1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở văn hóa việt nam Đề tài hội nhập quốc tế về văn hóa ở việt nam hiện nay (khảo sát qua các hình thái văn hóa giao tiếp, trang phục

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nhập Quốc Tế Về Văn Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay (Khảo Sát Qua Các Hình Thái Văn Hóa: Giao Tiếp, Trang Phục)
Tác giả Huỳnh Thái Nam Anh
Người hướng dẫn Phạm Thị Tú Trinh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂN BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHẢO SÁT QUA CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA: GIAO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (KHẢO SÁT QUA CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA: GIAO TIẾP, TRANG PHỤC)

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Tú Trinh Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thái Nam Anh

Trang 2

Ngày 25 tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Văn hóa 4

1.1.2 Hội nhập quốc tế 5

1.2 Hiện trạng 6

1.2.1 Văn hóa Việt Nam 6

1.2.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam 8

1.3 Vai trò của hội nhập quốc tế đối về văn hóa Việt Nam 9

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Hình thái giao tiếp 10

2.1.1 Văn hóa giao tiếp truyền thống 10

2.1.2 Hiện trạng tình hình hội nhập quốc tế về văn hóa giao tiếp 12

2.2 Hình thái trang phục 13

2.2.1 Văn hóa trang phục truyền thống 13

2.2.2 Hiện trạng tình hình hội nhập quốc tế về văn hóa trang phục 15

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM 16

3.1 Cơ hội và thách thức 16

3.1.1 Cơ hội 16

3.1.2 Thách thức 17

3.2 Một số giải pháp 18

3.3 Trách nhiệm 19

C KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

1 Tài liệu Việt Nam 21

2 Tài liệu nước ngoài 22

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Khi nhắc đến một đất nước, điều tất yếu khiến cho quốc gianày trở nên thu hút đối với bạn bè quốc tế chính là văn hóa Mỗi thờiđại, mỗi đất nước đều sở hữu một nền văn hóa với nét tính cáchriêng, chính vì lẽ đó mà yếu tố này được xem như là hồn cốt củatừng quốc gia Văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới đang bước vào

xu hướng của hội nhập quốc tế thì vai trò của văn hóa lại càng đượcthể hiện rõ nét hơn

“Hội nhập” là hai từ quen thuộc khi nhắc đến xu hướng của thếgiới hiện nay, bất kì quốc gia nào cũng đều đi theo con đường này và

Việt Nam cũng không ngoại lệ Với tinh thần “tích cực, chủ động hội

nhập quốc tế”1, dần dà cụm từ hội nhập quốc tế này đã tiếp cận vàtrở nên không còn xa lạ với chúng ta, với những người con đất Việt

Xu hướng hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến rất nhiều mặt như kinh

tế, chính trị và đặc biệt hơn cả là văn hóa

Hội nhập quốc tế về văn hóa ở Việt Nam hiện nay đã tạo nênrất nhiều tác động sâu sắc, có cơ hội có thách thức Thông qua quátrình hội nhập mà từ đó, văn hóa Việt có những thay đổi nhưng cũng

có những duy trì, những thay đổi có tích cực cũng có tiêu cực, từ đó

ta có thể dễ dàng nhận thấy được tính hai chiều của quá trình này.Hội nhập quốc tế tác động đến văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinhthần của người Việt Nam, và ở đây chúng ta sẽ phân tích sự tác độngthông qua hai hình thái văn hóa đó là trang phục và giao tiếp Trangphục là yếu tố quan trọng khi thể hiện bản sắc riêng còn giao tiếpvừa thể hiện được lối sống tinh thần vừa thể hiện được tính cách củacon người Việt Nam, hai yếu tố này phù hợp vừa đủ để nói đến sự

1 Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI

Trang 5

tác động của quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa Việt Nam hiệnnay.

Trang 6

nhìn nên khái niệm văn hóa cũng nhiều vô kể “Người ta dự đoán

cho đến nay, trên thế giới có khoảng vài trăm định nghĩa khác nhau

về văn hóa và có người còn cho rằng có bao nhiêu người nghiên cứu

về văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về nó” [1 – tr.6]

Những định nghĩa về văn hóa lần lượt được đưa ra như ởphương Tây, danh từ văn hóa xuất phát từ tiếng gốc Latinh là

“cultus”, một từ để chỉ việc gieo trồng, trồng trọt Như vậy, có thể

hiểu văn hóa ở đây có tác dụng là giáo dục, là “trồng người”

Ở phương Đông cũng hình thành khái niệm tương tự khi tạiđây, người đầu tiên đưa ra khái niệm về văn hóa có lẽ là Lưu Hướng

Văn hóa được định nghĩa rằng “Phàm võ chi hưng, vị bất phục dã;

văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru”2 Nghĩa là: Vốn dĩ việc dùng vũlực đều là vì có người không chịu khuất phục; khi dùng đức, văn và

lễ nhạc tức văn trị giáo hóa mà không thay đổi được thì mới trừng

2 Lưu Hướng, Thuyết Uyển, quyển 15.

Trang 7

phạt Như vậy văn hoá lúc này cũng được xem như một phương thức

để giáo hóa con người

Mãi cho đến năm 1871, E.B Tylor mới đưa ra định nghĩa một

cách khoa học về văn hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng

về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”3 Tại Việt Nam cũng có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa

ra, như Đào Duy Anh cho rằng “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ

chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” 4 Hay với Hồ Hữu Tường, học

giả đã đưa ra định nghĩa “Văn hóa là cái gì làm cho con người trở

thành NGƯỜI”5

Có thể thấy rằng việc định nghĩa bao quát được thuật ngữ vănhóa là một điều khó khăn khi nó không chỉ bao trùm một lĩnh vực màcòn gần như ôm trọn toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống con người

từ giáo dục, tín ngưỡng, giao tiếp, nghệ thuật Tuy nhiên vẫn có thểxác định cơ bản được đối tượng chính trong hầu hết các khái niệmvăn hóa đó chính là con người, hay con người là cốt lõi để tạo nênvăn hóa Toàn bộ những vật chất tinh thần có giá trị mà con ngườitạo ra trong quá trình hoạt động xã hội và hoạt động tự nhiên đềuđược xem là văn hóa

1.1.2 Hội nhập quốc tế

Thế giới ngày nay đang đi theo xu hướng toàn cầu hóa, khikhoảng cách và ranh giới giữa các quốc gia dần bị lu mờ, cụm từ hộinhập quốc tế đã không còn xa lạ gì bởi những ảnh hưởng của nó lên

3 Huyền Giang dịch, “Văn hóa nguyên thủy”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - Hà Nội, 2001,

tr 13.

4 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

5 Hồ Hữu Tường, Tương lai Văn Hóa Việt Nam, Nxb Minh Đức, Hà Nội, 1945.

Trang 8

mỗi quốc gia đang ngày càng sâu sắc và rõ rệt trong thế giới hiệnđại

Hội nhập quốc tế bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế, hình thức hộinhập quốc tế trong lĩnh vực này đã len lỏi từ thời kỳ cổ đại, trung đại

và phát triển cho đến thời hiện đại ngày nay Vào thời cổ đại và trungđại, các quốc gia đã có những động thái mở mang giao thương, buônbán với các nước khác ở ngoài vùng lãnh thổ Hội nhập quốc tế ở haithời kì này được minh chứng rõ rệt nhất bằng việc hình thành nên

con đường tơ lụa với chiều dài lịch sử 1 500 năm Đây là con đường

thông thương quan trọng nhất của nhân loại thời bấy giờ, nhờ con

đường tơ lụa mà hai nền văn minh Đông – Tây được kết nối với nhau

và phát triển rực rỡ Về sau này, sự phát triển của kinh tế thị trườngtrong thế giới hiện đại vẫn luôn là động lực để thúc đẩy quá trình hộinhập quốc tế Tuy nhiên cho đến bây giờ, hội nhập quốc tế khôngcòn chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế nữa mà đã manh nha đến các lĩnhvực khác như chính trị, môi trường, xã hội, văn hóa

Có thể thấy hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu của thếgiới hiện đại, với nguồn gốc lâu đời cùng bề dày lịch sử phát triển,

quá trình này đã ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến thế giới “Trong xã

hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác” 6 Không một đất nước haymột vùng lãnh thổ nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài khi rời khỏivòng tròn kết nối này của thế giới được

Theo dòng chảy thời gian này, có thể khẳng định rằng kháiniệm hội nhập đã có từ lâu Về mặt nghĩa, từ hội nhập bắt nguồn từ

liên kết(integration), vậy hội nhập quốc tế có thể hiểu theo nghĩabao quát nhất thì đây là quá trình tập hợp và liên kết các phần tử

6Trần Anh Tuấn, “Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Pháp

luật quốc tế, 2018.

Trang 9

riêng rẽ, các quốc gia trên thế giới với nhau tạo thành một chỉnh thểthống nhất hoạt động dựa trên một luật lệ chung Các quốc gia khitham gia vào quá trình này đều vì muốn đem về lợi ích cho đất nước,tuy nhiên bên cạnh đó các nước này cũng cần phải góp sức vào việc

ổn định và phát triển thế giới

1.2 Hiện trạng

1.2.1 Văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam đã trải qua một quá trình rất lâu đời để hìnhthành và phát triển cho đến tận ngày nay Văn hóa Việt Nam sở hữudiễn trình lịch sử gắn liền với chiến tranh hào hùng, với nhiều thăngtrầm và kết tinh, cũng như lắng đọng vô vàn giá trị đã tạo nênnhững con người Việt Nam tình cảm, lạc quan Chính nhờ đó màvăn hóa nước ta lúc bấy giờ mang đậm những nét riêng của thờicuộc

Đến hiện tại khi đã ở thời bình, văn hóa Việt Nam vẫn giữ đượcnét xưa, tuy nhiên vẫn có những thay đổi phù hợp với xu hướng hiệnđại tạo nên sự gặp gỡ, “va chạm” giữa cái mới và cái cũ Văn hóanước ta hiện nay được biết đến bởi bạn bè quốc tế nhờ sự chuyểnmình tích cực nhưng vẫn mang đậm phong vị xưa

Các hoạt động lễ hội truyền thống có thay đổi dựa vào tácđộng của một số yếu tố như sự phát triển của du lịch, sự biến đổicủa môi trường Những lễ hội làng nếu lúc trước đều chỉ được tổchức trong quy mô làng xã thì ngày nay đã được mở rộng hơn thànhvùng hay thành liên vùng Đồng thời, chính nhờ vào sự phát triểncủa du lịch đã kéo theo nhu cầu khám phá của hành khách Vì lẽ đónên đối tượng tham gia các lễ hội không chỉ gói gọn ở những ngườitrong làng như trước mà còn có các khách du lịch tham gia cùng

Trang 10

Các sản phẩm văn hóa cũng đang ngày càng trở nên phongphú và đa dạng hơn, mỗi sản phẩm đều có đường nét cùng sự biểuđạt riêng đã tạo nên sự phong phú về thể loại Những người tạo nênchúng cũng có phong cách sáng tác rất riêng, đồng thời là sự đadạng góc nhìn trong việc lựa chọn chủ đề Những tác phẩm âm nhạchiện nay đang có xu hướng kết hợp hai yếu tố truyền thống và hiệnđại, sự sáng tạo này đã thể hiện được tư duy, sự quan tâm đến vănhóa cũng như mong muốn phát triển văn hóa của những người sốngtrong thế giới hiện đại.

Đảng và Nhà nước hiện nay rất quan tâm và chú trọng vào việcphát triển văn hóa cũng như khai thác triệt để các giá trị mà văn hóa

đem lại Đảng quan niệm rằng “văn hóa thật sự trở thành nền tảng

tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc”7 Nền văn hóa hiện nay đang tiến tới việc kế thừa và phát huynhững giá trị vốn có, đồng thời tiếp thu thêm các giá trị mới để từ đóhướng tới một tương lai phồn thịnh hơn Bên cạnh đó, người dân ViệtNam hiện nay cũng đang có những nhận thức cơ bản về văn hóa,chính tư duy này khi kết hợp cùng với những đổi mới tích cực sẽ gópphần giúp đất nước thuyết phục được bạn bè quốc tế

1.2.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam

Hội nhập quốc tế đã len lỏi và tác động sâu sắc đến từng quốcgia Để có thể bắt kịp cũng như tham gia vào quá trình hội nhập, cácquốc gia cần có sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành động và nhậnthức

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr 126.

Trang 11

Tại Việt Nam, quá trình hội nhập ở nước ta được xem là bắt đầukhi Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm 1977.Tuy nhiên phải đến năm 1986, thông qua Đại hội VI của Đảng thìnhững nhận thức đầu tiên về hội nhập quốc tế mới thật sự được hình

thành và phát triển Đảng cho rằng "muốn kết hợp sức mạnh dân

tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế"8 Về sau này, “từ “Hội nhập” được chính thức nêu

ra từ năm 1996 trong Văn kiện Đại hội VIII, phần Định hướng mở rộng kinh tế đối ngoại”9 Cho đến khi Báo cáo chính trị Đại hội XIIIcủa Đảng đưa ra định hướng lớn về hy vọng phát triển đất nước với

nội dung cụ thể là “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự

chủ, đa phương hóa, đa dạng hỏa, chủ đổng, tích cực hội nhập quốc

tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh

tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nên kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn”10 Có thể thấyrằng cho đến nay, quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế đangdần được hoàn thiện

Hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu khiến các quốc giaphải chuyển mình và Việt Nam cũng vậy Để tiến trình hội nhập diễn

ra hiệu quả, các kế hoạch được đưa ra phải phụ thuộc vào thực lực

8 Đảng Cộng sản Việt Nam,{Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật,

Hà Nội, 1987, tr 81.

9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 346.

10Nguyễn Phú Trọng, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn

kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Trang 12

của đất nước, nhận thức của Đảng và nhân dân, đồng thời phải xemxét các quốc gia khác cũng đang tham gia vào quá trình này Vớitinh thần luôn chủ động hội nhập, Việt Nam đã đi một quãng đườngkhá xa trên con đường hội nhập quốc tế.

Hiện nay, chúng ta đã có vị trí ảnh hưởng nhất định trong cộngđồng quốc tế thông qua lĩnh vực chính trị tuy vậy vẫn cần nâng cao

và chủ động thêm trong các hoạt động quốc tế Kinh tế Việt Namcũng tương tự như vậy, nền kinh tế hiện nay vẫn cần phải phấn đấu

để khẳng định thêm vị trí của đất nước, đặc biệt là khi hội nhập quốc

tế đang gắn với nền công nghiệp 4.0 Lĩnh vực cũng quan trọngkhông kém đó là văn hóa, hiện nay bản sắc văn hóa Việt Nam đangđược rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến nhưng chưa thực sự đượcquảng bá tốt

Sau một khoảng thời gian dài cho đến nay, Việt Nam đã thamgia vào hầu hết các lĩnh vực đời sống trong quá trình hội nhập quốc

tế Là một thành viên đi theo xu hướng thế giới, Việt Nam đã hộinhập rộng vào chỉnh thể các quốc gia tuy nhiên lại chưa sâu, có dàinhưng vẫn còn hẹp vì có một số lĩnh vực chỉ đạt hiệu quả ở mứctương đối

1.3 Vai trò của hội nhập quốc tế đối về văn hóa Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới mở, việc hội nhập quốc tế đóng vai tròrất quan trọng đối với lợi ích của các quốc gia Vai trò của quá trìnhnày không chỉ manh nha đến lĩnh vực môi trường, kinh tế, mà còntác động đến một lĩnh vực mang đầy giá trị truyền thống, giá trị cốtlõi của từng dân tộc, đó là văn hóa

Trong suốt diễn trình lịch sử của đất nước, Việt Nam chịu rấtnhiều ảnh hưởng sâu sắc từ các thể lực bên ngoài, chính vì lẽ đó màcho đến nay chúng ta có một bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng Văn

Trang 13

hóa vốn là kết quả tất yếu cho lịch sử của mỗi quốc gia, và quá trìnhhội nhập quốc tế là xu hướng không thể thiếu trong diễn trình lịch sửthế giới Văn hóa Việt Nam trước đây đã trải qua quá trình giao lưuvới các nền văn hóa khác, tuy nhiên phạm vi vẫn chưa được nớirộng Chính vì vậy quá trình hội nhập quốc tế lúc này đảm nhận vaitrò mở rộng phạm vi giao lưu giữa người với người, xã hội với xã hội,quốc gia với quốc gia để có thể đảm bảo được tối ưu những lợi ích vềvăn hóa cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Hình thái giao tiếp

2.1.1 Văn hóa giao tiếp truyền thống

Văn hóa giao tiếp là một phần thiết yếu, là sợi dây kết nối các

cá nhân, cộng đồng với nhau Trong văn hóa giao tiếp, người ViệtNam thể hiện thái độ vừa thích giao tiếp vừa rụt rè, nhút nhát Từxưa, cộng đồng sinh sống của người Việt chủ yếu gói gọn trongphạm vi làng xã, vì sống trong phạm vi tương đối hẹp, đối tượng tiếpxúc quanh đi quẩn lại cũng chừng đó người Vì thế nên trong cộngđồng người Việt lúc bấy giờ rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan

hệ tốt với mọi người xung quanh, tạo nên thái độ thích giao tiếp.

Bên cạnh việc thích giao tiếp, trong văn hóa giao tiếp Việt còn

tồn tại song song một đặc tính hoàn toàn trái ngược, đó là rụt rè Sở

dĩ có mặt trái ngược này là vì theo tâm lí chung, người Việt sẽ cảmthấy thoải mái và xởi lởi khi ở trong môi trường quen thuộc, còn khibước ra khỏi phạm vi làng xã, đến nơi xa lạ thì họ thường có xuhướng tự thu mình lại Đồng thời, ở cộng đồng các làng xã lúc bấy

giờ có tồn tại tính ngự trị, “Tính tự trị và các quan hệ cộng đồng

trong làng xã khiến cho con người chỉ tồn tại hợp pháp với tư cách là thành viên chính thức, vì lí do nào đó có những người không đủ tư

Trang 14

cách chính thức như dân ngoại tịch ngụ cư hoặc bị xóa tên trong sổ làng thì không được lệ làng bảo đảm, bị sống ngoài lệ làng”11, chínhyếu tố này đã góp thêm phần hình thành đặc tính rụt rè trong vănhóa giao tiếp của người Việt Tuy hai đặc tính này trái ngược nhaunhưng không vì lẽ đó mà trở nên mâu thuẫn, tùy vào môi trườnggiao tiếp mà mỗi đặc tính sẽ trở nên vượt trội hơn

Văn hóa Việt Nam được xem là nền văn hóa gốc nông nghiệp,đây là nền văn hóa vô cùng trọng tình trọng nghĩa Chính vì lẽ đó mà

trong quan hệ giao tiếp, người Việt Nam “lấy tình cảm làm nguyên

tắc ứng xử” [2 – tr 104], điều này được thể hiện qua những câu

thành ngữ, ca dao như: Yêu nhau trầu vỏ cũng say, ghét nhau cau

đậu đầy khay chẳng màng; Yêu nhau xa mấy cũng gần, ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa, Dễ nhận thấy rằng, giữa lối sống lý và

tình, người Việt có vẻ nghiêng về tình nhiều hơn

Đồng thời khi giao tiếp, người Việt thường có thói quen quan

sát, tìm hiểu và đánh giá đối tượng giao tiếp, đây là hệ quả của tính

cộng đồng trong làng xã Việt Nam Những vấn đề được người Việt

quan tâm thường mang đậm tính cá nhân như về tuổi tác (bao nhiêu

tuổi), trình độ học vấn ( học ở đâu; sao lại bỏ học), tình trạng gia đình

(sao vẫn còn độc thân; nhà mấy trai mấy gái), Tuy mục đích khi hỏi

xuất phát từ việc họ muốn quan tâm người khác nhưng nội dung đôilúc lại có ý quan tâm quả mức, điều này khiến cho những ngườikhông quen khi bị hỏi sẽ cảm thấy khó chịu, cảm thấy đang bị “tọcmạch” vào vấn đề cá nhân

Về cách thức giao tiếp, sự tế nhị là yếu tố mà người Việt luônchú trọng Biểu hiện rõ nhất của cách thức này là người Việt Nam cóthói quen không vào thẳng vấn đề khi giao tiếp mà thay vào đó là

rào trước đón sau; vòng vo tam quốc Vì lối sống trọng tình nên sự

11 Phan Đại Doãn, Một số vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 132.

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w