1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đề hội nhập quốc tế về văn hóa ở việt nam hiện nay

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nhập Quốc Tế Về Văn Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Võ Thị Ly
Người hướng dẫn Hoàng Thị Mai Sa
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Giao lưu và hội nhập văn hóa giữ vai trò hết sức quan trọng đối với văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc: Không có một nền văn hóa nào, dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu, lại có t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC



TIỂU LUẬN Đề: Hội nhập quốc tế về văn hóa ở Việt Nam hiện nay



TP Đà Nẵng năm 2023

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Mai Sa Sinh viên thực hiện : Võ Thị Ly

Trang 2

1.Mở đầu:

Hiện nay, Văn hoá Việt Nam đang trải qua quá trình hội nhập quốc tế đầy thú vị và phát triển Việc hội nhập này đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho người Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc

độ chóng mặt Một trong những thách thức lớn nhất của việc hội nhập văn hóa quốc tế là giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngăn cản sự phát triển và đa dạng hóa của văn hóa Việt Nam Thay vào đó, việc hội nhập quốc tế có thể giúp cho văn hóa Việt Nam tiếp thu thêm nhiều nên văn hóa đồng thời quảng bá các nền văn hóa của ta ra thế giới Việc này giúp cho mọi người dễ dàng trao đổi các nền văn hóa với nhau Quá trình này bắt đầu với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giúp mọi người dễ dàng giao dịch và chia sẻ ý tưởng hơn Đặc biệt là trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, khi khoảng cách về địa lý đã không còn là một rào cản lớn ngăn chặn con người xích lại gần nhau Quá trình hội nhập là một quá trình hai chiều: tuân thủ và sáng tạo, bị động và chủ động, và cuối cùng là mỗi quốc gia đều góp phần sáng tạo ra, làm giàu thêm cho văn hóa hội nhập nói chung và làm giàu thêm văn hóa dân tộc nói riêng Giao lưu và hội nhập văn hóa giữ vai trò hết sức quan trọng đối với văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc: Không có một nền văn hóa nào, dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu, lại có thể phát triển trong khép kín, biệt lập, tách rời với các nền văn hóa khác Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận này nhằm cung cấp các kiến thức nền về hội nhập văn hóa, chỉ ra được những ưu và nhược điểm trong các hình thái văn hóa của Việt Nam trên trường quốc tế dựa trên các phương pháp như hệ thống hóa lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn Qua đó, xác định tiềm năng và định hướng phát triển của hội nhập quốc tế về văn hóa Việt Nam trong tương lai

2.Nội dung:

Trang 3

2.1 Khái niệm:

- Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một

hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.[14]

- Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.[1]

2.2 Khái quát chung về hội nhập quốc tế về văn hóa:

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc

tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế

Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Sự quốc

tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều

vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng.[3]

2

Trang 4

Hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội có nhiều vấn đề cần lưu tâm Trước hết, trong lĩnh vực văn hóa, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với các quốc gia khác Mục đích của hội nhập quốc tế về văn hóa là tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc, quốc gia mình Hội nhập quốc tế về văn hóa – xã hội có thể thông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể chủ động tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao với hình thức song phương, khu vực và thế giới.[4]

Qua quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm sâu sắc nội dung hợp tác, thực sự gắn kết bền vững giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi hơn về văn hoá, trong khi vẫn giữ được bản sắc riêng về văn hoá của từng quốc gia Hội nhập quốc tế về văn hóa cũng đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại

2.3 Biểu hiện:

2.3.1 Về ẩm thực:

Xu thế toàn cầu hoá đã tạo nên sự có mặt đa dạng và phong phú của các món ăn Song đắp ứng nhu cầu đi lại của nhiều người, từ nhiều nước, với tốc

độ cực nhanh

Trong xu thế hội nhập, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy những cố gắng

tự phát trong việc đưa ẩm thức Việt Nam tới mọi nơi Bạn có thể nhận ra mỗi

du khách khi đi ngang sân bay, chỉ trong một vài giờ hoặc ở các siêu thị trong thành phố cũng bắt gặp các món ăn có nguồn gốc Việt nam được bày bán Dù

Trang 5

chưa nhiều, chưa thật sự đứng vững nhưng đó cũng là khởi điểm để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về tình hình ẩm thực Việt Nam.[7]

Có thể nói sau những năm đổi mới nước ta đã đạt được nhiều thành công nhất định Ẩm thực lâu nay vẫn được xem là nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, được du khách và truyền thông quốc tế không ngớt lời ca ngợi Ẩm thực Việt Nam phong phú từ nguyên liệu, tinh tế ở khâu chế biến và đặc biệt mỗi vùng miền lại có thói quen ăn uống khác nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng biệt, thưởng thức một lần để rồi nhớ mãi

Sự hội nhập của văn hóa ẩm thực Việt Nam là một quá trình lâu dài, bắt đầu từ thời kỳ thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ 20, và đặc biệt là trong thế

kỷ 21 với sự phát triển của nền kinh tế và du lịch

Trong quá trình này, ẩm thực Việt Nam đã tiếp nhận những yếu tố văn hóa từ các nước khác, đồng thời cũng giới thiệu và truyền bá những đặc trưng

ẩm thực của Việt Nam ra thế giới

Việt Nam hiện đang là một trong những địa điểm du lịch ẩm thực hàng đầu, thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới Việt Nam cũng

đã hội nhập nhiều yếu tố văn hóa từ các nước khác thông qua ẩm thực của mình [2]

Một số ví dụ về sự hội nhập của văn hóa ẩm thực Việt Nam bao gồm:

1 Bánh mì - Một món ăn đặc trưng của Việt Nam được ảnh hưởng bởi Pháp Bánh mì Việt Nam thường là loại bánh mì thịt, có thêm rau sống và các loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam

4

Trang 6

2 Phở - Một món ăn truyền thống của Việt Nam, được ảnh hưởng bởi

ẩm thực Trung Hoa Phở gồm nước dùng và bánh phở, thường được ăn kèm với thịt bò hoặc gà, rau thơm và gia vị

3 Bún - Một loại mì sợi truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Hoa Bún thường được ăn kèm với thịt, rau thơm và nước lèo và gia vị

4 Cơm - Các món cơm nấu bằng các loại gạo tẻ hạt dài với lượng nước vừa vặn để cơm không bị khô hay nát Mỗi miền sẽ có loại gạo và cách nấu khác nhau

Cơm tấm: thịnh hành ở miền Nam Việt Nam, cơm tấm hay ăn kèm với sườn nướng chan mỡ hành hoặc trứng ốp la Cơm tấm phải được dùng với nước mắm ngọt Đó cũng là đặc điểm làm món cơm tấm trở nên độc đáo và ngon miệng hẳn

Cơm hến: đặc sản Huế Cơm trộn với thịt hến, ớt và rau thơm các loại ăn kèm với một bát nước hến luộc

Cơm lam: gạo nếp nương cho vào ống tre, nứa, đổ thêm nước, nút kỹ bằng lá chuối và nướng ống trên lửa cho tới khi chín Món này thường thịnh hành ở các dân tộc thiểu số như người Mường, người Tày

5 Đồ uống:

Các dạng đồ uống Việt Nam truyền thống rất đa dạng, bao gồm các loại rượu, trà sử dụng lá chè, các loại nước lá mát, các loại chè ngọt sử dụng đậu, thạch, nước đường, sắn dây, cà phê, v.v

-Trà: Trà là thức uống phổ thông trong ẩm thực của người Việt cũng như hầu hết các nước châu Á khác Việt Nam có nhiều loại chè nổi tiếng có nguồn gốc từ miền Bắc như chè Thái (Thái Nguyên), chè Suối Giàng (Nghĩa Lộ), chè San Tuyết, chè Lâm Thao (Phú Thọ),…

Trang 7

-Các loại rượu: Các loại rượu chưng, còn gọi là rượu đế, rượu cuốc lủi làm từ ngũ cốc lên men rất phổ thông trong toàn quốc như Rượu làng Vân (ở Bắc Ninh, còn gọi là "Vân hương mĩ tửu"), rượu Gò Đen (Long An),…

-Cà phê sữa được cho là có nguồn gốc từ Việt Nam Tên gọi của đồ uống này cũng phản ánh nguồn gốc của nó "Cà phê" là từ gốc Pháp, trong khi "sữa"

là từ tiếng Việt Cà phê sữa đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và ẩm thực của Việt Nam và đã được yêu thích trên toàn thế giới

Việt Nam cũng nổi tiếng với các món ăn chay như nem chay, phở chay, bún chả giò chay, và các món ăn đậm đà hương vị như món lẩu, các món cá, tôm, cua, cơm tấm, cơm cuốn, xôi, và các món tráng miệng như chè, bánh flan, kem trái cây, trái cây tươi.[8]

Những năm gần đây, ẩm thực Việt trở nên nổi như cồn trên thế giới với những món ăn được xếp hạng đặc sắc nhất thế giới như bánh mỳ kẹp, bún chả, phở, món cuốn… Hay gần đây nhất, cà phê trứng của Việt Nam được xếp vào top đầu những ly cà phê ngon nhất thế giới Chuyên gia Giáo sư Philip Kotler – chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới khi nếm thử các món ăn Việt Nam

đã từng đưa ra lời khuyên: “Hãy biến Việt Nam thành bếp ăn của thế giới”

Gu ẩm thực tinh tế, phong phú, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các dòng nông sản đặc sắc, ẩm thực Việt được đánh giá là có

cơ hội để chinh phục thị trường quốc tế Dấu ấn của một dòng sản phẩm trà Việt gần đây là một minh chứng

Thiên nhiên ưu đãi với thực phẩm phong phú, tươi ngon, cùng với cá tính sáng tạo, người Việt từ bao đời nay đã tạo nên một nền ẩm thực vô cùng tinh tế, lâu đời và thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt.[5]

Bên cạnh đó mối liên kết giữa ẩm thực trong và ngoài nước là điểm then chốt tạo nên sự phát triển bền vững cho nền ẩm thực dân tộc trước xu thế hội

6

Trang 8

nhập Trong lúc chế biến, chúng tôi nhận thấy có một số trở ngại tại các nước phương Tây khi thực hiện món ăn Việt Nam Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những loại hương vị đặc trưng từ rau, củ, quả ở xứ nhiệt đới dễ trồng,

dễ có Nhưng đối với hầu hết những xứ lạnh, việc này không dễ và nếu có thì cũng rất đắt đỏ Nhập khẩu rau tươi từ Việt Nam không dễ dàng vì chi phí chuyên chở cao, quãng đường xa, tạo ra giá thành nguyên liệu không thể thích nghi được cho giá cả bán ra Do

đó, các chủ nhà hàng tự tìm cách mua ở một số vùng trong nước sở tại ấm hơn hoặc có vườn ươm trồng đặc biệt Sự "tự chữa" này trở nên hữu hiệu Kinh doanh vẫn được tiếp tục trải qua nhiều thời kỳ nhập cư của người Việt Họ cũng có được món ăn tạm gọi là "thuần túy" Việt Nam ở nước ngoài.[7] Tại Việt Nam, nền ẩm thực đã trở thành một phần không thể thiếu Những món ăn được tạo ra bằng những nguyên liệu thiên nhiên, sự tinh tế và cầu kỳ trong việc sử dụng gia vị, sự kết hợp của truyền thống với hiện đại, giữa phong cách sự triết lý của phương Đông và phương Tây và cách bày trí dân dã nhưng không kém phần thu hút đã làm cho nền ẩm thực nước ta thành một phần tạo nên nết đẹp Việt Nam Hiện nay, đã có nhiều món ăn từ các nước khác được nước ta đón nhận và áp dụng như pizza, kim chi, sushi,… nó cũng đã trở thành những món ăn tiêu biểu của thế hệ trẻ hiện nay

2.3.2 Về lễ hội:

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Lễ hội cũng chính là dịp

để con người giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán,

Trang 9

diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập với thế giới, lễ hội Việt Nam là một tiềm năng mà qua đó có thể giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đa dạng và độc đáo cho thế giới Mấy nghìn lễ hội các loại trong một năm ở nước ta tạo nên môi trường hấp dẫn thu hút nhiều ngành phát triển Đồng thời, qua việc khai thác văn hóa lễ hội nếu chú ý đến các yếu tố đặc thù, sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các di tích lịch

sử - văn hóa truyền thống hay văn hóa tộc người trên đất nước Việt Nam Từ

đó, những giá trị văn hóa Việt Nam ngày càng được phát triển theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa.[6]

-Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam:

Lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp c aủ nước ngoài với công chúng Việt Nam

Loại hình lễ hội này có nguồn gốc do người nước ngoài đang cư trú và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm các sự kiện về chính trị, văn hóa, phong tục của đất nước họ nhưng không trái với pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam Các hoạt động lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam rất đa dạng, có ảnh hưởng và thu hút người Việt Nam đặc biệt là lực lượng thanh niên như: “Ngày tình yêu” (Valentine’s Day) được tổ chức vào ngày 14-2 hàng năm Lễ hội này đã được tổ chức ở nhiều nơi, không có phần lễ nghi và nghi thức, cụ thể, chủ yếu là các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho các cặp vợ chồng, các cặp tình nhân chủ yêu là giới trẻ, với các nét sinh hoạt văn hóa ảnh hưởng theo tập quán phương tây Lễ hội Haloween (lễ hội

8

Trang 10

hóa trang) thường không được phổ biến mà chỉ được tổ chức dưới hình thức nhỏ, hẹp, phạm vi nội bộ một số công dân của cộng đồng nước ngoài Lễ hội này tổ chức dưới hình thức dạ tiệc kết hợp với các trò vui chơi, ảo thuật không khí vui vẻ lành mạnh đáp ứng được nhu cầu của du khách nước ngoài và không mang tính quảng bá rộng rãi trong công chúng Ngoài ra còn có Lễ hội Haloween (hay gọi là lễ hội hóa trang), Lễ hội Loy Krathoong (Lễ hội thả hoa đăng của Thái Lan), lễ hội Diwali (hay còn gọi là lễ ánh sáng - Festival light) là lễ hội truyền thống lớn nhất của Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, Lễ hội hoa Anh Đào (Nhật Bản).[10]

Đồng thời, Việt Nam có rất nhiều lễ hội thú vị và độc đáo mà có thể quảng bá ra thế giới Một số lễ hội nổi tiếng của Việt Nam bao gồm:

- Lễ hội Huế: Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức vào tháng 4 và kéo dài trong 2 tuần Lễ hội Huế thu hút đông đảo du khách bởi các sự kiện như diễu hành, nhạc hội, văn hóa truyền thống và ẩm thực

- Lễ hội áo dài Việt Nam: Tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại TP.HCM, lễ hội áo dài Việt Nam tôn vinh trang phục truyền thống của nền văn hóa nước ta

và tôn lên hình dáng vẻ của người phụ nữ trong tà áo dài rất lung linh và thướt tha

- Lễ hội đền Hùng hay ngày Giỗ tổ Hùng Vương là nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, TP VIệt Trì, tỉnh Phú Thọ ; nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w