1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế học Đề tài tổng quan về tình hình phát triển kinh tế việt nam hiện nay

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
Tác giả Trần Lâm Thái Tài, Phạm Nguyễn Hải Nhiên, Từ Ngọc Anh Thư, Lê Ngọc Bảo Trân, Hồ Như Ý
Người hướng dẫn ThS. Hồ Nhật Hưng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Trong mức tăng chungcủa nền kinh tế: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7%vào mức tăng trưởng chung... Dịch Covid-19 được kiểm soátchặt chẽ, nền kinh tế từng b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC

ĐỀ TÀI: Tổng quan về tình hình phát triển

kinh tế Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hồ Nhật Hưng

Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: 422001565714 – DHKQ19ATT

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tiên, chúng em xin tự giới thiệu chúng em là thành viên nhóm 1 thuộc bộ môn Kinh tế học Hiện nay, nhóm 1 đang học tập tại trường Đại học Công nghiệp, tọa lạc tại số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Để hoàn thành bài thu hoạch này chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập để có thêm kiến thức thuận lợi cho việc tìm kiếm nghiên cứu thông tin Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – thầy Hồ Nhật Hưng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài thu hoạch này Vì chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế

về kiến thức, trong bài thu hoạch chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến, phê bình từ phía thầy để bài thu hoạch được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, chúng em xin chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc Chúng em chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Mức độ hoàn thành

1 Trần Lâm Thái Tài

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

1 GDP và tốc độ tăng GDP, GNP theo khu vực, ngành, vùng 2

1.1 GDP và tốc độ tăng GDP 2

1.2 GNP theo khu vực, ngành, vùng 9

2 Sử dụng lao động và thu nhập bình quân đầu người 10

2.1 Sử dụng lao động 11

2.2 Thu nhập bình quân đầu người 14

3 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên 15

3.1 Tài nguyên đất 15

3.2 Tài nguyên nước 17

3.3 Tài nguyên rừng 19

3.4 Tài nguyên khoáng sản 20

4 Vốn đầu tư nước ngoài và trong nước 22

4.1 Vốn đầu tư trong nước 22

4.2 Vốn đầu tư ngoài nước 23

5 Tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh 28

5.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp 28

5.2 Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông 29

5.3 Trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 30

5.4 Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia 31

6 Chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đến năm 2030 31

6.1 Quan điểm phát triển 31

6.2 Mục tiêu chiến lược 32

6.3 Các đột phá chiến lược 33

6.4 Tổ chức thực hiện 34

C KẾT LUẬN 35

Trang 6

Tài liệu tham khảo 36

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tháchthức Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt,toàn diện hơn, gia tăng căng thẳng địa chính trị; xung đột Nga – U-crai-na diễn biến phức tạp, giao tranh ở khu vực Trung đông đã tácđộng tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau dịch Covid-

19 Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêmtrọng; nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninhmạng gia tăng… Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mứccao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãisuất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suygiảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng… ảnh hưởngđến hoạt động xuất, nhập khẩu của khu vực và thế giới Nhiều quốcgia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của nước ta tăng trưởngchậm lại, nợ công tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổng cầu thế giớisuy giảm, tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn,trong đó có Việt Nam

2 Mục đích

Mục đích nghiên cứu của chúng em là để giúp cho các bạn sinhviên có thêm kiến thức và sự hiểu biết rõ ràng, chi tiết hơn về nềnkinh tế Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề liên quan đến kinh tế nền ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm chúng em thực hiện phương pháp phân tích - tổng hợp lýthuyết dựa vào những nguồn tài liệu có giá trị và đáng tin cậy như

Trang 8

sách “Kinh tế học” của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh và các nguồn trang uy tín trên Internet

Trong đó, cơ cấu GDP là tỉ lệ phần trăm của 3 khu vực nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội củamột quốc gia hay vùng lãnh thổ

Quy ước của 3 khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP như sau:

- Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 (GDP: 310,1 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%

Trang 9

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65%.

- Khu vực dịch vụ tăng 7,61%

Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng quý IV/2017 nhưngcao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011 – 2016 Xét về góc độ sửdụng GDP quý IV năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so vớicùng kì năm trước; tích lũy tài sản tăng 9,06%; xuất khẩu hàng hóa

và dịch vụ tăng 10,69%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,5% GDP cả năm 2018 tăng 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm

2008 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giảipháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, cácngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện Trong mức tăng chungcủa nền kinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7%vào mức tăng trưởng chung

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%

- Khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%

Quy mô nền kinh tế theo giá hiện thành đạt 5.535,3 nghìn tỷđồng, GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tươngđương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017 Về cơ cấu nềnkinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷtrọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%;khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩmchiếm 9,98% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là: 15,34%; 33,4%;41,26%; 10%)

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng7,17% so với năm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng12,81%

Trang 10

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 (GDP: 334,4 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng6,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,92%

- Khu vực dịch vụ tăng 8,09%

Trên góc độ sử dụng GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,28%; xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ tăng 6,71%

GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý Ităng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng địnhtính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ banhành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cộngđồng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêutăng trưởng Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 –

2017 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6%vào mức tăng chung

- Khu vực công nghiệp và xây dựng 8,9%, đóng góp 50,4%

- Khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ

Trang 11

trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (cơ cấu tương ứng của năm 2018 là:14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%).

Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng8,35%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 (GDP: 346,6 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IVcác năm trong giai đoạn 2011-2020 Dịch Covid-19 được kiểm soátchặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiệnbình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệulực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quýIV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳnăm trước

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6%

- Khu vực dịch vụ tăng 4,29%

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%

Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% sovới cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng14,83%

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%;quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhấtcủa các năm trong giai đoạn 2011-2020€nhưng trong bối cảnh dịchCovid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vựckinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng

Trang 12

trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới Điều này cho thấytính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòngchống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thốngchính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng củangười dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mụctiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội.Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%

- Khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừtrợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là:13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%)

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so vớinăm 2019; tích€lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch

vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 (GDP: 366,1 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% củanăm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-

2019 Trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%

- Khu vực dịch vụ tăng 5,42%

Trang 13

Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% sovới cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng11,36%.

GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%;quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịchCovid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế,đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểmphải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,9% đóng góp 13,97% vàotốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05% đóng góp 63,8%

- Khu vực dịch vụ tăng 1,22% đóng góp 22,23%

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừtrợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%

Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% sovới năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 (GDP: 406,45 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và

Trang 14

5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăngcủa quý IV các năm 2011-2019 Trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%

- Khu vực dịch vụ tăng 8,12%

Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% sovới cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tíchlũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%;chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38% GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%;quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nềnkinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giaiđoạn 2011-2022 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%

- Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừtrợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so vớinăm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản

Trang 15

tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất,nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 (GDP: 430 tỷ USD)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013

và 2020-2022€và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước(quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%) Trong đó:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%

- Khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%

Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% sovới cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung củanền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụđóng góp 2,64%

GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơntốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giaiđoạn 2011-2023 Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nềnkinh tế:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp8,84%

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%

Trang 16

- Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừtrợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%)

Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so vớinăm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế;tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa

và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%;chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32% Tốc độ tăng GDP quý IV các năm 2011-2023 so với cùng kỳ nămtrước lần lượt là: 7,05%; 5,99%; 6,38%; 7,29%; 7,38%; 7,49%;8,18%; 7,78%; 7,52%; 4,7%; 5,22%; 5,96%; 6,72%

€Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2023 lần lượt là: 6,41%; 5,5%;5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,55%;8,12%; 5,05%

€Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp các năm

2011-2023 so với năm trước lần lượt là: 9,13%; 7,92%; 4,99%; 6,1%;8,87%; 7,36%; 8,19%; 8,99%; 8,14%; 3,77%; 4,06%; 7,79%; 3,02% €Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chếtạo các năm 2011-2023 so với năm trước lần lượt là: 12,59%; 8,38%;6,5%; 6,5%; 9,19%; 11,14%; 12,13%; 11,48%; 9,59%; 4,99%;5,37%; 8,19%; 3,62%

Trang 17

€ Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ các năm 2011-2023

so với năm trước lần lượt là: 7,65%; 7,03%; 6,82%; 7,31%; 7,05%;7,46%; 7,12%; 7,46%; 8,08%; 2,01%; 1,75%; 10,11%; 6,82% €Tỷ giá trung tâm bình quân năm 2023 của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam: 1 USD = 23.784,2 VNĐ

€Năng suất lao động năm 2022 theo giá hiện hành đạt 188,7 triệuđồng/lao động, tăng 4,8% so với năm trước

(Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, CụcQuản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày25/12/2023)

1.2 GNP theo khu vực, ngành, vùng

GNP của Việt Nam vào năm 2021 là 346.68 tỷ USD theo số liệumới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó chỉ số GNP Việt Nam tăng19.05 tỷ USD so với con số 327.63 tỷ USD trong năm 2020 Ước tínhGNP Việt Nam năm 2022 là 366.83 tỷ USD nếu vẫn giữ nguyên tốc

độ tăng trưởng như năm vừa rồi Với giả định tình hình kinh tế ViệtNam và kinh tế thế giới không có nhiều biến động Số liệu GNP củaViệt Nam được ghi nhận vào năm 1989 là 6.33 tỷ USD, trải quakhoảng thời gian 33 năm, đến nay giá trị GNP mới nhất là 346.68 tỷUSD Đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 346.68 tỷ USD vào năm 2021

Tốc độ tăng trưởng GNP của các ngành và vùng ở Việt Nam năm 2022:

Ngành:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 3,31%

- Công nghiệp và xây dựng: 8,44%

- Dịch vụ: 4,78%

Trang 18

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 6,2%

- Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: 6,1%

- Miền Trung: 6,0%

- Miền Đông Nam Bộ: 5,9%

2 Sử dụng lao động và thu nhập bình quân đầu người

Theo Liên Hợp Quốc (UNDESA) thị trường lao động ở các nền kinh

tế phát triển có dấu hiệu ổn định Trong ba quý đầu năm 2023, thịtrường lao động ở các nền kinh tế tiếp tục quay trở lại tình trạngtrước đại dịch Trong nước, tình hình lao động, việc làm có nhiều dấuhiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước Lao động cóviệc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng, tỷ lệthất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm

2.1 Sử dụng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệungười cao hơn so với năm trước Trong đó, lực lượng lao động ở khuvực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là32,9 triệu người, chiếm 62,7%, lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệungười, chiếm 46,7%, lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người,chiếm 53,3% Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 là 68,9%tăng 0,3% so với năm 2022

Trang 19

(Lực lượng lao động trên 15 tuổi từ năm 2019 – 2023) Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệungười, tăng 63,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm

2022 Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị

và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới

Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị là

19 triệu người, tăng 1,8% (tương ứng tăng 331,8 nghìn người), laođộng ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1% (tương ứngtăng 351,1 nghìn người); số lao động có việc làm ở nam giới đạt 27,3triệu người, tăng 1,4% (tương ứng tăng 386,6 nghìn người), cao hơnmức tăng ở nữ 0,1% (1,4% so với 1,3%)

Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người giảm 118,9 nghìn người, khuvực công nghiệp tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khuvực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứngtăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là27,0%, tăng 0,6% so với năm trước

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2023 là27,6%, tăng 0,3% so với quý trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ nămtrước Như vậy, tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38,0 triệulao động chưa qua đào tạo Con số này cho thấy thách thức khôngnhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao

Trang 20

động Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo

cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới

Tính chung năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng,chứng chỉ ước tính là 14,1 triệu người, chiếm 27,0%, tăng 0,6% sovới năm 2022

Những điểm hạn chế:

Số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thịtrường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi sốlao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định chiếm tỷtrọng lớn có xu hướng tăng lên Số người có việc làm phi chính thứcchung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp vàthủy sản) Tính chung năm 2023, số lao động phi chính thức là 33,3triệu người, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,9%, giảm0,9%, giảm thấp hơn 1,8% so với năm 2022 (0,9 so với 2,7%) Sự sụtgiảm đơn hàng diễn ra từ những quý cuối năm 2022 đến hết năm

2023 làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung và thịtrường lao động nói riêng, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chếtạo đã làm giảm hiệu quả của các chính sách thúc đẩy chính thứchóa lao động phi chính thức

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2023 là7,62%, giảm 0,24% so với quý trước và giảm 0,08% so với cùng kỳnăm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là10,20%, cao hơn 3,91% so với khu vực nông thôn So với quý trước,

tỷ lệ này giảm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tương ứnggiảm 0,15% và 0,31%

Số thanh niên (người từ 15-24 tuổi) thất nghiệp năm 2023 làkhoảng 437,3€ nghìn người, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, giảm 0,15% so

Trang 21

với năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là9,91%, tăng 0,09% so với năm trước.

Trong quý IV năm 2023, cả nước có gần 1,5 triệu thanh niên

15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo(chiếm 11,5% tổng số thanh niên), giảm 72,9 nghìn người so với quýtrước và giảm 19,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập,đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị 12,8% so với9,5% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên 13,3% sovới 9,8% So với quý trước, tỷ lệ này giảm cả ở khu vực thành thị,nông thôn và cả hai giới nam và nữ (tương ứng giảm 0,3%; 0,7%;0,6% và 0,6%)

Số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người Tỷ lệlao động không sử dụng hết tiềm năng 2023 là 4,3% Tỷ lệ lao độngkhông sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ

“lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tìnhtrạng dư cung về lao động Trong điều kiện kinh tế phát triển bìnhthường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại vàthường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thườngdao động ở mức 4% Giai đoạn quý I năm 2020 đến quý II năm 2022,

tỷ lệ này đạt mức cao kỷ lục là 10,4% vào quý III năm 2021 sau đógiảm dần và duy trì tại mức 4,2% Tại thời điểm quý IV năm 2023, tỷ

lệ này là 4,2% (tương ứng hơn 2,2 triệu người)

Trang 22

(Tỉ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng từ năm 2019 – 2023)

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý IV năm 2023 củakhu vực thành thị là 4,2% (giảm 0,3% so với quý trước) và khu vựcnông thôn là 4,3% (tăng 0,2% so với quý trước) Đa số lao độngkhông sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (49,3%)cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động nhóm tuổi này trong lựclượng lao động (33,0%) Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộphận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác,đặc biệt là nhóm lao động trẻ

(Tỉ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng ở các độ tuổi) Tính chung cả năm 2023, số lao động không sử dụng hết tiềmnăng là 2,3 triệu người, giảm gần 0,3 triệu người so với năm trước

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng 2023 là 4,3%, giảm0,6% so với năm 2022 Tỷ lệ này ở của khu vực thành thị và khu vựcnông thôn là 4,3%

Trang 23

2.2 Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồngtăng 6,9% tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022 Thunhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng gấp 1,36lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng) Thunhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khuvực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng)

Năm 2023, lao động làm việc trong một số ngành kinh tế ghi nhậntốc độ tăng thu nhập bình quân khá so với năm trước Trong đó, thunhập bình quân tháng của lao động làm việc trong ngành khaikhoáng là 10,3 triệu đồng, tăng 11,2%, tương ứng tăng khoảng 1triệu đồng so với năm trước; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống là 6,8triệu đồng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 540 nghìn đồng; ngành vậntải kho bãi là 9,8 triệu đồng, tăng 8,3%, tương ứng tăng 749 nghìnđồng; ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,3 triệuđồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 598 nghìn đồng; ngành nông, lâmnghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,6%, tương ứng tăng 255nghìn đồng

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lươngnăm 2023 là 8,0 triệu đồng, tăng 5,8%, tương ứng tăng khoảng 433nghìn đồng so với năm trước Lao động nam có mức thu nhập bìnhquân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,14 lần(8,4 triệu đồng so với 7,4 triệu đồng) Lao động làm việc trong khuvực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,9 triệu đồng, cao hơn1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn(7,2 triệu đồng)

3 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên

3.1 Tài nguyên đất

Trang 24

Tính đến 31/12/2022, tổng diện tích đất tự nhiên trên cả nước là33.134.482 ha Trong đó bao gồm diện tích nhóm đất nông nghiệp là28.002.574 ha, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.961.324 ha

và diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 1.170.584 ha

Thông qua thống kê có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp vẫnchiếm đa số trong tổng diện tích đất đai tại Việt Nam, bao gồm cácloại đất sử dụng trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và sản xuất nông nghiệpkhác So sánh với kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021, thìtrong năm 2022, diện tích đất nông nghiệp đã tăng thêm 8.255 ha Đất phi nông nghiệp của nước ta cũng đã tăng so với năm 2021,

cụ thể đã tăng thêm 12.166 ha, nâng tổng diện tích đất phi nôngnghiệp trên cả nước lên mức 3.961.324 ha Các loại hình đất đaitrong đất phi nông nghiệp bao gồm đất chuyên dùng; đất cơ sở tôngiáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tanglễ; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng;đất phi nông nghiệp khác Trong đó, đất chuyên dùng chiếm diệntích lớn nhất là 2.002.490 ha, gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, đấtquốc phòng, đất an ninh, đất công cộng, đất xây dựng công trình sựnghiệp và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Trong mục đất phi nông nghiệp, đáng quan tâm nhất phải kể đến

là đất ở có diện tích 765.124 ha, trong đó, đất ở tại nông thôn diệntích là 564.132 ha, đất ở tại đô thị có diện tích là 200.992 ha So với

số liệu năm trước thì diện tích đất ở đô thị tăng thêm gần 5.900 ha,trong khi đó, đất ở nông thôn giảm gần 320 ha

Diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước đến hết 31/12/2022

đã giảm 20.400 ha Điều này khiến tổng diện tích đất chưa được sửdụng tại Việt Nam giảm từ 1.191.003 ha (2021) xuống còn1.170.584 ha

Tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay bị thoái vô cùng nghiêmtrọng Ở nhiều tỉnh thành đất bị rửa trôi, ngập lũ, xói mòn, nhiễm

Trang 25

mặn, nhiễm phèn, bạc màu, ô nhiễm, suy kiệt nặng nề chất dinhdưỡng, hoang hóa và khô hạn khiến cho quá trình sản xuất ở Trung

du Bắc bộ Việt Nam bị trì trệ và giảm sút

Nguyên nhân dẫn đến những tác động xấu đối với tài nguyên đất

ở Việt Nam:

- Sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên đất Việt Nam:chẳng hạn như làm giảm nghiêm trọng những chất dinh dưỡng cótrong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, hạn hán, Nước biển dâng,thiên tai, bão lũ, núi lửa phun trào, nham thạch, sẽ làm tăng sựnhiễm mặn, ngập úng, sạt lỡ, khiến cấu trúc đất bị phá vỡ, tầng đấtngày càng mỏng,

- Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở một số tỉnh cóxảy ra hiện tượng sa mạc hóa Đây là hiện tượng cát sẽ lan rộng racác bãi cỏ và tài nguyên đất sử dụng vì mục đích nông nghiệp Điềunày làm cho tính đa dạng sinh học và thảm thực vật bị tổn thấtnghiêm trọng Thông thường sa mạc hóa diễn ra ở những nơi tínhchất đất khô cằn

- Ở những vùng sâu, vùng xa khi bà con nông dân chưa được tiếpxúc thường xuyên với các phương thức sản xuất hiện đại thay vào đóvẫn giữ các phương thức nương rẫy lạc hậu khiến cho tài nguyên đấtViệt Nam bị xói mòn, bạc màu Đất thì được canh tác nhiều lầnnhưng không thực hiện việc cải tạo cho đất

- Sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước có khả năng gây ảnhhưởng đến tài nguyên đất Việt Nam khiến cho đất trở nên cằn cỗi vàsuy thoái nặng nề

Ngày đăng: 07/02/2025, 10:41