thời làm rõ hơn về vấn nạn lạm phát - đã và đang diễn ra phức tạp ở nước ta hiện nay.Từđó, tìm hiểu sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được nhữngmục đích ổn đị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
GVHD: Hồ Ngọc Khương SVTH:
1 Nguyễn Ngọc Minh Tâm 23161186
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
ĐIỂM: ………
KÝ TÊN:
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu và nhiệm vụ 5
3 Phương pháp nghiên cứu 5
4 Kết cấu bài tiểu luận 6
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về tiền tệ và lạm phát 6
1.1 Khái niệm về tiền tệ 6
1.2 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 7
1.3 Chức năng của tiền tệ 8
1.3.1 Thước đo giá trị 8
1.3.2 Phương tiện lưu thông 9
1.3.3 Phương tiện cất trữ 9
1.3.4 Phương tiện thanh toán 10
1.3.5 Tiền thế giới 10
1.4 Qui luật lưu thông tiền tệ 11
1.5 Lạm phát 12
CHƯƠNG 2: Tình trạng lạm phát ở Việt Nam và vận dung quy luật lưu thông tiền tệ trong điều tiết lạm phát 15
2.1 Tình hình lạm phát giai đoạn 2020-2023 15
2.2 Tác động 15
2.2.1 Tiêu cực 15
2.2.2 Tích cực 16
2.3.Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ vào điều tiết lạm phát 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC 23
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế chính trị Marx-Lenin là một trong những môn khoa học góp phần đào tạonên những con người không chỉ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn có phẩm chấtchính trị đạo đức đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ĐấtNước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những lí luận của Karl Marx và Lenin về kinh
tế chính trị thật sự đúng đắn và chặt chẽ Đặc biệt, những quan điểm về tiền tệ của Lenin đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi và phát huy
Marx-Bởi lẽ, tiền tệ gắn liền với sự tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia, một dântộc, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển một nền kinh
tế phồn vinh và giàu mạnh Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quantrọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đốivới nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Hơn thế, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gianhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), thị trường hànghoá - tiền tệ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tăng trưởng kinh tế - tăng trưởng đángkể
Song với sự phát triển vượt bậc của một nền kinh tế, là hàng loạt những vấn đềnan giải cần chúng ta đặc biệt quan tâm và hạn chế triệt để Lạm phát - một trong những
“kẻ phá hoại” tác động xấu đến hoạt động kinh tế thị trường, được xem như một cănbệnh, một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mongmuốn đạt được kết quả khả quan
Thế nên, với những lí do tiêu biểu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Quy luật lưu thông tiền tệ và sự vận dụng quy luật này trong điều tiết lạm phát ở ViệtNam hiện nay” cho chủ đề tiểu luận của mình
Để qua bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về lí luận kinh tế chính trịMarx-Lenin nói chung, lí luận của kinh tế chính trị Marx-Lenin về tiền tệ nói riêng, đồng
Trang 5thời làm rõ hơn về vấn nạn lạm phát - đã và đang diễn ra phức tạp ở nước ta hiện nay.Từ
đó, tìm hiểu sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được nhữngmục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giáhối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Làm rõ những lí luận kinh tế chính trị Marx-Lenịn về tiền tệ
+ Hiểu sâu hơn về lạm phát ở Việt Nam hiện nay
- Về kỹ năng:
+ Biết phân tích những lí luận kinh tế chính trị Marx-Lenin về tiền tệ
+ Phân tích những vấn đề mà lạm phát đã và đang ảnh hưởng đến tình hình nước tahiện nay
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan
Nhiệm vụ
- Phân tích những lí luận kinh tế chính trị Marx-Lenin về tiền tệ
- Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay
+ Trình bày rõ hơn về lạm phát
+ Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
+ Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát
3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phân tích, xử
lý, và tìm ra những quy luật từ các số liệu thống kê như: tổng hợp, phân tích, hệ thốnghóa, thống kê kết hợp và hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
4 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tiểu luận được chia làm 2 chương
CHƯƠNG 1: Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về tiền tệ và lạm phát
Trang 6CHƯƠNG 2: Tình trạng lạm phát ở Việt Nam và vận dụng quy luật lưu thông tiền
tệ trong điều tiết lạm phát
PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về tiền tệ và lạm phát 1.1 Khái niệm về tiền tệ
“Tiền tệ là một phạm trù kinh tế nhưng cũng lại là một phạm trù lịch sử Sự xuất hiệncủa tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loại người trong lĩnh vực kinh tế, nó có tác dụngthúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội.Theo Mác, trong lịch sử phát triển của loại người, lúc đầu con người sống thành bầyđàn, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hữu tư nhân, chưa có sản xuất và trao đổihàng hóa nên chưa có tiền tệ Tuy nhiên, ngay từ trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiệnmầm móng của sự trao đổi Lúc đầu trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên và được tiếnhành trực tiếp vật này lấy vật khác Giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện bởi giátrị sử dụng của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá
Khi sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, bộ lạc du mục tách khỏi toànkhối bộ lạc, hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên hơn Tương ứng với giai đoạn pháttriển này của trao đổi là hình thái giá trị mở rộng Tham gia trao đổi bây giờ không phải
là hai loại hàng hóa mà là một loạt các loại hàng hóa khác nhau Đây là một bước pháttriển mới, tiến bộ so với hình thái giá trị giản đơn, song bản thân nó còn bộc lộ một sốthiếu sót:
Biểu hiện tương đối của giá trị mọi hàng hóa chưa được hoàn tất, vẫn còn nhiều hànghóa làm vật ngang giá
Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa lại không thuần nhất
Phân công lao động xã hội và sản xuất phát triển thì hình thức trao đổi hàng hóa trựctiếp ngày càng bộc lộ các nhược điểm của nó Các hàng hóa chỉ được trao đổi với nhaukhi những người chủ của nó có cùng muốn trao đổi, muốn trùng khớp Như vậy, cùngvới sự phát triển của sản xuất thì trao đổi trực tiếp ngày càng khó khăn và làm cho mâu
Trang 7thuẫn trong lao động và phân hóa lao động xã hội ngày càng tăng Do đó, tất yếu đòi hỏiphải có một thứ hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung tất ra từ tất cả các thứhàng hóa khác và các hàng hóa khác có thể trao đổi được với nó, ví dụ như súc vật Thíchứng với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị chung Nhưng trong giaiđoạn này, tác dụng của vật ngang giá chung vẫn chưa cụ thể tại một thứ hàng hóa nào,trong những vùng khác nhau tì có những thứ hàng hóa khác nhau có tác dụng làm vậtngang giá chung.
Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nôngnghiệp làm cho sản xuất hàng hóa phát triển và thị trường mở rộng Tình trạng nhiềuhàng hóa có tác dụng vật ngang giá chung phát sinh mâu thuẫn với nhu cầu ngày càngtăng của thị trường, thị trường đòi hỏi phải thống nhất một vật ngang giá đơn nhất Khivật ngang giá chung cố định ở một loại hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ Khi đó, tất
cả hàng hóa được biểu hiện giá trị của nó trong một thư hàng hóa, thứ hàng hóa đó trởthành vật ngang giá chung
Như vậy, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và của cáchình thái giá trị
Tóm lại, tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hànghóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Đồng thời cũng là sản phẩm của sựphát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hànghóa Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất vàtrao đổi hàng hóa.”( Bộ Giáo Dục & Đào tạo, Hà Nội, 2007 )
1.2 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
“Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn thấyhình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trìnhtrao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó Theo tiến trình lịch sử phát triển củasản xuât và trao đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cùng trải qua quá trình pháttriển từ thấp tới cao Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ Nghiên cứulịch sử hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một cách khoa học nguyên nhân vì sao tiền cỏ thểmua được hàng hỏa Cụ thể có các hình thái sau đây:
Trang 8- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi hànghóa Khi đó, việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên Người tatrao đổi trực tiếp hàng hóa này này lấy hàng hóa khác
- Hình thải giả trị đầy đủ hay mở rộng
Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đổi trở nên thườngxuyên hơn, một hàng hóa có thể được đặt trong môi quan hệ với nhiều hàng hóa khác.Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện
- Hình thái chung của giá trị
Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóaphát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn Trình độ sản xuất này thúcđẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị
- Hình thái tiền
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuấthàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiều vật làm ngang giáchung sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa các địa phương trong một quốc gia Do đó, đòihỏi khách quan là cần có một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.”( BộGiáo Dục & Đào tạo, Hà Nội, 2007 )
1.3 Chức năng của tiền tệ
1.3.1 Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác
Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, thì giá trị của hàng hóa được biểuhiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả Trong các điều kiện khác khôngđổi, giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược lại Giá cảcủa hàng hoá có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả vẫn bằngtổng số giá trị
Trang 9Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không đòi hỏi phải có tiền mặt trênthực tế, gọi là tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy…) mà chỉ cần một lượngtiền tưởng tượng.
1.3.2 Phương tiện lưu thông
Chức năng phương tiện lưu thông của tiền thể hiện ở chỗ tiền làm trung giantrong trao đổi hàng hóa Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặttrên thực tế, tức tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng…) vàkhi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H–T–H Đây chính là công thức lưuthông hàng hóa giản đơn
Là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàngthoi, bạc nén, sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy Tiền giấy chỉ là ký hiệu củagiá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận Tiền giấy không có giá trịthực (không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền)
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn
ra được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả vềkhông gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng (ví dụ, có thểmua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán ở nơi kia… do đó, tạo ra nguy cơ khôngnhất trí giữa mua và bán, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng)
1.3.3 Phương tiện cất trữ
Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu của của cải xã hội nên nó có thể thực hiệnđược chức năng phương tiện cất trữ
Chức năng phương tiện cất trữ của tiền có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông
và được cất trữ lại Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải
Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt, đó là khi tiền được cất trữtạm thời trước khi mua hàng Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng mới làm được chứcnăng cất trữ
Trang 101.3.4 Phương tiện thanh toán
Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc muabán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền Thực hiệnchức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoànthành, ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…
Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngườisản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền Đồng thời,khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽtăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được
sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ
1.3.5 Tiền thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thànhquan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện tiền thế giới Tiền thế giới cũng thựchiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán…Trong giai đoạn đầu sự hình thành quan hệ kinh tế quốc tế, đồng tiền đóng vai trò
là tiền thế giới phải là tiền thật (vàng, bạc) Sau này, song song với chế độ thanh toánbằng tiền thật, tiền giấy được bảo lãnh bằng vàng, gọi là tiền giấy bản vị vàng, cũngđược dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế Dần dần do sự phát triển của quan hệkinh tế-chính trị thế giới, chế độ tiền giấy bản vị vàng bị bãi bỏ nên một số đồng tiềnquốc gia mạnh được công nhận là phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế, mặc dùphạm vi và mức độ thông dụng có khác nhau Nền kinh tế của một nước càng pháttriển, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại, thì khả năng chuyển đổi của đồng tiềnquốc gia đó càng cao
1.4 Qui luật lưu thông tiền tệ
“Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầucủa lưu thông hàng hóa và dịch vụ” trong đó, việc lưu thông tiền tệ là việc lưu thông1
trên thị trường nhằm định giá cho các sản phẩm, dịch vụ, phản ánh sự vận động của tiền
tệ trong nền kinh tế trong quy luật của nó Từ đó ta có thể giải thích rõ rằng quy luật lưu
Trang 11thông tiền tệ là những quy luật được xây dựng nhằm kiểm soát sự lưu thông của tiền tệtrên thị trường, yêu cầu của quy luật là đưa số tiefn cần thiết cho lưu thông trong mỗi thơi
kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa Nếu xảy ra việc không ăn khớpgiữa việc lưu thông tiền tệ với việc lưu thông hàng hóa có thể dẫn đến lạm phát và trì trệnền kinh tế.(Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2019)
Về nguyên lý, số lượng tiền cần thiết để lưu thông hàng hóa trong xã hội ở mỗithời kỳ nhất định được xác định bởi công thức tổng quát như sau:
Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định;
P là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưuthông của đồng tiền
Từ công thức tổng quát như trên ta có thể thấy được khối lượng tiền cần thiết cholưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịchvới tốc độ lưu thông của tiền tệ Hơn thế nữa, quy luật này có ý nghĩa chung với các nềnsản xuất hàng hóa Hiện nay, xã hội đang theo xu hướng “ công nghiệp hóa, hiện đạihóa”, mọi người khi ra đường hạn chế sử dụng tiền mặt vì sự tiện lợi, nhanh chóng củacác thiết bị di động cũng như để đảm bảo an toàn cho bản thân bị kẻ gian để ý Vì thế sốlượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức:
Với P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G2 là tổnggiá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán; V làvòng quay trung bình của tiền tệ
Với mức độ quan trọng của vai trò quy luật lưu thông tiền tệ, giúp cho chính phru căn cứ
để phát hiện cho việc lưu thông và vai trò như hệ thống ngân hàng và kinh doanh điềuhòa tiền tệ, kiểm soát, hạn chế các tác hại xấu do đồng tiền gây ra với lợi ích kinh tế đấtnước như lạm phát, trì trệ,… Đồng thời còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tếngày càng vững mạnh Từ đó lý giải cho việc khi phát hành tiền giấy, nhà nước không
Trang 12sản xuất, phát hành tùy tiện mà phải tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên lý của quy luật lưuthông tiền tệ, điều này để tránh đi việc đồng tiền bị mất giá trị giá cả càng ngày tăng lêndẫn đến lạm phát.
1.5 Lạm phát
Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ theo thờigian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vịtiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
- Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuần là sựgia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá Nếu như chỉ cómột cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như mức giá chỉ đột ngột bùng lên rồilại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy khôngđược gọi là lạm phát Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh hưởng kéo dàiđối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát
Trong thực tế, việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lần nhưng có ảnhhưởng kéo dài với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗi thời kỳ có ýnghĩa rất quan trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô Chính phủthường chỉ điều chỉnh chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn các mất cân đối tạm thờithường để thị trường tự giải quyết
Không chỉ là vấn đề trong nước, so với nước ngoài, lạm phát còn khiến định giátiền có sự chênh lệch lớn giữa 2 quốc gia
Nguyên nhân
*Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặcvượt quá mức tự nhiên Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vàonguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá