TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --- NGUYỄN THÀNH NAM NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KIN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-
NGUYỄN THÀNH NAM
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-
NGUYỄN THÀNH NAM
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC TUÂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và giảng viên Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận án Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học - PGS TS Bùi Đức Tuân - đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tác giả trong quá trình làm luận án Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực hạn chế, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô, nhà khoa học và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong tương lai
Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Nam
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
PHẦN MỞ ĐẨU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 12
1.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh 12
1.2 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng 17
1.2.1 Nội hàm năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng 17
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng 17
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng 24
1.4 Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 27
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH 29
2.1 Khái niệm cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp ngành 29
2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 29
2.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 32
2.1.3 Các cấp độ năng lực cạnh tranh 35
2.2 Khung phân tích nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 40
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của ngành hàng không dân dụng 40
Trang 62.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng trong lĩnh vực
vận chuyển hành khách 46
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH 61
3.1 Hàng không dân dụng thế giới 61
3.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành hàng không dân dụng thế giới 61
3.1.2 Thực trạng ngành hàng không dân dụng thế giới 62
3.2 Hàng không dân dụng Việt Nam 65
3.2.1 Tổ chức tiền thân của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam 65
3.2.2 Sự ra đời của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1975 66
3.2.3 Sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1988 67
3.2.4 Sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam giai đoạn đổi mới đất nước từ năm 1989 đến nay 68
3.2.5 Đặc điểm cơ bản của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 69
3.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 71
3.3.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách theo các nhóm tiêu chí 71
3.3.2 Vận dụng mô hình kim cương vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 87
3.3.3 Đánh giá của hành khách về các hãng hàng không Việt Nam 105
3.4 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 107
3.4.1 Những điểm mạnh của ngành HKDDVN 107
3.4.2 Những điểm yếu trong quá trình phát triển của ngành HKDDVN 109
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 110
Tiểu kết chương 3 112
Trang 7CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG
LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH 113
4.1 Các căn cứ, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 113
4.1.1 Bối cảnh quốc tế, trong nước đối với các yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 113
4.1.2 Tiềm năng phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam 120
4.1.3 Mục tiêu phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 121 4.2 Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 123
4.2.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam của Chính phủ và các Bộ, ngành 123
4.2.2 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam của luận án 125
4.2.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 125
4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 126
4.3.1 Hoàn thiện quy hoạch để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 126
4.3.2 Tăng cường đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng ngành hàng không dân dụng 128
4.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành hàng không dân dụng 131 4.3.4 Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại 132
4.3.5 Chủ động phát huy vai trò của các hãng hàng không trong việc tạo dựng năng lực cạnh tranh chung cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách 133
4.4 Kiến nghị 136
4.4.1 Kiến nghị với Quốc hội 136
4.4.2 Kiến nghị với Chính phủ 137
4.4.2 Kiến nghị với các Bộ 137
Trang 8Tiểu kết chương 4 140 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 159
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASKs Available seat kilometers - Số lượng ghế luân chuyển
FAA Federal Aviation Administration - Cục hàng không liên bang Mỹ
FSC Full Service Carrier - Hàng không truyền thống
GDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội
IASA International Aviation Safety Assessment Program - chương trình Thẩm
định An toàn Hàng không Quốc tế
IATA International Air Transport Association - Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế
ICAO International Civil Aviation Organization - Tổ chức Hàng không Dân dụng
Quốc tế
IOSA IATA Operational Safety Audit - Chứng nhận đánh giá An toàn Khai thác
của IATA
LCC Low Cost Carrier - Hàng không giá rẻ
LF Load factor - Tỷ lệ lấp đầy hành khách
OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế
RPKs Revenue Passenger Kilometers - Số lượng khách luân chuyển
WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
HKDDVN Hàng không dân dụng Việt Nam
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chí đánh giá NLCT của các hãng hàng không truyền thống 19
Bảng 1.2 Các nhân tố tác động tới NLCT của các hãng hàng không truyền thống 21
Bảng 3.1 Các quốc gia dẫn đầu về số chuyến bay cất cánh và số lượng khách luân chuyển trong năm 2018 64
Bảng 3.2 Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý ngành hàng không dân dụng 70
Bảng 3.3 Số lượng điểm đến theo hãng hàng không 73
Bảng 3.4 Danh sách các hãng hàng không dẫn đầu về hệ số đúng giờ 84
Bảng 3.5 Quy mô và cấu trúc dân số Việt Nam 90
Bảng 3.6 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi đang làm việc trong tổng dân số 91
Bảng 3.7 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 92
Bảng 3.8 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành 94
Bảng 3.9 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 98
Bảng 3.10 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 98
Bảng 3.11 GDP bình quân đầu người giai đoạn 2010 - 2019 99
Bảng 3.12 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng 100
Bảng 3.13 Chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng 101
Bảng 3.14 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu/tháng cho đi lại và bưu điện 101
Bảng 3.15 Các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng hàng không của hành khách và mức độ quan trọng của những tiêu chí này 105
Bảng 3.16 Thống kê mô tả các tiêu chí 106
Trang 11
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Mô hình nghiên cứu tổng quan 6
Hình 1.1 Quan niệm về ngành công nghiệp như một đơn vị gia tăng giá trị 18
Hình 2.1 Đề xuất phân loại hoạt động hàng không dân dụng 41
Hình 2.2 Mô hình “Kim Cương” mở rộng (The Diamond model) 52
Hình 2.3 Các yếu tố trong “Mô hình kim cương” của Porter 57
Hình 2.4 Khung phân tích nâng cao NLCT ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK59 Hình 3.1 Số lượng khách luân chuyển giai đoạn 1970 - 2018 63
Hình 3.2 Số lượng chuyến bay cất cánh giai đoạn 1970 - 2018 64
Hình 3.3 Số lượng máy bay của một số hãng hàng không trên thế giới 72
Hình 3.4 Số lượng ghế luân chuyển ngành hàng không dân dụng Việt Nam 74
Hình 3.5 Số lượng ghế luân chuyển của các doanh nghiệp HKDD Việt Nam 75
Hình 3.6 Số lượng ghế luân chuyển của các hãng hàng không nước ngoài 76
Hình 3.7 Số lượng khách luân chuyển ngành HKDDVN 76
Hình 3.8 Số lượng khách luân chuyển ngành hàng không dân dụng Việt Nam 77
Hình 3.9 Số lượng khách luân chuyển của một số hãng hàng không nước ngoài 78
Hình 3.10 Năng suất lao động ngành hàng không dân dụng Việt Nam 79
Hình 3.11 Năng suất lao động của một số hãng hàng không nước ngoài 80
Hình 3.12 Tỷ lệ lấp đầy chỗ hành khách ngành hàng không thế giới 80
Hình 3.13 Tỷ lệ lấp đầy chỗ hành khách của một số hãng hàng không 81
Hình 3.14 Tổng hợp số vụ tai nạn và thương vọng hàng không dân dụng 82
Hình 3.15 Đánh giá hệ số an toàn bay một số hãng hàng không 83
Hình 3.16 Các hãng hàng không đạt 5 sao về chất lượng dịch vụ năm 2020 86
Hình 3.17 Các hãng hàng không đạt 4 sao về chất lượng dịch vụ năm 2020 87
Hình 3.18 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Ngành HKDDVN 89
Hình 3.19 Tỷ trọng người từ 25-64 tuổi tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên 93
Trang 12PHẦN MỞ ĐẨU
1 Tính cấp thiết của luận án
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh trong những năm qua Ngành đã nắm bắt nhanh
xu thế hội nhập, tận dụng hiệu quả các lợi thế cạnh tranh để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thị trường hàng không dân dụng (HKDD) phát triển hàng đầu thế giới Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố tháng 6/2016, ngành HKDDVN năm 2015 có tốc độ tăng trưởng nội địa đứng thứ 7 thế giới
về số lượng khách tăng thêm (gần 5 triệu lượt khách) và đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2014 (29,2%) (IATA, 2016) Khi báo cáo thường niên của IATA được công bố vào tháng 6/2017, ngành HKDDVN năm 2016 có tốc độ tăng trưởng nội địa đứng thứ 5 thế giới với số lượng khách tăng thêm đạt hơn 6 triệu lượt và đứng đầu
về tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2015 (32,6%) (IATA, 2017) Tốc độ tăng trưởng này là rất ấn tượng đối với thị trường HKDD đang phát triển như ở nước ta
Sự phát triển của ngành HKDD trong thời gian qua cũng đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nói chung và các hãng HKDD của Việt Nam nói riêng một số vấn đề cấp bách cần quan tâm nhằm phát triển ngành HKDD bền vững và tổng thể hơn Một trong những vấn đề đáng lưu tâm là ngành HKDDVN chưa khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế, và năng lực cạnh tranh (NLCT) của toàn ngành chưa đạt được những chuyển biến tích cực cũng như sự ổn định cần thiết
NLCT của ngành HKDD trước hết được thể hiện qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không với nhau Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới có 5 hãng hàng không đang khai thác thương mại các dịch vụ vận chuyển hành khách (VCHK), trong đó có 1 hãng hàng không truyền thống (FSC), 3 hãng hàng không giá rẻ (LCC), và 1 hãng hàng không hybrid Trong số này, Vietnam Airlines là hãng hàng không truyền thống và Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ đang nắm giữ phần lớn thị phần khách trong nước và quốc tế Các hãng hàng không còn lại bao gồm Pacific Airlines (Jetstar Pacific trước đây), Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO), và Bamboo Airways chỉ chiếm một phần nhỏ thị phần khách của ngành Thực trạng ngành hàng không chỉ có 2 hãng hàng không chính và lại không cùng phân khúc đã khiến cho việc cạnh tranh trở nên khập khiễng Trong khi cạnh tranh là xu hướng tất yếu và là môi trường cũng như động lực để các doanh nghiệp nâng cao giá trị của
Trang 13khúc hàng không là một bất lợi lớn đối với ngành HKDDVN trong việc cải thiện và nâng cao NLCT toàn ngành
Từ giữa những năm 2000, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường HKDD và hội nhập kinh tế thế giới Từ đó, ngày càng nhiều hãng hàng không nước ngoài mở đường bay mới và tham gia khai thác đi/đến tại thị trường Việt Nam Mặc dù ngành HKDDVN
đã có những bước tiến lớn và đạt tốc độ tăng trưởng tốt, song như thế vẫn là chưa đủ khi đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành trên thương trường quốc tế Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường HKDD Việt Nam đá có sự tham gia khai thác của khoảng 68 hãng hàng không quốc tế từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của khách Việt Nam và nước ngoài Các đối thủ nổi bật của các hãng HKDDVN đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Anh, Pháp, Đức, Nga và bao gồm không chỉ các hãng hàng không truyền thống mà còn cả các hãng hàng không giá
rẻ Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế và chuyên gia giao thông, hàng không khu vực ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á nói chung đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua và cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt là về giá Cùng hòa chung vào sự tăng trưởng và mở rộng mạng đường bay ấy, song ngành HKDD Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với các hãng hàng không khác trong khu vực về giá vé và chất lượng dịch vụ
Bên cạnh các yếu tố liên quan trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của ngành hàng không như mạng đường bay, đội tàu bay hay dịch vụ trên chuyến bay, thì mạng cảng hàng không - sân bay đóng góp vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp bãi đỗ, đường cất hạ cánh, nhà chờ cho khách và các dịch vụ mặt đất đi kèm Trong Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030” đã nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030 như sau: “Thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển Phát triển đội tàu bay theo định hướng áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại Phát triển hệ thống cảng hàng không với công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu vận chuyển và năng lực chuyên chở Hình thành và phát triển 3 trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm khu vực ASEAN Phát triển hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay hiện đại, tiên tiến trong khu vực Châu Á Phát triển các loại hình hàng không chung đáp ứng được nhu cầu kinh tế - xã hội Từng bước phát triển trình độ khoa học công nghệ hàng không ngang tầm khu vực ASEAN” Với định hướng này, mạng