Giới thiệu về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
BÁO CÁO HỌC PHẦN NHẬP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Sinh viên thực hiện : NGUYỄN KHẮC TUẤN
Giảng viên hướng dẫn : ĐẶNG THU HUYỀN
Ngành : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Chuyên ngành : TỰ ĐỘNG HOÁ HỆ THỐNG ĐIỆN
Lớp : D18TDHHTD2
Khoá : 2023
Hà Nội , tháng 1 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
1.1 Giới thiệu về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
1.2 Lý do lựa chọn ngành công nghệ kỹ thuật điện , điện tử
1.3 Việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành kỹ thuật điện
1.4 Nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ kỹ thuật điện
CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỪ Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 2.1 Vị trí của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
2.2 Vai trò của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
CHƯƠNG 3, TÌM HIỆU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
3.1 Các nguồn năng lượng và vai trò của chúng
3.2 Tiềm năng của các nguồn năng lượng
CHƯƠNG 4 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC 4.1 Khái quát chung về tập đoàn điện lực Việt Nam
4.2 Lĩnh vực hoạt động
4.3 Nguồn nhân lực
4.4 Cơ cấu tổ chức tập đoàn điện lực Việt Nam
Trang 3LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Trường Đại học Điện Lực nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ Thuật Điện nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Đặng Thu Huyền - giảng viên Khoa Kỹ Thuật Điện
- Trường Đại học Điện Lực Cô đã tận tình theo sát giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập của chúng em Trong thời gian học tập với cô , nhóm chúng em không những tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả Đây là những điều rất cần thiết cho chúng em trong quá trình học tập và công tác sau này Do thời gian thực hiện có hạn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo
và các bạn để em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được
Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử… Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện
Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện… trong một mạng lưới rộng lớn Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn
Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động… là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết
Hiện nay các nhà máy đều hướng đến việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện, và cố gắng tự động hóa điều khiển máy móc Xây dựng nên các hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và điều khiển dòng điện đến các thiết bị là công việc của ngành điện điện tử
Luận văn sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
Chương 1 : Tổng quan về đề tài
Giới thiệu về ngành kỹ thuật điện điện tử , tình hình của ngành kỹ thuật điện trong và ngoài nước
Chương 2 : Vị trí và vai trò của ngành công nghệ kỹ thuật điện
Trình bày về vị trí và vai trò của ngành kỹ thuật điện trong và ngoài nước
Trang 5 Chương 3 : Các nguồn năng lượng trong nước và quốc tế
Chương 4 : Cơ cấu tổ chức tập đoàn điện lực
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN,
ĐIỆN TỬ 1.1 Giới thiệu về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính
Thời gian đào tạo của ngành học này tại Học viện là 4,5 năm với khối lượng chương trình 150 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm) và bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư
Có người cho rằng ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử khá khô khan, phù hợp với nam giới hơn Thực ra đây là ngành không phân biệt là nam hay nữ mà cần người có khả năng chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích,
có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế Tất cả yêu cầu trên bạn sẽ được trang
bị và đào tạo khi đang theo học, chỉ cần bạn có đam mê, ham học hỏi và thích sáng tạo
1.2 Lý do lựa chọn ngành kỹ thuật điện, điện tử
Ngành học gắn liền với sự phát triển của xã hội
Trải qua chiều dài lịch sử nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong sản xuất, tiêu dùng và kết cấu
xã hội trên toàn thế giới
Trang 6Có thể thấy, trừ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế
kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước, các cuộc cách mạng công nghiệp còn lại khi làm thay đổi diện mạo xã hội đều có dựa trên nền tảng công nghệ điện, điện tử
Ngành học được xã hội trọng dụng
Giống như các cuộc CMCN trước đó, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người Đổi mới về công nghệ cũng sẽ tạo ra một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất; chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần (logistic) và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm Một thị trường mới sẽ được mở ra và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
Về cơ bản, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ dựa trên 3 lĩnh vực chính: (1) Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI);
(2) Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu;
(3) Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano Tất cả đều có liên quan đến ngành điện, điện tử
Ngành học sở hữu mức lương hấp dẫn
Theo thống kê của VietnamWorks, trong sáu tháng đầu năm 2023, lĩnh vực kinh doanh Điện/Điện tử đứng thứ hai trong nhóm 10 lĩnh vực kinh doanh có chỉ số thiếu hụt nhân sự cao nhất, với 90% các nhà tuyển dụng cho biết công ty họ đang thiếu hụt nhân sự rất lớn; điều này cho thấy nhu cầu cao của lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng và tay nghề này Với cơ hội việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nếu có một chuyên môn vững chãi, khả năng ngoại ngữ và tin học tốt thì chắc chắn có nhiều cánh cửa công việc rộng mở với mức lương hấp dẫn
1.3 Việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành kỹ thuật điện
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, điện tử có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành,
Trang 7bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp,
xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao
ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh Điện – điện tử, làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc nước ngoài; hoặc có thể tiếp tục học tập,
nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong
lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,
1.4 Nhu cầu nhân lực của ngành kỹ thuật điện
Rõ ràng, sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ngày càng lớn Điều này càng thể hiện rõ hơn trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển của các thiết bị điện, điện tử, các vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại được ứng dụng vào trong công nghiệp, sản xuất hướng đến tự động hóa các dây truyền công nghệ, các thiết
bị, máy móc thông qua các hệ thống điều khiển từ các thiết bị điện, điện tử Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Điện – điện tử Bởi nhu cầu tuyển dụng về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về lĩnh vực
“Điện, điện tử” để làm chủ các dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất là rất lớn
CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
ĐIỆN, ĐIỆN TỪ Ở TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
2.1 Vị trí của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ Thuật Điện - Điện tử có thể làm việc tại các vị trí sau:
Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử và hệ thống điều khiển bằng điện tử tại cơ quan, tổ chức, nhà máy, công ty, xí nghiệp
Trang 8 Cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, khu công nghiệp và nhà máy chế tạo sản phẩm điện tử
Chuyên viên nghiên cứu, thiết kế và phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử
Cán bộ kỹ thuật, tư vấn kinh doanh các sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực điện tử
Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty thiết kế vi mạch và công ty điện tử
Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm và các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao
Làm việc cho Công ty Bưu chính viễn thông, các công ty dịch vụ viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc
Quản trị hệ thống điện, điện lạnh tại các doanh nghiệp, trường học, công ty sản xuất và trung tâm thương mại
Làm việc tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử như lắp ráp ampli, điện thoại, máy tính, công ty sản xuất thang máy, băng chuyền
Làm việc tại các công ty thương mại kinh doanh thiết bị điện, điện
tử và điện lạnh
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên cũng có khả năng tự mở tiệm, doanh nghiệp để mua bán, thiết kế, thi công và sửa chữa các hệ thống điện chiếu sáng, điện lạnh, điện tử với vai trò là chủ doanh nghiệp
2.2 Vai trò của ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Vai trò của kỹ thuật điện tử đối với sản xuất
Kỹ thuật điện tử là một ngành khoa học kỹ thuật liên quan đến thiết kế, phân tích, tổ chức và ứng dụng của các thiết bị, mạch và hệ thống sử dụng điện tử Kỹ thuật điện tử có các vai trò quan trọng đối với sản xuất, bao gồm:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Kỹ thuật điện tử giúp kiểm soát và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm thông qua việc sử dụng các cảm biến,
bộ điều khiển, máy đo và phần mềm
Trang 9- Tăng hiệu quả sản xuất: Kỹ thuật điện tử giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất thông qua việc sử dụng các
hệ thống tự động hóa, robot, máy móc thông minh và mạng lưới kết nối
- Giảm chi phí sản xuất: Kỹ thuật điện tử giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tốn kém về nhân công, vật liệu và năng lượng thông qua việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tái chế và tái sử dụng
- Tạo ra sản phẩm mới và đổi mới: Kỹ thuật điện tử giúp phát triển các sản phẩm mới và đổi mới, tạo ra các giải pháp sáng tạo và thích ứng với nhu cầu thị trường thông qua việc sử dụng các công nghệ mới như IoT,
AI, VR, AR và nanotechnology
- Bảo vệ môi trường và an toàn: Kỹ thuật điện tử giúp bảo vệ môi trường
và an toàn, giảm thiểu ô nhiễm, rủi ro và tai nạn thông qua việc sử dụng các thiết bị giám sát, phòng ngừa và xử lý
- Nâng cao cạnh tranh và hợp tác: Kỹ thuật điện tử giúp nâng cao cạnh tranh và hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thông qua việc sử dụng các hệ thống thông tin, truyền thông và thương mại điện tử Một số ví dụ khác về ứng dụng của kỹ thuật điện tử đối với sản xuất là:
- Sản xuất tự động hóa: Kỹ thuật điện tử cung cấp các giải pháp như robot, cảm biến, bộ điều khiển logic lập trình (PLC), mạng truyền thông công nghiệp (Industrial Ethernet) và hệ thống SCADA để tự động hóa các quy trình sản xuất, giảm nhân công, tăng năng suất và chính xác
- Sản xuất thông minh: Kỹ thuật điện tử kết hợp với công nghệ thông tin (IT) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các hệ thống sản xuất thông minh (Smart Manufacturing Systems), có khả năng tự học, tự thích ứng và tự cải tiến dựa trên dữ liệu thu thập từ các thiết bị kết nối mạng (Internet of Things - IoT)
- Sản xuất xanh: Kỹ thuật điện tử góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng các thiết bị và hệ thống điện tử tiết
Trang 10kiệm điện, tái chế và tái sử dụng các linh kiện điện tử, giảm thiểu khí thải và chất thải trong quá trình sản xuất
Như vậy, có thể thấy rằng kỹ thuật điện tử đóng một vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất trong thời đại công nghệ số hiện nay
Vai trò của kỹ thuật điện tử với đời sống
Kỹ thuật điện tử có các vai trò quan trọng đối với đời sống như sau:
- Kỹ thuật điện tử giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, y tế, giáo dục, năng lượng, an ninh, giải trí và nhiều lĩnh vực khác
- Kỹ thuật điện tử tạo ra những đột phá và sáng tạo trong công nghệ, như
vi mạch tích hợp, mạch in, LED, laser, pin, cảm biến, robot, trí tuệ nhân tạo và nhiều công nghệ khác
- Kỹ thuật điện tử góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, bằng cách phát triển các thiết bị và hệ thống tiết kiệm năng lượng, tái chế
và tái sử dụng các linh kiện điện tử, giảm thiểu ô nhiễm và rác thải điện tử
- Kỹ thuật điện tử thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, bằng cách tạo
ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bất bình đẳng
- Kỹ thuật điện tử đóng góp cho sự an toàn và an ninh của con người và
xã hội, bằng cách phát triển các thiết bị và hệ thống phòng chống tội phạm, khủng bố, tai nạn, thiên tai và các mối đe dọa khác
- Kỹ thuật điện tử mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người, bằng cách cung cấp các thiết bị và dịch vụ giải trí, thư giãn, học tập và giao tiếp cho mọi lứa tuổi, sở thích và nhu cầu
Trang 11- Kỹ thuật điện tử làm giàu tri thức và văn hóa của con người, bằng cách khám phá và truyền đạt các kiến thức khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật liên quan đến điện tử, đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại
Như vậy có thể thấy kỹ thuật điện tử có vai trò rất to lớn trong đời sống
xã hội hiện nay Ngành này không chỉ mang lại lợi ích cho con người mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước
CHƯƠNG 3, TÌM HIỆU VỀ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Các nguồn năng lượng và vai trò của chúng
Trong lĩnh vực vật lý, năng lượng được định nghĩa là đại lượng đặc trưng thể hiện khả năng sinh công, liên quan đến chuyển động của vật chất hoặc để làm nóng các đối tượng Năng lượng được coi là một đại lượng được bảo toàn, có khả năng chuyển đổi thành các dạng khác nhau Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi
Một cách hiểu đơn giản hơn, năng lượng là một tài nguyên thiên nhiên, một dạng vật chất chủ yếu được tạo ra từ hai nguồn chính là năng lượng mặt trời và năng lượng từ lòng đất
Hiện nay, có một số loại năng lượng được sử dụng chủ yếu như:
Năng lượng tái tạo
Đây chính là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn tự nhiên và không giới hạn như mặt trời và gió
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
và ngành công nghiệp khác nhau Áp dụng năng lượng mặt trời rõ nhất là trong các thiết bị điện, pin quang điện và các máy sấy hạt, hoa quả… Có hai dạng chính của năng lượng mặt trời: điện và nhiệt Điều này giúp nó
có nhiều ứng dụng đa dạng như việc điều chỉnh nhiệt độ, đun nước, hoặc sấy khô các sản phẩm nông nghiệp
Năng lượng gió