1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học mác – lênin và vai trò của nó Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện Đại hóa ở việt nam hiện nay

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết Học Mác – Lênin Và Vai Trò Của Nó Đối Với Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Tạ Hữu Nghĩa, Chu Minh Nguyên, Võ Trọng Nhân, Lê Phương Gia Nhất, Huỳnh Ngọc Yến Nhi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hương
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản HK 233
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Những điều kiện lịch sử cho ra đời của triết học Mác Điều kiện tiền đề kinh tế và xã hội Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN - TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

GVHD: TS Nguyễn Thị Minh Hương

Lê Phương Gia Nhất 2312461

Huỳnh Ngọc Yến Nhi 2312497

Trang 2

2.BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 3

1.1 Lý luận của triết học Mác - Lênin 3

1.1.1 Những điều kiện lịch sử cho ra đời của triết học Mác 3

1.1.2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác 7

1.1.3 Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện 11

1.1.4 Giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác 13

1.2 Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin 14

1.2.1 Khái niệm Triết học Mác – Lênin 14

1.2.2 Đối tượng của Triết học Mác – Lênin 14

1.2.3 Chức năng của Triết học Mác – Lênin 15

Tiểu kết chương 1 17

Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17

2.1 Thực trạng CNH - HĐH ở nước ta hiện nay 17

2.1.1 CNH - HĐH với vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin 17

2.1.2 CNH - HĐH với vai trò phương pháp luận biện chứng của triết học Mác - Lênin 20

2.2 Đánh giá việc CNH - HĐH ở nước ta hiện nay 28

Trang 4

2.2.2 Những mặt hạn chế về trong CNH - HĐH hiện nay 30

2.3 Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lênin trong CNH - HĐH ở nước ta hiện nay 30

2.3.1 Giải pháp chung (Đường lối, chính sách, pháp luật…) 30

2.3.2 Giải pháp đơn vị (Trường, Khoa, Lớp, Thầy Cô, …) 31

2.3.3 Giải pháp cá nhân (Sinh viên)… 34

Tiểu kết chương 2 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân Triết học Mác – Lênin, với những nguyên lý cơ bản về lịch sử, xã hội và sự phát triển, vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và chỉ đạo chiến lược phát triển của đất nước Việc nghiêncứu và áp dụng triết học Mác – Lênin trong CNH-HĐH không chỉ giúp hiểu rõ hơn về con đường phát triển của Việt Nam mà còn tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển bền vững và toàn diện.Triết học Mác-Lênin không chỉ đơn thuần là một hệ thống lý thuyết về xã hội và con người, mà còn

là kim chỉ nam hành động, định hướng cho quá trình phát triển kinh tế, chính trị và vănhóa Tư tưởng của Mác và Lênin đã giúp Việt Nam xác định đúng con đường cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hội nhập quốc tế và đối mặt với nhiều thách thức mới, việc nắm vững

và vận dụng sáng tạo triết học Mác-Lênin là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện

Mục đích của bài tiểu luận là phân tích và làm rõ vai trò của triết học Mác – Lênin trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay Để đạt được mục đích này, bài tiểu luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: tìm hiểu các nguyên lý cơ bản củatriết học Mác – Lênin và sự ứng dụng của chúng trong quá trình CNH-HĐH; phân tíchvai trò của triết học Mác – Lênin trong việc định hướng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam; và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lênin trong quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là các nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin và sự ứng dụng của chúng trong quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới (1986) đến nay, với các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc

tế Điều này giúp làm rõ sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của triết học Mác – Lênin trong việc định hướng và phát triển các chính sách CNH-HĐH ở Việt Nam

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: phương pháp phân tích

và tổng hợp tài liệu để thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến triết học Mác – Lênin và quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam; phương pháp lịch sử để nghiên cứu quá trình phát triển của triết học Mác – Lênin và sự ứng dụng của nó trong lịch sử CNH-HĐH ở Việt Nam; và phương pháp so sánh để so sánh các chính sách, chiến lược CNH-HĐH của Việt Nam với các quốc gia khác nhằm rút ra bài học kinh nghiệm

Trang 6

Chương 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1.1 Lý luận của triết học Mác - Lênin

1.1.1 Những điều kiện lịch sử cho ra đời của triết học Mác

Điều kiện tiền đề kinh tế và xã hội

Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp.

Vào đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đã được thiết lậpcũng như đạt được sự phát triển rất mạnh mẽ tại những nước Châu Âu, nhất là tạinhững nước như Anh và Pháp Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp

và trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất Ở nước Pháp, cuộc cách mạng côngnghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa pháttriển manh mẽ trên cơ sở vật chất – kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tínhhơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến Vì vậy, C Mác và Ph.Ăngghen tổng kết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế

kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất củatất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Của cải xã hội tăng lên, nhưng sự phân chia phần1lớn của cải ấy lại rơi vào tay giai cấp tư sản, giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chínhcủa xã hội, cho nên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không xoa dịu được mâu thuẫn

xã hội, mà còn làm cho những mâu thuẫn ấy càng thêm gay gắt, những lý tưởng vềbình đẳng xã hội mà cuộc cách mạng tư sản nêu ra đã không được thực hiện, bất công

xã hội tăng nhanh, dối kháng xã hội ngày càng sâu sắc dẫn đến những xung đột giữa

vô sản và tư sản bùng nổ thành những cuộc đấu tranh giai cấp kéo dài suốt những năm

Trong đó một đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, quần chúng nhân dân laođộng và giai cấp vô sản đã tích cực đi theo giai cấp tư sản và đóng vai trò quan trọng

1C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.603

Trang 7

cho sự thành công của cách mạng tư sản Tuy nhiên, khi chế độ tư bản chủ nghĩa đượcxác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giai cấp

bị trị, sự áp bức bốc lột diễn ra gay gắt, thì mâu thuẫn giữa vô sản và tư trở thànhnhững cuộc đấu tranh giai cấp mạnh mẽ, giai cấp vô sản đấu tranh từ tự giác đến tựgiác Điển hình là các cuộc đấu tranh ở giai cấp công nhân làm thuê của Anh, Đức vànước Pháp Ví dụ: Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831, bị đàn áp

và sau đó lại nổ ra vào năm 1834; cuộc đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi nước Đức đãđưa đến sự ra đời một tổ chức vô sản cách mạng là “Đồng minh những người chínhnghĩa”; Phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30 của thế kỉ XIX, làphong trào đánh dấu từ tự phát đến tự giác của giai cấp công nhân đồng thời là “phong

trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị” 2

Những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản rộng khắp, lâu dài, kiên trì, bền bỉkhông những vì quyền lợi kinh tế - xã hội đã chứng minh giai cấp tư sản không cònđóng vai trò là giai cấp tiên phong, cách mạng, mà mặt đối lập của nó là giai cấp vôsản đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thờichính là giai cấp tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, tiến bộ xã hội

Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác.

Phong trào cách mạng chỉ thành công khi có lý luận cách mạng đúng đắn soiđường Trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội giữa thế kỉ XIX ở châu Âu, phong tràođấu tranh của giai cấp vô sản dù dâng cao nhưng sẽ không thể giải quyết triệt để mâuthuẫn giai cấp và thúc đẩy tiến bộ xã hội, nếu không có sự soi sáng bởi lý luận nóichung và lý luận triết học cách mạng, tiến bộ nói riêng Sự phát triển của những cuộcđấu tranh đó đã làm phát sinh những nhu cầu cần có một lý luận về cách mạng, khoahọc Bởi vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đáp ứng được nhu cầu đó Từ đó về sau,

C Mác và Ph Ăngghen đã thường xuyên tổng kết thực tiễn xây dựng thế giới quan,phương pháp luận khoa học, cách mạng và nhân sinh quan cộng sản cho giai cấp vôsản

Nguồn gốc lý luận và tiên đề khoa học tự nhiên

Nguồn gốc lý luận

Triết học Mác chính là sự kế thừa tinh hoa của di sản lý luận nhân loại Theo

đó, trực tiếp là triết học cổ điển của Đức, kinh tế chính trị cổ điển của Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp Cụ thể như sau:

2V.I.Lênin, (1980), Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ Mátxcơva, tr.365

Trang 8

Triết học cổ điển của Đức: những “hạt nhân hợp lý” trong triết học của Hêghen

và Phoiơbắc là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác, đã có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đến quá trình hình thành thế giới quan cũng như phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Chính cái “hạt nhân hợp lý” đó đã được C Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng – phép biện chứng duy vật Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C Mác đã dựa vàotruyền thống của chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật triết học của L Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó; nhưng chủ nghĩa duy vật và vô thần của L.Phoiơbắc đã xây dựng nên tiền đề rất quan trọng của Mác và Ăngghen, từ thế giới quan duy tâm chuyển sang thế giới quan duy vật Đồng thời từ lập trường dân chủ cáchmạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa Từ đó C Mác và Ph Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ C Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội và tư duy con người

Kinh tế chính trị cổ điển của Anh: Adam Smith và David Ricardo chính là người có công rất lớn trong việc nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế chính trị Đồng thời xây dựng thành công lý luận về giá trị của lao động cũng như đưa ra những kết luận quan trọng đối với giá trị sống và nguồn gốc của lợi nhuận Nhờ vào việc nghiên cứu những vấn đề học về xã hội đã khiến C Mác phải đi vào nghiên cứu kinh tế học và nhờ đó mới có thể đi tới hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử, nhờ đó mới có thể xây dựng nên học thuyết về giá trị và giá trị thặng dư của mình Việc C Mác và Ph Ăngghen đã kế thừa các quan điểm hợp lý khoa học có trong thuyết trên từ đó phê phán và khắc phục những tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về mặt lao động và những phương pháp siêu hình, có trong nghiên cứu của những nhà kinh tế học

cổ điển của Anh Hơn nữa trên cơ sở này, Mác và Ăngghen cũng luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và việc ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội cùng chủ nghĩa cộng sản Từ đó không những xây dựng nên học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học C Mác

Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp: là nguồn gốc lý luận trực tiếp của học

thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học Từ học thuyết của các đại biểu về chủ nghĩa

xã hội không tuonwgt nổi tiếng của Saint Simon và Charles Fourier, triết học Mác đã

kế thừa có chọn lọc, xây dựng và phát triển thành chủ nghĩa xã hội khoa học, khẳngđịnh sư mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh xóa bỏ chủnghĩa tư bản và xây dựng xã hội cộng sản

Tiền đề khoa học tự nhiên

Khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, lúc này khoa học tự nhiên đã có rất nhiều nhữngthành tựu to lớn và đòi hỏi triết học phải có những cái nhìn thật đúng đắn về thế giới.Bên cạnh đó, ba phát minh quan trọng cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư

Trang 9

duy biện chứng cho triết học Mác là Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tế bào và Thuyết tiến hóa.

Phát minh định luật bảo toàn và những chuyển hóa năng lượng: Đối với địnhluật đã chứng minh rằng năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉchuyển từ dạng này sang một dạng khác hoặc chuyển từ vật này sang một vật khác.Hơn nữa, định luật này đã chứng minh về mối liên hệ không thể tách nhau, sự chuyểnhóa lẫn nhau được bảo toàn bởi những hình thức vận động của vật chất trên thế giới tựnhiên

Khoa học tự nhiên về thuyết tiến hóa: Với thuyết tiến hóa đã mang lại cơ

sở khoa học về những phát sinh và phát triển đa dạng mang tính di truyền, biến dị cũngnhư mối liên hệ hữu cơ giữa những loài thực vật và động vật trong suốt quá trình chọnlọc tự nhiên

Khoa học tự nhiên về thuyết học tế bào: Đối với thuyết học tế bào chính là căn

cứ khoa học chứng minh sự thống nhất của mặt nguồn gốc và hình thái, cùng cấu tạovật chất về cơ thể thực vật và động vật trong quá trình phát triển, về sự sống trong mốiliên hệ của chúng Những thuyết này đã chứng minh thế giới vật luôn tồn tại vĩnh viễn.Những phát minh cơ bản trên đã vạch ra mối quan liên hệ thống nhất giữanhững dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhấtvật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của thếgiới

Đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu khoa học tự nhiên thời ấy, Ph Ăngghen viết: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơbản: Tất cả cái gì cân nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và tuần hoàn vĩnh cửu” 3

Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, khách quan, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị - xã hội,các học thuyết lý luận và khoa học tự nhiên tiến bộ nhất của châu Âu bấy giờ, tổng kếtthành lý luận khoa học mới soi đường cho giai cấp công nhân, giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh vì những giá trị nhân văn, tiến bộ, dân chủ cho con người

1.1.2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác

Triết học Mác hình thành và phát triển qua ba thời kì chủ yếu

3C Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.471

Trang 10

Thời kì thứ nhất là thời kì hình thành tư tưởng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và lập trường cộng sản chủ nghĩa (1842 - 1844).

Các Mác sinh ngày 05 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ Khuynh hướng tư tưởng, chính trị của C.Mác thời niên thiếu chịu ảnh hưởng của môi trường sống, tư tưởng duy lý và chủ nghĩa tự do về tôn giáo; hoạt động chính trị của người cha và ảnh hưởng của một số giáo viên có tư tưởng dân chủ Năm 1837, C Mác làm quen với triết học Hêghen, tham gia phái Hêghen trẻ Năm 1841, C Mác nhận học vị tiến sỹ triết học với luận án Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Êpiquya với triết học tự nhiên của Đêmôcrít tại trường Đại học Tổng hợp Iêna

Sự chuyển biến tư tưởng có nội dung hơn và sự chuyển biến thế giới quan triếthọc ở C.Mác bước đầu chỉ thực sự diễn ra trong thực tiễn đấu tranh thông qua báo chí,trong thời kỳ ông làm việc ở báo Sông Ranh (5/1842-4/1843) Chính trong thực tiễnnày mà C Mác nhận thức được những mối quan hệ vật chất của đời sống xã hội, tạo ra

sự chú ý đến vai trò của lợi ích kinh tế và sở hữu; nhận thức đầy đủ hơn về những hạnchế của triết học Hêghen, tính phản động, bảo thủ của nhà nước Phổ Đụng chạm đếnnhững mâu thuẫn thực tế của xã hội, với những vấn đề về kinh tế, C.Mác viết những

bài báo như Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ, Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền, những cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng để thể hiện quan điểm của mình về tình cảnh quẫn bách của quần chúng lao

động, bảo vệ lợi ích của những con người nghèo khổ, những người lao động, đấu tranh

về xã hội, làm tăng xu hướng duy vật trong tư tưởng và là điểm xuất phát nhận thứcduy vật về lịch sử của C.Mác trong tương lai

Cùng thời với C Mác, Ph Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đìnhchủ xưởng sợi ở Bácmen thuộc tỉnh Ranh Khi còn là học sinh trung học, Ph Ăngghen

đã căm ghét sự chuyên quyền và độc đoán của bọn quan lại Tháng 9 năm 1841, trongthời gian làm nghĩa vụ quân sự tại Béclinh, Ph.Ăngghen tự học ở các trường đại học

Trang 11

và tham gia phái Hêghen trẻ, chịu ảnh hưởng sâu sắc Bản chất đạo Cơ đốc củaPhoiơbắc Những tác phẩm của Ph.Ăngghen thời kỳ 1841 - 1842 như Sêlinh nói vềHêghen (1841), Sêlinh- nhà triết học trong Kitô, hoặc việc cải biến đạo lý thế tục thànhđạo lý thần thánh (1842), cho thấy tuy vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết họcHêghen, nhưng ông đã nhận ra mâu thuẫn giữa tính cách mạng với tính bảo thủ trongtriết học ấy, đồng thời thấy tính triệt để hơn trong triết học Phoiơbắc Từ mùa Thu

1842, trong thời gian sống gần hai năm ở Mansextơ (Anh), việc nghiên cứu đời sốngkinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phongtrào công nhân (phong trào hiến chương) mới dẫn ông đến bước chuyển biến căn bảntrong thế giới quan và lập trường chính trị Những bài báo đăng trên Niên giám Pháp –Đức với nội dung phê phán kinh tế chính trị học của A Xmít và D Ricácđô, vạch trầnquan điểm chính trị phản động của Thomas Carlyle, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử củagiai cấp vô sản đã đánh dấu quá trình hoàn thành bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm vàdân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản của Ph Ăngghen Tháng 8/1844, Ph Ăngghen rời Anh về Đức, rồi qua Pháp và gặp C Mác ở đó

Sự nhất trí trong tư tưởng đã dẫn đến tình bạn vĩ đại của hai nhà triết, gắn liền với têntuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển một thế giới quan mới – thế giới quan cáchmạng của giai cấp vô sản Như vậy mặc dù Ph Ăngghen và C Mác hoạt động chínhtrị - xã hội và hoạt động khoa học trong điều kiện khác nhau nhưng những kinhnghiệm thực tiễn và những kết luận rút ra từ nghiên cứu khoa học của hai ông là thốngnhất, chung đều gặp nhau ở phát hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp vô sản, từ đó hình thànhquan điểm duy vật biện chứng và tư tưởng cộng sản chủ nghĩa

Thời kì thứ hai là thời kì C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848).

Sau khi hình thành quan điểm duy vật biện chứng và lập trường cộng sản chủnghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen nhanh chóng bắt tay vào xây dựng những nguyên lý nềntảng cho một triết học mới

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C Mác trình bày kháilược những quan điểm kinh tế và triết học, phân tích phạm trù “lao động bị tha hóa”gắn liền với sở hữu tư nhân, được phát triển cao độ trong chủ nghĩa tư bản và điều đódẫn tới “sự tha hóa của con người khỏi con người” Việc khắc phục sự thoa hóa chính

là sự xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, giải phóng người công nhân khỏi “lao động bị thahóa” dưới chủ nghĩa tư bản, cũng là sự giải phóng con người nói chung

Tác phẩm Gia đình thần thánh là công trình của C Mác và Ph.Ăngghen, đượcxuất bản tháng 02/1845 Tác phẩm này đã chứa đựng quan niệm hầu như đã hoànthành của C Mác về vai trò cách mạng của giai cấp vô sản và cho thấy Mác đã tiến

Trang 12

gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông, tức là tư tưởng

về những quan hệ xã hội của sản xuất

Mùa xuân 1845, Luận cương về Peuerbach do C Mác viết ra đời nhấn mạnhvai trò quyết định của thực tiễn đối với đời sống xã hội, tư tưởng về sứ mệnh “cải tạothế giới” của triết học; định nghĩa bản chất con người một cách duy vật biện chứng:

“trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” 4Cuối năm 1845 – đầu năm 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung tác phẩm

Hệ tư tưởng Đức trình bày quan điểm duy vật lịch sử một cách hệ thống – xem xét lịch

sử xã hội xuất phát từ con người hiện thực, khẳng định: Tiền đề đầu tiên của toàn bộlịch sử nhân loại thì dĩ nhiên sự tồn tại của những cá nhân con người sống, mà sản xuấtvật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ Phương thức sản xuất vật chất không chỉ làtái sản xuất sự tồn tại thể xác của cá nhân, mà “nó là một phương thức hoạt động nhấtđịnh của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một

phương thức sinh sống nhất định của họ” Như vậy, triết học Mác đã đi tới nhận thức5đời sống xã hội bằng một hệ thống các quan điểm lý luận thực sự khoa học, tạo cơ sởvững chắc cho sự phát triển tư tưởng cộng sản chủ nghĩa Hai ông nhận định: “Đối vớichung ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, khôngphải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản làmột phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”6

Năm 1847, C Mác viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, tiếp tục đề xuấtcác nguyên lý triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học khoa học, như chính C Mác sau

này đã nói, “Chứa đựng những mầm mống của học thuyết được trình bày trong bộ Tư bản sau hai mươi năm trời lao động” 7

Năm 1848, C Mác cùng với Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, trong

đó cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác được trình bày một cách thiên tài, sự thống nhấthữu cơ các quan điểm kinh tế với các quan điểm chính trị - xã hội V.I.Lênin nhậnđịnh: “Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ rang thế giới quan mới,chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội– phép biên chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất, sâu sắc nhất về sự pháttriển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng – trong lịch sử toàn thế giới củagiai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo một xã hội mới xã hội cộng sản” Lời kêu gọi8

4C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.29

5C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.30

6C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.51

7C Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.334

8V.I.Lênin, (1980), Toàn tập, tập 26, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, tr.57

Trang 13

tập hợp nổi tiếng nhất trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là “Vô sản toànthế giới, đoàn kết lại!”.

Thời kì thứ ba là thời kì C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học (1848-1895).

Chính trong quá trình gắn bó mật thiết hơn nữa với thực tiễn cách mạng củagiai cấp công nhân, học thuyết Mác tiếp tục được bổ sung và phát triển Khi học thuyếtcủa các ông được phát triển một cách hoàn thiện hơn, thì việc vận dụng nó đã làm chophong trào tự giác và phát triển ngày càng mạnh mẽ

Phần lớn tác phẩm của C Mác trong thời kỳ này là nhằm đưa ra lý luận khoa

học, cách mạng cho giai cấp công nhân C Mác viết Đấu tranh giai cấp ở Pháp và Ngày 18 tháng 5 Sương mù của Lui Bônapáctơ để tổng kết cuộc cách mạng Pháp

(1848-1849) Các năm sau, cùng với những hoạt động tích cực để thành lập Quốc tế I,

C Mác đã tập trung viết tác phẩm khoa học chủ yếu của mình là bộ Tư bản (tập 1 xuấtbản 9/1867), rồi viết Góp phần phê phán kinh tế chính trị học (1859), Bộ Tư bản

không chỉ là công trình đồ sộ của C Mác về kinh tế chính trị học mà còn bổ sung, pháttriển của triết học Mác nói riêng, của học thuyết Mác nói chung V.I.Lênin khẳng định,trong Tư bản “Mác không để lại cho chúng ta “Logic học”, nhưng đã để lại cho chúng

ta Logic của Tư bản”.

Năm 1871, C Mác viết Nội chiến ở Pháp, phân tích sâu sắc kinh nghiệm củaCông xã Pari Năm 1875, C Mác cho ra đời một tác phẩm quan trọng về con đường và

mô hình của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa – tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô ta.

Trong thời kì này, Ph Ăngghen đã phát triển triết học Mác thông qua cuộc đấutranh chống lại những kẻ thù của chủ nghĩa Mác bằng những tác phẩm xuất sắc như:

Biện chứng của tự nhiên (Bắt đầu viết tháng 2/1870, đến năm 1876, thì gián đoạn,

được in lần đầu vào năm 1925 tại Mátxcơva); Chống Đuyrinh (viết cuối tháng 5/1876

và hoàn thành vào đầu năm 7/1878); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884); Lútvích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điện Đức

(1886) Với những tác phẩm nổi tiếng này, Ph Ăngghen đã trình bày triết học Mácdưới dạng một hệ thống lý luận tương đối độc lập và hoàn chỉnh

Sau khi Mác qua đời (14/3/1883), Ph.Ăngghen đã dành hầu hết thời gian đềbiên tập, hoàn chỉnh và xuất bản hai quyển còn lại trong bộ Tư bản của Mác Rất nhiềunhững ý kiến bổ sung, giải thích của Ph.Ăngghen đối với một số luận điểm của hai ôngtrước đây cũng có ý đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển triếthọc Mác

Trang 14

1.1.3 Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện

* Thực chất của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện:

Cuộc cách mạng triết học do Karl Marx và Friedrich Engels thực hiện thực chất là

một sự thay đổi sâu sắc trong cách tiếp cận và phân tích các hiện tượng xã hội, kinh tế

và lịch sử Những đóng góp của họ đã tạo nên một nền tảng lý thuyết mới, gọi là chủ nghĩa Marx, với những đặc điểm và nội dung chính như sau:

 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Marx và Engels đã phát triển một phương pháp luận mới, được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng Đây là sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, được diễn giải qua các nguyên lý sau:

Duy vật biện chứng: Họ cho rằng thế giới vật chất là cơ sở của mọi tồn tại và ý thức của con người Mọi hiện tượng xã hội, kinh tế, và tư tưởng đều có nguồn gốc từ điều kiện vật chất

Phép biện chứng: Phương pháp này nhấn mạnh sự phát triển, biến đổi thông qua mâu thuẫn và đấu tranh của các mặt đối lập Các hiện tượng không ngừng biến đổi và phát triển qua các giai đoạn đối lập và hợp nhất

 Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Marx và Engels đã áp dụng phương pháp duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử

xã hội, phát triển nên chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nội dung chủ yếu sau:

Các hình thái kinh tế - xã hội: Họ xác định các giai đoạn phát triển của xã hội loài người thông qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như xã hội nguyên thủy, nô

lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa Mỗi giai đoạn này có một cơ sở kinh tế riêng biệt, quyết định bởi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Đấu tranh giai cấp: Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của đấu tranh giai cấp Sự phát triển và biến đổi xã hội được thúc đẩy bởi mâu thuẫn giữa các giai cấp đối lập, đặc biệt

là giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xã hội tư bản

 Phê phán chủ nghĩa tư bản

Marx và Engels đã phân tích và phê phán một cách sâu sắc hệ thống kinh tế tư bản chủnghĩa:

Giá trị thặng dư: Họ cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận trong chủ nghĩa tư bản là giá trịthặng dư, tức là phần giá trị lao động mà công nhân tạo ra nhưng không được trả công.Bóc lột lao động: Chủ nghĩa tư bản dựa trên sự bóc lột lao động của giai cấp công nhân, làm giàu cho giai cấp tư sản

Trang 15

 Lý thuyết cách mạng và xã hội chủ nghĩa

Marx và Engels cho rằng sự đấu tranh của giai cấp vô sản sẽ dẫn đến cuộc cách mạng

vô sản và sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, thay thế bằng xã hội chủ nghĩa và sau đó là cộng sản chủ nghĩa:

-Cách mạng vô sản: Là quá trình giai cấp vô sản lật đổ ách thống trị của giai cấp tưsản, thiết lập nhà nước vô sản

-Xây dựng xã hội chủ nghĩa: Sau khi nắm quyền, giai cấp vô sản sẽ xây dựng một

xã hội không có bóc lột, không có giai cấp, mọi người đều bình đẳng

 Phương pháp luận và thực tiễn cách mạng

Marx và Engels nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn:

- Phê phán và hành động: Lý luận phải gắn liền với hành động thực tiễn Họ khôngchỉ đưa ra những phân tích và phê phán mà còn kêu gọi và tổ chức hành động cáchmạng để thay đổi xã hội

- Đảng Cộng sản: Họ nhấn mạnh vai trò của một tổ chức chính trị cách mạng, Đảng Cộng sản, trong việc lãnh đạo và thực hiện cuộc cách mạng vô sản.Cuộc cách mạng triết học do Marx và Engels thực hiện đã tạo nên một hệ thống lý luận mới, ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và hành động của nhiều thế hệ sau này, đặt nền móng cho các phong trào cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới

* Ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Marx và Engels thực hiện

Hệ thống lý luận của Marx và Engels, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã cung cấp một công cụ lý luận sắc bén cho phong trào công nhân trên toàn thế giới Nó giúp giai cấp công nhân nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong xã hội tư bản, từ đó định hướng cho các cuộc đấu tranh giai cấp nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới

- Đổi mới cách nhìn nhận về lịch sử và xã hội:

Marx và Engels đã thay đổi cách con người nhìn nhận về lịch sử và xã hội bằng việc áp dụng phương pháp luận duy vật Họ coi các hiện tượng xã hội và lịch sử

là kết quả của sự phát triển kinh tế và đấu tranh giai cấp, thay vì là những sự kiệnngẫu nhiên hay do ý chí của các cá nhân quyết định Điều này đã mở ra một cách tiếp cận khoa học, hệ thống và toàn diện hơn trong nghiên cứu xã hội

- Phê phán và vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản:

Bằng việc phân tích và phê phán chủ nghĩa tư bản, Marx và Engels đã chỉ ra những mâu thuẫn nội tại và sự bất công trong hệ thống này Họ nhấn mạnh vào khái niệm giá trị thặng dư và bản chất bóc lột của tư bản đối với công nhân, từ đó

Trang 16

kêu gọi giai cấp công nhân đoàn kết và đấu tranh để giải phóng mình khỏi sự áp bức.

- Đề xuất tầm nhìn về một xã hội mới công bằng và không có giai cấp:

Marx và Engels không chỉ phê phán chủ nghĩa tư bản mà còn đưa ra tầm nhìn về một xã hội cộng sản chủ nghĩa - nơi không còn sự phân chia giai cấp, không còn bóc lột và mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ và quản lý các thành quả lao động Tầm nhìn này đã truyền cảm hứng và động lực cho nhiềuphong trào cách mạng trên thế giới

- Phát triển khoa học xã hội và phương pháp luận biện chứng:

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Marx và Engels đã trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu và phân tích các hiện tượng xã hội, kinh tế và chính trị Nó giúp tạo ra một nền tảng khoa học vững chắc cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, từ kinh tế học, xã hội học đến chính trị học

- Thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua hành động cách mạng:

Cuộc cách mạng triết học của Marx và Engels không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn khuyến khích hành động thực tiễn Họ khẳng định rằng lý luận phải gắn liền với hành động cách mạng, và chỉ thông qua đấu tranh cách mạng thì giai cấp công nhân mới có thể giành được quyền lợi và xây dựng một xã hội mới Điều này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của nhiều phong trào cách mạng trên thế giới

Góp phần vào sự phát triển của các hệ tư tưởng chính trị hiện đại:

Hệ thống lý luận của Marx và Engels đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều hệ tư tưởng chính trị hiện đại, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Những tư tưởng của họ đã trở thành nền tảng cho các phong trào chính trị và các đảng phái cách mạng trên khắp thế giới

Tóm lại

Cuộc cách mạng triết học do Marx và Engels thực hiện không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc đổi mới lý luận triết học mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển cácphong trào công nhân, thay đổi nhận thức xã hội, và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hành động cách mạng Nó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử tư tưởng nhân loại và tiếp tục ảnh hưởng đến các phong trào và hệ tư tưởng hiện đại

1.1.4 Giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác

* Hoàn cảnh lịch sử:

Trang 17

- Cuối thế kỉ XIX, đầu XX: Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện những mâu thuẫn mới đặc biệt là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tưsản và giai cấp vô sản.

- Trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga, hình thành Xô Viết, nhiều Đảng Cộng sản thành lập và các nước chủ nghĩa xã hội ra đời, xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa

- Trong những phát minh mới trong vật lí học dẫn đến sự khủng hoảng về thế giới quan, chủ nghĩa duy tâm lợi dụng điều này gây ảnh hướng trực tiếp đến nhận thức và hoạt động cách mạng của giai tầng tiến bộ, nở rộ các loại chủ nghĩa duy tâm khoa học

tự nhiên

- Các nhà tư tưởng tư sản phản bác nhằm xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác

* V.I Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác vàtriết học Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa

xã hội

-Thời kì thứ nhất là thời kì 1893-1907: V.I Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác nhằm thành lập đảng mác-xít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất

-Thời kì thứ hai là thời kì 1907- 1917: V.I Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa

-Thời kì thứ ba là thời kì 1917 – 1924: 3 Giai đoạn lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười

và xây dựng nhà nước Xô Viết (1917-1924)

Đây là giai đoạn Lenin áp dụng và triển khai các lý luận của mình vào thực tiễn, lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga và xây dựng nhà nước Xô Viết

 Cách mạng Tháng Mười: Lenin đã lãnh đạo Đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, lật đổ chính phủ lâm thời và thiết lập chính quyền Xô Viết

 Xây dựng nhà nước Xô Viết: Sau khi giành được chính quyền, Lenin tập trung vào việc xây dựng nhà nước Xô Viết, thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP),

và củng cố chính quyền cách mạng Tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này là

"Nhà nước và cách mạng" (1917), trong đó ông trình bày rõ ràng lý luận về nhà nước vô sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa

-Thời kì từ 1924 đến nay, triết học Mác – Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển

Tổng kết, Lenin đã phát triển và mở rộng triết học Marx theo hướng thích ứng với điềukiện cụ thể của nước Nga và tình hình thế giới vào đầu thế kỷ 20 Các tư tưởng của

Trang 18

ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nền tảng lý luận của chủ nghĩa Lenin, ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào cách mạng và sự phát triển của chủ nghĩa

Marx-xã hội trên toàn thế giới

1.2 Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin

1.2.1 Khái niệm Triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội

và tư duy, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới

1.2.2 Đối tượng của Triết học Mác – Lênin

Với tư cách là một hình thái phát triển của tư tưởng triết học nhân loại, đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin tất yếu có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt so với đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử Thực tế lịch sử chứng minh rằng, mặc dù mỗi hệ thống triết học vẫn thường xác định cho mình một đối tượng nghiên cứu riêng, nhưng để thực hiện chức năng (là hạt nhân lý luận của thế giới quan và cơ sở phương pháp luận chung nhất) của mình, trước hết mọi hệ thống triết học đều phải nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo một lập trường nhất định là duy vật hay duy tâm Trên cơ sở đó và cũng vì chức năng

đó, mọi hệ thống triết học trong lịch sử đều phải tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người; nghiên cứu mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh theo những định hướng về nhân sinh quan khác nhau – tích cực hoặc tiêu cực

Triết học Mác – Lênin đã khắc phục những hạn chế và đoạn tuyệt với những quan niệm sai lầm của hệ thống triết học khác Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy (Nguyễn Thị Minh Hương, Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết

đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng nên triết học Mác – Lênin chỉ ra các quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới cả trong tự nhiên, lịch

sử xã hội và tư duy

Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình bao gồm cả những quy luật phổ biến của bộ phận tự nhiên đã và đang được nhân hóa – tức là các quy luật phổ biến của lịch sử xã hội Do đó, đối tượng của triết học Mác – Lênin bao gồm cả vấn đề con người (Giáo

Trang 19

trình Triết học Mác - Lênin – Bộ GD và ĐT, Nxb CTQG 2021) Triết học Mác – Lênin xuất phát từ con người, từ thực tiễn, chỉ ra những quy luật của sự vận động, pháttriển của xã hội và tư duy của con người Mục đích của triết học Mác – Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thức tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người.

Triết học Mác – Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề khoa học mới, làm tiền

đề, cơ sở cho sự phát triển triết học Triết học Mác – Lênin là sự khái quát cao những kết quả của khoa học cụ thể, vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và

tư duy; do đó, trở thành thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học cụ thể

1.2.3 Chức năng của Triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin cũng một lúc thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đó là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận là hai chứcnăng cơ bản của triết học Mác – Lênin

*Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó Triết học Mác – Lênin đem lại thể giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng :

- Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng chocon người nhận thức đúng đắn thế giới thực

- Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động, từ đó xác định thái đọ và cả cách thức hoạt động của mình

- Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực

- Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học Với bản chất khoa học

và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng củagiai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học

*Chức năng phương pháp luận

Trang 20

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, nhứng nguyên tắc có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thứuc và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu Triết học Mác – Lênin thức hiện chức năng phương pháp luậnchung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thức tiễn (Giáo trình Triết học Mác - Lênin – Bộ GD và ĐT, Nxb CTQG 2021)

Phương pháp luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa cao, đó là tư duy ởcấp độ lý tính, tự giác cao trong quá trình nhận thức thế giới (Nguyễn Thị Minh Hương, Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập môn Triết học Mác-Lênin, Nxb Đại học

Tuy nhiên, triết học Mác – Lênin không phải là “đơn thuốc vạn năng” (Giáo trình triết học Mác – Lênin), có thể giải quyết được mọi vấn đề Trong nhận thức và hoạt động thức tiễn không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học Nếu xem thường sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ đọng, sángtạo trong công tác Nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây ra

Tiểu kết chương 1

Trong triết học Mác - Lênin, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là nguyêntắc cơ bản Mối quan hệ này khẳng định vật chất và ý thức không phải là những thực thể độc lập mà liên tục tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Vật chất được coi là sơ cấp

và tồn tại độc lập với ý thức như một thực tại khách quan bên ngoài tư duy của con người Mặt khác, ý thức phát sinh và được hình thành bởi các điều kiện vật chất, đóng vai trò là sự giải thích mang tính phản xạ và đánh giá về thế giới vật chất Sự tương tácbiện chứng giữa vật chất và ý thức là động và tương hỗ, nghĩa là trong khi vật chất hình thành nên ý thức thì ý thức cũng có thể tác động và biến đổi vật chất thông qua hoạt động của con người Trọng tâm của mối quan hệ này là thực hành, trong đó nhấn mạnh hoạt động thực tế, có mục đích của con người như một phương tiện để biến đổi các điều kiện vật chất và phát triển ý thức Cách tiếp cận này bác bỏ thuyết nhị nguyên, coi vật chất và ý thức là những khía cạnh liên kết với nhau của một thực tại duy nhất, trong đó ý thức nổi lên như một chức năng của vật chất có tổ chức cao, đặc biệt là bộ não con người Mối quan hệ biện chứng này nhấn mạnh mối liên hệ qua lại, tác động qua lại năng động giữa thế giới vật chất và tư duy con người, hình thành nên cốt lõi của triết học Mác-Lênin

Trang 21

Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Thực trạng CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

2.1.1 CNH - HĐH với vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác - Lênin

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rông, ngày càng nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đuọc coi là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổquốc; tiếp tục được đẩy mạnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, 2022)

Trong điều kiện của Việt Nam ta, Đảng ta đã xác định: “Công nghiệ hóa – hiện đại hóa

là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ranăng suất lao đọng xã hội cao” (ThS Nguyễn Thị Thu Hà “Công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng” Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, 2016) Vì vậy, ta có thể thấy công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế và xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Và khi nhìn vào vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác – Lênin, ta có thể thấy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vừa thể hiện đúng những vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác – Lênin, vừa củng cố cho nhau Có thể nói rằng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là kết quả khi ta áp dụng thế giớiquan duy vật biện chứng mà triết học Mác – Lênin đem lại vào thực tế, đồng thời vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác – Lênin còn là kim chỉ nam giúp đất nuóc

ta phát triển qua quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hay có thể nói triết học Mác – Lênin đóng vai trò nền tảng là cơ sở thế giới quan (và phương pháp luận khoa học, cách mạng) cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới thực, giúp cho họ có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, tìm ra những quy luật của thế giới Điều này được chứng tỏ qua việc Đảng và Nhà nước ta nhìn ra được quy luật của thế giới hiện tại, đó là một thế giới với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, do đó cấp thiết phải đưa đất nước bắt kịp với quy luật đó thông qua quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Thế nên, công nghiệp hóa – hiện đại hóa chính là “nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thánh nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội” (Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

Trang 22

hành Trung ương Đảng khóa XIII, 2022) Có thể thấy công nghiệp hóa - hiện đại hóa

là kết quả tất yếu khi áp dụng vai trò thế giới quan duy vật của triết học Mác – Lênin vào thế giới hiện tại

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang sức lao động kết hợp với công nghệ, phương tiện, phương pháp hiện đại Vì vậy

để thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì yếu tố quyết định là công nghệ, phương tiện; mà để có những yếu tố đó thì ta cần phải có tri thức, thứ có thể đạt được qua việc sáng tạo Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người, là kim chỉ nam, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Theo triết học Mác – Lênin, vật chất quyết định ý thức, tức là những yếu tố vật chất và kinh tế đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển ý thức con người Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quá trình tạo ra những cơ sở vật chất tiên tiến, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của con người trong xã hội Thực tế xuyên suốt quá trình lịch sử đã chứng minh điều đó Trải qua từng thời kỳ, từng xã hội nào, con người sẽ có trình độ thế giới quan của xã hội ấy

đắn, con người đã tin vào những nhận thức sai lệch, từ đó sinh ra những quan niệm, những hủ tục lạc hậu Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem lại cho nhân loại nhận thức đúng đắn, có cơ sở lý luận khoa học, thoát khỏi những quan niệm phản khoa học,

cổ hủ xưa cũ Vì vậy trong xã hội mà quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra, con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực bằng thế giới quan duy vật biện chứng, từ đó biến đổi và cải tạo xã hội theo hướng tiến bộ; chống lại những loại thế giới quan duy tân, tôn giáo, phản khoa học

Triết học Mác – Lênin đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cách mạng khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ trong quá trình phát triển xã hội Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày nay đang diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới, nó là quá trình biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào các yếu tố, các bộ phận của lục lượng sản xuất, biến nềnkinh tế của nhân loại mang đặc trưng kinh tế tri thức Tiêu biểu chính là việc máy móc hiện nay dần thay thế những công việc thủ công, công việc nặng nhọc; con người ở thời đại hiện nay chủ yếu là lao động tri thức, trực tiếp tạo ra của cải cho đất nước, xã hội Chính vì thế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa không thể thiếu đi sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, là nền tảng để tạo ra những bước đột phá trong sản xuất và nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển đất nước Đảng, Nhà nước ta

đã xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa giai đoạn

2021 – 2030 là “thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tựchủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước” (Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, 2022)

Trang 23

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là vấn

đề có tính phổ biến với tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội (Phạm Ngọc Anh, Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá - nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam, 2015, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) Chính vì thế, ngay sau Cách mạng Tháng Mười thành công, V.I Lênin đã soạn thảo một chương trình hành động xây dựng tiềm lục phát triển của chủ nghĩa xã hội với ba nội dung cơ bản: công nghiệp hoá đất nước, hợp tác hoá nông nghiệp và cách mạng vǎn hoá, tư tưởng Trong đó, V.I Lênin đặc biệt nhấn mạnh vai trò nền tảng của công nghiệp hóa Từ những nǎm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh xác định con đường giải phóng dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quyluật của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã nhận định ngắn gọn nhưng hết sức sáng rõ: "Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp

và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả nǎng của mình” Kỹ nghệ (thực chất làcông nghiệp) được Hồ Chí Minh xem như là một trong ba điều kiện quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, mà để đạt được điều đó, thì cần có quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thế nên, để đạt được chủ nghĩa xà hội, ta cần công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Như vậy, thế giới quan duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin đóng vai trò như nền tảng, không chỉ cung cấp một cơ sở lý luận vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mà còn là kim chỉ nam, định hướng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ; xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa

2.1.2 CNH - HĐH với vai trò phương pháp luận biện chứng của triết học Mác - Lênin

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp,tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp nặng, chế biến và sản xuất hàng hóa Hiện đại hóa là quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống Phương pháp luận biện chứng của triết học Mác-Lênin dựa trên ba quy luật cơ bản Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại: Những biến đổi nhỏ, tích lũy dần dần sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự phát triển Quy luật phủ định của phủ định: Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà qua các giai đoạn phủ định biện chứng, mỗi giai đoạn mới phủ định và kế thừa những gì tích cực từ giai đoạn trước.Vai trò phương pháp luận biện chứng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đồng thời áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống Phương pháp luận biện chứng của triết học Mác-Lênin đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy quá trình này Dưới đây là một số khía cạnh của vai trò phương pháp luận biện chứng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Trang 24

Nhận thức về sự phát triển không ngừng và liên tục của xã hội

Triết học Mác-Lênin là nền tảng lý luận khoa học và cách mạng, giúp hiểu rõ các quy luật phát triển của xã hội Nhận thức về sự phát triển không ngừng và liên tục của xã hội là một trong những tư tưởng cốt lõi của triết học Mác-Lênin Sự phát triển của xã hội không phải là một quá trình tĩnh tại, mà là một quá trình động, liên tục và tiến bộ Bài tiểu luận này sẽ phân tích các khía cạnh của nhận thức này, bao gồm các quy luật biện chứng của sự phát triển, các yếu tố tác động đến sự phát triển, và ý nghĩa thực tiễn của việc hiểu biết và áp dụng những nguyên lý này.Triết học Mác-Lênin xác định

ba quy luật biện chứng cơ bản của sự phát triển Quy Luật Thống Nhất và Đấu Tranh của Các Mặt Đối Lập: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển Quy Luật Chuyển Hóa Từ Những Thay Đổi Về Lượng Thành Những Thay Đổi Về Chất: Những thay đổi về lượng tích lũy đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển Quy Luật Phủ Định của Phủ Định: Sự phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, mỗi giai đoạn mới phủ định giai đoạn trước đó nhưng kế thừa những yếu tố tích cực, tạo ra sự phát triển theo hình xoắn ốc

Sự phát triển của xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng bao gồm: Yếu Tố Kinh Tế: Sự phát triển kinh tế là động lực chính của sự phát triển xã hội Những thay đổi trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến những biến đổi về cấu trúc xã hội Yếu Tố Chính Trị: Sự thay đổi về quyền lực và các hình thức quản lý nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội Yếu Tố Văn Hóa - Xã Hội: Các giá trị văn hóa, truyền thống, và tư tưởng cũng có tác động quan trọng đến sự phát triển xã hội

Triết học Mác-Lênin cho rằng sự phát triển của xã hội là một quá trình không ngừng

và liên tục, biểu hiện qua các giai đoạn lịch sử khác nhau: Xã Hội Nguyên Thủy: Giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người, với sự phát triển từ săn bắt, hái lượm đến nông nghiệp Xã Hội Nô Lệ: Sự xuất hiện của chế độ nô lệ, đánh dấu một bước tiến trong sựphát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Xã Hội Phong Kiến: Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và các quan hệ sản xuất phong kiến Xã Hội Tư Bản:

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và nền kinh tế thị trường, nhưng cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn giai cấp Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa: Giai đoạn phát triển cao hơn, với mục tiêu xây dựng một xã hội không còn mâu thuẫn giai cấp và bất công

Nhận thức về sự phát triển không ngừng và liên tục của xã hội có ý nghĩa thực tiễn

to lớn: Định Hướng Phát Triển: Hiểu rõ các quy luật phát triển giúp xác định hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của xã hội, tránh được những sai lầm và khủng hoảng Giải Quyết Mâu Thuẫn: Nhận thức về các mâu thuẫn trong xã hội và cách giải quyết chúng

là cơ sở để xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ Nâng Cao Nhận Thức: Giúp nâng cao nhận thức của con người về vai trò của mình trong quá trình phát triển xã hội, thúcđẩy tinh thần sáng tạo và cống hiến

Triết học Mác-Lênin cung cấp một khung lý luận vững chắc để hiểu rõ sự phát triển không ngừng và liên tục của xã hội Nhận thức về sự phát triển này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ và hiện tại mà còn định hướng cho tương lai Việc áp

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN