1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áo cáo thu hoạch cuối kỳ nhập môn tài chính kế toán Đề tài tổng quan về ngành tài chínhkế toán

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua cácquan hệ kinh tế chủ yếu trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thứcgiá trị sau:  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ - TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ NHẬP MÔN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Đề tài: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TÀI

CHÍNH-KẾ TOÁN

Giáo viên hướng dẫn: Tô Văn Tuấn

Họ tên sinh viên: Trịnh Gia Nguyên

MSV: 103793

Lớp: QKT64ĐH

Lớp tín chỉ: N02

Hải Phòng, 1 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN 6

1.1.Tổng quan về tài chính 6

1.1.1 Tài chính là gì ? 6

1.1.2 Bản chất của tài chính 7

1.1.3 Các thành phần của hệ thống tài chính 7

1.1.4 Nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính 10

1.1.5.Vai trò của tài chính 11

1.2 Tổng quan về kế toán 14

1.2.1 Kế toán là gì ? 14

1.2.2 Đối tượng của kế toán 15

1.2.3 Các loại kế toán hiện nay 16

1.2.4 Nhiệm vụ của kế toán 17

1.2.5 Các nguyên tắc kế toán 18

1.2.6 Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kế toán 19

1.2.7 Những chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế 20

1.2.8 Vai trò của kế toán 22

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN 24

2.1.Chức năng của tài chính 24

2.1.1.Chức năng huy động 24

2.1.2.Chức năng phân phối 24

2.1.3.Chức năng giám sát 25

2.1.4.Chức năng đầu tư 25

2.2.Chức năng của kế toán 25

2.2.1.Chức năng phản ánh: 25

2.2.2.Chức năng giám đốc (Chức năng kiểm tra): 26

2.2.3.Chức năng cung cấp thông tin: 26

2.3 Vai trò của người làm trong ngành Tài chính – Kế toán 28

2.3.1 Vai trò của kế toán quản trị 28

2.3.2 Vai trò của kế toán tài chính 29

2.3.3 Vai trò của kế toán công 30

3

Trang 3

2.3.4 Vai trò của kiểm toán 30

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN 32

3.1 Cơ hội việc làm của ngành Tài chính- Kế toán hiện nay 32

3.2.Những yêu cầu của ngành Tài chính- Kế toán 33

3.3 Liên hệ bản thân 33

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Trongnước, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiềukhó khăn, một số động lực tăng trưởng suy giảm Thị trường tiền tệ, tài chính, bấtđộng sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường laođộng gặp nhiều khó khăn Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã có những đónggóp không nhỏ vào quá trình ổn định nền kinh tế cả nước

Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu, kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các cấp thẩm quyền ban hành các giải pháp chính sách miễn, giảmthuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân,kiểm soát lạm phát ổn định vĩ mô, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đi đôi với

đó, Bộ Tài chính đã tăng cường quản lý thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi ngânsách nhà nước, qua đó bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước các cấp, kiểm soát bộichi ngân sách nhà ước, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép Trong Hội nghịtổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, triển khainhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Tài chính chiều 27/12,Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá: "Giảm thuế sâu nhưng ngànhTài chính vẫn đảm bảo dự toán thu, cân đối ngân sách nhà nước Đây là nỗ lực rấtlớn, là kết quả đáng ghi nhận" Cũng trong hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủkhẳng định: " Trong thành tích chung của nền kinh tế năm 2023 có sự đóng gópquan trọng của ngành Tài chính Những kết quả đạt được của ngành Tài chính đãgóp phần tạo niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp vào sự lãnh đạo,chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ"

Nhận thức được sự quan trọng của ngành Tài chính- Kế toán, em quyết địnhlựa chọn đề tài " Tổng quan về ngành Tài chính – Kế toán" làm đề tài nghiên cứu

5

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

1.1.Tổng quan về tài chính

1.1.1 Tài chính là gì ?

Theo quan điểm triết học, tài chính là một phạm trù kinh tế quan trọng trongquản lý và sử dụng tài sản cũng như nguồn lực được cung cấp Tài chính có mốiliên hệ mật thiết với nền kinh tế hàng hoá xuyên suốt các giai đoạn lịch sử Cơ chếhoạt động tài chính thuận theo bước nhảy của nền kinh tế, trở thành lĩnh vực nềntảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Trên thực tế, tài chính nói đơn giản làdòng tiền lưu động trong nhiều lĩnh vực xã hội Nó tồn tại dựa vào những mối quan

hệ và các yếu tố phát sinh tác động lẫn nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triểnnhất định Tài chính trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới vànâng cấp, tạo ra giá trị cải thiện chất lượng cuộc sống của con người

Tài chính là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn tiền nhằm đápứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế – xã hội Hiểu đơn giản, tài chính biểu hiện quaviệc bạn quản lý và sử dụng khoản tiền của mình một cách khoa học để đáp ứngnhu cầu của bản thân Đó có thể là đầu tư, vay, cho vay, tiết kiệm,

Tài chính có thể chia làm 3 loại gắn với các chủ thể chính:

 Tài chính công – chủ thể Nhà nước

 Tài chính doanh nghiệp – chủ thể Doanh nghiệp

 Tài chính cá nhân – chủ thể Cá nhân

Dù ở khái niệm trừu tượng hay thực tiễn thì bản chất của tài chính có thể hiểu

là phương thức sử dụng và quản lý các yếu tố tiền tệ Những hình thức hoạt động tàichính bao gồm:

 Quản lý tiền tệ và tài sản để đạt được các mục tiêu về tài chính như tăngtrưởng, lợi nhuận và bảo vệ, kiểm soát dòng vốn Ngoài ra, tài chính cũng liênquan đến các quyết định đầu tư tiềm năng, vay mượn,, phân phối lợi nhuậntrong tổ chức

Trang 6

 Tạo mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp hay cánhân

1.1.2 Bản chất của tài chính

Bản chất quản lý tài chính là đa ngành Quản lý tài chính phụ thuộc vào nhiềuđặc thù chức năng như kế toán, ngân hàng, nền kinh tế, để sử dụng tài chính tốthơn Cách để quản lý tài chính là không giới hạn trong các chức năng kinh doanh

mà nó là xương sống của thương mại, kinh tế và công nghiệp Vì vậy, bản chất củatài chính là việc quản lý các hoạt động sử dụng tài sản và nguồn lực một cách hiệuquả để đạt được các mục tiêu tài chính Biểu hiện bên ngoài của tài chính là hoạtđộng thu và chi tiền của các chủ thể Còn bản chất bên trong là mối quan hệ giữangười trả và người nhận tiền Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua cácquan hệ kinh tế chủ yếu trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thứcgiá trị sau:

 Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ giađình

 Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các doanhnghiệp, cá nhân, hộ gia đình

 Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình với nhau vàquan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó

 Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các Nhà nước khác và các tổ chứcquốc tế

1.1.3 Các thành phần của hệ thống tài chính

1.1.3.1 Hệ thống tài chính là gì ?

Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chínhtrong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơvới nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế- xã hộihoạt động trong các lĩnh vực đó

7

Trang 7

Hệ thống tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế là đảm bảonhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội Hệ thống tài chính của một quốc gia làmột thể thống nhất do nhiều bộ phận tài chính hợp thành.

1.1.3.2 Thành phần của hệ thống tài chính

Hiện nay, với sự đa dạng phát triển về quy mô tổ chức, thị trường giao dịch

và mối quan hệ kinh tế, hệ thống tài chính trở nên vô cùng phức tạp Các thành phần

cơ bản trong hệ thống bao gồm:

Tài chính công liên quan đến vai trò của chính phủ trong quản lý các yêu cầutài chính của nền kinh tế quốc gia Điều này bao gồm việc sử dụng và kiểm soát cácnguồn tài chính trong các hoạt động như quản lý ngân sách, chi tiêu, quản lý công

nợ, đầu tư và đặc biệt là thu thuế Nguồn quỹ được tạo ra để đáp ứng các nhu cầuchi tiêu khác nhau, đảm bảo sự ổn định bền vững nền kinh tế là quan trọng nhất Tàichính công là lĩnh vực quan trọng của kinh tế, phản ánh các mối quan hệ kinh tếgiữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội Mục đích là nhằm thực hiện cácchức năng của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích quốc dân

2 Tài chính doanh nghiệp

Là lĩnh vực xương sống quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp công ty.Các hoạt động tài chính trọng tâm kể đến như quản lý dòng tiền, quản lý tài sản vàcông nợ, quản lý rủi ro tài chính, đầu tư và quản lý vốn, giám sát tài chính nhằm đạtđược các mục tiêu tài chính của công ty Hiệu quả tài chính có thể giúp công ty tăngtrưởng và phát triển bền vững

Việc phân bố nguồn vốn để cân bằng giá trị công ty đảm bảo lợi ích cổ đông

Trang 8

và đầu tư vào các chiến lược kinh tế là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp Để đạtđược mục tiêu này, các doanh nghiệp xác định các nguồn tài chính và đầu tư vàocác hoạt động kinh doanh có lợi nhất, tránh lãng phí dòng tiền.

Việc phân bổ nguồn vốn được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch tàichính và quản lý rủi ro tài chính Các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo tàichính nhằm theo dõi và cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình kinh doanh.Những quy định về báo cáo tài chính phải tuân theo luật ban hành của nhà nước

3 Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là một hệ thống các giao dịch tài chính Là nơi diễn racác hoạt động trao đổi hàng hoá giá trị và các công cụ thanh toán tài chính, dựa vàonhu cầu của thị trường Các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể mua bán các sảnphẩm tài chính này để kiếm lợi nhuận hoặc quản lý rủi ro tài chính của họ

Nhờ vào thị trường tài chính, các chủ thể kinh tế thu hút, huy động đầu tư lẫnnhau qua các sản phẩm tài chính Chúng bao gồm chứng khoán, cổ phiếu hoặc hànghoá có giá trị lớn Nhiều dịch vụ tài chính thông qua các công cụ hỗ trợ có giá trịquy đổi tiền tệ cũng tham gia vào thị trường vốn và tiền tệ Góp phần mở ra các cơhội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn giúp doanh nghiệp ổn định thịtrường kinh tế Đồng thời, thị trường tài chính cũng là môi trường quan trọng trongviệc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, tạo điều kiện thuận lợicho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của chính phủ

4 Tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế bao gồm các hoạt động tài chính diễn ra xung quanh cácchủ thể có mối quan hệ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.Những hoạt động tài chính cụ thể như đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, nghiên cứugiao dịch ngoại tệ, vay mượn thương mại

Các giao dịch tài chính quốc tế có thể ảnh hưởng đến kinh tế và tài chính củacác quốc gia tham gia Chúng chịu sự quản lý bởi các quy định và chính sách củacác tổ chức tài chính cũng như pháp luật quốc tế

9

Trang 9

5 Tài chính cá nhân, tài chính hộ gia đình

Đây là loại tài chính tự chủ và có ít nguy cơ rủi ro liên đới hơn so với các môhình tài chính khác Tuy nhiên, việc quản lý tài chính cá nhân và tài chính hộ giađình cũng có thể đối mặt với các nguy cơ và thách thức nhất định Việc thực hiện tàichính cá nhân và hộ gia đình hiệu quả cần có kế hoạch cụ thể Đảm bảo khả năngkiểm soát nguồn thu nhập để đáp ứng chi tiêu và giảm thiểu rủi ro tài chính, bảo vệđược tài sản của bạn và gia đình

6 Tài chính các tổ chức xã hội

Các tổ chức phi chính phủ và nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân trongcác vấn đề xã hội là đại diện tiêu biểu để thực hiện tài chính tổ chức xã hội Đặcđiểm khác biệt của thành phần này là không hướng tới mục đích sinh lợi nhuận Các

tổ chức xã hội tập trung các mục tiêu xã hội như xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môitrường, an sinh xã hội phi chính phủ, cải thiện sức khoẻ và giáo dục

Vì vậy, mục tiêu tiên quyết trong quản lý tài chính tổ chức xã hội là đảm bảonguồn thu ổn định và có kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng minh bạch Nhờ đó, các

tổ chức xã hội có thể tiếp tục duy trì và phát triển, đáp ứng các mục tiêu xã hội củamình

7 Tài chính trung gian

Đặc điểm đặc trưng của tài chính trung gian chính là việc huy động và phân

bổ nguồn tài chính cho các bên có nhu cầu Các nguồn tài chính được sử dụngthường là những nguồn tài chính nhàn rỗi từ các đối tượng muốn sinh lời hoặc cầnđầu tư Những chủ thể thực hiện hoạt động trung gian tài chính là gì? Đó là các tổchức có chuyên môn cao và uy tín như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tíndụng, Các tổ chức này sẽ đem đến một số lợi ích cho bên đầu tư về mức độ antoàn, thúc đẩy tính thanh khoản trên thị trường tài chính Họ đem lại lợi nhuận cho

cổ đầu tư, giảm thiểu rủi ro từ các khoản vay

1.1.4 Nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính

Nguyên tắc hoạt động dựa trên cơ sở đầu tư vốn và ổn định nguồn lưu động

Trang 10

dòng tiền Các quy định được ban hành liên quan đến việc thiết lập và hoạt động tối

ưu hóa quản lý nguồn vốn Từ đó hình thành các nguyên tắc thực hiện giúp đảm bảođúng trình tự và tuân thủ các quy định pháp luật và phát triển hiệu quả Trong quátrình kinh doanh, hoạt động tài chính luôn được đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng.Các báo cáo tài chính là cơ sở để theo dõi hiệu quả quy trình huy động, trao đổi và

sử dụng nguồn vốn Đồng thời, chúng giảm thiểu rủi ro nguy cơ thất thoát trong quátrình quản lý tài sản và quản trị tài chính Tính hiệu quả và tin cậy trong việc quản

lý kinh doanh là ưu tiên hàng đầu của chủ thể thực hiện tài chính Đồng thời, hệthống tổ chức cũng cần đạt được tính thống nhất nội bộ trong quy trình thực hiện.Đây là những yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn thông tin tài chính có mức độxác thực cao, các thông số tài chính đạt được mức chính xác nhất

Nhờ đó, các chủ thể đạt được những mục tiêu có lợi cho mình, tăng cường lợinhuận, thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển kinh tế Ngoài ra, các biện pháp phântán rủi ro cũng được chú trọng trong quản lý tài sản Điều này góp phần vào việcgiảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình vận hành và đầu tư của doanhnghiệp Việc phân tán rủi ro thường được thực hiện bằng cách phân bổ đầu tư vàonhiều kênh khác nhau hoặc sử dụng các công cụ tài chính

1.1.5.Vai trò của tài chính

1.1.5.1 Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân

Phân phối sản phẩm xã hội là một trong hai chức năng của tài chính, thôngqua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính đã hình thành nênquỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính Các quỹ tiền tệ sau khi được hìnhthành sử dụng để thực hiện mục tiêu của các chủ thể trong xã hội

Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân, thể hiện:

 Nhà nước phân bổ nguồn thu từ ngân sách để đầu tư vào lĩnh vực mà Nhà nướckhuyến khích phát triển, các ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia và kết cấu hạtầng kinh tế – xã hội, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để kích thích, thu

11

Trang 11

hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước cũng như của nước ngoài,làm nền tảng cho việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý

 Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như duy trì vàphát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội

 Nhà nước cũng phải phân phối nguồn tài chính cho hoạt động các lĩnh vực nàytheo một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo các quan hệ cần đối của nền kinh tế như: cầnđối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của đất nước

 Đồng thời, phân phối tài chính được Nhà nước sử dụng như một công cụ đểđiều tiết thu nhập giữa các đơn vị, giữa các thành viên trong xã hội để bảo đảmtính hợp lý, công bằng

 Đối với tài chính các doanh nghiệp, cơ chế tài chính do các doanh nghiệp thiếtlập và thực hiện là công cụ quan trọng để kích thích tiết kiệm, kích thích đầu tư

và tái đầu tư nhằm mở rộng hoặc nghiên cứu cải tiến hoạt động sản xuất kinhdoanh, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện đượcmục tiêu đã đề ra Tương tự như vậy đối với tài chính các tổ chức xã hội và tàichính hộ gia đình

1.1.5.2 Tài chính là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Bên cạnh chức năng phân phối nhằm hình thành các nguồn lực tài chính, hoạtđộng tài chính còn nhắm đến mục tiêu quan trọng hơn, đó là sử dụng tài chính như

là một công cụ để quản lý và điều tiết vĩ mô trên các mặt chủ yếu sau:

– Thứ nhất, gây tác động để các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhànước

Trang 12

– Thứ hai, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế- xã hội phù hợp với các chính sách kinh tế của Nhà nước.

– Thứ ba, kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm thích ứng với những biếnđộng của nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệthống luật pháp, cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế Về lĩnh vực tài chính,Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế,

mà can thiệp gián tiếp thông qua luật tài chính, chính sách tài chính và các công cụtài chính để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

1.1.5.3 Góp phần xây dựng ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính, là

cơ sở để thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Vai trò quan trọng của ngân sách là phải xây dựng một ngân sách mạnh, có

đủ thực lực làm chỗ dựa cho việc thực thi các quan hệ điều tiết Ngân sách điều tiết

vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ: thuế, các biện pháp tài trợ, quỹ dự trữquốc gia

Thuế là một công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt và có hiệu quả Vai trò điềutiết của thuế được thực hiện thông qua việc xác lập hệ thống các loại thuế khácnhau, thuế suất khác nhau, chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế nhằm tác động vào nhiềumối quan hệ kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã định của Nhà nước

1.1.5.4 Huy động , sử dụng có hiệu quả các chính sách tài trợ

Chính sách tài trợ: thực hiện các hình thức và biện pháp tài trợ có trọng điểm

sẽ khuyến khích việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế vì lợi ích quốc gia.Tài trợ được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: chế độ miễn, giảmthuế, hưởng lãi suất tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bù lỗ, trợ giá,…

13

Trang 13

1.1.5.5.Quỹ dự trữ tài chính quốc gia

Quỹ dự trữ tài chính quốc gia là một công cụ tài chính đảm bảo cho quá trìnhvận hành kinh tế thuận lợi Nhờ vào quỹ này mà Nhà nước có thể ứng phó vớinhững biến động bất lợi và nhanh chóng phục hồi nền kinh tế khi có những thiệt hạixảy ra

1.2 Tổng quan về kế toán

1.2.1 Kế toán là gì ?

Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép, lưu lại những giaodịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp Để dựa vào đó phântích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty

Theo VCCI thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin

về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản vàcác hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tinhữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của cáchoạt động trong doanh nghiệp”

Theo Luật Kế toán năm 2015, số 88/2015/QH13, có đưa ra định nghĩa về kếtoán như sau: "Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thôngtin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động" Theođịnh nghĩa:

 Thu thập là ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ kế toán

 Xử lý là quá trình hệ thống quá những dữ liệu, thông tin từ chứng từ kế toánvào sổ kế toán

 Cung cấp là việc hợp nhất dữ liệu để tạo thành báo cáo tài chính

Căn cứ vào các số liệu về hoạt động kinh tế, kế toán sẽ lập báo cáo kế toántheo quy định của pháp luật, báo cáo nội bộ theo yêu cầu của quản lý, lãnh đạodoanh nghiệp, tổ chức

Nói một cách dễ hiểu, kế toán là quá trình thực hiện công việc ghi chép số

Trang 14

liệu, thu thập thông tin chứng từ, phân tích và xử lý thông tin tài chính, các hoạtđộng liên quan đến dòng tiền và tài sản của doanh nghiệp, của nội bộ công ty.Ngành Kế toán là một lĩnh vực chuyên về thu thập, phân tích, xử lý và báocáo thông tin tài chính và kinh doanh của các tổ chức và cá nhân Kế toán được sửdụng để đánh giá và quản lý các hoạt động tài chính, giúp các doanh nghiệp có thểđưa ra quyết định thông minh hơn trong việc đầu tư, chi tiêu và lập kế hoạch tàichính Ngành kế toán là ngành trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năngchuyên môn nghiệp vụ để người học có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính

và kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của một đơn vị kế toán cho các đốitượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán, giúp họ ra được các quyết định kinh tếphù hợp

Đây được xem là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý kinh tế chodoanh nghiệp Nhiều năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp xuất hiện nhanh chóng,ngành kế toán được quan tâm hơn Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻcũng được mở rộng

1.2.2 Đối tượng của kế toán

 Tài sản của đơn vị: Có 2 loại tài sản ngắn hạn và dài hạn Tài sản ngắn hạn là

tài sản được đầu tư trong thời gian ngắn, có sự dao động, chuyển đổi và thu hồivốn trong vòng 1 năm Còn tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyểnđổi, đầu tư và có thể thu hồi trong một thời gian dài, thường trên 12 tháng hoặcsau nhiều chu kỳ kinh doanh

 Sự vận động của tài sản: Bao gồm biến động làm tăng và biến động làm giảm

được thực hiện dựa trên 3 quá trình Đầu tiên là quá trình mua hàng gồm có sựtham gia của các yếu tố tiền, nguyên vật liệu, thuế giá trị gia tăng, Tiếp đến làquá trình sản xuất, các nguyên vật liệu và tài sản bị hao mòn, phát sinh chi phísản xuất Cuối cùng là quá trình bán hàng, thu lại lợi nhuận sẽ tác động đến sảnphẩm, chi phí bán hàng,

15

Trang 15

1.2.3 Các loại kế toán hiện nay

-Kế toán công: Là những người làm vị trí kế toán cho doanh nghiệp hay cơ

quan nhà nước Một điểm đặc biệt ở kế toán công là không làm việc trực tiếpvới các vấn đề tài chính doanh nghiệp, thay vào đó họ giữ vai trò và làm việcvới chủ thể tổ chức xã hội

- Kế toán pháp y: Hiện nay việc kiện tụng trong kinh doanh diễn ra rất thườngxuyên, vì vậy kế toán pháp y sẽ là người điều tra các trường hợp kiện tụng đóbằng những nghiệp vụ kế toán của mình Họ sẽ tìm ra những dấu hiệu bấtthường trong tài chính, hoạt động thương mại

- Kế toán tài chính: Công việc của họ sẽ xoay quanh vấn đề về tài chính baogồm theo dõi, phân tích các số liệu tài chính Từ đó, lập ra được bản báo cáonhững khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp

- Kế toán quản trị: Mỗi doanh nghiệp luôn đặt ra mục tiêu quản lý hoạt độngkinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển, do đó mà họ sẽ cần kế toán quảntrị Vai trò chính là cung cấp và cập nhật kịp thời những thông tin về tài chínhdoanh nghiệp Những thông tin này giúp ban giám đốc dễ dàng đánh giá và đưa

ra quyết định nhanh chóng hơn

- Kế toán dự án: Đối với những công trình xây dựng, họ sẽ cần những kế toán

dự án để quản lý giúp nhà thầu Họ chịu rất nhiều trách nhiệm bao gồm cácviệc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi dự án để nắm được chi phí và giải trìnhkhi dự án hoàn thành

- Kế toán chi phí: Giữ vai trò ghi chép và thực hiện các chi phí có liên quanđến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh, họ có trách nhiệm điều chỉnh, cân đốichi phí để mang lại lợi nhuận cao cho công ty Vai trò của kế toán chi phí làkiểm soát hoạt động, quy trình và kiểm soát chiến lược

- Kế toán xã hội: Kế toán xã hội là người giữ vai trò thống kê, cập nhật và báocáo những tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp cho cộng đồng Thông

Trang 16

thường, những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được đính kèm với báo cáo tàichính hằng năm của công ty.

- Kiểm toán: Công việc của kiểm toán là thu thập và xác minh tính chính xáccủa số liệu báo cáo, từ đó xác định được tính hợp lý của thông tin Đồng thời,chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp

1.2.4 Nhiệm vụ của kế toán

Theo Điều 4 Luật Kế toán năm 2015 đã nêu rõ nhiệm vụ mà kế toán cần thựchiện bao gồm:

 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dungcông việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanhtoán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tàisản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính,

kế toán

 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kếtoán

 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.Như vậy, có thể thấy nhiệm vụ của kế toán gắn liền với dòng tiền và tài sảncủa công ty Công việc của kế toán viên liên quan đến sự lưu thông của dòng tiềntrong doanh nghiệp, kế toán sẽ ghi chép, theo dõi, phản ánh sự vận động của dòngvốn, tài sản, doanh thu, lợi nhuận của công ty Cụ thể, kế toán sẽ ghi chép lại quátrình thu chi tài sản; các số liệu từ đó phân tích, tạo ra những báo cáo phục vụ chocông tác điều hành, lập ra kế hoạch của hoạt động kinh doanh Kế toán cũng gópphần cung cấp số liệu báo cáo của doanh nghiệp cho các cơ quan theo chế độ hiệnhành theo Luật kế toán

17

Trang 17

*Nguyên tắc nhất quán

Các quy định và ph ơng pháp kế toán đã chọn phải đ ợc áp dụng nhất quánƣ ƣtrong kỳ kế toán năm; tr ờng hợp có sự thay đổi về các quy định và các phươngƣpháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.Nguyên tắc này có những điểm cần lưu ý:

 Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán

 Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phảigiải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báocáo tài chính

*Nguyên tắc khách quan

Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế vàđúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Nguyên tắc khách quancòn đòi hỏi các số liệu kế toán phải dựa trên các sự kiện có tính kiểm tra được

*Nguyên tắc công khai

Thông tin trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được côngkhai Sự công khai như vậy sẽ làm giảm bớt các vấn đề hiểu sai Việc công khaikhông đòi hỏi thông tin đ a ra thật đầy đủ chi tiết mà cần thông tin đưa ra khôngƣđược dấu các sự kiện quan trọng

*Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu hãy chọn giải pháp nào ít có lợi nhất cho tài

Trang 18

sản của các doanh nghiệp Nguyên tắc này thừa nhận tất cả các khoản lỗ, nhưngkhông hưởng trước bất kỳ một khoản lãi nào.

Ví dụ: Hàng tồn kho phản ánh theo giá vốn, Nhưng nếu giá thị trường caohơn giá vốn thì vẫn phản ánh theo giá vốn, vì hàng này vẫn chưa bán được nên chưaxem chênh lệch tăng giá là lãi Nhưng nếu giá thị trường giảm xuống thấp hơn giávốn thì phải phản ánh theo giá thị trường trên báo cáo tài chính

*Nguyên tắc trọng yếu

Theo nguyên tắc này, mọi sai sót có thể bỏ qua nếu nó không làm sai lệch đi

sự phán xét của người đọc báo cáo tài chính, hay nói cách khác, nó không làm ảnhhưởng đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính

1.2.6 Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kế toán

Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định:

1 Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩyxóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác

2 Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kếtoán sai sự thật

3 Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đếnđơn vị kế toán

4 Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữquy định tại Điều 41 của Luật này

5 Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền

6 Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toánkhông đúng với quy định của Luật này

7 Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho,thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhânlàm chủ sở hữu

19

Ngày đăng: 23/12/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN