1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn học nâng cao chất lượng tự học chuyên ngành nghiệp vụ sư phạm

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng tự học
Tác giả Hà Kiều Phương Dung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II
Chuyên ngành Nghiệp vụ sư phạm
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Câu 2 5 điểm: Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh chị về MỘT trong số các kĩ năng sau đây KN Quản lí cảm xúc; KN Ra quyết định; KN Kết nối bản thân; KN Xác định mục tiêu;

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

BÀI THU HOẠCH

Chuyên ngành: Nghiệp vụ sư phạm

Họ và tên : HÀ KIỀU PHƯƠNG DUNG

Năm sinh : 1998

Nơi sinh : Ninh Thuận

Lớp : NVSP GV K6.23 -HCM

HCM, Tháng 8-2023

Trang 2

ĐỀ TIỂU LUẬN SỐ 01

Câu 1 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh/chị về kĩ năng

Lập kế hoạch học tập

Câu 2 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh chị về MỘT

trong số các kĩ năng sau đây (KN Quản lí cảm xúc; KN Ra quyết định; KN Kết nối bản thân; KN Xác định mục tiêu; KN Khai thác tài nguyên học tập; KN Giải quyết vấn đề; KN Quản lí thời gian; KN Hợp tác; KN Giao tiếp; KN Lãnh đạo)

Trang 3

Câu 1 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh/chị về kĩ năng

Lập kế hoạch học tập

Trình bày:

Hoạt động đầu tiên để hướng đến học tập hiệu quả đó chính là lập cho mình

một kế hoạch học tập Nhiều người thường coi nhẹ bước này, cho rằng nó không

quan trọng, rằng muốn có kết quả học tập tốt thì chỉ cần chú trọn vào học thôi Tuy nhiên, họ quên mất rằng: thành công trong sự chuẩn bị cũng chính là chuẩn bị cho

sự thành công, và ngược lại, không chuẩn bị gì chính là chuẩn bị cho sự thất bại

Để hiểu rõ hơn về điều này, tôi sẽ phân tích việc “lập cho mình một kế hoạch học tập” qua ba yếu tố sau:

1 Kế hoạch là gì? Những điểm cần có của một kế hoạch học tập là gì?

2 Như thế nào là một kế hoạch học tập “cho mình”?

3 Các bước lập kế hoạch học tập cho mình

1 Kế hoạch là gì? Những điểm cần có của một kế hoạch học tập là gì?

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, kế hoạch là “điều vạch ra với các mục tiêu và cách thức để đạt được trong thời gian nhất định” Có thể hiểu rằng kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước Như vậy, kế hoạch học tập chính

là những hoạt động, hành động được tổng hợp, gắn với những mốc thời gian cụ thể nhằm đạt được mục đích học tập hiểu quả Kế hoạch có thể được phân thành từng nhóm dựa trên các đặc điểm sau:

 Theo thời gian, kế hoạch gồm:

- Kế hoạch ngắn hạn: Dưới 1 năm

- Kế hoạch trung hạn: 1-5 năm

- Kế hoạch dài hạn: 5 năm trở lên

 Theo mức độ cụ thể:

Trang 4

- Kế hoạch định hướng: Mang tính chỉ đạo chung, chưa xác định rõ ràng chi tiết từng mục tiêu

- Kế hoạch cụ thể: Xác định rõ ràng mục tiêu chi tiết

Thông qua việc phân tích khái niệm kế hoạch nói chung và kế hoạch học tập nói riêng, có thể thấy kế hoạch học tập đóng vai trò định hướng hành động, mục tiêu, và đưa ra những định mức, giới hạn mà mỗi cá nhân cần đạt được mong muốn học tập hiệu quả Vì vậy, có thể nói kế hoạch học tập chính là xương sống, là điểm mấu chốt để giúp người học tiến gần hơn một bước đến mục tiêu học tập của mình,

cụ thể như sau:

 Có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu: vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc và thời gian thực hiện cho nên chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, nắm rõ hướng đi của mình và các đầu mục mình cần làm trong một khoảng thời gian cố định, từ đó dễ dàng kiểm soát tiến độ đạt được mục tiêu đề ra

 Quản trị rủi ro và điều hướng trong trường hợp xảy ra rủi ro: Kế hoạch

là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của yếu tố khách quan (thời tiết xấu nên không thể đi học, cắt điện đột ngột không thể sử dụng thiết bị điện tử để học tập, người thân bạn

bè mời đi du lịch trong thời gian ôn thi…) và những yếu tố chủ quan (ốm đau, tâm trạng không tốt, mất động lực….) ảnh hưởng đến tiến trình đạt được mục tiêu của người học Trong những trường hợp như vậy, việc có sẵn kế hoạch làm cho các sự việc theo dự kiến ban đầu sẽ

sẽ không gây ảnh hưởng lớn hoặc khiến mục tiêu đi chệch hướng Mặc

dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rủi

 Tối ưu nguồn lực: Kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp các đầu mục công việc cần làm sẽ giúp cho người học tận dụng các nguồn lực, lợi thế

Trang 5

xung quanh mình hợp lý, ví dụ như sự giúp đỡ tài chính từ bố mẹ, sự giúp đỡ về mặt chuyên môn từ thầy cô, bạn bè… Việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian và góp phần nâng cao hiệu quả công việc

 Phát huy tối đa thế mạnh cá nhân: Quá trình lập kế hoạch thực chất là một quá trình giúp người lập kế hoạch hiểu rõ bản thân mình muốn gì, cần gì và có gì để đạt mục tiêu “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, bởi vậy không có gì quan trọng hơn là nhìn nhận rõ chính mình

và con đường mình muốn đi

Tổng kết lại, một kế hoạch học tập giúp chúng ta hiểu rõ mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu đó, giúp chúng ta điều phối, định hướng lại mỗi khi có sự kiện bất ngờ không thể lường trước được xảy ra Do đó, kế hoạch học tập gồm những yếu tố sau:

 Mục tiêu học tập

 Các nhiệm vụ cần làm để đạt được mục tiêu đó

 Thời gian hoàn thành tương ứng với mỗi nhiệm vụ đề ra

 Các lưu ý nhỏ, đặc trưng và phù hợp với mỗi nhiệm vụ

 Tổng kết, đánh giá từng nhiệm vụ

 Tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chung

2 Như thế nào là một kế hoạch học tập “cho mình”?

“Cho mình” là một cách nói gần gũi, dễ hiểu Nếu muốn trang trọng và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể sử dụng từ “cá nhân” Tuy nhiên, tựu chung là đều

có thể hiểu rằng kế hoạch học tập đó được thiết lập dựa trên đặc điểm riêng của chính bạn, phù hợp với nhu cầu, năng lực và điều kiện đời sống cá nhân của chính bạn chứ không phải “theo trend”, theo phong trào, hay là vì người khác làm như nào thì bạn cũng bắt buộc phải làm như thế

Trang 6

Đề hiểu rõ hơn vế yếu tố “cá nhân” này, hãy suy ngẫm về ví dụ rất kinh điển trong giáo dục: đó chính là con cá và cái cây Sẽ như thế nào nếu chúng ta kì vọng một con cá phải biết leo cây mà không tôn trọng bản chất của nó là phải được vùng vẫy trong môi trường nước? Vạn vật trên đời sinh ra không có loài nào là vô dụng, tất cả đều có những đặc điểm, đặc tính riêng đóng góp vào sự cân bằng và đa dạng sinh học trên Trái Đất này Bạn không giỏi leo cây đơn giản vì bạn không mang trong mình “sứ mệnh” của loài khi, và chỉ khi tìm thấy nguồn nước phù hợp (bởi lẽ

là cá thì cũng có cá nước mặn cá nước ngọt,…) bạn mới thực sự có thể vẫy vùng Việc lên kế hoạch học tập mà không nhìn rõ được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, không hiểu được bản thân muốn gì và phù hợp với điều gì thì tất cả cũng chỉ

là công dã tràng mà thôi

Sau khi hiểu rõ vì sao chúng ta cần lên kế hoạch “cho mình” chứ không vì chạy theo bất kì kế hoạch của ai khác, vấn đề được đặt ra tiếp theo chính là “Làm như thế nào để hiểu được mình?” Trả lời cho câu hỏi này, Joseph Luft và Harry Ingham đã tạo nên “mô hình của sổ Johari” giúp con người nhận biết rõ bên trong bản thân Mô hình cửa sở Johari có thể được khái quát như sau:

Bản thân nhận biết được Bản thân không nhận biết

được Người khác nhận biết

được

Phần công khai (OPEN) Phần mù (BLIND) Người khác không nhận

biết được

(HIDDEN)

Phần không biết (UNKNOWN)

Phần công khai: thông tin cá nhân, sở thích,…

Phần mù: các dữ liệu mà người khác biết về mình nhưng chính bản thân mình lại

không nhận biết được Chỉ khi người khác nói ra thì chúng ta mới biết Ví dụ: có người có thói quen mỗi khi nói chuyện hai bàn tay vô thức xoắn vào nhau hoặc khi nói thường hay nhăn mặt, bản thân họ không hề biết những điều này cho đến khi

có người góp ý

Trang 7

Phần che giấu: những dữ liệu mà bản thân chúng ta biết rõ nhưng chúng ta không

muốn bộc lộ cho người khác biết, ví dụ như những tâm sự riêng tư, niềm tin, quan điểm, kinh nghiệm cá nhân Những thông tin này thường chỉ được bộc lộ dần dần với những người mà chúng ta thật sự tin tưởng

Phần không biết: những điều chính bản thân mình không biết về chính mình và

người khác cũng không biết Sở dĩ có vùng này là do chúng ta chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có cơ hội khám phá những năng lực của chính mình Có nhiều người không biết về năng lực của bản thân mình cho đến khi được sống trong môi trường có cơ hội để bộc lộ

Dựa trên mô hình cửa sổ Johari, con người được khuyến khích nhận biết và hiểu rõ hơn về bản thân qua hai cách sau:

 Lắng nghe nhận xét, góp ý từ người khác: những người xung quanh sẽ có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về ưu và khuyết điểm của bạn, từ đó giúp bạn hoàn thiện hơn Tuy nhiên cần lưu ý rằng bản thân chúng ta mỗi khi đưa

ra nhận xét, góp ý về ai khác đểu phải luôn hòa nhã và lịch sự, và ngược lại, khi là đón nhận góp ý, nhận xét từ người khác thì hãy luôn nhớ giữ cái đầu tỉnh táo để phân biệt đâu là lời khuyên chân thành thiện chí và đâu là lời tiêu cực làm chúng ta hoài nghi bản thân Để nhận được những lời nhận xét mang tính xây dựng từ những người xung quanh, các chuyên gia gợi ý chúng ta có thể làm theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định những người có thể nhận xét về mình, nên chọn người có lối sống tích cực, lạc quan, những người có thời gian tiếp xúc đủ dài để có thể hiểu về bạn… Bạn có thể yêu cầu họ nhận xét một cách thẳng thắn và chân tình về tính cách, năng lực, phẩm chất,

ưu điểm, nhược điểm, sở trường, sở đoản mà họ nhìn thấy ở bạn

- Bước 2: Nhận ra các khuôn mẫu: Hãy tìm ra điểm chung trong các nhận xét của mọi người Đó có thể thật sự là một đặc điểm mà mọi người nhận ra ở bạn nhưng bạn lại chưa nhận thấy ở góc nhìn chủ quan của bản thân

Trang 8

- Bước 3: Tự mô tả bản thân: Bạn hãy tự viết ra một bản mô tả bản thân (self observation) dựa trên những nét chính từ sự phản hồi của mọi người

- Bước 4: Tái thiết kế công việc của mình bằng cách suy ngẫm về bản thân mình, về côngviệc và cuộc sống hiện tại, sau đó hãy tự thiết kế lại công việc để hướng đến mục tiêu của bạn

 Tự bộc lộ: có những điểu nếu bạn không nói thì người khác mãi mãi sẽ không hiểu Thay vì đặt kì vọng người khác sẽ nhận ra những tâm tư của mình, bạn có thể chủ động bày tỏ với những người bạn tin tưởng hoặc ở một mức độ phù hợp mà bạn cảm thấy an toàn Bộc lộ bản thân không chỉ giúp chung ta trở nên cởi mở, tạo cơ hội kết giao thêm nhiều bạn bè mà còn là một cách hiệu quả để hiễu rõ hơn về bản thân

Tìm hiểu bản thân là một quá trình không dễ dàng và là cả một chặng đường dài Chính vì vậy hãy luôn chuản bị một tinh thần lạc quan, một thái độ cầu thị đúng đắn để có thể thêm hiểu, thêm yêu và ngày càng trân trọng giá trị của chính bản thân mình

3 Các bước lập kế hoạch học tập cá nhân:

Sau khi đã làm rõ hai vấn đề được nêu mở mục 1 và mục 2, bây giờ chúng ta phải bắt tay vào thực hành Khi thiết lập các mục tiêu cho bản thân mình, bạn có thể áp dụng phương pháp SMART:

 Specific - Cụ thể: Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu

 Measurable - Có thể đánh giá được: Những thành tựu mà bạn đạt được có thể đo lường và đánh giá

 Achieable - tính khả thi: Mục tiêu bạn đặt ra là có thể đạt được bằng chính khả năng của mình

 Realistic - Có tính thực tế: Mục tiêu cần thực tế, tránh viển vông, xa vời, phi hiện thực

Trang 9

 Time bound - Giới hạn thời gian: bạn cần đặt ra ngày hoàn thành mục tiêu để nỗ lực phấn đấu cho kịp thời hạn

Các bước lập kế hoạch học tập cá nhân có thể được khái quát như sau:

(1) Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của môn học/ khóa học

(2) Xác định năng lực và nguyện vọng của bản thân

(3) Xác lập một mục tiêu chung, tổng thể phù hợp với yêu cầu của môn học

và năng lực, nguyện vọng của bản thân ở môn học này

(4) Chia nhỏ mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đã xác định ở các bước, bạn hãy chia nhỏ chúng và gắn chúng với các hoạt động cụ thể Các mục tiêu nhỏ cần phải đo lường được

(5) Tôn trọng và nỗ lực thực hiện mục tiêu đã đề ra (có thể nhờ đến sự trợ giúp từ người thân để đôn đúc, thúc đẩy, nhắc nhở)

Những lưu ý khi thực hiện kế hoạch:

 Sắp xếp mức độ ưu tiên hợp lý cho mỗi hoạt động: một ngày của chúng ta chỉ có 24 giờ, vì vậy đặt thứ tự ưu tiên cho các đề mục công việc là một cách tận dụng hiệu quả quỹ thời gian ít ỏi đó Mức độ ưu tiên có thể được sắp xếp thùy vào gai đoạn và tình trạng thực tế của bạn, ví dụ như dù đang trong giai đoạn ôn thi gấp rút nhưng nếu không may bị bệnh thì bạn phải ngay lập tức đến bệnh viện khám và điều trị theo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Lúc này việc bám sát kế hoạch học tập để đạt mục tiêu điểm cao hay là phần thưởng không còn quan trọng bằng việc nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe

 Sử dụng nhiều phương pháp học tập nhằm kích thích sự hứng thú: học tập không nên chỉ bó buộc trong sách vở mà luôn được khuyến khích kết hợp với các hình thức giải trí khác như xem thời sự, xem phim, đọc sách, Bạn cũng có thể sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để học tập trở nên thú

vị và hiệu quả hơn

 Nguyên tắc “cà rốt và cây gậy”: hãy tự thưởng cho bản thân trong mỗi giai đoạn để khơi gợi niềm vui và “cảm giác thành tựu”, giúp thúc đẩy quá trình bám sát kế hoạch được tốt hơn Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng phải là tính

Trang 10

tự kỉ luật (self-discipline): luôn nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá thái độ của mình trong quá trình thực hiện kế hoạch, có “hình phạt” phù hợp mỗi khi không thực hiện được mục tiêu đề ra

 “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”: làm việc linh hoạt và thích ứng với thay đổi của môi trường khách quan xung quanh trong khi vẫn giữ được mục tiêu ban đầu chính là một kĩ năng cần thiết để thành công trên con đường bạn chọn

Kết luận: Như Lê-nin vĩ đại đã từng nói: “Học tập là việc suốt đời”, rèn luyện

được một thói quen học tập tốt và khoa học chính là trang bị cho mỗi chúng ta một

kĩ năng sử dụng theo suốt đường đời Thuần thục kĩ năng lập kế hoạch cá nhân, dù

là trong học tập hay làm việc, sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công tương lai của bạn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Shibamoto Hidenori (2017), Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Hiệu Quả, NXB Phụ nữ,

Hà Nội

2 Shibamoto Hidenori (2017), Kỹ Năng Tư Duy Logic, NXB Phụ nữ, Hà Nội

3 S.J.Scott (2018), Đừng để mục tiêu như diều không gió, NXB Thanh Niên, Hà Nội

4 Paula Rizzo (2019), Sống có kế hoạch, NXB Lao động, Hà Nội

Trang 11

Câu 2 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh chị về MỘT

trong số các kĩ năng sau đây (KN Quản lí cảm xúc; KN Ra quyết định; KN Kết nối bản thân; KN Xác định mục tiêu; KN Khai thác tài nguyên học tập; KN Giải quyết vấn đề; KN Quản lí thời gian; KN Hợp tác; KN Giao tiếp; KN Lãnh đạo)

Trình bày:

Theo báo cáo ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về

“10 kĩ năng cần thiết cho tương lai và mất bao lâu để rèn luyện được chúng” , kĩ1

năng giải quyết vấn đề được dự đoán sẽ trở thành kĩ năng then chốt cho một sự nghiệp thành công Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) là khả năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong quá trình tương tác với những đối tác của doanh nghiệp Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến các yếu tố như lắng nghe tích cực, khả năng phân tích, sáng tạo, nghiên cứu, giao tiếp và khả năng làm việc nhóm…để giải quyết vấn đề được đặt ra

1 Vấn đề là gì? Phân loại vấn đề:

Vấn đề là một tình huống khó khăn hoặc bất ổn trong công việc và đời sống, đòi hỏi sự giải quyết hoặc xử lý để có thể đạt được mục tiêu hoặc trạng thái ổn định Vấn đề có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ cá nhân cho đến cộng đồng và toàn xã hội Tuy nhiên, một số vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng hơn, trong khi những vấn đề khác lại cần phải có những giải pháp dài hơi và quyết định của cả một cộng đồng Có thể phân loại vấn đề dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là phân loại theo các lĩnh vực và mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó Phân loại vấn đề theo 4 nhóm thông dụng:

 Phân loại theo lĩnh vực: Vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe, vấn đề môi trường, vấn đề đạo đức, vấn đề quan hệ giữa con người, vấn đề định kiến xã hội

 Phân loại theo mức độ ảnh hưởng: Vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, vấn đề cộng đồng, vấn đề quốc gia, vấn đề toàn cầu

What are the top 10 job skills for the future? | World Economic Forum (weforum.org)

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:04