1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ thừa kế theo di chúc trong luật dân sự việt nam

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa Kế Theo Di Chúc Trong Luật Dân Sự Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

o Người được chỉ định trong di chúc có quyền và nghĩa vụ thực hiện các di nguyện của người để lại di sản theo đúng nội dung di chúc.. Bên cạnh đó, quyền quyết định của người lập di chúc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT



MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG LUẬT

DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD:

Nhóm thực hiện:

Sinh viên thực hiện:

Mã lớp học:

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng năm

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KÌ , NĂM HỌC: 20 -20

Tên đề tài: Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự Việt Nam STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỶ LỆ % HOÀN THÀNH SĐT 1 100%

2 100%

3 100%

4 100%

5 100%

Ghi chú:  Tỷ lệ % = 100%  Trưởng nhóm: Nhận xét của giáo viên:

Ngày tháng năm

Giáo viên chấm điểm

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Đối tượng nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ DI CHÚC 2

1.1 Khái niệm về thừa kế di chúc 2

1.2 Đặc điểm về thừa kế di chúc 3

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 4

2.1 Người lập di chúc 4

2.2 Nội dung di chúc 8

2.3 Hình thức của di chúc 9

2.3.1 Di chúc bằng văn bản 9

2.3.2 Di chúc miệng 11

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 12

3.1 Thực tiễn giải quyết “ thừa kế theo di chúc ” 12

3.2 Kiến nghị hoàn thiện 14

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di chúc là một hình thức phổ biến khi người sở hữu tài sản muốn chuyển các giá trị vật chất cho người thừa kế sau khi họ qua đời Với sự phát triển của nền kinh tế, của cải của mỗi cá nhân ngày càng gia tăng, làm tăng thêm tầm quan trọng của việc thừa

kế số tài sản đó, qua đó pháp luật Việt Nam đã ban bố các chính sách, quy định cụ thể

về việc thừa kế di chúc trong bộ luật Dân Sư Việc nghiên cứu về thừa kế di chúc không chỉ đảm bảo công bằng cho các cá nhân tham gia thừa kế, mà còn góp phần duy

trì sự ổn định, hòa hợp trong gia đình, vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài: “Thừa kế di

chúc trong luật Dân Sự Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu về quyền thừa kế di chúc trong luật Dân

Sự Việt Nam, để đạt được mục tiêu này, tiểu luận của nhóm tập chung vào các nhiệm

vụ sau: Phân tích các quy định về thừa kế di chúc trong luật Dân Sự Việt Nam, trình bày thực trạng về thừa kế di chúc trong luật Dân Sự Việt Nam, đánh giá khái quát và đưa ra giải pháp

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài về thừa kế di chúc trong luật Dân Sự Việt Nam, tiểu luận được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá Phân tích các quy định, so sánh với các quy định trước đây và pháp luật quốc tế, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, logic, lịch sử, Đồng thời thu thập thêm tài liệu liên quan đến đề tài

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các quy định pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân

sự 2015 và các văn bản liên quan Nghiên cứu tập trung vào các hình thức và điều kiện

để di chúc có hiệu lực pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc, cũng như quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc Thêm vào đó là thực tiễn áp dụng pháp luật qua các án lệ và tình huống pháp lý cụ thể, cùng những bất cập và hạn chế trong việc lập và thực hiện di chúc Mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo di chúc, nâng cao hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ DI CHÚC

1.1 Khái niệm về thừa kế di chúc.

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản Di chúc là sự thể hiện mong muốn của cá nhân nhằm chuyển hoá tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời được gọi là người lập di chúc 1Người nhận di chúc từ người đã mất theo ý nguyện của người lập di chúc được gọi là người thừa kế Thừa kế di chúc là quá trình mà những tài sản của người đã qua đời được chuyển giao cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc của người đó Điều này có thể bao gồm tiền bạc, tài sản vật chất, và các quyền lợi khác mà người đã qua đời để lại Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

 Ngày, tháng, năm lập di chúc;

 Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

 Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

 Di sản để lại và nơi có di sản

 Nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật,được công chứng,chứng thực hoặc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực.Nếu không di chúc

có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần nếu không tuân thủ các quy định pháp luật

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì nhiều trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký của người lập di chúc Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa Hiệu lực của di chúc từ thời điểm mở thừa kế, tức là khi người lập di chúc qua đời Tranh chấp của di chúc, trong thực tế, việc thừa kế di chúc có thể phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan Các tranh chấp này thường được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, hoặc bởi cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thẩm quyền quyết định

1 Luật sư Nguyễn Đình Hiệp, di chúc là gì?, thừa kế theo di chúc là gì?, https://luathoanganh.vn/luat-su-thua-ke/thua-ke-theo-di-chuc-la-gi-lha22631.html

Trang 6

1.2 Đặc điểm về thừa kế di chúc.

Thừa kế theo di chúc là một hình thức chuyển giao tài sản của người đã mất cho người còn sống dựa trên ý nguyện của người đã mất, được ghi lại trong một văn bản gọi là di chúc Các đặc điểm chính của thừa kế theo di chúc ở Việt Nam bao gồm:

1 Hình thức của di chúc:

o Di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng Di chúc bằng văn bản có thể là di chúc tự viết tay, di chúc có người làm chứng, hoặc di chúc công chứng, chứng thực

o Di chúc miệng chỉ có giá trị khi người lập di chúc bị bệnh nặng đe dọa đến tính mạng và không thể lập di chúc bằng văn bản Di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng và sau đó phải được công chứng hoặc chứng thực trong vòng 5 ngày

2 Nội dung của di chúc:

o Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập; họ tên và nơi cư trú của người lập

di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản

o Di chúc không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

3 Người lập di chúc:

o Người lập di chúc phải là người thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự Trong một số trường hợp, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ

4 Hiệu lực của di chúc:

o Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức là từ thời điểm người lập di chúc qua đời

o Di chúc bị coi là vô hiệu nếu người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự tại thời điểm lập di chúc, nội dung di chúc trái pháp luật, hoặc hình thức di chúc không đúng quy định của pháp luật

5 Thực hiện di chúc:

Trang 7

o Người được chỉ định trong di chúc có quyền và nghĩa vụ thực hiện các di nguyện của người để lại di sản theo đúng nội dung di chúc

o Nếu di chúc không rõ ràng, các bên liên quan có thể yêu cầu tòa án giải quyết

6 Phân chia di sản theo di chúc:

o Di sản sẽ được chia theo ý nguyện của người lập di chúc Nếu di chúc chỉ định rõ ràng từng phần di sản cho từng người, việc phân chia sẽ được thực hiện theo đó

o Trong trường hợp di chúc không chỉ định rõ ràng hoặc không có hiệu lực, di sản sẽ được chia theo pháp luật

Các quy định trên đây được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 Thực tế, việc lập

và thực hiện di chúc cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan và tránh tranh chấp sau này

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 2.1 Người lập di chúc.

Khái niệm: Người lập di chúc là người sở hữu tài sản và có quyền xác định người

hoặc những người sẽ nhận di sản của họ sau khi qua đời Trong di chúc, người lập sẽ quy định phần di sản mà từng người thừa kế sẽ nhận, theo ý chí và mong muốn cá nhân của mình

Điều kiện người lập di chúc Người lập di chúc phải là người đã thành niên và có:

đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 Cụ thể Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên Cá nhân đủ 18 tuổi (tính theo ngày và tháng) phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không mắc các bệnh về tâm thần hay mất trí, và không bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành

vi dân sự Điều này có nghĩa là cá nhân đó có khả năng nhận thức rõ ràng về hành vi2 của mình và có thể tự chủ trong việc thực hiện các hành vi đó Như vậy, những người

từ đủ 18 tuổi (tính theo ngày và tháng tròn) được suy đoán là có đầy đủ năng lực hành

vi dân sự Những cá nhân này có đủ tư cách và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự một cách độc lập

2 Điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 8

Người chưa thành niên là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:

“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ gia dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng

ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý” Do đó, việc lập di chúc của người chưa thành niên cần phải có sự đồng ý3 của người đại diện theo pháp luật

Những người có nhu cầu lập di chúc mà gặp hạn chế về thể chất như mù, câm, điếc

hoặc không biết chữ phải có sự chứng kiến của người làm chứng, lập thành văn bản và

có công chứng hoặc chứng thực

Quyền của người lập di chúc: Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người chết về

việc định đoạt tài sản cho những người còn sống Tài sản được nêu trong di chúc phải

là tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc Các quyền của người lập di chúc được quy định trong các Bộ luật Dân sự trước đây và tiếp tục được duy trì trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1 Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Thông thường, người lập di chúc chỉ định những cá nhân có quan hệ thân thiết với mình (như quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng) để được hưởng di sản thừa kế mà họ để lại Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ có thể chỉ định người ngoài các quan hệ trên hoặc tổ chức, Nhà nước làm người thụ hưởng di sản của họ Bên cạnh đó, quyền quyết định của người lập di chúc còn bao gồm việc truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu mà không cần phải đưa ra lý do cụ thể

2 Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Quyền này cho phép người lập di chúc có thể quyết định cách phân chia di sản cho từng người thừa kế trong nội dung của di chúc Việc phân chia tài sản trong di chúc là cách mà người để lại tài sản thể hiện quyền quyết định đối với tài sản của mình cho từng người thụ hưởng khi có nhiều người thừa kế Các phần di sản này có thể bằng nhau hoặc khác nhau, tùy thuộc vào ý chí của người lập di chúc, và từng hiện vật có

3 Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 9

thể khác nhau Quyết định này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đe dọa, cưỡng

ép, hay lừa dối Nếu di chúc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này, nó sẽ không có hiệu lực pháp lý Trong trường hợp người lập di chúc không phân chia phần cụ thể cho từng người mà chỉ nêu tên những người được thừa hưởng, thì những người này sẽ được hưởng các phần di sản ngang nhau

3 Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Người lập di chúc có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để làm quà tặng

“Di tặng” có thể được hiểu là sử dụng một phần di sản để tặng cho người khác sau khi người lập di chúc qua đời Luật xưa gọi là “Di tặng nhân tử,” nghĩa là một người tặng một phần tài sản của mình cho người khác thông qua di chúc Quy định này cho phép người lập di chúc có quyền quyết định dành một phần di sản để tặng cho người khác, thường là những người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc người sống nương nhờ Những người này được hưởng di sản nhưng không phải là người thừa kế và sẽ có quyền sở hữu phần di sản di tặng từ khi nhận được Người lập di chúc cũng có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng Di sản thờ cúng, hay còn gọi là

"hương hỏa," có giá trị cả về vật chất và tinh thần Không ai bị buộc phải trích một phần di sản cho việc thờ cúng, nhưng nếu người lập di chúc đã quyết định như vậy, thì

ý chí này phải được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện

4 Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Người thừa kế có quyền nhận phần di sản và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tài sản mà người để lại di sản yêu cầu Tuy nhiên, các nghĩa vụ này chỉ liên quan đến tài sản và không bao gồm các nghĩa vụ trực tiếp đối với cá nhân của người để lại di sản Việc thực hiện nghĩa vụ của người thừa kế có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Nếu người để lại di sản chỉ định một nghĩa vụ tài sản nhưng không rõ ràng quy định người thừa kế nào phải thực hiện, theo quy định của pháp luật, người nào được hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa

vụ tài sản nằm trong phạm vi di sản mà họ được hưởng Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc, tất cả những người đó đều phải thực hiện nghĩa vụ đó Sau khi di sản được chia cho từng người, mỗi người thừa kế phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với phần di sản mà họ được

Trang 10

Trong trường hợp người để lại di sản đã chỉ rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà mỗi người thừa kế phải thực hiện, thì mỗi người sẽ thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà

họ được Nếu nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người thừa kế được hưởng, phần vượt quá sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác tương ứng với phần di sản mà họ

đã nhận Nếu toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ, người có quyền yêu cầu với người để lại di sản phải chấp nhận rủi ro và nghĩa vụ sẽ chấm dứt

Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho một người thừa kế nhưng không chỉ định người này hưởng di sản, thì người được giao nghĩa vụ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó Tuy nhiên, nếu người này tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, họ có thể sử dụng một phần di sản để thanh toán nghĩa vụ đó

5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc để đảm bảo rằng ý chí của

họ được thực hiện sau khi qua đời Việc chỉ định người giữ di chúc nhằm ngăn ngừa mất mát, hư hỏng hoặc phá hủy di chúc Người lập di chúc có thể giao di chúc cho cơ quan Công chứng hoặc bất kỳ người nào mà họ tin tưởng Người giữ di chúc có trách nhiệm bảo quản di chúc theo quy định của pháp luật

Nếu người được chỉ định là người giữ di chúc cũng được giao nhiệm vụ công bố di chúc, sau khi người lập di chúc qua đời, người này phải công bố di chúc trước những người thừa kế theo thủ tục pháp lý, tương tự như cơ quan Công chứng

Việc chỉ định người quản lý di sản cũng nhằm đảm bảo rằng di sản không bị mất mát, hư hỏng hoặc hủy hoại Người lập di chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản, người này có thể là một trong số người thừa kế hoặc bất kỳ người nào khác, cơ quan hoặc tổ chức Người quản lý di sản có quyền nhận thù lao cho công việc quản lý, mức thù lao này được thỏa thuận giữa người quản lý và những người thừa kế Người quản lý di sản có thể đồng thời là người phân chia di sản, hoặc hai vai trò này có thể được phân riêng cho hai người khác nhau, tuỳ thuộc vào ý chí của người lập

di chúc hoặc thỏa thuận của các thừa kế Người phân chia di sản sẽ thực hiện việc phân chia khi người lập di chúc qua đời, và phải tuân theo những điều đã được quy định trong di chúc Nếu di chúc không rõ ràng về cách phân chia, thì việc này sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của tất cả các thừa kế

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN