giáo viên

(Số)

Điểm(chữ)

GV kýtên

1 431250 Trần Thị Thanh Hiền x

3 431254 Trương Thị Minh Thu x

4 431255 Nguyễn Hải Linh x

Trang 3

5 431256 Tô Lan Hương x

6 431257 Phạm Ngọc Việt x

9 431260 Hoàng Công Hoan x

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1 Khái niệm nguyên tắc xử lý đối với người CTN phạm tội 4

2 Các nguyên tắc xử lý người CTN phạm tội 5

2.1 Nguyên tắc thứ nhất (khoản 1, điều 91, BLHS 2015) 5

2.2 Nguyên tắc thứ hai (khoản 2 điều 91 BLHS 2015) 6

2.3 Nguyên tắc thứ ba (Khoản 3, Điều 91 BLHS năm 2015) 7

2.4 Nguyên tắc thứ tư (Khoản 4, Điều 91 BLHS năm 2015) 8

2.5 Nguyên tắc thứ năm (Khoản 5,6, Điều 91 BLHS năm 2015) 9

2.6 Nguyên tắc thứ sáu (Khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015) 10

3 Đối chiếu các nguyên tắc với các chuẩn mực quốc tế 10

3.1 Nguyên tắc thứ nhất 11

3.2 Nguyên tắc thứ hai 11

3.3 Nguyên tắc thứ ba 11

3.4 Nguyên tắc thứ tư 12

3.5 Nguyên tắc thứ năm 12

Trang 4

3.6 Nguyên tắc thứ sáu 13

4 Việc áp dụng các nguyên tắc trong 1 vụ án cụ thể 13

4.1 Tóm tắt nội dung vụ án 13

4.2 Nguyên tắc xử lí người chưa thành niên được áp dụng trong vụ án 16

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội bị truy tố, xét

xử là khá cao Bởi người chưa thành niên dễ bị chi phối bởi tác dộng bên ngoài

và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn Việc áp dụng các quy phạm pháp luật áp dụng cho đối tượng là người chưa thành niên phạm tội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và tốt nhất của người chưa thành niên cũng như đảm bảo lợi ích đối với họ pháp luật nhiều nước trên thế giới, cũng như pháp luật Việt Nam đều có những nguyên tắc trong xử lý đối với người chưa thành niên

phạm tội Và để làm rõ vấn đề về trên nhóm chúng em xin chọn đề bài: “Hãy

phân tích các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội? Theo em các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hay chưa? Tại sao?”.

Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài làm còn mắc nhiều sai sót em mong được sự góp ý từ phía thầy cô để chúng em hoàn thiện thêm, đồng thời rút kinh nghiệm trong các bài tập tiếp theo

Chúng xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Khái niệm nguyên tắc xử lý đối với người CTN phạm tội

- Người chưa thành niên: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thểđịnh nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi Vì ngườichưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn vềnhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mộtcông dân theo quy định

- Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là những

tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạmpháp luật hình sự áp dụng cho đối tượng là người chưa thành niên phạm tội trong

đó hướng tới mục đích chủ yếu là giáo dục, hướng thiện cho họ, đảm bảo quyền

và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên cũng như đảm bảo lợi ích tốt nhấtđối với người chưa thành niên

- Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quyđịnh cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 Việc quy định minh bạch cácnguyên tắc này trong Bộ luật nói trên là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của

chuẩn mực quốc tế Đó là: “Trong mỗi hệ thống pháp luật quốc gia, cần phải cố

gắng xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật, những nguyên tắc, quy định

áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội ”.

2 Các nguyên tắc xử lý người CTN phạm tội

2.1 Nguyên tắc 1 (khoản 1, điều 91, BLHS 2015)

Khoàn 1, điều 91, BLHS 2015 quy định:

“Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội Việc xử lý người

Trang 6

dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện

gây ra tội phạm”

- Nguyên tắc này được xây dựng và quy định trong BLHS nước ta trên cơ

sở chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước Xuất phát từ những đặc điểmriêng biệt về nhận thức và tâm sinh lí của người chưa thành niên, do vậy, mụcđích chủ yếu của việc xử lí hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội làgiáo dục, giúp đỡ để giúp họ nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửachữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội Mụcđích trừng trị, răn đe chỉ là thứ yếu khi xử lí hình sự đối với người chưa thànhniên phạm tội Chính vì vậy, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội trước hếtphải căn cứ vào độ tuổi vì độ tuổi là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tớinhận thức và tâm sinh lí của người chưa thành niên Độ tuổi càng thấp thì nhậnthức về tính nguy hiểm của hành vi càng không đầy đủ, làm ảnh hưởng đến mức

độ TNHS của họ Bên cạnh đó, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi phạm tội của người chưa thành niên cũng rất khác nhau tuỳthuộc vào từng cá nhân cũng như nền tảng giáo dục của họ

- Mặt khác, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ nguyên nhân và điều kiện cóảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm của người chưa thành niên Nhữngnguyên nhân và điều kiện phạm tội có thể xuất phát từ môi trường sống tiêu cựcnhưng cũng có thể xuất phát từ phía người chưa thành niên phạm tội/hoặc có thểxuất phát từ cả hai nhân tố đó Việc làm rõ các nguyên nhân và điều kiện nàycũng góp phần làm cho cơ quan có thẩm quyền lựa chọn biện pháp xử lí phùhợp, hạn chế hoặc loại bỏ các nhân tố có nguy cơ tác động, ảnh hưởng đến việcphạm tội của họ

Trang 7

- Khi xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niênphạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không phải là vấn

đề được đặt lên hàng đầu Đối với người chưa thành niên phạm tội, vấn đề là ởchỗ cơ quan có thẩm quyền cần xác định hình thức trách nhiệm hình sự phù hợpnhất để đạt được mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội trởthành công dân có ích cho xã hội, đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với họ Để làmđược điều này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình xử lí ngườichưa thành niên phạm tội, trước hết cần căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thứccủa họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

- Tiếp đó, cần xác định những nguyên nhân và điều kiện nào đã tác động,ảnh hưởng đến việc người chưa thành niên thực hiện tội phạm, từ đó sẽ quyếtđịnh áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp nhất đối với người chưathành niên phạm tội

2.2 Nguyên tắc 2 (khoản 2 điều 91 BLHS 2015)

Khoản 2 điều 91 BLHS 2015 quy định:

Người dưới 18 tuổi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả (nếu không thuộc trường hợp miễn TNHS theo quy định của Điều 29 BLHS năm 2015) thì có thể được miễn TNHS và bị áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục nếu thoả mãn điều kiện nhất định theo quy định của

BLHS năm 2015)

Trên cơ sở chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta, đặc điểm của độ tuổi

của người chưa thành niên, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

đã thực hiện cũng như yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình và cộng

đồng trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên, xét thấy không cần

thiết phải áp dụng biện pháp tư pháp, hình phạt đối người chưa thành niên,

cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định miễn TNHS đối với người chưa

Trang 8

thành niên phạm tội, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý mang tính chất thay thế biện pháp tư pháp, hình phạt như: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng

và giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Nếu đối chiếu quy định về miễn TNHS áp dụng đối với người chưa thànhniên phạm tội với quy định về miễn TNHS áp dụng đối với người đã thành niênphạm tội thì có thể thấy quy định về miễn trách nhiệm hình sự áp dụng đối vớingười chưa thành niên phạm tội có phạm vi được mở rộng hơn Điều này thểhiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong xử lí hình sự đối với ngườichưa thành niên phạm tội Khi có đầy đủ những điều kiện nhất định do luật định,các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình, tương ứngvới từng giai đoạn tố tụng sẽ cân nhắc việc áp dụng chế định miễn trách nhiệmhình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

2.3 Nguyên tắc thứ ba (Khoản 3, Điều 91 BLHS năm 2015)

Khoản 3, Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.

Nguyên tắc này thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong xử lí người chưathành niên phạm tội, là sự cụ thể hóa chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và

nhà nước ta: Không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội

đều bị xử lí hình sự.

Xuất phát từ mục đích giáo dục, hướng thiện, giúp đỡ người chưa thành

niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích

cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu, do vậy, việc truy cứu TNHS đối

Trang 9

với họ chỉ đặt ra trong trường hợp thực sự cần thiết và phải xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm

Điều này có nghĩa là nếu không truy cứu TNHS đối với họ và có thể ápdụng biện pháp khác mà vẫn đạt được mục đích phòng ngừa thì không cần thiếtphải truy cứu TNHS Ngay cả trong trường hợp họ bị truy cứu trách nhiệm hình

sự thì khả năng được áp dụng biện pháp khác mà không phải là hình phạt (ví dụnhư biện pháp tư pháp) vẫn có thể được đặt ra nếu như áp dụng biện pháp đó đạtđược yêu cầu về phòng ngừa tội phạm Để lựa chọn hình thức trách nhiệm hình

sự phù hợp với người chưa thành niên phạm tội, cần dựa vào ba căn cứ: 1) Đặcđiểm nhân thân của người chưa thành niên phạm tội; 2) Tính chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện; và 3) Yêu cầu của việc phòng ngừa tộiphạm

2.4 Nguyên tắc thứ tư (Khoản 4, Điều 91 BLHS năm 2015)

Khoản 4, Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc

áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”.

Nguyên tắc này cụ thể hóa thêm một bước nguyên tắc thứ ba, theo đó,ngay cả khi đã xác định là cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

người chưa thành niên phạm tội, việc áp dụng hình phạt đối với họ phải rất

cân nhắc, thận trọng và chỉ nên coi là biện pháp cuối cùng được áp dụng saukhi xem xét và thấy rằng việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng mộttrong các biện pháp giám sát, giáo dục là không đạt được hiệu quả giáo dục,phòng ngừa; tiếp đó, tiếp tục xem xét và thấy rằng việc áp dụng biện pháp tưpháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cũng không thể đạt hiệu quả về giáo dục,

Trang 10

phòng ngừa, chỉ khi đó, mới áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niênphạm tội.

2.5 Nguyên tắc thứ năm (Khoản 5,6, Điều 91 BLHS năm 2015)

Khoản 5,6, Điều 91 BLHS năm 2015 quy định:

“Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người

đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”

- Đây là những hình phạt có tính răn đe đặc biệt cao chỉ áp dụng trongtrường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, được áp dụng cho đối tượng phạmtội xét thấy phải cách li vô thời hạn khỏi đời sống xã hội hoặc đối tượng phạmtội không còn khả năng cải tạo, giáo dục phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xãhội xét theo yêu cầu phòng ngừa Trong khi đó, việc xử lí hình sự người chưathành niên phạm tội lại chủ yếu nhằm giáo dục, hướng thiện đối với họ, giúp đỡ

họ trở thành công dân có ích cho xã hội Chính vì vậy, không xử phạt tù chungthân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội

- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niênphạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tácdụng răn đe, phòng ngừa Hay nói cách khác, tù có thời hạn là hình phạt nghiêmkhắc nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, do vậy, chỉ được ápdụng trong trường hợp thực sự cần thiết xuất phát từ hiệu quả của việc răn đe,phòng ngừa Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạmtội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên

Trang 11

phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất Không áp dụng hìnhphạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội

2.6 Nguyên tắc thứ sáu (Khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015)

Khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015 quy định:

“Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.

Nguyên tắc này thể hiện rõ chính sách hình sự nhân đạo sâu sắc của Đảng

và Nhà nước ta, theo đó, chỉ những trường hợp án đã tuyên đối với người chưathành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới được tính để xác định tái phạm,tái phạm nguy hiểm Quy định này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của ngườichưa thành niên khi chưa đủ 16 tuổi với các đặc điểm nhân cách cá nhân đangtrong giai đoạn hình thành, phát triển và còn chưa ổn định, ý thức phạm tội chưasâu sắc nên việc thực hiện tội phạm không phản ánh bản chất nguy hiểm trongnhân thân của họ Do đó, không xem xét án đã tuyên khi họ chưa đủ 16 tuổi đểxác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

3 Đối chiếu các nguyên tắc với các chuẩn mực quốc tế

3.1 Nguyên tắc thứ nhất

Đối chiếu với chuẩn mực quốc tế cho thấy, nguyên tắc này phù hợp với nguyêntắc đã được Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi nhận – đó là nguyên tắc đảm

bảo lợi ích tốt nhất đối với người chưa thành niên Theo đó, “Trong mọi hoạt

động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu ” Qua

đây thể hiện rõ rệt tính nhân đạo của Đảng và nhà nước, đặt lợi ích của trẻ em lên

Trang 12

hàng đầu, xử lý 1 cách nghiêm minh và công bằng nhất đủ để trẻ em nhận ra lỗilầm, có cơ hội sửa sai và đi đúng con đường phía trước

3.2 Nguyên tắc thứ hai

Quy định về nguyên tắc này đảm bảo sự phù hợp với điều kiện tâm, sinh

lý và yêu cầu giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội Có thể nói,nguyên tắc này đã thể hiện một cách cụ thể tinh thần chung của chuẩn mực quốc

tế được ghi nhận tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em Đó là: “Các quốc gia

thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác định là đã vi phạm luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc khích lệ ý thức của trẻ về nhân cách và phẩm giá nhằm tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đẩy sự tái hòa nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã hội”.

3.3 Nguyên tắc thứ ba

Đối chiếu với chuẩn mực quốc tế cho thấy, nguyên tắc này phù hợp vớitinh thần của chuẩn mực quốc tế được ghi nhận tại một số văn kiện quốc tế Đó

là “ khi nào thấy thích hợp và cần thiết, cần đề ra các biện pháp xử lý những

trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ pháp lý được tôn trọng đầy đủ”.

“Áp dụng tư pháp với người chưa thành niên cần chú trọng đến lợi ích của người

chưa thành niên, và phải bảo đảm rằng bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội” Có thể nói, nguyên tắc này đã đáp

ứng được “nguyên tắc về tính phù hợp và tương xứng” của chuẩn mực quốc tế một công cụ nhằm hạn chế áp dụng các biện pháp chế tài hình sự đối với người

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w