Giải pháp đơn vị (Trường, Khoa, Lớp, Thầy Cô, …)

Một phần của tài liệu Triết học mác – lênin và vai trò của nó Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện Đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.3. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lênin

2.3.2. Giải pháp đơn vị (Trường, Khoa, Lớp, Thầy Cô, …)

32

Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của các trường đại học trở nên vô cùng quan trọng. Các trường đại học không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực cao mà còn là trung tâm nghiên cứu, phát triển những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, xã hội. Sự kết hợp giữa triết học Mác- Lênin và các giải pháp tiên tiên tiến từ các trường đại học đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước.

Áp dụng triết học Mác – Lênin vào giảng dạy và nghiên cứu:

Triết học Mác – Lênin được áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng của sinh viên về các vấn đề xã hội và kinh tế. Việc xây dựng các chương trình học chuyên sâu về triết học này giúp sinh viên không chỉ hiểu rõ lý thuyết mà còn áp dụng vào các thực tiễn xã hội cụ thể.

Trong chương trình đào tạo hiện tại hầu hết các trường đại học trên cả nước, triết học Mác – Lênin được đưa vào giảng dạy như một môn học bắt buộc. Các giáo trình như “Giáo trình Triết học Mác-Lênin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội hay “Tài liệu học tập môn Triết học Mác -Lênin” do TS.Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) và TS.Lê Đức Sơn biên soạn, ISBN – 978 – 604 – 73 – 8064 – 0, xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM (2021), đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập.

Không chỉ được đưa vào chương trình đại học với vai trò chỉ là một môn học, triết học Mác – Lênin còn được phát triển trở thành một ngành học chuyên sâu tại nhiều trường đại học. Các trường đại học như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều là các trường đại học uy tín đào tạo chuyên ngành Triết học.

Tổ chức các hoạt động, hội thảo, cuộc thi để giáo dục và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin ở trường đại học

Việc tạo ra sân chơi cho sinh viên là một cách hiệu quả để thúc đẩy sinh viên nghiên cứu và ứng dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Việc tham gia vào các hoạt động này này ngoài nâng cao nhận thức và khả năng giải quyết các vấn đề xã hội còn giúp sinh viên rèn luyện tinh thần trách nhiệm ý thức xã hội.

Cuộc thi “Tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Thành đoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2004 tới nay.

33

Nguồn: TPHCM: Trao giải cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (congan.com.vn)

Cuộc thi “Oympic Mác-Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh lần V với chủ đề “Ánh sáng dẫn lối tương lai””_ Đại học Tôn Đức Thắng

Nguồn: https://www.facebook.com/share/yqMUPhXJgc4bNKi8/?mibextid=LQQJ4d

Phát triển nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng:

Nghiên cứu triết học Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở mức lí thuyết mà còn phải được áp dụng một cách đúng đắn vào các vấn đề thực tiễn của đất nước.

Các bài nghiên cứu như:

“ Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và một số lý thuyết quan hệ quốc tế trong xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam ” PGS, TS Thái Văn Long – Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

“Vai trò của triết học Mác- Lênin trong sự nghiệp đổi mới á Việt Nam” Đinh Thị Phượng – Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

“Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới” Tổng bí thư, Tiến sĩ Chính trị học Nguyễn Phú Trọng.

Các bài nghiên cứu này là những ví dụ rõ ràng cho việc áp dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Không những giúp làm sâu sắc hiểu biết lý luận mà còn đóng góp quan trọng và việc phát triển chính sách quốc gia và thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước.

Hợp tác quốc tế và quốc tế hóa:

Hợp tác quốc tế và quốc tế hóa là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng và ứng dụng triết học Mác – Lênin ra ngoài phạm vi quốc gia. Việc liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế không chỉ giúp thúc đẩy sự giao lưu tri thức mà còn tạo cơ hội để nghiên cứu và vận triết học Mác – Lênin trong ngữ cảnh quốc tế.

34

Các đơn vị trường đại học hợp tác với các đối tác quốc tế (các trường đại học, các doanh nghiệp,..) để chia sẻ kinh nghiệm, tận dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới để nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu, tiếp cận được những phương pháp nghiên cứu tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ nên giáo dục phát triển. Các chương trình hợp tác quốc tế phổ biến ở Việt Nam như trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu chung, và phát triển chương trình đào tạo đồng cấp.

Đào tạo nguồn nhân lực quốc tế: triết học khẳng định tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng với môi trường quốc tế. Các đơn vị trường đại học phát triển các chương trình đào tạo quốc tế, thu hút sinh viên quốc tế và đào tạo các cán bộ có tầm nhìn toàn cầu.

Một phần của tài liệu Triết học mác – lênin và vai trò của nó Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện Đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)