1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vi mô Đề tài phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá của một loại hàng hoá dịch vụ (mía Đường

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá của một loại hàng hoá dịch vụ (mía đường)
Tác giả Ngô Thị Minh Phương
Người hướng dẫn Đỗ Văn Cường
Trường học Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Áp lực lạm phát Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2022,CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước cao hơn mức tăng 1,47% của năm2021, đây là thành công

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: KINH TẾ

TIỂU LUẬN

KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI:

Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá của một

loại hàng hoá dịch vụ (mía đường)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐỖ VĂN CƯỜNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG

MÃ SINH VIÊN : 10922128

MÃ LỚP : 109222

Hưng Yên, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu chuyên đề 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu chuyên đề 1

1.5 Kết cấu của chuyên đề 1

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 2

2.1 CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ CẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2

2.1.1: Khái quát về tài nguyên nước 2

2.1.2: Chính sách kiểm soát giá ở Việt Nam năm 2022 2

2.2: CAN THIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG MÍA ĐƯỜNG 8

PHẦN 3: KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 20

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ,tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có

sự sao chép y nguyên các tài liệu đó

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Minh Phương

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, lạm phát hầu như là một hiện tượng tất yếu ở các nước, song chỉkhác nhau ở mức độ (cao, thấp) và thời gian (một năm, nhiều năm) Lạm phátvừa phải và dự đoán được cần thiết phải được duy trì ở mức phù hợp để Nhànước sử dụng nó như là một công cụ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế

và tạo việc làm cao cho xã hội Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cầnphải có giải pháp kiềm chế, kiểm soát nó ở mức lạm phát vừa phải không để nóchuyển hóa thành lạm phát phi mã Bài viết phân tích về tình hình sử dụng chínhsách kiểm soát giá cả nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu

Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nhà nước có vai trò kiểm soát giá

cả để bình ổn giá và hạn chế lạm phát Chính vì vậy việc nhà nước kiểm soát giá

là rất quan trọng

1.2 Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu

Tìm hiểu về chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước

1.3 Đối tượng nghiên cứu chuyên đề

Chính sách kiểm soát giá của nhà nước

Lý luận và thực tiễn

1.4 Phương pháp nghiên cứu chuyên đề

- Tìm hiểu chính sách kiểm soát giá của nước ta

- Lý luận thực tiễn và đánh giá cá nhân

1.5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo kết cấu của chuyên đề bao gồm 03 phầnchính:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung của chuyên đề

Phần III: Kết luận

1

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

2.1 CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ CẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.1: Khái quát về tài nguyên nước

Kiểm soát giá cả (price controls) là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ quy

định giá tối đa hay tối thiểu cho hàng hóa và dịch vụ Giá cả có thể được chínhphủ quy định ở trên hay dưới mức làm cân bằng thị trường, tùy thuộc vào mụctiêu mà chính phủ theo đuổi Chằng hạn, chính phủ muốn giữ cho mức giá cáchàng hóa thiết yếu ở mức thấp để hỗ trợ cho người nghèo hay giữ cho giá cả cao

để đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng cho người sản xuất Đôi khi chính phủ kiểmsoát hầu hết các loại giá cả nhằm ngăn chặn đà gia tăng của lạm phát

Như một biện pháp của chính phủ, các biện pháp kiểm soát giá có thể đã đượcban hành với mục đích tốt, nhưng trong thực tế, chúng có thể không có tác dụng.Không có nỗ lực để kiểm soát giá nào có thể vượt qua các sức ép của cung vàcầu trong bất kỳ một khoảng thời gian đáng kể

Khi giá được thiết lập trong một thị trường tự do, giá thay đổi để duy trì sự cânbằng giữa cung và cầu Tuy nhiên, khi chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soátgiá - chính vì nó từ chối chấp nhận giá cân bằng thị trường tự do - thì hậu quảkhông thể tránh khỏi là tạo ra nhu cầu dư thừa trong trường hợp giá trần hoặcnguồn cung dư thừa trong trường hợp giá sàn

Việc kiểm soát giá xăng của thập niên 1970 là một ví dụ điển hình Không có nỗlực nào của chính phủ để tăng giá xăng có thể thay đổi thực tế là các nhà sảnxuất xăng chỉ sẵn sàng bán một nguồn cung cấp xăng rất hạn chế với mức giá dochính phủ quy định Điều này dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về xăng

2.1.2: Chính sách kiểm soát giá ở Việt Nam năm 2022

Giữa “vòng xoáy” lạm phát toàn cầu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu nămcủa Việt Nam chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ Đây là kết quả của những nỗ lựckiểm soát lạm phát của Việt Nam

Trang 7

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định,việc kiểm soát được mục tiêu lạm phát 4% mà Quốc hội đề ra trong năm nay vẫn

là một thách thức rất lớn

Áp lực lạm phát

Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2022,CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 1,47% của năm2021), đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnhthế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốcgia

Cụ thể là lạm phát tại nhiều nước đã đạt mức kỷ lục trong tháng 5/2022, lạm phátcủa Mỹ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 1981, lạm phátcủa khu vực đồng Euro tăng 8,1%, gấp 4 lần lạm phát mục tiêu 2% của Ngânhàng Trung ương châu Âu

Tại châu Á, bình quân 5 tháng đầu năm nay, lạm phát của Thái Lan tăng 5,2%;Hàn Quốc tăng 4,3%; Indonesia tăng 2,8%; Malaysia tăng 2,4% tương đươngvới Việt Nam; Nhật Bản và Trung Quốc cùng tăng 1,5%

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê,lạm phát của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay không tăng cao như một sốquốc gia khác trên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau: danh mục hàng hóa

và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tậpquán tiêu dùng; đồng thời, cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồngnhất

Dẫn chứng như Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước,khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủyếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm, chiếm tỷ trọng 27,68%

Về cơ bản, các nguyên nhân khiến lạm phát của Việt Nam thấp hơn các nướcphương Tây cũng tương tự như các chuyên gia đã lý giải vì sao nhiều nền kinh tếchâu Á vẫn nằm ngoài bão lạm phát: “Các nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằnggiá cả tăng là hiện tượng toàn cầu Đúng là chi phí nhiên liệu, phân bón, ngũ cốc

3

Trang 8

và nhiều mặt hàng khác đang tăng ở khắp nơi sau khi khủng hoảng Nga-Ukrainaxảy ra, tuy nhiên, không phải ở đâu lạm phát cũng giống nhau” - bà Nguyễn ThịHương nhấn mạnh.

Các nền kinh tế Đông Nam Á có lạm phát thấp hơn 4% chủ yếu do thứ nhất làgiá thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước sau khi dịch tả lợn châu Phi đượckiểm soát Thứ hai là nhiều nơi ở châu Á chuyển sang sống chung với dịch chậm

và miễn cưỡng hơn so với phương Tây Nhiều nước việc đi lại và di chuyển chỉthực sự trở lại bình thường từ tháng 4 và tháng 5 năm 2022 Thứ ba là người dânĐông Á không giống như các khu vực khác trên thế giới, họ ăn nhiều gạo hơnlúa mỳ trong khi đó giá gạo tăng thấp hơn giá lúa mỳ Bên cạnh đó, một số quốcgia ở châu Á ban hành các chính sách cấm xuất khẩu một số mặt hàng để đảmbảo nguồn cung ổn định giá trong nước

Bà Nguyễn Thu Oanh cho rằng Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng cácmặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầutiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,4% so với cùng kỳnăm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm; trong đó, giá thịt lợn giảm20,12%; giá nội tạng động vật giảm 9,52%; giá thịt chế biến giảm 3,89%.Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã kiểm soát được dịch tả lợn châuPhi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khigiá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắtlỗ

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% do một số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ 1 năm học 2021-2022 do ảnhhưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm

Đặc biệt, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát giatăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địaphương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác độngtiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội

Trang 9

Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lựcđáng kể lên mặt bằng giá như: ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, giảm thuếgiá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6tháng đầu năm 2022

Cùng với đó, công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới,nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời Các địa phương tăngcường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chươngtrình bình ổn giá

“Nhờ vậy, mà chúng ta đã kiểm soát được lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức2,44%” - Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết

Cần các chính sách để kiểm soát lạm phát

Tổng cục Thống kê nhận định trong thời gian tới, diễn biến giá cả hàng hóa,nguyên nhiên vật liệu trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong bối cảnh khủng hoảngNga-Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăngdầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của ngườidân

5

Trang 10

Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam cókhả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, cùng với nhu cầutiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao Do đó, áp lựclạm phát những tháng cuối năm 2022 là rất lớn.

Tổng cục Thống kê chỉ ra một số yếu tố có thể khiến CPI tăng cao trong cáctháng cuối năm; đó là, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao màViệt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nênviệc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành,tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùngtrong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế

Đặc biệt là giá xăng dầu có nhiều biến động sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiềuhàng hóa quan trọng như: xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải

Mà hiện nay giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore chiếm khoảng70% giá cơ sở đối với xăng và khoảng 80% giá cơ sở đối với dầu cho nên việcgiá thế giới tăng cao có tác động rất mạnh tới giá trong nước

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ tác độnglàm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm Cùng với đó, giá lương thực, thực phẩm cókhả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch COVID-19 đã đượckiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trướckhi đại dịch diễn ra

Mặc dù Việt Nam có lợi thế là chủ động được nguồn lương thực, thực phẩm ởtrong nước, tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng khi thế giới đang có nguy cơphải đối mặt với khủng hoảng lương thực toàn cầu

Đặc biệt, nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quyền số (là cơ cấu chi tiêu cácnhóm mặt hàng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình được tổng hợp từ kết quả điềutra mức sống dân cư và dùng cố định khoảng 5 năm) khá cao, gần 28% trong rổhàng hóa tính CPI, do đó biến động giá của nhóm hàng này sẽ có tác động mạnhtới lạm phát của nền kinh tế

Trang 11

Đặc biệt, trong đó nhóm hàng thịt lợn đang có xu hướng tăng giá trở lại, chỉ sốgiá nhóm thịt lợn tháng 6/2022 tăng 0,87% so với tháng trước và kéo theo giácác hàng hóa chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo.

Kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗtrợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong

6 tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, cáchoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí,

ăn uống ngoài gia đình, từ đó đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áplực lên lạm phát

Để có thể kiểm soát được lạm phát trong năm nay, Tổng cục Thống kê đề xuất,đối với mặt hàng xăng dầu, Chính phủ cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầutrong nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung; đồng thời, nghiên cứu cácgiải pháp giảm thuế để chia sẻ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp tronggiai đoạn giá xăng dầu tăng cao

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằmđảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân đối với các mặt hànglương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu

Đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chú trọngbảo đảm nguồn cung, nhất là giai đoạn cuối năm Bộ Công Thương và các địaphương phải tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trườngnhằm ổn định giá của mặt hàng này

Ngoài ra, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụgiáo dục theo Nghị định 81 và giá dịch vụ y tế theo lộ trình để điều chỉnh chophù hợp

“Không nên điều chỉnh giá nhiều mặt hàng do Nhà nước quản lý vào cùng mộttháng và khi điều chỉnh học phí cần điều chỉnh giãn ra giữa các địa phương đểtránh tạo áp lực cao lên lạm phát,” bà Nguyễn Thu Oanh cho biết

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủđộng, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh

7

Trang 12

tế vĩ mô khác nhằm kiềm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt cần đảmbảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủquan với rủi ro lạm phát.

2.2: CAN THIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG MÍA ĐƯỜNG

Loạt bài viết đăng trên báo DĐDN về đề nghị của Cty CP đường Biên Hòa xinnhập 30.000 tấn đường thô của Cty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được đầu tư

và sản xuất tại Lào đã nhận được nhiều phản hồi của công luận

Tuy nhiên, hiện nay điều dư luận quan tâm là ngành mía đường VN đang “vậnhành” theo cơ chế, chính sách nào và khoảng chênh lệch về giá bán đường trênthị trường nội địa với giá bán đường tại các nhà máy đường và giá đường nhậplậu rơi vào túi ai?

Đường mua giá rẻ nhưng lại được bán giá cao là do công tác quản lý, điều hành

về giá của các lực lượng chức năng, đặc biệt là các sở công thương địa phươngchứ các nhà máy không hưởng lợi được gì về giá bán đường hiện nay trên thịtrường bán lẻ

Đây cũng là điều trăn trở của các nhà máy đường bởi theo ông Đỗ Thanh Liêm Tổng giám đốc Cty CP mía đường Khánh Hòa thì, hiện tại 40 nhà máy đườngđang chào bán với giá 13.700 đồng/kg Còn giá đường nhập lậu của Thái Lankhoảng 12.500 – 12.700 đồng/kg

-Trong khi đó, giá bán đường trên thị trường nội địa, người tiêu dùng vẫn phảimua vào với giá 19.500 – 21.000 đồng/kg đối với hàng có nhãn mác rõ ràng vàkhoảng 18.000 đồng/kg đối với đường được đựng trong các túi nilon trắng khôngnhãn mác Điều đáng chú ý, theo ông Liêm, dư luận lâu nay vẫn cho rằng khoảngchênh lệch này đều rơi vào “túi” các nhà máy sản xuất đường?

Ghi nhận của báo Diễn đàn Doanh nghiệp tại nhiều trung tâm thương mại, cácsiêu thị lớn cho thấy tuy mặt hàng đường ăn là một trong các loại thực phẩmthiết yếu nằm trong chương trình bình ổn giá của Chính phủ nhưng giá niêm yếttại đây khoảng từ 19.500 – 21.000 đồng/kg tùy loại Tương tự, giá bán tại nhiều

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN