1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề tổng quan về tình hình phát triển kinh tế việt nam hiện nay

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 17,2 MB

Nội dung

2, Tốc độ tăng GNP theo khu vực, ngành , vùng - GNP Gross National Product là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

-

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

KINH TẾ VĨ MÔ Chủ đề: Tổng quan về tình hình phát triển kinh

tế Việt Nam hiện nay

Nhóm:

Lớp: DHKTGiảng viên hướng dẫn:

- Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2022

Trang 2

-Danh sách thành viên, phân công nhiệm vụ và đánh giá thành viên trong

nhóm

phân công Thời gianthực hiện thực hiệnKết quả điểm 10Thang

Trang 3

Mục lục

L i c m n……… 5 ờ ả ơ

I, GDP và tốc độ tăng GDP, GNP theo khu vực, ngành, vùng 6

1, GDP và tốc độ tăng GDP theo khu vực, ngành , vùng 6

2, Tốc độ tăng GNP theo khu vực, ngành , vùng 11

II, Sử dụng lao động, thu nhập bình quân đầu người 13

Trước năm 1848 14

Trước 1954 16

Giai đoạn 1954–1976 18

Giai đoạn 1986–2006 19

Giai đoạn 2006–nay 19

III, Sử dụng tài nguyên thiên nhiên 22

1 Các loại tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam 23

1.1 Tài nguyên đất 23

1.2 Tài nguyên nước 24

1.3 Tài nguyên thiên nhiên biển 25

1.4 Tài nguyên rừng 26

1.5 Tài nguyên sinh vật 26

1.6 Tài nguyên du lịch 28

2 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với nền kinh tế Việt Nam 29

2.1 Tài nguyên thiên nhiên giúp nền kinh tế tăng trưởng 29

2.2 Tài nguyên thiên nhiên phong phú ảnh hưởng tích cực tới kinh tế Việt Nam 30

3 Những hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 32

4 Cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý tại Việt Nam 33

4.1 Lên kế hoạch quản lý đất 34

4.2 Sử dụng tiết kiệm nguồn nước 35

4.3 Hạn chế khai thác khoáng sản không có kế hoạch 36

4.4 Tổ chức thi hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 36

Trang 4

IV, Vốn đầu tư trong và ngoài nước 37

1, Vốn đầu tư trong nước: 37

Thực trạng đầu tư công trong giai đoạn 2010-2019: 38

Những tồn tại, hạn chế: 39

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn mới: 41

2, Vốn đầu tư nước ngoài: 43

Số liệu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: 45

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: 45

Điều kiện để người nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam: 46

Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam: 47

V, Tiến bộ kĩ thuật KHKT và SXKD 50

VI, Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước 59

Nền kinh tế hội nhập, hiệu quả cao 61

Tiếp thu tất cả thành tựu của kinh tế thị trường 62

Luôn bám sát định hướng XHCN 64

Nguồn tham khảo 67

Trang 5

Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em có môi trường học tập và nghiên cứu online trong thời gian dịch bệnh

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Hồ Nhật Hưng đã tận tình hướng dẫn luôn giúp đỡ chỉ bảo cho chúng em nghiên cứu đề tài và hoàn thành tiểuluận này

Đồng hành với em là những người bạn mới chưa tiếp xúc nhưng các bạn luôn hết mình và góp ý kiến rất năng nổ, giúp đỡ nhau rất nhiều trong bài này Với những kiến thức còn thiếu sót, những kỹ năng còn hạn hẹp, chúng em không thể tránh được những sai lầm trong việc trình bày, đánh giá và đề xuất ý kiến Nhưng chúng

em đã cố gắng áp dụng được những kiến thức, tài liệu thầy đã chia sẽ một cách ngắn gọn, hợp lí nhưng đầy đủ nhất.Lớp

Sau cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Nhật Hưng đã quan tâm giúp

đỡ rất nhiều trong quá trình hoàn thành tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

I, GDP và tốc độ tăng GDP, GNP theo khu vực, ngành, vùng

1, GDP và tốc độ tăng GDP theo khu vực, ngành , vùng

GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

- GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường: Tức là GDP sẽ cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế bằng việc sử dụng giá thị trường Bởi giá thị trường biểu thị số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các hàng hoá khác nhau nên nó phản ánh chính xác giá trị của những hàng hóa này

- GDP biểu thị một cách đầy đủ tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường Tuy nhiên, GDP không tính những sản phẩm được sản xuất ra và bán trong nền kinh tế ngầm như các loại dượcphẩm bất hợp pháp Những loại rau củ quả nằm trong các cửa hàng là một phần của GDP tuy nhiên nếu bạn tiêu dùng rau củ quả trong vườn nhà thì lại không nằm trong GDP

- Hàng hóa và dịch vụ được tính trong GDP bao gồm những hàng hoá hữu hình (thực phẩm, xe hơi, quần áo…) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, khám bệnh, lau nhà…)

- GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian

- GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại, không bao gồm những hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ

Trang 7

- GDP tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia được quan niệm bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất – kinh doanh dưới hình thức một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường trú.

- GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý

- GDP của Việt Nam năm 2021 khoảng 400 tỷ USD

Tốc độ tăng GDP được thực bằng tỉ lệ phần trăm, cho biết tốc độ thay cho đổi

GDP của một quốc gia, thông thường, từ 1 năm tới năm tiếp theo

- Tốc độ tăng trưởng GDP thay cho đổi trong 04 giai đoạn của chu kì kinh tế: giai đoạn hưng thịnh, giai đoạn suy thoái, giai đoạn đáy, giai đoạn phục hồi

- Một thời kì kinh tế co hẹp sẽ tiếp diễn khi các doanh nghiệp ngừng việc đầu tư vàngừng tuyển dụng, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng có ít tiền hơn để chi tiêu

- Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có khả năng tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có khả năng tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có khả năng tăng

- Tăng trưởng có khả năng cao nhưng chất lượng cuộc sống có khả năng không tăng, môi trường có khả năng bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có khả năng sử dụng không hiệu quả, lãng phí

- Tốc độ tăng trưởng GDP chẳng thể đo lường chính xác sự đi lên của một quốc giahay sức đề kháng của cuộc sống công dân trong quốc gia đó Đó là do GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không tham khảo đến hiện trạng phát triển tổng thể của một quốc gia

Trang 8

* Tình hình GDP và tốc độ tăng GDP của Việt Nam:

+ Theo khu vực và ngành:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng

kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độtăng của quý IV các năm 2011-2019 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42% Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%

- Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởngnghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%

- Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một

số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm

Trang 9

- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh

tế Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm Ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu

mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4% Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm

-Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng Tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm Ngành y tế

và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyềnthông tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm

-Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%

-Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%

Trang 10

-Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020).

+ Theo vùng:

- Trong nhiều năm các tỉnh thành có hiện tượng chạy theo thành tích Trong một thời gian dài, chênh lệch giữa chỉ tiêu GRDP tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố và chỉ tiêu GDP của cả nước diễn ra phổ biến và khoảng cách không ngừng nới rộng qua từng năm, thậm chí có năm lên tới hai con số Từ đó dẫn đến mâu thuẫn các số liệu Các hiện tượng này đang được dần khắc phục

- Thành phố Hồ Chí Minh: Quy mô GRDP năm 2020 1.372 nghìn tỷ đồng Tổng sản phẩm trong nước (GDP): tăng 1,39% thấp hơn mức ước tính tăng trưởng 7,83% của năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước

- Hà Nội: Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD)

Trang 11

GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91% Tăng trưởng GRDP cụ thể các tỉnh thành từ cao đến thấp: Bắc Giang 13,02%, Hải Phòng 11,22%, Quảng Ninh 10,05%, Ninh Thuận 9,58%, Bình Phước 7,51%, Hà Nam 7,02%, Kon Tum 6,95%, Bình Dương 6,91%, Lào Cai 6,55%, Ninh Bình 6,35%, Hưng Yên 6,13%, Sơn La 6,08%, Thanh Hóa 5,98%, Nam Định 5,5%, Yên Bái 5,41%, Tuyên Quang 5,24%, Cao Bằng 4,76%, Đắk Nông 4,65%, Bình Thuận 4,54%, Hậu Giang 4,53%,Nghệ An 4,45%, Đồng Nai 4,44%, Thái Nguyên 4,24%, Bạc Liêu 4,08%, Lai Châu 4,05%, Hà Nội 3,98%, Tây Ninh 3,98%, Hòa Bình 3,8%, Phú Yên 3,69%, Đắk Lắk 3,63%, Bình Định 3,61%, Phú Thọ 3,56%, Quảng Trị 3,51%, Đồng Tháp 3,45%, Long An 3,33%, Trà Vinh 3,32%, Thái Bình 3,23%, Bắc Kạn 3,16%, Kiên Giang 2,78%, An Giang 2,69%, Quảng Bình

2, Tốc độ tăng GNP theo khu vực, ngành , vùng

- GNP (Gross National Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm

ra (trong và cả ngoài nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Ví dụ công dân Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy tại Lào thì lợi nhuận sau thuế của nhà máy sẽ được tính là một phần GNP của Việt Nam Bên cạnh đó, lương người lao động Việt làm việc cho nhà máy này cũng là một phần trong tổng sản phẩm quốc dân của nước ta

- GNP phản ánh thu nhập thực tế - là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ

- Chỉ số GNP sẽ cho biết quy mô thu nhập và mức sống của người dân một quốc gia Nếu nghiên cứu GNP theo mức giá cố định sẽ cho chúng ta thấy được sự gia

Trang 12

tăng về thu nhập và tình hình cải thiện mức sống của người dân trong một khoảng thời gian xác định.

- Nếu tốc độ tăng trưởng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó sẽ giảm

Bên cạnh những ảnh hưởng quan trọng thì chỉ số GNP cũng tồn tại những hạn chế cần nhìn nhận:

• Chỉ số GNP vẫn bỏ sót một số thành tố như: sản phẩm bán trong nền kinh tế ngầm hay sản phẩm tự cung tự cấp (rau củ quả trong vườn…)

• Với người mang 1 quốc tịch thì kết quả sản xuất người đó tạo ra được tính vào tổng sản phẩm quốc dân của cả 2 quốc gia khác nhau Chỉ khi nào tính GNP toàn cầu thì kết quả sản xuất của công dân đó mới được tính gấp đôi Do đó vẫn chưa thể hiện được chính xác tổng sản phẩm quốc dân của 1 nền kinh tế

• Do có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu, mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp nên nếu chỉ dùng GNP so sánh nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau thì sẽ khó khăn hơn

Trong các yếu tố hình thành nên nền kinh tế vĩ mô, GNP luôn là chỉ số quan trọng

để đánh giá tốc độ phát triển của một quốc gia, đồng thời cũng giúp nhìn nhận được “các vấn đề” tồn tại bên trong nền kinh tế

_GNP cộng nhiều sản phẩm thành chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh

tế GNP dùng giá thị trường để thực hiện điều đó bởi giá thị trường phản ánh giá trịcủa hàng hóa

Trang 13

_GNP biểu thị đầy đủ những hàng hóa, sản xuất ra trong nền kinh tế, được bán hợppháp trên thị trường Thế nhưng vẫn có những sản phẩm mà GNP không biểu thị được ví dụ sản phẩm được sản xuất, bán trong nền kinh tế ngầm.

_GNP gồm những hàng hóa hữu hình như: quần áo, xe hơi, thực phẩm, dịch vụ vô hình như khám bệnh, cắt tóc,…

Với nền kinh tế vĩ mô của quốc gia, chỉ số GNP có ý nghĩa quan trọng như sau:_Cho biết quy mô thu nhập, mức sống của công dân một quốc gia Khi nghiên cứu GNP theo giá cố định, các nhà kinh tế sẽ nắm được tình hình gia tăng thu nhập, cải thiện mức sống của người dân trong một khoảng thời gian cụ thể

_GNP là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia, chỉ số này là tổng giá trị bằng tiền của sản phẩm, dịch vụ cuối cùng mà công dân trong nước làm ra trong thời gian cụ thể

-Nếu như GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người

sẽ giảm

II, Sử dụng lao động, thu nhập bình quân đầu người

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang

phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài [9] Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam

Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với

Trang 14

quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường tại phiên họp thường trực chính phủ, tuy nhiên Hoa Kỳ (đối tác thương mại lớn thứ 2) thì vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Trước năm 1848

Nền văn minh của Việt Nam đã được xây dựng trên nông nghiệp Các triều đại phong kiến đã luôn luôn coi nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính, những tư tưởng kinh tế của họ được khẳng định trên chủ nghĩa trọng nông Quyền sở hữu đất đai được công nhận bên cạnh sở hữu công ruộng đất và những công trình quy mô lớn như đê, các công trình thủy lợi đã được xây dựng ở đồng bằng sông Hồng tạo điều

Trang 15

kiện cho canh tác lúa nước Trong những thời điểm yên bình, những người lính được gửi về nhà để làm nông, triều đình gọi chính sách này là ngụ binh ư nông Hơn nữa, triều đình cấm giết mổ trâu bò, gia súc và tổ chức nhiều nghi lễ liên quantới nông nghiệp Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật được coi trọng, nhưng thương mại không được xem trọng, những người kinh doanh được gọi là "con buôn" Do đồng bằng nhỏ hẹp, nông nghiệp năng suất thấp, thủ công nghiệp và thương mại kém phát triển nên nền kinh tế quốc gia là tự cung tự cấp Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể xem là một quốc gia giàu có.

Từ thế kỉ 16, một nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển Tại Đàng Trong ngoại thương phát triển mạnh Đàng Trong trở thành nơi cung cấp nông sản, lâm sản, khoáng sản cho thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây Sang thời Nguyễn, các cảng thương mại ban đầu, như Hội An, bị hạn chế, và các quốc gia nước ngoài có nền văn hóa khác nhau và tham vọng xâm lược của họ được coi là một mối đe dọa Do nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, Việt Nam không có một nền công nghiệp và thương mại phát triển nên cũng không có nhu cầu mở cửa để giao thương Chính sách đóng cửa này khiến ngoại thương không thể phát triển khiến sản xuất trong nước không có nhân tố kích thích để phát triển dẫn đến một mức độ đình trệ trong nền kinh tế Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp Trong khi đó Nhật Bản tuy cũng thi hành chính sách Toả Quốc vì e ngại bị phương Tây xâm lược nhưng nền kinh tế của họ đã phát triển tới mức hình thành một thị trường nội địa và có nhu cầu tăng cường ngoại thương Nhật Bản đã có các đô thị lớn sầm uất và một giới doanh nhân khao khát làm giàu Chủ nghĩa tư bản đang hình thành tại Nhật Bản Chính vì thế Nhật Bản chấp nhận

mở cửa để giao thương với phương Tây

Trang 16

từ Mã Lai, Nam Dương Ngoài ra nhiều loại rau như khoai tây, súp lơ, xu hào, cà rốt, tỏi tây nhập cảng từ Pháp được trồng quy mô kể từ năm 1900 Nhiều món

ăn mới cũng theo chân người Pháp ra mắt ở Việt Nam như bánh mì, bơ, pho mát, cà phê rồi trở thành quen thuộc

Pháp thực hiện độc quyền thương mại, đặc biệt là công khai buôn bán thuốc phiện Độc quyền nấu rượu thì giao cho công ty Société des Distilleries

d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (Régie de Alcool), tục gọi là "rượu ty" Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu.[28] Đối với thuốc phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận Tính đến năm

1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người Hoa

Quá trình công nghiệp hoá tiến triển chậm Nền công nghiệp Việt Nam nhỏ bé và không hoàn chỉnh với các cơ sở sản xuất lớn là của tư bản Pháp còn công nghiệp bản địa chỉ gồm những doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lãnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp Ngành công nghiệp không phát triển là chủ đích của thực dân Pháp không muốn để cho dân bản xứ lập

Trang 17

công ty để cạnh tranh với các công ty của Pháp Nước Pháp muốn duy trì nền công nghiệp bản xứ tại Đông Dương là nền sản xuất thủ công, không đòi hỏi chất lượng nhân công cao mặc dù có những chỉ trích của những nhà công nghiệp và nhà kinh

tế học ngay tại thời điểm đó.[31] Người Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp khai khoáng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ nhưng vẫn chưa hình thành nền tảng công nghiệp hoàn chỉnh tại Việt Nam, trong khi NhậtBản đã xây dựng khá nhiều cơ sở công nghiệp tại các thuộc địa của họ như Triều Tiên, Mãn Châu Công nghiệp thời Pháp thuộc đã cung cấp một số sản phẩm và kỹthuật mới như: điện, xi măng, diêm, bia, xà phòng, thuốc lá, thuỷ tinh, ô tô, xe đạp,tàu điện, tàu hoả, các sản phẩm cơ khí Một số sản phẩm quen thuộc được sản xuất theo qui trình mới như nước máy, giấy, vải, thuốc lá Nhờ sự giao thương màlần đầu tiên, người Việt Nam được biết các sản phẩm của phương Tây, như: dầu hỏa và đèn dầu hỏa, thuốc lá điếu, diêm, xà phòng, sữa bò, kính đeo mắt, ô che mưa nắng, giầy dép, kính lắp cửa, các đồ dùng thủy tinh làm thay đổi tiêu dùng nội địa Sau khi thiết lập được chính quyền tại Việt Nam, Pháp cũng đã thiết lập chế độ bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan và áp dụng một số độc quyền có lợi cho hàng hoá Pháp Nền kinh tế xuất hiện một số kỹ thuật có thể coi là hiện đại vào thời kỳ đó tạo ra một năng suất mới trong sản xuất và đời sống như kỹ thuật khai thác hầm mỏ, kỹ thuật chế biến lâm sản, tốc độ và chất lượng của giao thông liên lạc, kỹ thuật và chất lượng xây dựng Công nghiệp ra đời đã góp phần mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, một bộ phận dân cư trong nước, nhất là dân thành thị làm quen với những sản phẩm hiện đại phương Tây nhưđiện, xà phòng, nước máy, thuốc lá, xi măng… Một số ngành sản xuất cổ truyền như lúa gạo, cà phê, chè, gỗ có khả năng mở rộng sản xuất, để bước đầu vươn ra thị trường quốc tế Công nghiệp còn tạo ra một đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên Việt Nam tiếp thu kỹ thuật phương Tây

Trang 18

Giai đoạn 1954–1976

Thời gian này, Chiến tranh Việt Nam nổ ra Trong thời kỳ này, Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng với hai chế độ chính trị và kinh tế khác nhau

Kinh tế Việt Nam Cộng hòa

Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

GDP của Việt Nam và các nước trong khu vực (Đơn vị nghìn tỷ USD), tính đến

2017, nguồn World Bank

Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%), còn kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%) Đặc biệt, kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển ở số âm trong giai đoạn 1965–

1975 phần lớn do chiến tranh đã lan rộng khắp miền và ở mức độ quyết liệt Tổng tăng trưởng bình quân cả hai miền 1,9% giai đoạn 1955–1976

Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977, tăng 2,8%; năm 1978, tăng 2,3%; năm 1979, giảm 2%; năm 1980, giảm1,4%, bình quân 1977–1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14% GDP

Trang 19

bình quân đầu người là 80 USD năm 1980 thấp hơn Lào (94 USD),

và Campuchia (191 USD) Theo một số thống kê, kế hoạch 5 năm lần thứ hai chỉ tiêu tăng 13-14% mỗi năm, nhưng chỉ tăng 0,4% mỗi năm, trong đó nông nghiệp tăng 1,9% và công nghiệp tăng 3,3%, phân phối yếu kém và lãng phí vốn đầu tư

Giai đoạn 2006–nay

Theo một dự báo được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050 Tuy nhiên kinh

tế tăng trưởng chậm lại trong hai giai đoạn sau năm 1997 (năm 1998 chỉ tăng 5,76% và năm 1999 tăng 4,77%) và từ 2008 và nhất là từ năm 2011 (năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng có 5,25% và 2013 ước tăng 5,42%), thấp hơn 5 nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thấp hơn mức bình quân khu vực Đông Nam

Á – Thái Bình Dương (theo World Bank năm 2013 Việt Nam tăng 5,3% trong khi toàn khu vực là 7,2%)

Trang 20

Năm 2014, kinh tế tăng trưởng 5,98% (số liệu Nhà nước Việt Nam), là năm đầu tiên vượt mức do Quốc hội khóa XIII đề ra nhưng thấp hơn đề ra trong Kế hoạch 5 năm của Quốc hội khóa XIII, trong khi thấp hơn một số nước xung quanh (theo số liệu của ADB) như Lào (7,4%, theo thông tấn xã Lào GDP bình quân đầu người

1217 USD năm 2011 lên 1692 USD năm 2014 và dự kiến năm 2015 lên đến 1890 USD, với đà tăng trưởng trung bình 7,1% mỗi năm kế hoạch 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo của người dân trên cả nước đã giảm từ 33% năm 2003 xuống 16% năm 2013), Campuchia (7%, thông tấn xã Campuchia xác nhận tăng 7%, trong đó công nghiệp tăng là 9,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,5% và tăng trưởng nông nghiệp là 2,6%, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 18%, ngành du lịch năm 2014, tăng 19,34% so với năm 2013), Trung Quốc (7,4%), Ấn Độ (7,4%), Myanmar (7,7%),

và với đà tăng như vậy, không đạt được chỉ tiêu chung cho kế hoạch 5 năm là tăng 6,5% – 7%/năm Năm 2015, tăng trưởng GDP đạt 6,68% (số liệu Nhà nước), trong khi các nước láng giềng Trung Quốc là 6,9%, Lào 7,5% (năm tài chính 2014-2015 GDP tăng trưởng 7,9%, với thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD,

kế hoạch tăng trưởng trung bình 7,5% mỗi năm giai đoạn 2016-2020, GDP bình quân đầu người 2,450 USD năm 2020, số liệu khác phấn đấu 3.190 USD vào năm 2020), Campuchia 6,9% (số liệu khác 7%, kế hoạch tăng 7% năm 2016)

Theo The World Factbook, kinh tế Việt Nam năm 2014 tăng 5,5%, mức tăng đứng thứ 7 trong Đông Nam Á Tính tổng quan trong 10 năm (2006 đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần, tốc độ xếp hạng 16 trên thế giới (chỉ sau Myanmar tăng 14 lần, Timor-Leste tăng 8,9 lần, Ma Cao tăng 6,2 lần, Mông

Cổ tăng 5,7 lần, Trung Quốc và Uzbekistan tăng 4,8

lần, Azerbaijan và Ethiopia 4,5 lần, Tuvalu 4,4 lần, Nigeria 4,1 lần, Cộng hòa Dân chủ Congo 4,0 lần, Lào, Guyana và São Tomé và Príncipe 3,9 lần, Paraguay 3,7

Trang 21

lần, bằng Montenegro, Papua New Guinea, Maldives, trên một số nước gần sát như Uruguay, Sri Lanka, Suriname, Solomon tăng khoảng 3,4 lần).

Xét trên tổng quy mô kinh tế, thì Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về tăng trưởngGDP bình quân đầu người trong 10 năm 2006-2016 Các số liệu GDP bình quân đầu người không phản ánh hoàn toàn chính xác mức sống của người dân, do các sốliệu GDP thường chênh lệch với GNP, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản toàncầu hóa, lợi nhuận được tính vào GDP của nước này có thể được tính vào GNP củanước khác, và các nguyên nhân khác Cụ thể theo thống kê của WB, thì GDP năm

2014 là 186,2 tỷ USD, trong khi GNI là 172,9 tỷ USD nghĩa là tổng sản phẩm của Việt Nam thấp hơn tổng sản phẩm làm ra tại Việt Nam Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường có một hệ thống tính GNP rất khác với các nước có nền kinh tế

tư bản, và do đó quy so sánh GNP các nước tư bản với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường không chính xác và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng hay đo kinh tế theo GNP hơn là GDP

Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) giai đoạn 2011–2015 đạt 5,91%/năm (số liệu nhà nước), không đạt mục tiêu đề ra tại Đại hội XI của Đảng là tăng từ 7% đến 7,5%/năm Tuy nhiên, cán cân thương mại trong giai đoạn này đã khởi sắc khi mức nhập siêu đã giảm dần, và năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể từnăm 1992 Nghị quyết của Đại hội XII năm 2016 đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế kế hoạch 5 năm 2016-2021 là 6,5% đến 7%/năm Năm 2018, GDP tính theo sức mua tương đương bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 40% so với trung bình của thế giới (khoảng 6.600 USD so với 16.000 USD), mới thoát khỏi nhóm các nước nghèo và ở vào nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra

Trang 22

Tháng 12 năm 2019, Tổng cục Thống kê công bố số liệu đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017 Quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,45%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn

tỷ đồng/năm Quy mô GDP thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác cũng thay đổi Cụ thể, tích luỹ tài sản bình quân mỗi năm tăng 28,98% Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư thay đổi đáng kể, bình quân tăng 26,37%/năm Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân mỗi năm tăng 26,6% GDP bình quân đầu người tăng thêm 10,3 triệu đồng/người/năm, tương ứng 25,6% Tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP bình quân mỗi năm khoảng 33,3%/năm, tăng thêm 0,7 điểm phần trăm Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) không có sự thay đổi lớn, giai đoạn 2011-

2017 là 5,98 (giảm 0,27) Có 5 nhóm nguyên nhân dẫn đến thay đổi của quy mô GDP, trong đó có 4 nhóm làm tăng quy mô GDP Đó là: bổ sung thông tin từ tổng điều tra; bổ sung thông tin từ hồ sơ hành chính; cập nhật lý luận mới hệ thống tài khoản quốc gia 2008 và rà soát, cập nhật lại phân ngành kinh tế Chỉ duy nhất 1 nhóm là cập nhật cơ cấu kinh tế làm thay đổi hệ số chi phí trung gian và chỉ số giá của cả nước, đã làm quy mô GDP theo giá hiện hành giảm

Năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến đạt 3.497,51 USD, vượt qua Phillipines

III, Sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bao gồm đa dạng các loại đất, nước, rừng,

hệ thực vật, động vật, khoáng sản…

Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia Để đạt mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định và nhanh chóng

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau mà tiêu biểu

là yếu tố tài nguyên thuộc về thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là gì? Đó là những của cải vật chất có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người có thể khai

Trang 23

thác được, có thể chế biến, sử dụng và phục vụ cho cuộc sống của con người như rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí,

1 Các loại tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm đầu thập niên 90 đến nay tương đối nhanh Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới Tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vẫn chưa có sự tương xứng Nói cách quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn hết sức khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực

Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đứng trước khó khăn trong việc xác định những nhân tố quan trọng từ đó đề ra các giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề Trong đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên được đánhgiá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

1.1 Tài nguyên đất

Việt Nam có hơn 39 triệu ha đất tự nhiên Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm Đồng thời, cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc chí Nam và cả từ Ðông sang Tây

Cồn cát và các loại cát ven biển

Trang 24

Việt Nam có đa dạng đất

1.2 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng dòng chảy của các sông trên toàn thế giới Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào Việt Nam tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông, riêng đối với sông Cửu Long chiếm 90%

Việt Nam nổi tiếng với mạng lưới sông ngòi dày đặc từ Bắc vô Nam với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km Cứ đi dọc bờ biển 20 km lại gặp một cửa sông Tổnglượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3

Nước ta có trữ lượng nước ngầm cũng vô cùng phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước ngọt của toàn quốc gia

Trang 25

1.3 Tài nguyên thiên nhiên biển

Việt Nam có 3260 km bờ biển, rộng tới 226000 km2 Trong đó, diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha với 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ, 0,38 triệu ha nước mặn

Biển Việt Nam còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài giá trị kinh tế cao,

650 loại rong biển, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô, 300 loài thân mềm,

Trang 26

Việt Nam có nhiều rặng san hô tuyệt đẹp

1.4 Tài nguyên rừng

Việt Nam có tới 3/4 diện tích quốc gia là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích Độ che phủ của rừng Việt Nam rất cao giúp giảm dòng chảy ngay sau mưa, làm chậm lũ lụt, điều hoà dòng chảy cho mùa mưa và mùa khô Rừng Việt Nam là kho tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gia Bởi vậy, ông cha ta đã có câu "rừng vàng biển bạc" để chỉ những tài nguyên rừng như:

8000 loài thực vật bậc cao

800 loài rêu

600 loài nấm

275 loài thú Trong đó, việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là loài Sao la và Mang lớn

ở Việt Nam chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên rừng Việt Nam

820 loài chim

180 loài bò sát

Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên

1.5 Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật: có nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…

Hệ động vật: có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng Một số loài quý hiếm được phát hiện tại Việt Nam như tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, sao la, mang lớn, culy, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…

Trang 27

Tài nguyên khoáng sản: với việc phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng, có tới hơn

60 loại khoáng sản khác nhau như: Than trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn, quặng boxit trữ lượng vài tỉ tấn, thiếc trữ lượng 129.000 tấn Hay sắt phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang với trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn Quăng apatit trữ lượng trên 1 tỉ tấn, đồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, rrom: trữ lượng khoảng

10 triệu tấn, vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng trữ lượng khoảng 100 tấn Ðá quý gồm có Granat, Rubi, Saphia Dầu mỏ có nhiều trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa

Việt Nam có nhiều động vật quý hiếm

Trang 28

1.6 Tài nguyên du lịch

Nhắc tới tài nguyên du lịch, không thể không nhắc tới Việt Nam với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử từ đầu cực Bắc cho tới cực Nam của đất nước Địa hình Việt Nam có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên tạo nên nhiều cảnh quan khác nhau

Cảnh đẹp về núi non có thể kể tới như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)

Các động, hồ, vịnh đẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) ; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, nơi đã hai lần được UNESCO công nhận di sản của thế giới)

Các hòn đảo thu hút khách du lịch khắp nơi như Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)

Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng

Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà),

Hơn 7000 di tích lịch sử như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Trong đó, quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá Thế giới

Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác

ở khắp các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Nguồn suối nước khoáng từ thiên nhiên như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)

Trang 29

Những bãi biển đẹp nổi tiếng Việt Nam

2 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với nền kinh tế Việt Nam

Mỗi một trường phái kinh tế khác nhau sẽ có mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau Theo đó các yếu tố đầu vào đóng vai trò quyết định trong vấn đề gia tăng sảnlượng Nhìn chung các yếu tố quan trọng tùy theo từng trường phái kinh tế khác nhau mà có sự nhấn mạnh yếu tố nào quan trọng hơn Trong đó các yếu tố quan trọng nhất được liệt kê bao gồm vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học – công nghệ

2.1 Tài nguyên thiên nhiên giúp nền kinh tế tăng trưởng

Có 2 dạng tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên có thể tái tạo và không thể tái tạo Chẳng hạn rừng chính là nguồn tài nguyên có thể tái tạo Trong khi đó dầu mỏ

là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo Tùy theo các mức sống khác nhau tại các quốc gia mà có sự khác biệt về tài nguyên môi trường Thông thường

Trang 30

các quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào hơn sẽ có mức sống cao hơn các quốc gia khác.

Đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên từ thiên nhiên dồi dào, chính phủ các nước này thường tạo điều kiện đề ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn khai thác nguồntài nguyên với mục đích tăng trưởng kinh tế Công tác khai thác tài nguyên là cơ sởcho sự tăng trưởng nguồn nhân lực, tạo ngày càng nhiều việc làm cho lao động đặcbiệt là các khu vực hẻo lánh

Cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế

2.2 Tài nguyên thiên nhiên phong phú ảnh hưởng tích cực tới kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế hiểu một cách đơn giản là chênh lệch về quy mô kinh tế, khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều hơn các thời kỳ trước Để đạt được tốc độ tăng trưởngkinh tế, đòi hỏi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất phải được gia tăng về số lượng sử dụng

Trang 31

Nguồn đất đai, khoáng sản và nguồn nước đặc biệt quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên biển đặc biệt dồi dào với sự đa dạng

về chủng loại và trữ lượng cá Ngoài ra nguồn tài nguyên rừng rộng lớn đang là lợi thế

Diện tích đất liền tại Việt Nam có phần khiêm tốn khi chỉ chiếm 1.35% diện tích thế giới, tuy nhiên hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngọt của Việt Nam lại chiếmtổng số 2% lượng dòng chảy các sông trên thế giới Mặt khác nguồn khoáng sản dồi dào bao gồm dầu hỏa và khí đốt khiến Việt Nam trở thành đất nước có giá trị lớn về tài nguyên thiên nhiên

Với những dẫn chứng trên có thể thấy Việt Nam xứng đáng là nước có đầy đủ điềukiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này mở ra cơ hội cũng như thử thách đối với kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trang 32

3 Những hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam

Trên thực tế, việc khai thác ở Việt Nam còn gặp khá nhiều hạn chế khi tình trạng làm dụng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên, tình trạng khai thác quá đà nguồn tài nguyên không tái tạo khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt

Bên cạnh mặt tích cực trong quá trình tăng trưởng kinh tế, những hệ lụy của quá trình tăng trưởng là yếu tố gia tăng dân số do mức sống tăng cao, tốc độ đô thị hóa,công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng cao chóng mặt Đặc biệt đối với các thành phố lớn tại Việt Nam như thành phố Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm đã lên mức đáng báo động

Thêm vào đó, thực trạng khai thác các tài nguyên không tái tạo đã và đang khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt Ô nhiễm môi trường là hậu quả của hành động khai thác quá đà của con người, kéo theo đó là sự thay đổi hệ sinh thái trên trái đất Do đó mỗi nước được khuyến cáo lập kế hoạch đánh giá tác động môi trường cũng như lên kế hoạch sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên nhằm mục đíchkhai thác lâu dài

Trang 33

Ô nhiễm môi trường hủy hoại nhiều tài nguyên sinh vật

(Trong hình: rùa ăn phải rác thải là những bịch nilon và chết)

4 Cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý tại Việt Nam

Có thể nói việc xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu quả trong kế hoạch phát triển, tăng trưởng kinh tế Sự pháttriển kinh tế của Việt Nam có bền vững hay không, một phần là nhờ vào đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Ngoài ra còn có các yếu tố vốn đầu tư,nguồn tài nguyên hay trình độ khoa học – kĩ thuật

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang làm rất tốt trong công tác quản lý chặt chẽ vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Tuy nhiên tất cả vẫn còn quá sớm để nói lên bất cứ điều gì

Trang 34

Để phát triển một cách bền vững, chính phủ cần bảo đảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo kịp thời sau quá trình khai thác ở mức thích hợp Các cơ

quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề đầu vào sản xuất tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế

Lên kế hoạch sử dụng tài nguyên bền vững

4.1 Lên kế hoạch quản lý đất

Để đảm bảo hạn chế vấn nạn khai thác đất, ô nhiễm đất, sự đột phá trong quản lý

và sử dụng tài nguyên là yếu tố hết sức cần thiết Vấn đề thiết lập khung pháp lý cho vấn đề sử dụng đất đặc biệt là đất nông nghiệp đang ngày càng được nhà nước chú trọng

Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực nghiên cứu và đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất Các bộ, các ngành có liên quan cũng khẩn trương chỉ đạo,

Ngày đăng: 28/12/2024, 14:55

w