1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kĩ thuật Điện, Điện tử ở trong nước và trên thế giới

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Sinh Viên Thực Hiện : BÙI VĂN HUY

Giảng Viên Hướng Dẫn : ĐẶNG THU HUYỀN

HÀ NỘI, ngày tháng năm

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

1 Lý do chọn ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

2 Lý do chọn ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử của trường Đại học Điện Lực

3 Tốt nghiệp ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử ra trường làm việc gì?

4 Nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử ở trong nước và trên thế giới?

Chương 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Ở TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1 Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử ở trong nước

2 Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử trên quốc tế

Chương 3 TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Hiểu biết của bạn về các nguồn năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới ? Nêu vai trò và tiềm năng của các nguồn năng lượng đó?

Chương 4 Chủ đề : CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

1 Khái quát chung về tập đoàn điện lực Việt Nam

2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn điện lực Việt Nam

C TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và

áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử cũng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế các hệ thống thiết bị và công nghệ liên quan đến điện tử Dưới đây là 1 số

ví dụ liên quan đến ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

+ Vi mạch và linh kiện điện tử : Phát triển và sản xuất các linh kiện điện tử như vi mạch, transistor, điốt, và các thành phần khác để xây dựng các mạch điện

tử phức tạp

+ Năng lượng tái tạo và Lưu trữ điện năng: Nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất và lưu trữ năng lượng tái tạo, bao gồm pin lithium-ion, pin năng lượng mặt trời, và hệ thống lưu trữ năng lượng

+ Hệ thống Điện lực và Điều khiển: Phát triển công nghệ để tạo ra, chuyển đổi, và phân phối điện năng Các hệ thống điều khiển tự động giúp duy trì và kiểm soát các quy trình điện tử và điện lực

+ Điện tử tiêu dùng: Thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy ảnh số, và các thiết bị gia dụng thông minh

+ Công nghệ viễn thông: Phát triển và nghiên cứu các công nghệ liên quan đến viễn thông, bao gồm mạng di động, Internet of Things (IoT), và các hệ thống truyền thông khác

+ Tự động hóa và Robot: Ứng dụng các phát triển trong kỹ thuật điện, điện

tử để tạo ra các hệ thống tự động hóa và robot, cả trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày

+Điện tử y tế: Công nghệ điện tử được sử dụng trong các thiết bị y tế như máy đo huyết áp tự động, thiết bị theo dõi sức khỏe thông minh, và các hệ thống chẩn đoán hình ảnh y khoa

+ Những tiến triển trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và mang lại nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày

B NỘI DUNG

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ

1 Lý do chọn ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là một lựa chọn sáng tạo và đầy thách thức cho bất kỳ ai có đam mê với công nghệ và sự phát triển Học ngành này đồng nghĩa với việc khám phá sâu rộng về các hệ thống điện, điện tử và tự động hóa, cũng như áp dụng chúng vào nhiều lĩnh vực ứng dụng Nhưng bỏ đi những khó khăn, gian nan và thách thức đó thì một số những lý do khiến bản thân tiếp tục học và lựa chọn ngành này:

+Đam mê và sở thích: Bản thân có đam mê và sở thích về công nghệ, sáng tạo và làm việc với các hệ thống điện, điện tử, viễn thông, muốn tìm tòi, hiểu biết và nghiên cứu về các mạng lưới điện, hay đơn giản là chỉ muốn sửa chữa giúp đỡ gia đình khi trong nhà có các sự cố về điện

+ Nhu cầu thị trường: Ngành công nghiệp điện, điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại, ở khắp mọi nơi và hầu hết đâu đâu cũng cần có điện để duy trì đời sống sinh hoạt và sản xuất + Cơ hội việc làm: Ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử có vai trò lớn như vâỵ j nhiều cơ hội việc làm và không sợ bị thất nghiệp sau khi ra trường

+ Phát triển công nghệ: Ngành này thường xuyên đón nhận các đổi mới và tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông Bản thân chúng ta sẽ

có cơ hội làm việc với những công nghệ mới nhất và tham gia vào quá trình phát triển công nghệ mới

+ Rèn luyện khả năng tư duy và tính sáng tạo: Công việc trong ngành Công nghệ

kỹ thuật điện, điện tử thường đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó giúp chúng ta có thể học hỏi cách đối mặt và giải quyết các khó khăn, và luôn luôn đòi hỏi khả năng tư duy và cập nhật những công nghệ mới nhất

+ Thu nhập ổn định: Sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương khá tốt so với các ngành khác Không những vậy, khi đã có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, sinh viên thường có thu nhập cao, đặc biệt là khi có kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc

2 Lý do chọn ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử của trường Đại học Điện Lực

Ở Việt Nam, có rất nhiều trường trên cả nước đào tạo ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử nhưng bản thân em lại chọn Trường Đại học Điện Lực là nơi gửi gắm thanh xuân và tuổi trẻ của mình và cũng như để học tập nghiên cứu và phát triển vì một số lý do như:

+ Chuyên sâu về năng lượng: Trường Đại học Điện Lực thường tập trung đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả năng lượng truyền thống và

Trang 5

năng lượng tái tạo Điều này cung cấp cơ hội cho sinh viên hiểu sâu về các hệ thống điện liên quan đến năng lượng

+ Trang bị kỹ năng cần thiết: Ngành này, Trường Đại học Điện Lực sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức rộng về điện, điện tử, và tự động hóa, giúp sinh viên trang bị những

kỹ năng cần thiết để làm việc trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và nghiên cứu + Hợp tác với doanh nghiệp: Trường Đại học Điện lực thường xuyên hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành, cung cấp cho sinh viên cơ hội thực tập và làm việc thực

tế Điều này giúp sinh viên áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và xây dựng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp Ngoài ra, sinh viên học tập tốt sẽ có cơ hội theo học các chương trình chuyển tiếp của Afterfit (Nhật Bản), Đại học Deakin (Úc), Đại học Thượng Hải,

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại: Trường Đại học Điện lực thường đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, giúp sinh viên có cơ hội làm quen với công nghệ mới nhất và áp dụng kiến thức trong các dự án thực tế Cơ sở 2 của trường với rất nhiều phòng thực hành và hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, từ đó giúp sinh viên có thể học tập và làm việc

+ Cơ hội nghề Nghiệp đa dạng: Với kiến thức chuyên sâu về năng lượng và điện, sinh viên có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, năng lượng tái tạo, viễn thông, và tự động hóa công nghiệp Sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị kiến thức để trở thành kĩ có khả năng: Cài đặt và lắp đặt các hệ thống điện, điện tử, kiểm tra vận hành và bảo dưỡng các mạng lưới điện, phân tích và thiết

kế chế tạo nghiên cứu triển khai các hệ thống điện, điện tử

+ Đội ngũ giảng viên chất lượng: Tổng số viên chức, giảng viên, chuyên gia hơn

550 người, trong đó có 5 Giáo sư, 38 Phó Giáo sư, 164 Tiến sĩ và 248 Thạc sĩ Một đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao như vậy sẽ giúp sinh viên có cơ hội học hỏi từ những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tế

+ Cộng đồng sinh viên năng động: Môi trường học tập và làm việc tích cực, sáng tạo, nhiệt huyết, trách nhiệm và năng động giúp chúng ta có thể phát triển các kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng tự học, thích nghi và phát triển trong nhiều môi trường làm việc khác nhau, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mỗi chúng ta

3 Tốt nghiệp ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử ra trường làm việc gì?

Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là một trong những mảng lớn phân thành nhiều mảng nhỏ vì thế có thể nói chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cho chúng

ta, có thể kể đến như:

+ Kỹ sư điện, điện tử: Tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển, và duy trì các hệ thống điện, điện tử trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, năng lượng, và viễn thông + Chuyên gia tự động hóa: Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp, thiết

kế và triển khai các hệ thống tự động hóa để tối ưu hóa quy trình sản xuất

Trang 6

+ Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng

+ Chuyên gia điện tử tiêu dùng: Tham gia vào việc phát triển sản phẩm điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính bảng, và thiết bị thông minh nhằm phục vụ đời sống con người

+ Kỹ sư ô tô điện: Tham gia vào việc phát triển và thiết kế các hệ thống điện tử trong xe ô tô, đặc biệt là xe ô tô điện

+ Nghiên cứu và phát triển: Thực hiện nghiên cứu để đưa ra các giải pháp và công nghệ mới trong lĩnh vực điện, điện tử

+ Nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc

+ Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,

4 Nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử ở trong nước và trên thế giới

a Trong nước

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, những năm gần đây nhân lực về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, trong đó có ngành điện, điện tử; Năng lượng mới và năng lượng tái tạo Do vậy, dự báo trong những năm tới, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật điện ngày càng lớn Các sinh viên ra trường có trình độ tốt dễ dạng tìm được việc làm đúng với chuyên môn và có thu nhập xứng đáng

Theo số liệu thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh trong báo cáo thị trường lao động ngày 30/12/2021,

về nhu cầu nhân lực của 04 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh thì ngành sản xuất hàng điện tử chiếm 5,46% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí việc làm như: nhân viên kỹ thuật cơ điện, công nhân lắp ráp thiết bị điện tử, kỹ sư điện tử(Hình1)

Trang 7

Về nhu cầu nhân lực theo cơ cấu nghề, thì nhóm ngành Kỹ thuật điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp – Điện tử chiếm xếp thứ 11 trong 15 nhóm nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất năm 2021 (Hình 2)

Hình 2 Nhu cầu nhân lực 15 nhóm nghề cao nhất năm 2021

b Trên thế giới

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là ngành nhu cầu nhân lực việc làm cao trên toàn thế giới Như tại các nước phát triển như Mỹ, Úc theo nhiều đánh giá, thống kê đây là ngành có cơ hội kiếm việc cũng như thu nhập cao

Theo cục thống kê lao động Hoa Kỳ (BLS) dự kiến việc làm kỹ sư điện sẽ tăng 2% từ năm 2021 đến năm 2031, trong khi nghề trung bình sẽ tăng 5%

Trang 8

Chương 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Ở TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1 Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử ở trong nước

Ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế

và phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Điện – điện tử xuất hiện đã giúp nâng cao chất lượng đời sống của con người rất nhiều Nhìn lại các hoạt động sinh hoạt của con người ngày nay đều có sự hiện diện của các thiết bị điện – điện

tử từ trong gia đình, nơi công cộng, trường học, bệnh viện… Từ đó, có thể thấy đây là ngành có vị trí quan trọng khó có ngành nghề nào có thể thay thế được.Nhờ có điện – điện tử mà các hoạt động sinh hoạt của con người được cải thiện hiệu quả, giúp con người giải phóng trong nhiều hoạt động Có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí

từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống hiệu quả

Nếu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất ngành có vai trò quan trọng việc duy trì các hoạt động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm Thì trong đời sống sinh hoạt ngành

kĩ thuật điện, điện tử giữ vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống con người Vai trò của

đó có thể kể đến như:

-Sản Xuất Thiết Bị Điện Tử Tiêu Dùng:

+ Điện thoại di động và máy tính bảng: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền công nghiệp sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng mạnh mẽ Các doanh nghiệp lớn như Samsung, Apple, và nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào các nhà máy sản xuất tại Việt Nam

+ Tivi và thiết bị gia dụng thông minh: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng như tivi và thiết bị gia dụng thông minh Một

số tập đoàn nổi tiếng đã đầu tư vào Việt Nam có thể kể đến như: Samsung, LG, Panasonic,

-Sản xuất linh kiện điện tử: Linh kiện ô tô:

+ Việt Nam đã trở thành một địa điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế về linh kiện ô tô, bao gồm cả các linh kiện điện tử như bảng điều khiển, cảm biến, và hệ thống giải trí ô tô

+Linh kiện điện tử công nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cho các ngành công nghiệp khác như năng lượng, y tế, và viễn thông

-Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, bằng cách tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bất bình đẳng

2 Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử trên thế giới

Trang 9

Ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử chiếm một vị trí quan trọng trên thế giới, đóng góp lớn vào sự phát triển của nhiều quốc gia và khu vực Trong đó, một số các quốc gia với ngành công nghệ kĩ thuật điện điện tử vô cùng phát triển có thể kể đến như:

- Trung Quốc: Trung Quốc đang nổi lên là một trong những trung tâm chính trong ngành công nghiệp điện điện tử Nước này là quốc gia xuất khẩu lớn nhất cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng và linh kiện điện tử

- Hàn Quốc và Đài Loan: Hàn Quốc là quê hương của các công ty lớn như Samsung và

LG, đóng góp nhiều vào sản xuất điện tử tiêu dùng và linh kiện

Đài Loan cũng là một trung tâm sản xuất và phát triển linh kiện điện, điện tử quan trọng, với các công ty như TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) chuyên sản xuất vi xử lý và chip

- Nhật Bản: Nhật Bản có một lịch sử lâu dài trong ngành công nghiệp điện tử Các công ty như Sony, Panasonic và Toshiba đã định hình ngành công nghiệp điện tử toàn cầu từ thập kỷ trước

+Nhật Bản tiếp tục nắm giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực điện điện tử

=>Kết luận: Ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử phản ánh sự toàn cầu hóa và đa quốc gia trong việc phát triển, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ Các quốc gia và khu vực khác nhau đóng vai trò quan trọng trong cả chuỗi cung ứng và đổi mới trong lĩnh vực này

Chương 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1 Hiểu biết của bạn về các nguồn năng lượng ở Việt Nam? Nêu vai trò và tiềm năng của các nguồn năng lượng đó?

a Năng lượng tái tạo :

* Năng lượng sinh khối: Năng lượng sinh khối hay còn gọi là biomass, là một dạng

năng lượng sạch được sản xuất từ thực vật, bao gồm gỗ, bã mía, vỏ hạt điều, trấu,… đây đều là những sản phẩm đầu cuối từ ngành nông nghiệp Nguồn nhiên liệu này được dùng để cung cấp năng lượng sạch cho các nhà máy sản xuất công nghiệp bằng cách đốt trực tiếp bên trong buồng đốt của các hệ thống lò hơi

- Vai trò: Năng lượng sinh khối mang đến nhiều lợi ích, bao gồm việc giảm thiểu tác

động của biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm mỗi trường giảm mưa axit, xói mòn đất, ô nhiễm nước và áp lực chôn lấp, cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã và giúp duy trì điều kiện rừng lành mạnh thông qua quản lý tốt hơn và giúp hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch

Trang 10

- Tiềm năng: Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thời tiết nóng ẩm và thường xuyên mưa,

là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của sinh khối Do đó, riêng nguồn cung từ thực vật, với hệ thống nông, lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng, nguyên liệu sinh khối luôn có sẵn Tiềm năng về năng lượng sinh khối của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn

*Năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời là năng lượng bức xạ và nhiệt được tạo

ra bởi mặt trời Đây là nguồn năng lượng đầu tiên được con người sử dụng trước khi học bí quyết tạo ra lửa

-Vai trò: Năng lượng mặt trời đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của

cuộc sống và phát triển bền vững

+Đầu tiên, có thể nói rằng năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng sạch vì

quá trình tạo ra không tạo ra khí nhà kính hay các chất thải gây ô nhiễm môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái

+Việc sử dụng năng lượng mặt trời có thể giảm chi phí năng lượng trong hóa đơn tiền

điện

+ Giảm hiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu: Sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm

lượng khí thải nhiệt động học, giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

-Tiềm năng: +Vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực Đông

Nam Á, được thiên nhiên ban tặng với vị trí địa lý thuận lợi Với diện tích rộng lớn và việc tiếp nhận ánh sáng mặt trời suốt năm, Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác năng lượng mặt trời

+Lượng ánh sáng mặt trời dồi dào: Với cường độ ánh sáng cao và lượng giờ nắng hàng ngày, tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam ở mức đáng kể Theo các nghiên cứu, mỗi mét vuông của lãnh thổ Việt Nam nhận được khoảng 4-5 kWh ánh sáng Mặt trời mỗi ngày, tương đương với hơn 1.500 kWh ánh sáng Mặt trời mỗi năm

+ Phân bố đồng đều và phong cách sống dân cư phù hợp: Việt Nam có một phân bố

đồng đều về ánh sáng Mặt trời trên toàn quốc, từ miền Bắc đến miền Nam Điều này tạo ra cơ hội để khai thác năng lượng mặt trời ở các khu vực đô thị, nông thôn, khu công nghiệp và các khu du lịch

*Năng lượng gió:

- Vai trò: + Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay Con người đã

dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió Ngày nay, trong đời sống sản xuất, năng lượng gió còn để sản xuất điện và ứng dụng vào làm năng lượng sạch

- Tiềm năng: + Vị trí địa lý thuận lợi : Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000 km

và nhiều hải đảo, với tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 5m/s

+Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển năng lượng gió : Chính phủ Việt Nam

đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió, như giá bán

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN