1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị học Đề tài môi trường nội bộ của doanh nghiệp

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi Trường Nội Bộ Của Doanh Nghiệp
Tác giả Huỳnh Mỹ Uyên, Võ Gia Hân, Nguyễn Ngọc Huyền Trân, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Cao Thịnh
Người hướng dẫn Thầy Đặng Minh Thu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Khái niệm Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp: - Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điể

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài: MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP

Nhóm thực hiện : Nhóm 5………….

TP.HCM, ngày 21 tháng 04 năm 2024

Trang 2

STT HỌ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN

THÀNH CÔNG VIỆC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

Trang 3

MỤC LỤC

1 Tổng quan về môi trường nội bộ

1.1 Khái niệm môi trường nội bộ:

1.2 Khái niệm Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp:

1.3 Ý nghĩa của Phân tích môi trường nội bộ:

1.4 Phân tích các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp

1.4.1 Nguồn nhân lực

1.4.2 Khả năng tài chính

1.4.3 Khả năng nghiên cứu và phát triển

1.4.4 Hoạt động marketing

1.4.5 Khả năng sản xuất kinh doanh

1.4.6 Văn hóa doanh nghiệp

2 Thực trạng về môi trường nội bộ của công ty FPT

2.1 Giới thiệu về công ty FPT

2.2 Thực trạng môi trường nội bộ của doanh nghiệp FPT

2.2.1 Nguồn nhân lực:

2.2.2 Khả năng tài chính:

2.2.3 Khả năng nghiên cứu và phát triển

2.2.4 Hệ thống marketing

2.2.5 Khả năng sản xuất

2.2.6 Văn hóa doanh nghiệp:

2.3 Đánh giá chung những điểm còn hạn chế của doanh nghiệp FPT TELECOM:

3 Đề xuất biện pháp cải thiện đối với công ty cổ phần FPT

3.1 Tập trung nghiên cứu và phát triển

3.2 Giải pháp cho hoạt động Marketing

3.3 Giải pháp cho nguồn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng theo yêu cầu đặt ra:

3.4 Giải pháp cho khả năng tài chính

Trang 4

1 Tổng quan về môi trường nội bộ

1.1 Khái niệm môi trường nội bộ:

- Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố , các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được

- Môi trường nội bộ bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằm trong nội

bộ doanh nghiệp.Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp

1.2 Khái niệm Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp:

- Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trở thành cơ sở để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp về các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp

1.3 Ý nghĩa của Phân tích môi trường nội bộ:

- Trong khi các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp thì các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, bên cạnh các tác động gián tiếp còn có nhiều những tác động trực tiếp lên các quá trình hoạt động diễn ra của doanh nghiệp Để doanh nghiệp có thể vận hành và thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả thì việc xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là một trong những việc cần thiết Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo có thể nhận định được đâu là cơ sở tiền đề cho các chiến lược kinh doanh và góp phần xác định được đâu là năng lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên phân tích và nghiên cứu các nguồn lực của doanh nghiệp

1.4 Phân tích các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp

1.4.1 Nguồn nhân lực

- Đây là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính xác Khi quản trị nguồn nhân lực nhà quản trị cần:

 Xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn

vị mình

 Tuyển chọn, tuyển đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực

 Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lý và có các biện pháp động viên khuyến khích người lao động tích cực làm việc

1.4.2 Khả năng tài chính

Trang 5

- Là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường Khả năng tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố sau:

 Nguồn vốn và khả năng huy động vốn

 Tình hình phân bố sử dụng các nguồn vốn

 Việc kiểm soát các chi phí

 Các quan hệ tài chính với các bên hữu quan

 Cán cân thanh toán

- Cần phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách khoa học để đánh giá đúng thực lực của tổ chức nhằm đưa ra các biện pháp hợp lý để bảo đảm khả năng tài chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

1.4.3 Khả năng nghiên cứu và phát triển

- Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở:

 Khả năng phát triển sản

phẩm mới

 Khả năng cải tiến kỹ thuật

 Khả năng ứng dụng khoa

học, công nghệ mới

- Nghiên cứu và phát triển là yếu

tố đảm bảo nâng cao năng lực

cạnh tranh cho doanh nghiệp và

sản phẩm của doanh nghiệp

1.4.4 Hoạt động marketing

- Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp với thị trường với phương châm “Sản xuất cái mà thị trường cần”

- Bao gồm các hoạt động

 Nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng

 Hoạch định chính sách sản phẩm

 Hoạch định chính sách giá

 Hoạch định chính sách phân phối

 Hoạch định chính sách chiêu thị

1.4.5 Khả năng sản xuất kinh doanh

- Thể hiện năng lực sản xuất và trình độ công nghệ áp dụng trong doanh

nghiệp

- Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề:

 Quy mô sản xuất của tổ chức

 Bố trí dây chuyền sản xuất, kinh doanh

 Hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh

 Kỹ thuật, công nghệ

 Chi phí sản xuất, kinh doanh

Trang 6

 Chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ

1.4.6 Văn hóa doanh nghiệp

- Là những chuẩn mực, giá trị

có tính truyền thống, những

dạng hành vi, nguyên tắc thủ

tục có tính chất chính thức mà

mọi thành viên của doanh

nghiệp phải tôn trọng và tuân

theo

2 Thực trạng về môi trường nội bộ của công ty FPT

2.1 Giới thiệu về công ty FPT

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty FPT

- FPT Telecom, tên viết tắt của Công ty cổ phần Viễn thông FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin có uy tín và được khách hàng yêu mến tại Việt Nam và Khu vực

- Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến

do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam

- Ngày 13/09/1988 FPT được thành lập với 13 thành viên

- Sau 35 năm FPT đã lớn mạnh với hơn 290 văn phòng tại 30 Quốc Gia Vùng Lãnh Thổ Gồm 8 Công ty thành viên và 2 công ty liên kết trực tiếp

- Hơn 3 thập kỉ qua FPT đã luôn nỗ lực cống hiến hết mình với sự phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia và khẳng định đẳng cấp toàn cầu vị thế công nghệ Việt Nam, FPT không ngừng đầu tư nghiên cứu các công nghệ tiên tiến như AI, Cloud, loT, Big Data, Automotive Hợp tác với các tập đoàn tên tuổi trên toàn cầu xây dựng và phát triển các nền tảng, sản phẩm, dịch

vụ tiên tiến nhất để phục vụ Chính Phủ, Tổ chức Doanh Nghiệp Đồng thời cũng nâng cao trải nghiệm cho người dân Việt Nam

- Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy

Trang 7

giá trị văn hóa cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số

2.2 Thực trạng môi trường nội bộ của doanh nghiệp FPT

2.2.1 Nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực của FPT gồm hơn 17.700 nhân sự công nghệ, hơn 2500 nhân sự tham gia dự án chuyển đổi số, hơn 1.800 cán bộ quản lý trên dưới

40 tuổi và hơn 30.600 công nhân, nhân viên

- Chính sách tuyển dụng:

 Công ty luôn đề cao năng lực của từng người lao động và chào đón những ứng viên muốn đóng góp và gắn bó lâu dài với công ty, có kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động

 Để thu hút nhân tài, công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, hợp

lý, đặc biệt là đối với những nhân viên xuất sắc, có đóng góp lớn Mặt khác, Công ty cũng luôn tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu pháp luật

về sử dụng lao động, thực hiện đúng các tiêu chuẩn giờ làm việc Tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với quy định của pháp luật

- Chính sách trả lương:

 Để đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong tiền lương, Công ty đã xây dựng quy chế tiền lương, thưởng được quy định theo từng cấp bậc công việc đang đảm nhiệm

 Lương ngoài giờ: Công ty hỗ trợ và trả lương ngoài giờ theo đúng

Bộ Luật lao động hiện hành và thỏa ước lao động tập thể

- Chính sách thưởng:

 Hàng năm, Công ty tiến hành đánh giá, xếp loại lao động và có chế

độ khen thưởng theo hình thức lương tháng thứ 13

 Ngoài ra, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm Công

ty thực hiện chính sách thưởng hiệu quả kinh doanh cho CNCNV của Công ty theo năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty

- Chính sách phúc lợi xã hội:

 Công ty đảm bảo các chế độ cho người lao động theo quy định (BHXH, BHYT,v.v…) Đặc biệt, công ty có thực hiện chính sách mua bảo hiểm sức khỏe toàn diện FPTCare cho toàn thể CBCNV

 Hàng năm công ty có chính sách khen thưởng trong các dịp lễ tết, tổ chức cho CBCNV của công ty tham quan, nghỉ mát, đồng thời có chính sách khen thưởng đối với nhân viên xuất sắc Ngoài ra Công ty

đã thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi khác theo quy định của Luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của Công ty(hiếu hỉ, kết hôn, thăm hỏi ốm đau, sinh nhật CBCNV, …)

Trang 8

2.2.2 Khả năng tài chính:

- Tình hình tài chính của FPT đã đạt được những kết quả như sau:Năm

2023, FPT tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, ghi nhận doanh thu thuần 15.806 tỷ đồng Tổng tài sản 20.141 tỷ đồng, Tổng tài sản của công ty tăng 9.3% so với năm 2022

- Cụ thể như sau

 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Các chỉ tiêu về thanh toán hiện hành của công ty tăng, năm 2023 là 1.03 lần, cao hơn so với năm trước cho thấy công ty có đủ nguồn lực để thanh toán cho các khoản

nợ trong tương lai

 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Hệ số nợ trong năm 2023 giảm so với năm

2022 cho thấy công ty sử dụng nhiều hơn nguồn lực sẵn có (tăng vốn chủ sở hữu), giảm nhu cầu sử dụng vốn vay từ bên ngoài từ đó giảm rủi ro cũng như gánh nặng tài chính

 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động: Các chỉ số về năng lượng hoạt động của FPT không biến động nhiều so với năm 2022 cho thấy công ty vẫn quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản

 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Hệ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần và hệ

số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tiếp tục tăng so với năm 2022 Trong đó hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn sở hữu thấp hơn năm

2022 do công ty tăng vốn chủ sở hữu để mở rộng sản xuất kinh doanh

2.2.3 Khả năng nghiên cứu và phát triển

- FPT sẽ tập trung phát triển công nghệ theo hai hướng là phát triển các nền tảng, công nghệ lõi và gia tăng trải nghiệm khách hàng, hiệu quả vận hành dựa trên công nghệ

Trang 9

- Trong đó, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển chuyên sâu các giải pháp dựa trên công nghệ Blockchain, Lowcode, AI, Cloud cùng với các Nền tảng dữ liệu (Người dùng/Khách hàng/Dữ liệu nội bộ) đem lại các giải pháp kinh doanh hiệu quả,đáng tin cậy cho các tổ chức/tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và những trảinghiệm đột phá cho khách hàng cá nhân

- Dựa trên những đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ bài bản trong nhiều năm qua và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt những xu hướng công nghệ mới, FPT đã tập trung xây dựng các công nghệ lõi, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn

 Đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D): FPT đầu tư mạnh mẽ vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm

và dịch vụ mới, cải tiến công nghệ và giải pháp cho khách hàng Công ty này thường có các phòng lab và trung tâm R&D để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới

 Trí tuệ nhân tạo – công nghệ mũi nhọn: Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI trở thành nền tảng hữu ích cho cộng đồng khi đã nhận được 3,4 triệu yêu cầu/tháng

 Đầu tư công nghệ lõi khác: Bên cạnh trí tuệ nhân tạo, FPT cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều công nghệ lõi của cuộc cách mạng số nhằm nâng cao năng lực công nghệ, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho tập đoàn và cung cấp những giải pháp dịch vụ có giá trị cao hơn cho khách hàng Một số công nghệ nổi bật như phân tích

dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Blockchain

2.2.4 Hệ thống marketing

- Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và

marketing là phải thực hiện: ngăn

chặn sự sụt giảm và làm tăng doanh

số bán hàng Ngăn chặn sự phát triển

chậm chạp Tăng cường lòng trung

thành của khách hàng và khả năng

sinh lời cho công ty

- Chiến lược marketing của FPT

 Sản phẩm dịch vụ chất lượng cao: FPT được biết đến là một thương hiệu có những sản phẩm và dịch vụ được chăm chút một cách kỹ lưỡng Sản phẩm củaFPT được định ra là những sản phẩm có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ chính hãng, chính vì vậy người tiêu dùng có niềm tin với sản phẩm của FPT

 Công ty triển khai nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức như là thu nhập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và các nhà phân phối, từ đó

Trang 10

công ti sẽ nhận được thông tin phản hồi từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm

 Tổ chức event markerting rầm rộ: Bên cạnh việc mở rộng vùng phủ,

đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng mục tiêu của FPT thì năm qua cũng đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật của FPT trong công tác quảng báthương hiệu và mời những người mẫu nổi tiếng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.Chính sách tiếp thị của công ty được thực hiện với mục tiêu vừa đảm bảo tính hiệu quả của quản cáo, vừa giữa chi phí ở mức hợp lí để không làm tăng giá thành

 Hệ thống phân phối:

 Hệ thống bán lẻ và các cửa hàng FPT Shop: FPT có một mạng lưới các cửa hàng bán lẻ có tên là FPT Shop, phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, và dịch vụ liên quan

 Hệ thống phân phối qua các đại lý và nhà bán lẻ: FPT cũng hợp tác với nhiều đối tác địa phương, đại lý và nhà bán lẻ khác để phân phối sản phẩm của mình trên khắp các khu vực kênh phân phối qua các dự án và doanh nghiệp: FPT cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và tổ chức

 Hệ thống phân phối quốc tế: FPT đã mở rộng hoạt động của mình

ra ngoài Việt Nam và có mặt tại một số thị trường quốc tế, như Campuchia, Lào, Myanmar, và các quốc gia trong khu vực ASEAN

 Đây là một động thái trong chiến lược Marketing của FPT nhằm tạo được sự thuận tiện với đối tượng khách hàng của FPT, bao vây khách bởi những cửa hàng ở đâu cũng có

 Chương trình khuyến mãi xúc tiến bán hàng cạnh tranh với đối thủ: FPT thực hiện chiến lược xúc tiến bằng các chương trình khuyến mãi FPT như mua hàngcó quà tặng, cấp học bổng cho sinh viên, gửi tiết kiệm giảm giá 50%… với những chiến lược marketing mix của FPT đã đánh vào tâm lý của khách hàng giúp hãng đem về những lợi thế với đối thủ cạnh tranh của FPT

2.2.5 Khả năng sản xuất

- Từ nhà máy sản xuất truyền thống

sang nhà máy thông minh Theo báo

cáo của ResearchAndMarkets, trong

giai đoạn 2019 – 2024, tổng giá trị thị

trường sản xuất, chế biến thực phẩm

ước đạt 4.100 tỷ USD với tốc độ tăng

trưởng kép hàng năm ở mức 4,3%

Ngày đăng: 02/01/2025, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN