1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển bền vững du lịch tại thanh hóa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa
Tác giả Mai Anh Vũ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Lâm, TS. Nguyễn Quang Vĩnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 297,33 KB

Nội dung

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là du

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MAI ANH VŨ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI

THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MAI ANH VŨ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH

THANH HÓA

Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số : 9.34.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Bá Lâm

2 TS Nguyễn Quang Vĩnh

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS Nguyễn Bá Lâm và TS Nguyễn Quang Vĩnh Các số liệu sử dụng

phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan

Tác giả luận án

NCS Mai Anh Vũ

Trang 4

Mục lục

LỜI CAM ĐOAN 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 10

DANH MỤC CÁC BẢNG 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 13

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

7 Kết cấu của luận án 9

CHƯƠNG 1: 10

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

1.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới 10

1.1.1 Công trình liên quan tới du lịch bền vững 10

1.1.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 13

1.1.3 Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch 15

1.2 Công trình nghiên cứu trong nước 17

1.2.1 Công trình có liên quan tới du lịch bền vững 17

1.2.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 18

1.2.3 Các công trình có liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch 20

1.3 Nhận xét về những công trình nghiên cứu đã được công bố 24

1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 27

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch 27

2.1.1 Khái niệm về du lịch và phát triển bền vững du lịch 27

2.1.2 Mục tiêu phát triển bền vững du lịch 33

2.2 Những nội dung cơ bản về phát triển bền vững du lịch 34

2.2.1 Phát triển bền vững du lịch về kinh tế 34

2.2.2 Phát triển bền vững du lịch gắn với các vấn đề xã hội 37

2.2.3 Phát triển bền vững du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường 39

2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 40

2.3.1 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 40

2.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 42

2.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án 43

Trang 5

2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch 47

2.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 47

2.4.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 48

2.4.3 Tài nguyên du lịch 50

2.4.4 Phát triển nguồn nhân lực 51

2.4.5 Tổ chức quản lí ngành du lịch 53

2.4.6 Chất lượng dịch vụ du lịch 54

2.4.7 Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch 56

2.5 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch và bài học cho Thanh Hóa 58

2.5.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới và trong nước 58

2.5.2 Kinh nghiệm rút ra cho phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA 67

3.1 Khái quát về kinh tế - xã hội và phát triển du lịch tại Thanh Hóa 67

3.1.1 Vị trí địa lí và môi trường tự nhiên 67

3.1.2 Dân số và lao động 68

3.1.3 Tốc độ phát triển kinh tế xã hội 68

3.1.4 Tài nguyên du lịch 69

3.1.5 Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội 73

3.1.6 Những thuận lợi của Thanh Hóa trong phát triển bền vững du lịch 76

3.2 Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 78

3.2.1 Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể kinh tế 78

3.2.2 Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể xã hội 86

3.2.3 Thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa vể môi trường 91

3.2.4 Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 96

3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 107

3.3.1 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 107

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu 108

3.3.3 Nghiên cứu định tính 109

3.3.4 Nghiên cứu định lượng 116

3.3.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 117

3.3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức 122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 128

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA 129

4.1 Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa 129

4.1.1 Dự báo về tình hình phát triển du lịch 129

4.1.2 Phương hướng phát triển du lịch tại Thanh Hóa 133

4.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa 133

4.2 Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 137

Trang 6

4.2.1 Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch 137

4.2.2 Về nâng cao tổ chức quản lý ngành du lịch 140

4.2.3 Về phát triển nguồn nhân lực 143

4.2.4 Về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 145

4.2.5 Về phát triển cơ sở hạ tầng 146

4.2.6 Về phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch 147

4.2.7 Giải pháp đối với khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch 148

4.2.8 Ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch 149

4.3 Một số khuyến nghị 152

4.3.1 Khuyến nghị đối với các cơ quan Chính phủ 152

4.3.2 Khuyến nghị đối với Thanh Hóa 153

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 155

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 158

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

Diễn đàn Hợp tác Kinh

tế châu Á – Thái Bình

Dương

APEC

5

International Union for

Conservation of Nature and

Natural Resources

Liên minh Bảo tồn

Chỉ số dùng để xem xét

sự thích hợp của phân tích nhân tố

KMO

7

Partial Least Squares – Structural

Equation Model

Mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần

PLS-SEM

Residual

Tiêu chuẩn hóa gốc

Programme

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

UNEP

Environment and Development

Ủy ban Môi trường và

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 41 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững 42 Bảng 2.3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án

44

Bảng 3.2: Số lượt khách theo ghi nhận từ các cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2019 79

Bảng 3.5: Doanh thu và lượt khách phục vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành giai

Bảng 3.10: Tổng hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa theo các tiêu

chí đánh giá phát triển bền vững du lịch giai đoạn 2015-2019 96

Bảng 3.17: Các kết quả xác định mức độ ý nghĩa và tác động tổng hợp của các yếu

Bảng 3.18: Chỉ số độ tin cậy Standardized Root Mean Square Residual (SRMR) 125

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững 31

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa 107

Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu 109

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu và kết quả sử lý số liệu 126

Hình 4.1: Dự báo phát triển du lịch thế giới tới năm 2030 129

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành bình quân đầu người Thanh Hóa

giai đoạn 2015-2019 (USD/Người) 69

Trang 11

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế

- xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm cho hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào tốc

độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,

có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư

Trang 12

khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh tế dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta

Thanh Hóa là một tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời Phong phú về di sản văn hoá và các lễ hội truyền thống Thanh Hóa cũng là nơi có tài nguyên du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triền ngành du lịch Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng tại Thanh Hóa để tương xứng với tiềm năng Cùng với sự phấn đấu của Đảng, Chính quyền, nhân dân trong vùng, Thanh Hóa đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội

Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã được Chính phú quan tâm và xem đây là ngành kinh tế quan trọng Tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên

du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa phát huy lợi thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu của khách và ngày lưu trú còn thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp vừa thiếu lại chưa gắn với chất lượng Phát triển du lịch tại Thanh Hóa chưa gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" một cách hiệu quả di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững, nguồn lực cho bảo tồn còn thấp; phát triển du lịch không đều giữa các vùng trong tỉnh Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa được triển khai Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa được chú trọng, điển hình

là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác, hồ khô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và xuất hiện sự xung đột lợi ích với các ngành kinh tế khác

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Thanh Hóa hiện nay là làm thế nào

để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch tỉnh để phát triển nhanh và bền vững Tức

là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, giúp phát triển kinh tế và phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế

Trang 13

dài hạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống và lợi ích của cộng đồng địa phương và cần phải hài hòa, lan tỏa được lợi ích kinh tế các thành phần kinh tế tại địa phương

Xuất phát từ thực tiễn, cùng với những kiến thức khoa học được tích lũy tác

giả đã chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA”

làm đề tài luận án nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát

triển bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành du lịch và kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch;

- Đánh giá thực trạng của phát triển du lịch, tại Thanh Hóa giai đoạn

2015-2019

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

- Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa?

- Những hạn chế trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? Nguyên nhân tại sao?

- Nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ?

- Giải pháp nào nhằm giúp du lịch Thanh Hóa phát triển một cách bền vững?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là toàn bộ các vấn

đề lý luận về phát triển bền vững du lịch, thực tiễn và giải pháp phát triển bền vững

du lịch ở địa phương cấp tỉnh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển bền vững du lịch, các

tiêu chí, mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch

Trang 14

+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

+ Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển từ năm 2015 đến 2019

bằng các dữ liệu thứ cấp; các dữ liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong năm 2019 các giải pháp; đề xuất, kiến nghị xác định tới năm 2025 tầm nhìn tới năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế

du lịch

Trong đề tài luận án của tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:

5.1 Phương pháp phân tích

Tác giả nghiên cứu sách báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các báo cáo về phát triển du lịch sau đó phân tích và từ đó rút ra các kết luận về phát

triển bền vững du lịch

5.2 Phương pháp thống kê so sánh, tổng hợp

Từ việc nghiên cứu chỉ tiêu qua các năm, tác giả sử dụng phương pháp thống

kê so sánh về tỷ lệ phần trăm, số tương đối và tuyệt đối để đưa ra các kết luận về tình hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa Từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp liên quan tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

5.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu

5.3.1 Thu thâp số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích

có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận án

Trong luận án tác giả đã sử dụng số liệu từ các nguồn: Sử dụng dữ liệu thứ cấp lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu về các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu của Sở VHTTDL Thanh Hóa, Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thanh Hóa

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN