Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà ranh giới giữa các quốc gia bị lu mờ, không gian kinh tế được thu hẹp thì giao lưu văn hóa trở thành một hiện tượng tất y
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
BÀI TẬP LỚN
CỞ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Tênđềtài:
HộinhậpquốctếvềvănhóaởViệtNamhiệnnay
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị My My Lớp : 21CTL1
MSSV : 3200221054
ĐàNẵng,tháng1/2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG
I.HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2
II.HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Ẩm thực 2
2 Lễ hội 7
3 Nghệ thuật 9
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò của hội nhập Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường” Từ quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, qua các kỳ đại hội, vấn đề hội nhập sâu rộng ngày càng được Đảng ta đề cao, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà cả trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Do đó, văn hóa đã trở thành yếu tố nguồn cội, nền tảng quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà ranh giới giữa các quốc gia bị lu mờ, không gian kinh tế được thu hẹp thì giao lưu văn hóa trở thành một hiện tượng tất yếu, tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn những thành tựu văn hóa chung của nhân loại Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng internet đã mở
ra cơ hội để người dân ở các quốc gia có thể hiểu và tiếp cận với những nền văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, đời sống văn hóa vật chất, tinh thần khác nhau Từ đó có thể chia sẻ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước, tạo điều kiện để nền văn hóa dân tộc Việt được quảng bá
ra bạn bè thế giới Và không thể không nhắc đến tầm ảnh hưởng to lớn của nền văn hóa các quốc gia trên thế giới đến nền văn hóa của Việt Nam ta trong các lĩnh vực nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội…khiến cho nền văn hóa của nước ta ngày càng phong phú, đa dạng hơn
1
Trang 4NỘI DUNG
I Hội nhập quốc tế:
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và
có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản
vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng
II Hội nhập quốc tế về văn hóa ở Việt Nam hiện nay:
1 Ẩm thực:
Văn hóa ẩm thực Việt Nam tiếp xúc với ẩm thực phương Tây qua con đường áp đặt bởi sự xâm lược nhưng sau đó, người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, Việt hóa các yếu tố bên ngoài để làm phong phú, đa dạng nền ẩm thực dân tộc, đưa hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến gần với bạn bè năm châu.“Giao lưu và tiếp biến văn hóa xảy ra khi những nhóm người cộng đồng dân tộc có văn hóa khác nhau tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của cộng đồng dân tộc đó” Văn hóa Việt Nam giao lưu với văn hóa thế giới một cách tự nguyện và chủ động góp phần đưa văn hóa
ẩm thực Việt Nam đến gần với nền ẩm thực thế giới
Trang 5Nguồn nguyên liệu phong phú
Những giống cây trồng, vật nuôi của phương Tây du nhập vào Việt Nam chủ yếu được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa… Các loại nguyên liệu như khoai tây, cà rốt, bắp cải, hành tây, củ dền, đậu Hà Lan, măng tây, dâu tây, quả phúc bồn tử, các giống xà lách Pháp… đã trở thành những cái tên không thể thiếu trong các món ăn của Việt Nam
Về thức uống, Việt Nam nổi tiếng với việc trồng và xuất khẩu cà phê, đây cũng là một loại cây trồng có xuất phát điểm từ Phương Tây Từ xuất phát điểm này, hiện nay thế giới không thể không nhắc đến cái tên cà phê Việt Nam với sự yêu mến vì hương vị đặc trung và thơm ngon Ngoài cà phê thì sữa bò, rượu vang cũng được xem là những thức uống rất Tây, được chế biến từ nguồn nguyên liệu được du nhập từ phương Tây: bò sữa tại các cao nguyên và nho ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Món ăn và các chế biến đa dạng
Sự tiếp biến của ẩm thực Việt Nam với ẩm thực Phương Tây để hiện qua các món ăn du nhập vào nước ta được chế biến lại hoặc kết hợp với các nguyên liệu truyền thống tạo nên các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam Ta không thể nào không kể đến một số món như:
Bánh mì: Bánh mì phương Tây thường có dạng vuông hoặc tròn với các nguyên liệu như bơ, sốt mayonnaise, trứng opla, hành tây, xà lách… còn khi
du nhập vài Việt Nam lại được biến tấu thành ổ dài với các nguyên liệu Tây,
ta kết hợp như pa tê, chả lụa, thịt nướng, dưa chua, hành lá, phá lấu, xíu mại… Không phải ngẫu nhiên mà bánh mì Việt Nam lại lọt top những món
ăn đường phố ngon nhất, có lẽ chính là vì sự khác biệt với các loại bánh mì khác trên thế giới, sự tiếp thu và làm mới món ăn một cách rất Việt Nam Salad: Salad là món ăn khai vị với tác dụng kích thích vị giác không thể thiếu của người phương Tây Nhiều người cho rằng các món gỏi của Việt Nam được phát triển từ salad với các nguyên liệu truyền thống tạo nên nét
3
Trang 6riêng cho ẩm thực Việt Nam như: gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bưởi, gỏi hải sản, gỏi khô bò…
Gỏi ngó sen tôm thịt hấp dẫn
Các loại súp: súp là món ăn nhẹ của Châu Âu, khi du nhập vào Việt Nam thì được tối giản bớt các nguyên liệu và gia vị, tận dụng các nguyên liệu truyền thống của quê hương như các loại hải sản, các loại nấm, rau củ, nước dùng
từ xương heo, bò, gà… và đặc biệt không dùng phương pháp xay nhuyễn như ở Phương Tây
Thức ăn nhanh: Nếu như trước đây các loại thức ăn nhanh, đặc biệt là các loại đồ hộp thường được nhập khẩu thì hiện nay nước ta đã có thể tự sản xuất như xúc xích, giăm bông, phô mai, thịt xông khói, cá hộp, thịt hộp… để
sử dụng cho bữa ăn gia đình thêm tiện lợi và nhanh chóng
Các món tráng miệng và thức uống: Kem tươi được biết đến như một món giải khát mùa hè thông dụng tại các quốc gia phương Tây, trên cơ sở này, người Việt đã chế biến thành nhiều loại kem khác nhau rất ngon miệng mang đặc trưng nguyên liệu Việt Nam như kem chuối lát, kem đậu các loại, kem mít, kem nhãn…
Các dòng bánh ngọt, bánh mặn, bánh lạnh của phương Tây hiện nay cũng đã trở thành một phần của văn hóa ẩm thực Việt Nam Người Việt sử dụng các món bánh này cho các bữa ăn nhẹ, các dịp lễ tiệc hay dùng kèm các loại thức uống như trà, sữa…
Các loại thức uống có nguồn gốc phương Tây đã làm phong phú thêm những loại thức uống tại Việt Nam như cà phê, bia, sữa, rượu vang, nước ép trái cây, sinh tố, các loại thức uống đá xay… Điểm đặc biệt của quá trình du nhập các loại thức uống này là khi người Việt biết cách tận dụng các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, thanh long, nhãn, chôm chôm, dưa gang, bơ…
để kết hợp và sáng tạo nên các tên gọi khác rất mới lạ dựa trên nền công thức và cách phối trộn nguyên liệu đồ uống phương Tây
Trang 7Cách trang trí và trình bày món ăn
Ngoài việc ảnh hưởng trong nguyên liệu, các món ăn thì văn hóa ẩm thực Việt Nam còn ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực phương Tây trong cách trang trí tối giản và ngẫu hứng với các nguyên liệu, các loại sốt, kèm theo đó là việc sắp xếp thứ tự các món ăn trong các bữa tiệc với món khai vị, món chính và món tráng miệng kèm theo đồ uống khi dùng bữa Người Việt còn linh hoạt dùng nĩa, muỗng, ăn theo khẩu phần như người phương Tây Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc rất đa dạng hài hòa Có những món ăn thuần Việt có những món ăn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc,văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cả
Ấn Độ Thông qua sự giao thương của các quốc gia mà món ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cách thức chế biến của người Ấn Độ với những gia vị đặc trưng, các món ăn đặc trưng Giai đoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc
đã cho thấy không chỉ có chữ viết mà các tập quán ăn uống, chế biến cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, tạo nên hệ thống các món ăn mang nét văn hóa
ẩm thực Trung Quốc
Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế đang diễn ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện để tiếp biến và phát triển Món ăn ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Trung Quốc bởi cách chế biến sử dụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật, cách điều vị đặc trưng là dùng các loại thuốc bắc và không thể nào không nhắc đến triết lí ngũ vị ( chua, cay, mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu sắc ( xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng, các món ăn kị nhau không thể kết hợp trong một mónhay không được
ăn cùng lúc vì có vị không ngon hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ
(Há cảo chiên) Há cảo là một món ăn Trung Quốc vô cùng dễ làm và phổ biến Ở Việt Nam, có lẽ không quá khó để tìm được món này khi dạo quanh
5
Trang 8các khu phố có người hoa sinh sống (Đậu hủ) Cũng là một món có nguồn gốc từ Trung Hoa, bắt nguồn từ món “Đậu hủ thối” sau khi vào Việt Nam được người Việt chế biến lại để phù hợp với khẩu vị người Việt và vẫn còn
vô số các món như phá lấu, hủ tiếu, vịt quay, gà hầm thuốc bắc, hoành thánh, bánh bao cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam, được đông đảo người dân Việt Nam ưa chuộng và tồn tại cho đến nay Ngoài ra, hiện nay sự giao lưu mạnh mẽ với làn sóng văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang tiếp biến với văn hóa Việt Nam được người Việt đón tiếp rất nồng hậu
- Ẩm thực Hàn Quốc: là sự kết hợp của vị béo, cay, thanh tinh tế Đôi lúc là
sự kết hợp đậm đà, cay nóng Đôi lúc lại rất nhạt, thanh tao đến lạ thường Ở
xứ sở kim chi, bạn sẽ được du ngoạn vô vàn các món ẩm thực độc đáo, tinh
tế Với sự hòa trộn của: Đặc trưng hương vị: Cay nóng, thanh mát, tươi sống, mặn,… vô cùng đa dạng Cách bày trí hấp dẫn: Bắt mắt bởi cách bày trí đẹp, lạ mắt và cách ăn lạ Cách chế biến: lạ và độc đáo, mùi vị rất phù hợp với người Việt vì sử dụng các gia vị quen thuộc, dễ tìm kiếm tại Việt Nam.Thế nên các bạn trẻ rất yêu thích và thường tập tành làm các món kim bap, bánh gạo cay, cơm trộn… để mang đi học và trong các buổi tụ tập
- Ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam:
Nhật Bản xứng đáng dẫn đầu thế giới ẩm thực: không quá cầu kỳ nhưng màu sắc hài hòa, bắt mắt Không quá nồng đậm về hương vị, tuy lạ miệng nếu thưởng thức lần đầu nhưng một khi đã quen thì đều say mê vì hương vị nhẹ nhàng thanh tao lại kích thích vị giác rất mạnh
Người Việt Nam ta luôn tuân thủ phương châm “ ăn chín uống sôi” nhưng đến nay lại ưa chuộng những món ăn tươi sống của Nhật Bản
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có tiếng vang không nhỏ tại Việt Nam Nhắc đến Nhật Bản không ai là không biết đến Sushi, gỏi cá hồi, Ramen, cơm cuộn Donburi,… Đây cũng chính là những món ăn được người Việt Nam ưa chuộng nhất
Trang 9Văn hóa của mỗi dân tộc chính là chiếc cầu nối dân tộc đó với thế giới và văn hóa ẩm thực chính là một con đường ần gũi nhất để giao lưu và hòa nhập Từ những khía cạnh trên ta có thể thấy được sự tiếp nhận và phát triển văn hóa ẩm thực dưới góc nhìn tiếp biến văn hóa
2 Lễ hội:
Bên cạnh những lễ hội truyền thống như lễ Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương thì Hiện nay một số lễ hội du nhập từ nước ngoài đã và đang trở thành một phần không thể thiếu đối với đời sống người dân Việt Nam, thể hiện sự gắn kết, hòa nhập của văn hóa nước ta với nhân loại
- Ngày lễ Tình nhân (Ngày 14/2)
Ngày lễ Tình nhân, hay còn được gọi là ngày Valentine, diễn ra vào ngày 14 tháng 2 hàng năm Tên của ngày lễ này lấy theo tên của thánh Valentine – vị thần tình yêu Đây là dịp để cho các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm với nhau thông qua những món quà đầy ý nghĩa Một trong những món quà phổ biến trong ngày này chính là socola Những viên socola ngọt ngào đại diện cho tình yêu đẹp đẽ giữa hai người Khi du nhập vào Việt Nam, ngày lễ Tình nhân nhanh chóng nhận được sự đón nhận của các bạn trẻ Bên cạnh ngày Valentine 14/2 truyền thống, một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan còn có ngày Valentine trắng 14/3 Sô-cô-la là một món quà không thể thiếu trong ngày lễ Valentine
- Ngày Cá tháng Tư (ngày 1/4)
Ngày lễ này tuy không được tổ chức hoành tráng nhưng cũng được nhiều bạn trẻ biết đến nhờ sự độc đáo của nó Đây là ngày duy nhất mà bạn được phép nói dối mà không bị chỉ trích Không chỉ có một vài cá nhân tham gia vào các trò đùa của ngày lễ này, nhiều nhãn hàng lớn cũng như hãng thông tin uy tín có những chiêu trò khiến cho cộng đồng mạng phải “lao đao” Ngày 1 tháng 4 năm 2008, kênh BBC đã phát sóng một đoạn video về bầy chim cánh cụt biết bay và khẳng định rằng họ đã phát hiện ra điều này ở đảo King George, gần Nam Cực Thực chất, kênh chỉ sử dụng hình ảnh về những loài chim trông giống cánh cụt và bắt chước chuyển động của chúng Vào
7
Trang 10ngày Cá tháng Tư năm 2013, Google tung clip thông báo hung tin: đóng cửa trang web chia sẻ video lớn nhất bấy giờ – YouTube Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ lại nhân ngày lễ này để tỏ tình với người mình thích Nếu không được nhận lời, các bạn trẻ có thể lấy lí do nói dối nhân ngày Cá tháng Tư để
đỡ xấu hổ
- Ngày lễ Giáng Sinh (Ngày 25/12)
Lễ Giáng Sinh là một lễ hội thường niên kỉ niệm ngày sinh của chúa Giê-su Tuy là ngày lễ của đạo Thiên chúa giáo, ngày lễ Giáng Sinh đều được mọi người ăn mừng Tại Việt Nam, lễ hội Giáng Sinh phổ biến với nhiều lứa tuổi khác nhau Các bạn trẻ thường cùng nhau ra ngoài tham gia các chương trình Giáng Sinh Một số gia đình lựa chọn dịch vụ thuê người đóng giả ông già No-en để tặng quà cho các con của mình nhân dịp này Dạo quanh một vòng những trung tâm thương mại ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây thông được trang trí lộng lẫy cùng các gói quà và quả cầu lấp lánh
Cây thông – hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp Giáng Sinh
- Ngày lễ Halloween (Ngày 31/10)
Lễ Halloween vốn được tổ chức để tưởng nhớ những người đã chết, bao gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời Nhắc tới Halloween, ta ngay lập tức nghĩ tới hình ảnh của các hồn ma, các
mụ phù thuỷ và nhiều hình ảnh máu me, đáng sợ khác Do đó, vào đêm Halloween, nhiều người lựa chọn xem các bộ phim kinh dị kinh điển như The Exorcist, Annabelle, The Conjuring, Insidious…
Tại Hà Nội, có nhiều sự kiện được diễn ra trong ngày lễ này, đặc biệt là chương trình Halloween 2020: Deviance đến từ khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hãy chắc chắn không bỏ lỡ sự kiện này vào ngày 30/10 tới đây!
Chương trình Halloween 2020: Deviance
Hội nhập văn hoá là một phần không thể thiếu trong hội nhập toàn cầu hiện nay Điều quan trọng chính là dù học tập những ngày lễ mới từ nước bạn,