1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn nâng cao chất lượng tự học 65

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tự Học
Người hướng dẫn Thái Ngọc Thịnh
Trường học Cần Thơ University
Chuyên ngành Nâng cao chất lượng tự học
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Đề học phần: Nâng cao chất lượng tự học: DẠNG THỨC: BÀI TẬP LỚP Câu 1 4 điểm: Hãy phân tích vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học; đề xuất biện pháp cải thiện hạn c

Trang 1

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN

BÀI THU HOẠCH MÔN:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

LỚP: K5.2023.TC.NVSP GIẢNG VIÊN

Họ và tên : Thái Ngọc Thịnh

Ngày sinh : 24/07/1999

Nơi sinh: Cần Thơ

STT: 174

Trang 2

Đề học phần: Nâng cao chất lượng tự học:

DẠNG THỨC: BÀI TẬP LỚP Câu 1 (4 điểm): Hãy phân tích vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học; đề xuất biện pháp cải thiện hạn chế của bản thân (nếu có) ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học

Câu 2 (6 điểm): Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước nào? Thầy (cô) vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác

Bài làm

Câu 1:

Đầu tiên cẩn phải nắm rõ được tự học là gì:

- “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ ….để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” (GS – TSKH Thái Duy Tuyên)

- “Là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo” (Từ điển Giáo dục học)

- Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), “Tự”: từ biểu thị hoạt động do chủ thể tiến hành không nhờ đến người khác: tự giác, tự lực là việc học có tính chất độc lập, không phụ thuộc trực tiếp vào thầy, và được người học tiến hành hoàn toàn tự nguyện do nhu cầu, lợi ích hay hứng thú của chính mình thúc đẩy

- Giáo trình lý luận dạy học đại học định nghĩa: “Tự học là một hình thức

tổ chức dạy học cơ bản ở đại học Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã qui định”

- Tự học là hoạt động tổ chức nhận thức độc lập của mỗi người học, tự phát huy năng lực cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ tự học xác định Tự học là

“tự động học tập”, thể hiện tính tự lực, tự giác, tích cực cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng Vì vậy, tự học mang đậm sắc thái cá nhân, biểu hiện ở: tự xác định mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ

Trang 3

năng, hoàn thành các nhiệm vụ tự học cụ thể đặt ra trong từng giờ học, buổi học; tự lập kế hoạch, tiến độ, thời gian học tập phù hợp với mục tiêu tự học đã xác định; tự xác định nội dung, nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp học tập, sử dụng phương tiện học tập phù hợp; tự kiểm tra - đánh giá, tự điều chỉnh việc học của bản thân

Trong môi trường đào tạo của nhà trường, ngoài việc lấy nội lực (chủ thể tự giác, tích cực) “làm cốt”; tự học của sinh viên còn có sự định hướng, chỉ đạo trực tiếp và gián tiếp của giảng viên, nghĩa là có “chỉ đạo giúp vào” như thông qua bài giảng, cách dạy, cách kiểm tra - đánh giá,… đối với tự học của học viên

Bản chất của hoạt động tự học

- Hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học

- Hoạt động cá nhân hoá việc học tập và hợp tác với bạn bè trong lớp dưới

sự huớng dẫn của người dạy

- Là một hoạt động nên có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung

- Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác Nó không chủ yếu làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, KN, KX) mà chủ yếu làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách người học

- Mang màu sắc của hoạt động tâm lý

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học:

Yếu tố khách quan:

+ Người dạy: Phương pháp dạy học kích thích, khơi gợi hứng thú học tập của người học; hướng dẫn…

+ Các yếu tố thuộc về môi trường nhà trường gồm:

Nội dung chương trình, phương thức đào tạo

Điều kiện phương tiện đảm bảo

Hình thức kiểm tra đánh giá…

+ Gia đình; xã hội

Yếu tố chủ quan:

- Tự xác định đúng động cơ, mục đích của việc tự học, thấy được lợi ích của việc tự học

- Bản thân người học cần tìm ra PP học tập có hiệu quả

Trang 4

- Suy nghĩ sáng tạo và mạnh dạn không quá phụ thuộc vào tài liệu và bài giảng

- Biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, học đi đôi với hành

- Khuyến thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập cho người học

- Xác định MĐ và đ.cơ học tập đúng đắn cho người học

- Cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực sáng tạo của người học

- Hướng dẫn người học biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, vào giải quyết công việc

- Tăng cường tổ chức quản lí hoạt động tự học của người học

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, thắt chặt đầu ra

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình

* Thực trạng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hiện nay

Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng sống, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của sinh viên trong quá trình học tập tại trường Môi trường cao đẳng, đại học hình thức học chủ yếu của sinh viên là tự học, tự nghiên cứu Đặc biệt khi các trường đại học, cao đẳng thực hiện phương thức đào tạo tín chỉ, hoạt động tự học lại càng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên Để có được kết quả tốt trong quá trình học tập, sinh viên phải biết cách

tự học, rèn luyện được kỹ năng tự học

Trong suốt những năm vừa qua, việc tự học tự nghiên cứu trong học tập của sinh viên nhà trường đã được cải thiện rất nhiều, nhất là sau khi chuyển sang học theo tín chỉ Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong việc

tự học, tự nghiên cứu của sinh nhà trường

- Phần lớn sinh viên chưa có kế hoạch tự học khoa học, lúng túng trong việc xác định phương pháp tự học phù hợp cho mình và cho từng môn học cụ thể nhất là đối với sinh viên năm nhất vì các em vẫn quen với cách học tập của bậc Trung học phổ thông

- Sinh viên chưa có thói quen đọc tài liệu và nghiên cứu mà chủ yếu dựa vào những bài giảng và tài liệu do giảng viên cung cấp, chưa biết cách tổng hợp kiến thức thu thập được qua việc nghiên cứu tài liệu

Trang 5

- Nguồn tài liệu tham khảo cho môn học còn hạn chế, sinh viên chủ yếu dựa vào tài liệu do giảng viên cung cấp hoặc tham khảo tài liệu trên Internet, không có nhiều tài liệu chính thống để cho sinh viên tham khảo khi nghiên cứu

Vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của sinh viên Tự học được xem là phương thức học tập chủ động để người học có thể phát huy tối đa tính

tự giác trong nghiên cứu, tìm tòi tri thức Trong giai đoạn đào tạo hiện nay, tự học được xem là chìa khóa quyết định hiệu quả học tập và sự phát triển của sinh viên.Hoạt động tự học chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Bên cạnh yếu tố chủ quan từ sinh viên, vai trò của giảng viên quyết định phần lớn đến chất lượng tự học của sinh viên Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự học của sinh viên cũng như ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự học của sinh viên thông qua:

Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập cho sinh viên Việc gợi mở của giảng viên là động lực thúc đẩy tính tích cực và tính say mê tìm tòi của sinh viên về một nội dung mới, vấn đề mới, bài học mới Sự gợi mở này như chất xúc tác đẩy mạnh tính chủ động nghiên cứu của sinh viên Khi sinh viên

bị thu hút quá trình tự học được xúc tiến xảy ra mạnh mẽ hơn giúp sinh viên chấm dứt sự ù lì, trì trệ trước những mảng kiến thức mới

- Xác định mục đích và động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên Nhằm đảm bảo hoạt động tự học của sinh viên được diễn ra tốt nhất, vai trò của giảng viên còn thể hiện ở góc độ định hướng, xác định mục đích và động cơ đúng đắn và phù hợp cho sinh viên Việc tự học của sinh viên dễ sai lệch nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đồng nhất nếu giảng viên không định hướng Việc định hướng của giảng viên liên quan đến các nội dung học nhóm, thảo luận và trao đổi giữa những người học Ngoài ra giảng viên định hướng cách khai thác nội dung, định hướng kiến thức của bài học cũng như định hướng tư duy cho từng vấn đề

- Cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên Thông qua các hoạt động cập nhật các kiến thức mới giảng viên đại diện như một tấm gương, một hình mẫu về quá trình tự học, thông qua đó sinh viên có động lực tự học bền bỉ hơn, xuyên suốt hơn Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng giúp phát suy tính sáng tạo của sinh viên nhằm mang lại hiệu quả cao cho quá trình tự học

- Hướng dẫn người học biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, vào giải quyết công việc Để đạt hiệu quả cao nhất sinh viên cần biết cách vận dụng các kiến thức tự học vào cuộc sống Vì vậy người giảng viên còn có vai trò hướng dẫn sinh viên chọn lọc vận dụng và rút ra các bài học từ việc vận dụng vào thực tế

Trang 6

- Tăng cường tổ chức quản lí hoạt động tự học của sinh viên Quá trình tự học sẽ không đạt hiệu quả nếu giảng viên không hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá sát sao Việc hình thành thói quen tự học chịu ảnh hưởng nhiều từ giảng viên Giảng viên cần tăng cường công tác tổ chức quản lý việc tự học của sinh viên thông qua: giao các nội dung để sinh viên tự học, kiểm tra việc

tự học và có chế tài nhất định đối với những sinh viên không chủ động học

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên Đây được xem là yếu tố quan trọng và cấp thiên trong giai đoạn 4.0 hiện tại, với khối lượng kiến thức khổng lồ nếu sinh viên không được bồi dưỡng các phương pháp tự học tự nghiên cứu mới thì quá trình tự học không thể phát triển Vì vậy người giảng viên phải không ngừng bồi dưỡng giúp sinh viên ngày càng

tự học hiểu quả

* Các biện pháp cải thiện các hạn chế của bản thân gây ảnh hưởng đến sinh viên trong quá trình tự học:

- Xây dựng đề cương môn học thật chi tiết và cụ thể để gửi trước cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu Đặc biệt đề cương phải rõ ràng và chuẩn xác các bậc mục tiêu cho từng bài học

- Giao vấn đề, giao bài tập và định hướng nghiên cứu về nhà cho sinh viên Cần yêu cầu sinh viên chuẩn bị tài liệu, nguồn, mỗi tài liệu cho nội dung nào; cách giải bài tập; cách giải quyết vấn đề; lý giải tại sao?

- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài học kế tiếp Công việc này gồm có đọc bài học tại giáo trình trước và trả lời các câu hỏi liên quan đến các mục tiêu của bài học

Trong quá trình hình thành và nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên, ngoài sự cố gắng đầy ý chí, nghị lực của chính sinh viên còn có một nhân tố quan trọng từ sự tận tâm, nhiệt huyết và chu toàn trong vai trò hướng dẫn của người giảng viên Mỗi giảng viên cần xác định cho sinh viên động cơ học tập đúng đắn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành phương pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học cho sinh viên Dạy học trên giảng đường không phải là cung cấp một khối lượng kiến thức hàn lâm kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin, phương pháp tư duy, xử lý thông tin để họ có thể tiếp tục học, nghiên cứu sau khi ra trường

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Trong giảng dạy, giảng viên nên chú trọng sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học tích cực như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, hoạt động nhóm, dạy học dự án, phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai… Phương pháp dạy học này phát huy cao độ tính tích cực, độc lập,

Trang 7

sáng tạo của sinh viên, hướng tới phát triển tối đa tự chủ của sinh viên trong học tập, phát triển năng lực độc lập làm việc và tự nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch học tập màsinh viên đã định ra

Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống giảng giải thụ động Với vai trò người tổ chức, thiết kế, hướng dẫn sinh viên trong hoạt động học tập, giảng viên phải thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống một cách có nghệ thuật, phù hợp

Hướng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, sinh viên sẽ tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến hoặc tham gia tranh luận trong nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế, hoặc tìmcách áp dụng vào thực tế, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu trong bản thân mỗi sinh viên

- Sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự học tự nghiên cứu của sinh viên trong các giờ giảng

Thực tế giảng dạy cho thấy, đối với các môn học thiên về lý thuyết như: Chính trị, Soạn thảo văn bản, Tiếng Anh , để giờ giảng đạt được hiệu quả và góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống, người học cùng tham gia,…Tuy nhiên, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực, sáng tạo của người học, buộc người học phải luôn động não, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn đề, phát vấn, tạo tình huống, để người học suy nghĩ, tự lý giải, tự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn, qua đó tạo hiệu ứng tốt cho lớp học và năng lực tự học của sinh viên

- Tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận, thuyết trình nhóm

Đây là một hình thức dạy và học tích cực thông qua trao đổi, chất vấn, đối thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp sinh viên nắm kiến thức lý thuyết và thực tiễn của môn học tốt hơn Việc thảo luận và thuyết trình nhóm buộc sinh viên phải đọc và nghiên cứu tài liệu, tăng cường hoạt động nhóm để tìm ra phương án tốt nhất cho bài thuyết trình Trong thảo luận, thuyết trình, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên; có nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình…; khích lệ, động viên đúng mức, tạo động lực (cộng điểm cho sinh viên chẳng hạn) để gia tăng tinh thần học tập của sinh viên

- Tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn

Trang 8

Thực hiện tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn sẽ giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên Để làm tiểu luận và các bài tập lớn, sinh viên phải thu thập và xử lý thông tin, phải đọc, phải viết, nghĩa là phải sử dụng các phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, qua đó góp phần nâng cao năng lực tự học

- Xác định mục tiêu môn học

Trong quá trình giảng dạy các môn học, người giảng viên cần xác định mục tiêu học tập từng môn, từng bài, hướng dẫn nắm vững các kiến thức cơ bản, đặt và giải quyết các vấn đề chủ yếu trong bài học, tiến hành đọc tài liệu, tra cứu, chuẩn bị làm bài tập Những công việc như vậy hỗ trợ cho sinh viên tự học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, một cách tích cực, sáng tạo, đúng với yêu cầu của phương pháp học tập theo hướng tích cực Giờ dạy học trên lớp phải là giờ mà hoạt động học của sinh viên được giảng viên thiết kế, tổ chức, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, phù hợp tạo cho các em có hứng thú học tập, có nhu cầu khám phá, phản biện và biết giải quyết vấn đề

- Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy

Mỗi giảng viên cần tự nâng cao chất lượng giảng dạy môn học của mình đảm nhận, cập nhật liên tục những kiến thức mới và đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng sinh viên, từng ngành học Trong buổi đầu của các môn học giảng viên sẽ cung cấp đề cương môn học

và những kiến thức trọng tâm của môn học Tùy từng môn học mà giảng viên

sẽ đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp để phát huy hết khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên với môn học Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần nhận thức rõ rằng, dù áp dụng phương pháp giảng dạy nào thì cũng phải nhằm đạt được mục tiêu là giúp cho người học dễ hiểu bài, nắm được bản chất của vấn đề và đặc biệt là kích thích được tư duy sáng tạo, tính tích cực và năng lực tự học của sinh viên

Câu 2:

Đối với những vấn đề đơn giản chúng ta thường có giải pháp ngay lập tức, tuy nhiên, đối với những vấn đề phức tạp chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn để suy xét và phân tích

Quy trình giải quyết vấn đề thực chất là xác định trật tự các hoạt động, các bước kế tiếp nhau từ khi phát hiện ra vấn đề đến khi giải quyết được vấn đề

đó Do cách tiếp cận khác nhau trong giải quyết vấn đề mà có nhiều loại quy trình giải quyết vấn đề được đưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau Sau đây là một số loại quy trình phổ biến:

Trang 9

- Giải quyết vấn đề theo 4 bước Theo đó, có thể giải quyết vấn đề theo 4 bước sau:

+ Xác định vấn đề, tức hiểu rõ đúng bản chất của vấn đề;

+ Nghiên cứu tất cả các giải pháp có thể giải quyết vấn đề;

+ Phân tích để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với bối cảnh của tổ chức; + Thực hiện một cách nghiêm túc giải pháp đã lựa chọn

- Giải quyết vấn đề theo 6 bước Quy trình này bao gồm:

+ Xác định vấn đề;

+ Xác định nguyên nhân vấn đề;

+ Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề;

+ Lựa chọn giải pháp tối ưu;

+ Thực hiện giải pháp;

+ Đánh giá kết quả

Mặc dù có nhiều loại quy trình giải quyết vấn đề như đã trình bày ở trên, nhưng các quy trình giải quyết vấn đề đó đều bao gồm những nội dung cơ bản

từ nhận diện đúng vấn đề đến nhận biết nguyên nhân, tìm cách giải quyết, lựa chọn cách giải quyết và thực hiện nó Vì vậy có thể khái quát hóa các nội dung cơ bản của quy trình giải quyết vấn đề thông qua hoạt động cơ bản sau: Bước 1 Phát hiện vấn đề cần giải quyết

Đây là bước rất quan trọng, quyết định tới tất cả các bước còn lại Mỗi vấn

đề đều được biểu hiện bằng khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực và việc giải quyết vấn đề, về bản chất, chính là việc chúng ta đưa ra và thực hiện các giải pháp để lấp đầy khoảng cách đó Cách phản ứng sai lệch trước những vấn đề phát sinh sẽ làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tìm ra giải pháp thích hợp

Trước khi đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, cần nhận diện kỹ vấn đề

để tìm cách giải quyết cho phù hợp Nhiều vấn đề giống như tảng băng trôi, cái nhìn thấy chỉ là phần nổi, còn phần chìm lớn hơn nhiều có thể mang đến những tác động tiêu cực Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện vấn

đề và xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề cần giải quyết Sau đây là một

số phương pháp chủ yếu được sử dụng trong hoạt động quản lý:

a Phương pháp động não

Phương pháp động não là cách thức vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến của mỗi người để trong thời gian tối thiểu (tùy vấn đề đưa ra) có được tối đa

Trang 10

những thông tin tốt nhất và đầy đủ nhất để nhận thức được vấn đề và có thể đưa ra nhiều giải pháp giải quyết vấn đề nhất

Để thực hiện phương pháp này, một nhóm người cùng làm việc sẽ tập hợp với nhau và một người sẽ nêu vấn đề cần giải quyết Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được các thành viên trong nhóm nêu ra một cách ngẫu nhiên

và tự do theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng tốt Các ý kiến có thể rất rộng

và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề

mà những người tham gia nghĩ tới, chưa đặt ra yêu cầu phải đánh giá Không nên đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não Mỗi thành viên đều được khuyến khích đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn

b Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

“Sáu chiếc mũ tư duy” (6 Hats Thinking) là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau Sáu chiếc mũ với các màu khác nhau tượng trưng cho những quan điểm tư duy khác nhau

về vấn đề Sự giao thoa, cọ xát giữa các quan điểm này cho phép nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tránh việc bỏ sót các khía cạnh của vấn đề mà theo quan điểm chủ quan của một người khó nhìn thấy

Để đánh giá và giải quyết một vấn đề, nhà quản lý phải lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để tư duy Mỗi lần đội sang một mũ mới tức là đã chuyển sang một cách tư duy mới, tức là nhìn nhận vấn đề ở một giác độ khác

c Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Đây là một mô hình nổi tiếng được áp dụng trước hết trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiện nay được sử dụng phổ biến cho mọi loại hình tổ chức ở các cấp độ khác nhau Phương pháp này còn thường được gọi là phương pháp phân tích môi trường bên trong và bên ngoài

Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của tổ chức đó Để thực hiện một phân tích SWOT, trước hết cần xác định 4 khía cạnh cơ bản liên quan tới môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức: điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong, phản ánh môi trường nội tại của tổ chức, còn thời cơ và thách thức là những yếu tố phản ánh môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:10