1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước và vấn Đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 715,46 KB

Nội dung

Trong xã hội nguyên thủy, với sự tồn tại của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, chưa xuất hiện Nhà nước, chưa có Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực giai cấp, duy trì sự thống trị của gia

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC

TÊN CHỦ ĐỀ:

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Họ và tên : Ngô Nguyễn Hà Giang

Mã số sinh viên : 030437210076 Lớp sinh hoạt : DH37AV04

CHẤM ĐIỂM

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

MUC LUC

1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về Nhà nước : 3 1.1 Nguồn gốc của Nhà nưƯỚc - L2 2222 2 nh neo 3 1.2 Bản chất của Nhà nưƯỚớc c2 T2 1S S1 n TS TT ng heu 4 1.2.1 Tính giai cấp của Nhà nưỚớc cà cành no 4 1.2.2 Tính xã hội của Nhà nƯỚC ‹- n SH nn như 5 1.3 Chức năng cơ bản của Nhà nưƯỚc cành re 5 1.3.1 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại 5 1.3.2 Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội 6 1.4 Đặc trưng cơ bản của Nhà nưƯỚc cà cành vs nh rrreo 6 1.5 Các kiểu và hình thức Nhà nước -c cà s++sssss 7 1.5.1 Kiểu và hình thức Nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp 7 1.5.2 Kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

2.Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Nhà nước pháp quyền c Qnnnn HT HH» nhào 8 2.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền ccccccccce 8 2.1.2 Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền 9 2.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10 2.2.1 Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10

2.2.2 Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền 11

2.2.3 Giải pháp để xây dựng hoàn thiện cơ chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ¿Ặc 22c S22 se 12

r1 ccccccccscececececcscsesceccecesvscevevscecescrescevevevsercevevevevesesesvavaveverereres 13

Trang 3

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về Nhà nước

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, Ph,Ăngghen cho rằng, Nhà nước là một phạm trù lịch sử: “ Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định” khi “ xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được” !

Trong xã hội nguyên thủy, với sự tồn tại của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, chưa xuất hiện Nhà nước, chưa có Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực giai cấp, duy trì sự thống trị của giai cấp, đối lập với nhân dân Xã hội tồn tại theo thể chế tự quản “Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp, thì sự phân chia đó làm cho Nhà nước trở thành một tất yếu”?

Điều này chứng tỏ, Nhà nước ra đời không phải xuất phát từ mục đích tự thân mà xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp Vì vậy, Ph.Ăngghen viết: “Vì Nhà nước nảy sinh ra từ những nhu cầu phải kiềm chế những đối lập giai cấp, vì Nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp, cho nên theo lệ thường, Nhà nước là của giai cấp có thế lực nhất, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có Nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống trị về chính trị ” 3 Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu duy trì trật tự và thống trị xã hội của giai cấp thống trị, để cho cuộc đấu tranh giai cấp không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt

1 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn t ệ, t 21, Nxb, Chính tr qQuôôc gia, Hà Nội, tr.252

2 C.Mác và Ăngghen (2004), Toàn tập, t 21, Sđd tr.257

Trang 4

luôn cả xã hội, để duy trì xã hội trong vòng “ trật tự” Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph Ăngghen, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của Nhà nước, đó là: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”ˆ Như thế, Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, “Nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” ? và “bất cứ Nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”

Như vậy, có thể nói nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện Nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải, còn nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự xuất hiện của Nhà nước là mâu thuẫn gia cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để “làm dịu” sự xung đột giai cấp, để duy trì trật tự xã hội trong vòng “trật tự” mà ở đó, địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị được đảm bảo Nhà nước là một hiện tượng xã hội nhưng đây không là hiện tượng xã hội bất biến, thụ động mà Nhà nước là thiết chế xã hội đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi

12 Bản chất của Nhà nước

Bản chất của Nhà nước là vấn đề có tính thời sự, được bàn luận nhiều, thậm chí nó còn là trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc của Nhà nước, nhưng thông thường, khi xem xét bản chất Nhà nước người ta thường xem xét dưới 2 góc độ là tính giai cấp và tính xã hội

1.2.1 Tính giai cấp của Nhà nước

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội

đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy

5 V.I Lênin: Toàn tê, t.32, Nxb Tiêôn bộ, Mátxcova, 1981, tr.303

Trang 5

Sau 3 lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện để phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo, hình thành 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Như vậy 1 xã hội mới ra đời đòi hỏi cũng phải có một tổ chức quyền lực mới dập tắt được các cuộc xung đọt giai cấp Từ đây hình thành nên sự ra đời của Nhà nước Nhà nước ra đời một cách khách quan “Một lực lượng nảy sinh từ xã hội , một lực lượng tựa hổ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho

sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự” Nhà nước ra đời và sự tồn tại trong xã hội có giai cấp cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Bản chất giai cấp Nhà nước thể hiện hết ở chỗ Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị

xã hội Nhà nước là cơ quan hay công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền đối với xã hội “Nhà nước theo đúng nghĩa của nó là bộ máy để trấn áp đặc biệt giai cấp này đối với giai cấp khác” V.I.Lênin cũng đã khẳng định quan điểm của C.Mác về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và Cách mạng: “Theo Mác, Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và củng

cố sự áp bức kia bằng cách làm xoa dịu xung đột giai cấp” 7

1.2.2 Tính xã hội của Nhà nước

Tính xã hội của Nhà nước được thể hiện bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, Nhà nước còn phải quan tâm đến việc bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội tính xã hội là một thuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ Nhà nước nào Nhà nước

sẽ không tồn tại được nếu không quan tâm đến quyền lợi của giai cấp, tầng lớp khác, không giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh Theo quy luật chung, tính xã hội, tính nhân loại của các Nhà nước ngày càng được thể hiện rõ cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống hiện đại

Do vậy, không có một Nhà nước nào có thể tồn tại và phát triển được nếu chỉ duy trì tính giai cấp (chức năng giai cấp) mà “quên đi” tính xã hội (chức năng xã hội) Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, giai cấp thống trị mặc dù có địa vị kinh tế - xã hội quan trọng và quyết định đối với giai cấp khác, nhưng cũng chỉ là bộ phận của xã hội

mà không thể là toàn thể xã hội, vì thế ngoài việc bảo vệ quyền lợi và

Trang 6

địa vị thống trị về kinh tế - xã hội, giai cấp thống trị phải điều hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các giai tầng khác ngay cả giai cấp đối lập với mình trong xã hội Hơn nữa, Nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, phức tạp mà không một thiết chế xã hội nào có thể đảm nhận được để duy trì ổn định và phát triển xã hội

1.3 Chức năng cơ bản của Nhà nước

Chức năng Nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy Nhà nước mà mỗi cơ quan Nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước.Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau

1.3.1 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực Nhà nước, chức năng của Nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Chức năng đối nội của Nhà nước là sự thực hiện đường lối đối nội nhằm duy trì trật tự xã hội thông qua các công cụ như: chính sách xã hội, luật pháp, cơ qua truyền thông, văn hóa, giáo dục, Chức năng đối nội được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội, y tế, giáo dục, của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu chung của toàn xã hội Chức năng đối nội của Nhà nước thục hiện một cách thường xuyên thông qua lăng kính giai cấp của giai cấp thống trị

Chức năng đối ngoại của Nhà nước là sự triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhà giải quyết mối quan hệ với các thể chế Nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia dân tộc, nhằm bảo

vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, y tế, giáo dục, của mình Thực chất của chức năng này là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong các quốc gia khác

nhau

Mối quan hệ giữa hai chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước thể hiện ở chỗ chúng thống nhất với nhau, trong đó chức năng đối nội quy định chức năng đối ngoại; ngược lại chức năng đối ngoại có tác động mạnh lên chức năng đối nội

1.3.2 Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội

Trang 7

Căn cứ vào tính chất của quyền lực Nhà nước, chức năng của Nhà nước được chia thành chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội Chức năng thống trị chính trị của Nhà nước là chức năng bảo bảo

vệ và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị Là công cụ thống trị giai cấp, Nhà nước thường xuyên sử dụng bộ máy quyền lực để duy trì sự thống trị đó thông qa hệ thống chính sách và pháp luật Bộ máy quyền lực của Nhà nước từ trung ương đến cở sở, nhân danh Nhà nước duy trì trật tự xã hội, đàn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị, các lực lượng chống đối nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị Chức năng xã hội của Nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung của cộng đồng quốc gia, trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lí Nhà nước

về xã hội, điều hành các công việc chung của xã hội như: thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, để duy trì sự ổn định trong của xã hội trong “ trật tự ” theo quan điểm của giai cấp thống trị Tuy nhiên, theo Ph.Ăngghen, Nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là Nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng

Mối quan hệ giữa hai chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của Nhà nước là mối quan hệ biện chứng Chức năng chính trị quy định tính chất, phạm vi, hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội Chức năng xã hội giữ vai trò là cơ sở cho việc thực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho việc thực hiện chức năng chính trị có hiệu quả

Theo sự phát triển qua từng giai đoạn Nhà nước có năm đặc trưng

cơ bản Một là, Nhà nước phân chia và quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổi, quản lý cư dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo, Hai là, Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên là nhiệm vụ quản lý Nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cản sát.v.v ) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị Còn các tổ chức khác trong xã hội không

có quyền lực này như tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc, Ba là, Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm

vi lãnh thổ của mình.- Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài Bốn là, Nhà nước

Trang 8

ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Thông qua pháp luật, ý chí của Nhà nước trở thành ý chí của toàn xã hội, buộc mọi cơ quan, tổ chức, phải tuân theo Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành luật và áp dụng pháp luật Năm là, Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc Để duy trì bộ máy Nhà nước Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Giải quyết các công việc chung của xã hội

Qua năm đặc trương trên nhằm phân biệt Nhà nước với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoàn thanh niên, hiệp hội.v.v ), đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc (trong xã hội công xã nguyên thuỷ) Qua đó cho thấy vai trò to lớn của Nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có

L.5 Các kiểu và hình thức Nhà nước

Nhà nước tồn tại rất phong phú và đa dạng Để dễ nhận biết, cần phải phân loại kiểu và hình thức Nhà nước thành 2 loại: kiểu và hình thức Nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp và kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

1.5.1 Kiểu và hình thức Nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp Lịch sử nhân loại đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp Tương ứng với ba hình thái kinh tế - xã hội đó là ba kiểu Nhà nước của các giai cấp bóc lột Một !à, Nhà nước chủ nô hay còn gọi là Nhà nước chiếm hữu nô lệ thực hiện sự chuyên chính của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và tầng lớp tự do Chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả người sản xuất là nô

lệ Hình thức cơ bản của Nhà nước chủ nô là Nhà nước quân chủ và Nhà nước cộng hoà Hai là, Nhà nước phong kiến thực hiện sự chuyên chính của giai cấp phong kiến đối với giai cấp nông dân và những người lao động khác Hình thức cơ bản của Nhà nước phong kiến phương Tây là Nhà nước phong kiến phân quyền Ở phương Đông, hình thức Nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất là hình thức quân chủ tập quyền ( quân chủ chuyên chế tập quyền ) Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, Nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô Ba là, Nhà nước tư bản thực hiện sự chuyên chính của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói chung

Trang 9

Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến V I Lenin đã phát biểu rằng:

“Những hình thức của Nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những Nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản” ° Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của Nhà nước Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa Tuy khác nhau về hình thức cụ thể, nhưng chung quy lại thì tất cả các Nhà nước tư bản đều là nền chuyên chính

tư sản

1.5.2 Kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Về kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản là kiểu Nhà nước thích ứng với thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước chuyên chính vô sản được xác lập khi cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động xoá bỏ Nhà nước của các giai cấp bóc lột và tự tiêu vong khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản Đây là kiểu Nhà nước mang bản chất giai cấp vô sản; được xây dựng và hoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội; tổ chức nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở liên minh giai cấp công nông và tầng lớp trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp vô sản; là kiểu Nhà nước có chức năng trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng nền kinh tế mới, xã hội mới Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của Nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng Nhà nước vô sản là một kiểu Nhà nước đặc biệt trong lịch sử, đó là Nhà nước không còn nguyên nghĩa, là Nhà nước nửa Nhà nước Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản

là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này

2 Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.1 Nhà nước pháp quyền

8 V.I.Lênin: Toàn tê, t 33, Nxb Tiêôn bộ, Mátxcơva, 1976, tr.43-44, 44, 43, 97.

Trang 10

Những nhà soạn thảo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng: Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội Điều này thể hiện trong bản Yêu sách 19 điểm của nhân dân An Nam do ông ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) năm 1919 nhưng đã bị phớt lờ Sau này, khi nắm quyền lực, Hồ Chí Minh càng để ý đến việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền

2.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước Cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản

lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Trong Nhà nước pháp quyền, ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau Vai trò của tòa án được đề cao Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền

là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời Điều này đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này Trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ) nên chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được

sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một

số quyết định của chính phủ Khi ba nhánh quyền lực được phân chia, mỗi nhánh đều muốn và tìm cho mình những quyền lực mới để mở rộng quyền lực cho mình Khả năng của mỗi nhánh quyền lực mở rộng là khác nhau, như vậy sự mất cân bằng trong ba nhánh quyền lực sẽ bị lệch và đi tới thoái hóa pháp quyền Làm sao để Nhà nước pháp quyền được ổn định và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa ba nhánh

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN