1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại kon tum

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Kon Tum
Tác giả Lê Đức Tín
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Ân, TS. Đặng Thị Thu Hoài
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 593,78 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu .... Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

LÊ ĐỨC TÍN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

TẠI KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -

LÊ ĐỨC TÍN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

TẠI KON TUM

Ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Bá Ân

2 TS Đặng Thị Thu Hoài

Hà Nội, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Lê Đức Tín

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam Tôi luôn được sự giúp

đỡ của cơ quan và các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận án Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện KHXH và Khoa Kinh tế học, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng tri ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn

Bá Ân và TS Đặng Thị Thu Hoài đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực nôngnghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước nông nghiệp ở địa phương và các Viện nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn các doanh nghiệp và hộ nông dân

đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận án

Kon Tum, ngày tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Đức Tín

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 9

6 Đóng góp mới của luận án 9

7 Kết cấu của luận án 9

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 10

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: 10

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 13

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo nhu cầu thị trường 15

1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu 16

1.2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng nghệ cao: 17

1.2.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị nông sản 19

1.2.6 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết ngành, liên kết vùng 20

1.3 Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến phát triển NNCNC và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án 21

1.3.1 Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến luận án 21

1.3.2 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 22

Trang 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 23

2.1 Các khái niệm và lý thuyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 23

2.1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC, NN hiện đại, NNCNC, phát triển NNCNC) 23

2.1.2 Lý thuyết liên quan đến phát triển NNCNC 27

2.2 Đặc điểm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp công nghệ cao 32

2.3 Những đặc trưng chủ yếu của nông nghiệp công nghệ cao 35

2.4 Nội dung, hình thức và tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC 37

2.4.1 Nội dung phát triển NNCNC 37

2.4.2 Hình thức phát triển NNCNC Error! Bookmark not defined 2.4.3 Tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC 40

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC 43

2.5.1 Nhân tố nội lực của các chủ thể ứng dụng NNCNC 44

2.5.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển NNCNC 46

2.6 Kinh nghiệm phát triển NNCNC và rút ra bài học kinh nghiệm 50

2.6.1 Phát triển NNCNC ở một số nước 50

2.6.2 Phát triển NNCNC ở một số tỉnh thành trong nước 56

2.6.3 Những bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng 63

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI KON TUM 67

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển NNCNC 67

3.1.1 Các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển NNCNCError! Bookmark not defined 3.1.2 Các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, xã hội tác động đến phát triển NNCNCError! Bookmark not defined 3.2 Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển nông nghiệp tại Kon TumError! Bookmark not defined 3.2.1 Cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: 67

3.2.2 Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại tỉnh Kon Tum 71

3.3 Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum 82

3.3.1 Khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội phát triển nông nghiệp công nghệ caoError! Bookmark not defined

Trang 7

3.3.2 Thực trạng nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

phát triển nông nghiệp công nghệ cao 82

3.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao 91

3.3.4 Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp

công nghệ cao 91

3.3.5 Thực trạng liên kết chuỗi trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao 95

3.3.6 Thị trường tiêu thụ nông sản của Kon Tum 98

3.3.7 Tác động của các chính sách và nguồn vốn đầu tư phát triển nông

nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum Error! Bookmark not defined

3.4 Đánh giá chung về những thành quả, những khó khăn và hạn chế về

phát triển NNCNC tại Kon Tum 99

3.4.1 Những kết quả đạt được 99

3.4.2 Những mặt chưa được, hạn chế phát triển NNCNC ở Kon Tum: 102

3.4.3 Những khó khăn, thách thức đối với phát triển NNCNC ở Kon TumError! Bookmark not defined

3.4.4 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra về

phát triển NNCNC tại Kon Tum Error! Bookmark not defined

3.5 Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại

Kon Tum: 109

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở KON TUM 114

4.1 Bối cảnh quốc tế, trong nước và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát

triển NNCNC tại Kon Tum 114

4.1.1 Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến phát triển NNCNC tại Kon

Tum 114

4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường tiêu thụ nông sản cho Việt

Nam và Kon Tum 119

4.1.3 Chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam mang lại

cơ hội cho phát triển NNCNC của Kon Tum 124

4.1.4 Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu tác động đến phát triển NNCNC

(Phân tích SWOT) 125

Trang 8

4.2 Quan điểm và định hướng phát triển NNCNC ở Kon Tum 127

4.2.1 Quan điểm về phát triển NNCNC ở Kon Tum 127

4.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển NNCNC cho tỉnh Kon Tum 128

4.3 Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum 131

4.3.1 Nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển SXNN nói chung và quy hoạch phát triển NNCNC nói riêng và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu 131

4.3.2 Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, tăng cường ứng dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất tiên tiến để phát triển NNCNC 132

4.3.3 Đẩy nhanh việc thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC 137

4.3.4 Phát triển thị trường cả trong và ngoài nước gắn với việc xây dựng thương hiệu nông sản của Kon Tum 139

4.3.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất theo chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị nông nghiệp để phát triển NNCNC 141

4.3.6 Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho phát triển NNCNC 143

4.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC 147

4.3.8 Giải pháp phát triển NNCNC đảm bảo yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu 148

4.3.9 Về cơ chế chính sách: 151

KẾT LUẬN 152

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 163

Trang 9

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DNNNCNC Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

NNƯDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

KHCN

KHKT

Khoa học công nghệ Khoa học kỹ thuật

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả chăn nuôi giai đoạn 2010-2018 (Giá hiện hành) 70

Bảng 3.2: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất lúa 85

Bảng 3.3: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất rau 86

Bảng 3.4: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất cà phê niên vụ 2018-2019 86

Bảng 3.5.: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong chăn nuôi heo 88

Bảng 3.6: Ứng dụng KHCN và CNC trên 1 số cây trồng vật nuôi (2018) 90

Bảng 3.7 Trình độ người ND 76

Bảng 3.8 Trình độ quản lý của DN 76

Bảng 3.9: Lao động thường xuyên của 1 DNNN 92

Bảng 3.10: Lao động mùa vụ của 1 DNNN 93

Bảng 3.11: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất mía 96

Bảng 3.12: Ứng dụng KHCN và CNC của các hộ ND trong SXNN Kon Tum (Năm 2018) 106

Bảng 3.13: Tỷ lệ ứng dụng KHCN và CNC của DN 106

Bảng 3.14: Tỷ lệ ứng dụng KHCN và CNC của hộ ND 106

Bảng 3.15 ND đánh giá về những chính sách thúc đẩy phát triển NNCNC 107

Bảng 3.16 DN đánh giá về những chính sách thúc đẩy phát triển NNCNC 108

Bảng 3.17 Nguồn vốn và vốn đầu tư cho nông nghiệp 108

Bảng 3.18 Thực trạng liên kết DN và ND theo chuỗi phát triển NNCNC 103

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế (giá hiện hành) 67 Biểu đồ 3.2 Giá trị sản xuất và Cơ cấu nông lâm thủy sản 2010-2018 (Giá hiện

hành) 68 Biểu đồ 3.3 GTSX và Cơ cấu ngành nông nghiệp (Giá hiện hành) 69 Biểu đồ 3.4 Giá trị sản xuất và Cơ cấu cây hàng năm (Giá hiện hành) 69 Biểu đồ 3.5 Kết quả của chăn nuôi giai đoạn 2010 -2018 Nguồn: Niên giám

thống kê tỉnh Kon Tum 2018 70

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua 35 năm đổi mới, nền nông nghiệp hàng hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hóa gia tăng nhiều lần và ngày càng đa dạng Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo Quốc phòng, An ninh Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ đó, tăng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao Những thành tựu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại,

số lượng và chất lượng nông sản Nhiều nông sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ, thủy sản… Thực tiễn việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho thấy có nhiều chủ thể tham gia như doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác và các hộ nông dân, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đã thành công nhất định Điều

đó chứng tỏ rằng NNCNC giúp nông dân giảm phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó

có thể chủ động và mở rộng quy mô sản xuất Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Ngoài ra, quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản áp dụng công nghệ tiên tiến còn góp phần bảo vệ môi trường

Dù bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều và phổ biến, năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững

Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến ngành nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Công nghệ số sẽ hình thành phương thức sản xuất mới, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả trong nông nghiệp; giúp cải thiện chất lượng, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ứng dụng trong chương trình bảo hiểm, khuyến cáo trong các quyết định đầu tư trồng trọt của người sản xuất Sự kết hợp giữa internet vạn vật và dữ liệu lớn sẽ làm thay đổi hoàn

Trang 13

toàn chuỗi cung ứng, chuyển từ hệ thống phân phối truyền thống sang buôn bán trực tuyến và kết nối người tiêu dùng với người sản xuất, phân tích và dự báo nhu cầu để

ra quyết định sản xuất Công nghệ viễn thám kết hợp với internet vạn vật và dữ liệu lớn để giúp hỗ trợ quản lý thông tin cho quy hoạch, giám sát cung - cầu, quản lý và cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, kết nối thị trường và phản hồi chính sách nông nghiệp

và phát triển nông thôn Ngoài ra, internet vạn vật sẽ giúp tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm Thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm cao và ổn định; ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài còn mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam Nếu nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới và ngành NNCNC sẽ phát huy được lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam, và việc phát triển NNCNC ở các địa phương không thể ở ngoài cuộc là tất yếu, đến nay một số địa phương trong nước (Lâm Đồng, Sơn La, TP HCM,…) đã và đang thực hiện thành công sản xuất nông sản có

hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối sản phẩm với người tiêu dùng dễ dàng, đẩy mạnh và tăng cao giá trị xuất khẩu, tăng nhanh về giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế nhất là giá trị NNCNC, liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, …tuy nhiên hiện nay các mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán và tỷ lệ áp dụng chưa cao và chưa đồng bộ, hầu hết mới chỉ ứng dụng CNC trong một khâu hoặc một vài công đoạn sản xuất

Kon Tum là tỉnh miền núi cao có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng có vị trí địa kinh tế thuận lợi nằm ở cực bắc của Tây nguyên nối giữa các tỉnh ven biển miền Trung với Tây nguyên, được thiên nhiên ưu đãi, chia thành hai tiểu vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, có tiềm năng rất lớn để phát triển NN, NNCNC với

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN