1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo thu hoạch thực tập nghề nghiệp ngoại thương tại cảng tân cảng – cát lái

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Nghề Nghiệp Ngoại Thương Tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Kim Hiệp
Trường học Trường Đại Học Lạc Hồng
Chuyên ngành Kinh Tế - Ngoại Thương
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 5,69 MB

Nội dung

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BUỔI HỌC TẠI CẢNGLà một sinh viên ngành Kinh tế - Ngoại thương, em đã và đang được học, tìm hiểu về những điều cơ bản của ngành mà mình đang hướng đến, xuất nhập khẩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ

- -

BÀI BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP NGOẠI THƯƠNG TẠI CẢNG

TÂN CẢNG – CÁT LÁI

Ngành: KINH TẾ - NGOẠI THƯƠNG

Lớp: 20NT111

Trang 2

Đồng Nai, ngày 12 tháng 05 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các Thầy cô khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và chuyên ngành xuất khẩu Đồng thời em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Hiệp là người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài thu hoạch này

Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Các anh chị nhân viên của Cảng Cát Lái đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em Sự giúp đỡ tận tình của mọi người không những giúp đỡ em hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn trong công việc mà còn là niềm động viên lớn, thúc đẩy chúng em luôn phấn đấu nhiều hơn nữa để vững vàng

tự tin trong công việc chuyên môn của mình trước khi rời ghế nhà trường Bài báo cáo này được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót

Em kính mong được sự góp ý của cô, em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BUỔI HỌC TẠI CẢNG

Là một sinh viên ngành Kinh tế - Ngoại thương, em đã và đang được học, tìm hiểu về những điều cơ bản của ngành mà mình đang hướng đến, xuất nhập khẩu và các vấn

đề liên quan đến Kinh tế - Ngoại thương như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hải quan, nghiệp vụ của FWD,… Tuy nhiên, em vẫn chưa được tiếp xúc kĩ hơn, dưới sự hỗ trợ giảng dạy, hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Kim Hiệp và cô Nguyễn Thanh Hòa Bình, sáng ngày 07/04/2023, sinh viên chúng em có buổi tập huấn nghiệp vụ Fowarder tại Tân Cảng – Cát Lái Trong chuyến đi này, với sự giúp đỡ của các anh chị tại cảng, bản thân em đã tiếp nhận được nhiều hơn về ngành và môi trường làm việc trong vô

số vị trí làm việc trong tương lai Sinh viên chúng em bắt đầu di chuyển đến cảng vào lúc 6h45 phút và có mặt tại cảng lúc 8h Các anh chị ở đây đã đứng chờ chúng em, khi các em đã có mặt tại cổng thì sẽ được hướng dẫn di chuyển lên phòng để chuẩn bị học tập các quy trình nghiệp vụ Chị Lê Ngọc Phương Uyên là người hướng dẫn chính, chỉ dạy cho chúng em xuyên suốt một buổi học Tại đây chúng em biết được một số kiến thức do chính cảng Tân Cảng – Cát Lái biên soạn, những kiến thức thực

tế theo mắt nhìn của cảng Đặc biệt hơn, sau khi học các quy trình nghiệp vụ, chúng

em đã được thực hành trực tiếp trên phần mềm Transport Chain Simulator, để chúng

em hiểu rõ hơn về công việc này

Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

1 Tổng quan về Tân Cảng – Cát Lái

- Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm của

hệ thống Cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của tổng công

ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Quận 2 – TP.HCM, lọt Top

25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước

- Cảng Tân Cảng – Cát Lái hiện là cảng container gân với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai

- Cảng Tân Cảng – Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10 bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPVN cùng hệ thống phân cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng – Cát Lái luôn là lựa chọn số 1 của khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam

Bảng thông số cảng:

Chiều dài cầu tàu 2,040 m (09 bến + 01 bến sà lan)

Độ sâu luông -8.6 m (thủy triều: 0,8 – 3,8)

Trang 6

RTG 89 chiếc

(Nguồn Tân Cảng Sài Gòn – Presentation 2020)

2 Quá trình hình thành và phát triển của cảng Tân Cảng – Cát Lái

- Cảng Cát Lái được xây dựng theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 06/1996 cho đến 2002, diện tích ban đầu khoảng 170.000 m , gồm 2 cầu tàu 150 m, khả2 năng đón tàu với trọng tải trên 20.000 DWT Cùng thời gian đó Cát Lái kết hợp với thành phố xây mở tuyến đường liên tỉnh lộ 25 từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nhằm thu hút khách hàng

- Chuyến tàu đầu tiên cập Cát Lái vào tháng 03/1998 là Nan Ping San của Trung Quốc, bốc dỡ hơn 5.000 tấn gạo Sau khi chuyển sang khai thác container, chuyến tàu đầu tiên là của Hãng tàu RCL, cập Cát Lái vào tháng 10/2002

- Năm 2005, khi Cầu Thủ Liêm hoàn tất xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn chuyển toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ Cảng Tân Cảng sang Cảng Cát Lái,

từ đó Cát Lái trở thành cảng trọng điểm của khu vực phía Nam

- Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập vào ngày 27/08/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007634 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng Cổ đông sáng lập chính là Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong và Công ty Tân Cảng Sài Gòn (nay là công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn) Công ty thành lập để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng xếp

dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái quận 2, TP.HCM theo chứng nhận đầu tư số 41121000087 do Ủy ban nhân dân TP HCM cấp ngày 09/06/2008 Cảng Cát Lái xây dựng trên khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu đất phía bờ sông Đồng Nai thuộc phạm vi khu nước cầu tàu Vitaioc cũ đã

di dời thành cảng liên hoàn với khu cảng container hiện hữu Tân Cảng Cát Lái

Trang 7

của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn theo đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và thành phố Hồ Chí Minh

- Giai đoạn 09/2007 đến hết tháng 12/2008 công ty đã tiến hành các thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên dùng của công ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ Phần Cảng Ctas Lái với quy mô 216 mết cầu cảng container chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn sức chở 2.500 teu có thể cập cảng và 6,2 ha bãi hàng container cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển bao gồm: cẩu khung Mijack, cẩu bờ K.E

- Ngày 30/05/2008 Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng

- Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam đã cấp giấy phép chính thức đưa cầu cảng vào hoạt động Sau hơn hai năm đưa vào hoạt động cầu tàu số 7 (B7) với quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng, Công ty đã khai thác 100% công suất thiết kế với tổng lượng hàng container bình quân thông qua cảng 400.000 teu/năm

- Ngày 31/07/2009, Công ty thay đổi kinh doanh lần thứ 1, thay đổi chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ theo mã số thuế là 0305168938

- Tháng 12/2009 Công ty Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng đầu tư khai thác bến tàu 20200 DWT (bến sà lan B7)

- Tháng 08/2011 Công ty chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ

từ 149.973.470.000 đồng lên 240.000.000.000 đồng theo giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng số 85/ GCN- UBCK ngày 18/08/2011 Công ty hoàn thành đợt chào bán và báo cáo UBCK Nhà nước vào ngày 10/11/2011

- Năm 2011: Công ty đầu tư tiếp một cẩu bờ container dạng khung chạy trên ray tạo thành hệ thống thiết bị cẩu bờ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ xuất nhập tàu tại cầu tàu số 7 ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng cẩu đồng thời nâng cao hiệu quả hệ số sử dụng cầu tàu (về khả năng tiếp nhận tàu

và giải phóng tàu nhanh)

Trang 8

- Năm 2012: Nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ container tại bãi hàng, tháng 09/2012 Công ty đưa vào khai thác 2 cẩu Kalmar 6+1 hiện đại, sản lượng khai thác bình quân hiện nay trên 15.000 container/tháng

- Tháng 01/2013: Thành lập Phòng điều hành Logistics theo chủ trương mở rộng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tháng 03/2013: Công ty trở thành công ty đại chúng quy mô lớn

- Từ tháng 03/2013 đến hết 12/2013: Đầu tư 20 xe đầu kéo và 40 sơ-mi rơ-mooc phục vụ hoạt động vận tải

- Năm 2014: Đầu tư thêm 20 xe đầu kéo và và 30 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng

- Ngày 08/07/2014: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được dựa vào giao dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, mã chứng khoán: CLL

- Năm 2015: Đầu tư thêm 7 xe đầu kéo và 30 xe sơ-mi rơ mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng

- Ngày 26/06/2015: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng Cát Lái với tổng số tiền là 7 tỷ đồng, chiếm 35% vốn điều lệ

- Ngày 13/07/2015: Thay đổi lần 01 về chứng nhận đăng ký chứng khoán, theo

đó số lượng chứng khoán đăng ký bổ sung là 10.000.000 cổ phiếu

- Ngày 14/07/2015: Phát hành thêm 10.000.000 cổ phiếu và tăng vốn điều lệ từ 240.000.000.000 đồng lên 340.000.000.000 đồng theo Quyết định số 302/QĐ-SGDHCM ngày 27/07/2015

- Tháng 10/2015: Hoàn thành việc lắp đặt dựng và đưa vào khai thác thêm 02 cầu RTG 6+1 mới 100% tại cảng Cát Lái

- Năm 2016: Đầu tư thêm 20 xe sơ-mi rơ-mooc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường bộ khách hàng

- Tháng 1/2018: Góp thêm 12.000.000.000 đồng vào Công ty Cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng Cát Lái, nâng tỷ lệ chiếm giữ lên đến 54,29% vốn điều lệ

- Tháng 08/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng văn phòng Công ty

Trang 9

- Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Cảng Cát lái không ngừng phát triển lớn mạnh Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty triển khai đầu tư xây dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết

bị hiện đại và đồng thời tuyển dụng, đào tạo CBCNV, hoàn thiện bộ máy tổ chức, chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển lâu dài Đầu năm 2009 Công ty chính thức đưa dự án 216 mét cầu cảng B7 vào khai thác năm 2009, hiệu quả hoạt động về doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng nâng cao

- Hiện nay quy mô 216 mét cầu cảng container chuyên dụng (cầu cảng B7) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng toàn phần 30.000 DWT tương đương với sức chở 2.500 TEU cập cảng làm hàng, bến tàu B7 (80 mét) tiếp nhận tàu có tải trọng 2.200 DWT cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho hoạt động khai thác cảng biển hiện đại bao gồm; 02 cẩu bờ K.E, 01 cẩu bờ Kocks, 01 cẩu bờ Libhherr, 02 cẩu khung Kalmar 6+1 và hơn 30 xe đầu kéo hoạt động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

- Với chiến lược phát triển lâu dài, Công ty không ngừng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức sức cạnh tranh trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái cam kết luôn mang đến cho khách hàng những giá trị cốt tốt nhất trên con đường phát triển của mình

3 Nội dung bài học

3.1 Sơ lược về nhiệm vụ của FWD

Nhiều người cho rằng những người làm Forwarder đơn thuần chỉ là “cò” kiếm tiền bằng việc hưởng chênh lệch giá cước vận tải hàng hóa Điều này chỉ đúng với những

cá nhân, tổ chức đơn lẻ, lập ra để giải quyết các bài toán, mối hàng nhất thời Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh và xác định “Forwarder” là hướng đi lâu dài thì họ coi đây là giải pháp giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa an toàn và tiết kiệm hơn

Trang 10

Thực vậy, bởi:

- Các doanh nghiệp nhỏ lẻ đơn thuần có nhu cầu về việc xuất nhập khẩu hàng hóa rất khó có thể tiếp cận và có giá cước tốt với các hãng vận tải Với vai trò người đứng giữa đảm bảo, các Forwarder có thể đem tới giải pháp vận chuyển hàng hóa rẻ hơn và nhanh hơn cho đơn vị

- Các FWD có mối quan hệ rất tốt với nhiều hãng vận tải khác nhau, họ biết đầu là tuyến có lợi cho khách hàng của mình, họ cũng có thể hỗ trợ đóng, ghép nhiều lô hàng khác nhau cùng 1 điểm đến để tối ưu thêm chi phí cho doanh nghiệp

- Bên cạnh đó, các Forwarder cũng hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc hoàn thiện các thủ tục hải quan, chứng từ, giấy phép xuất nhập, hay cung ứng các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sản xuất - kinh doanh hiệu quả

3.2 Công việc của một FWD

Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng

Bước 2: Gửi yêu cầu báo giá cho đơn vị vận tải

Sau khi FWD bàn bạc và chốt lô hàng với khách hàng với giá cả ổn thỏa mà hai bên

đã chấp nhận, FWD sẽ tiến hành gửi báo giá cho bên vận tải với cái giá cao hơn so với giá đã bàn bạc với khách hàng

Bước 3: Nhận offer của đơn vị vận tải

Nếu bên đơn vị vận tải đồng ý với giá tiền mà FWD đã gửi thì sẽ gửi offer cho FWD Bước 4: Gửi offer cho khách hàng

Sau khi FWD nhận offer từ bên đơn vị vận tải, sẽ tiếp tục gửi lại cho khách hàng bao gồm:

- Giá gốc của đơn vị vận tải mà FWD và khách hàng đã chốt

Trang 11

- Tiền phụ phí (sẽ xem xét dựa trên mặt hàng và hành trình duy chuyển)

- Tiền hoa hồng (do bên FWD đưa ra)

Bước 5: Nhận đơn đặt hàng từ khách hàng

Khách hàng nhận được offer, xem xét và đặt hàng với FWD nếu đã đồng ý với tất cả điều kiện trên offer bao gồm giá cả mà FWD đã đưa

Bước 6: Gửi order cho đơn vị vận tải kèm theo chứng từ

Khi đã nhận được đơn đơn đặt hàng của khách hàng, FWD lại tiếp tục gửi đơn đặt hàng đó cho bên đơn vị vận tải kèm theo bản sao chứng từ Bản sao này sẽ được tài

xế cầm theo suốt chặng đường di chuyển và đưa cho kho xuất

Lưu ý: FWD sẽ gửi order trước, sau đó mới gửi chứng từ

Bước 7: Thanh toán

Ở đây sẽ có hai cách thanh toán:

Thứ nhất: FWD nhận invoice sau đó thanh toán cho bên đơn vị vận tải, sau đó về đòi

nợ khách hàng sau

Thứ hai: FWD nhận Invoice và ghi nợ, sau đó gửi Invoice về cho khách hàng để đòi

nợ, khi khách hàng trả tiền FWD mới thanh toán cho bên đơn vị vận tải

Một vài hình ảnh cô cùng sinh viên trong chuyến đi thực tế tại Tân Cảng – Cát Lái:

Trang 14

PHẦN 3: KẾT LUẬN – ĐÓNG GÓP - ĐỀ XUẤT Ý KIẾN BẢN THÂN

Chuyến đi thực tế đã dạy cho em những bài học một phần nào đó nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì em hiểu về nó khi đọc qua sách, giúp em trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận Được trực tiếp chứng kiến công việc trong tương lai của mình trong môi trường thực tế, được trao cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc Qua chuyến đi thực tế, em đã có cái nhìn thực tế về công việc mà tương lai

em mong muốn theo đuổi và thấy được rất nhiều cơ hội việc làm tại đây

Nhờ cô Hiệp và cô Bình cũng như những anh chị trong Cảng đã giúp em hiểu sâu hơn

về ngành mình học và đã định hướng mục tiêu cho em phát triển bản thân Chuyến tham quan tại cảng là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên nhận thức và định hình được ngành học của mình Được tiếp xúc với môi trường làm việc hiện đại, và chuyên nghiệp bậc nhất Việt Nam Để từ đó mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện chính mình, có những bài học và kinh nghiệm quý báu để sau này làm việc tại trường đời của chính mình

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN