1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm phát triển và sự vận dụng quan Điểm này trong việc phát triển nền kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay”

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG HO CHI MINH KHOA LY LUAN CHINH TRI

TIEU LUAN MON: TRIET HOC MAC LE-NIN

TEN DE TAI:

“Quan điểm phát triển và sự vận dụng quan điểm này trong việc phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay”

Họ và tên sinh viên : Lê Anh Hào

Mã số sinh viên : 030436200052 Lớp, hệ đào tạo : DH36AV03 DHCQ

CHAM DIEM

Bang so Bang chir

TP HO CHi MINH - NAM 2021

Trang 2

MUC LUC DANH MUC TU VIET TAT

1 Cơ sở lý luận 01

1.1 Khái niệm 2-22 +2s+SEE+EE22EE22112712211211211221121121111.211 21 1y 01

1.1.1 Khái niệm quan điểm phát triển ÔÍ

1.1.2 Khái niệm nền kinh tế thi trường 01 1.1.3 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 02

1.2 Việc vận dụng quan điểm phát triển trong phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua từng thời kỳ phát triên 02

2 Tình hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

05 VAN ¡nh ii ni: 0n 06 2.2 Những hạn chế cần khắc phục . 2- 2 2 22 ©+22E+222zE+z++zx+rxcxee 07 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2- 2+ ©+++x2++x+2zz+ze+zx+rxerxee 07

3 Giai phap 08

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MUC CAC TU VIET TAT

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

KTTT: Kinh tế thị trường

Trang 4

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm quan điểm phát triển

Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,

từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật

Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết những mâu thuẫn khách quan vốn

có của sự vật, hiện tượng: là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và

kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới

Phát triển mang tính khách quan, tính phô biến và tính đa dạng, phong phú Quan điểm phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức về thể giới và cải tạo thể giới Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục những tư

tưởng, ý chí bảo thủ, lạc hậu, trì trệ, định kiến đối nghịch với sự phát triển

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng theo một quá trình không ngừng thay đối về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng phát triển của nó Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó (1)

1.1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường

a Thị trường

Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của hang hoa, va duoc hinh thành trong lưu thông Những người sản xuất ra hàng hóa mang ra thi trường để trao đổi là người bán; còn người có như cầu và có khả năng thanh toán hàng hóa đó là người mua Trong quá trình trao đổi này, người mua và người bán tạo nên những mối quan hệ thương mại, và dựa vào quy luật cung — cầu để xác định giá trị hàng hóa Vậy nên, Thị trường là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp để trao đôi, mua bán hàng hóa và dịch vụ

Ngày nay, thị trường được định nghĩa rộng hơn, là nơi có quan hệ mua bán g1ữa

vô số người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh nhau theo quy luật cung — cầu dù

là ở địa điêm, thời gian nảo

Trang 5

b Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế mà ở đó tổn tại nhiều thành phần kinh

tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đăng và ôn định Trong nền kinh tế thị trường, người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (1)

KTTT vận động và phát triển gắn liền với thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ và vốn, thị trường lao động và tài nguyên Ngoài ra, nó còn gắn liền với các hệ thống pháp luật, điều luật, điều lệ và những khuôn khô pháp lý để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, lành mạnh và năng động

1.1.3 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế

vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm

định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất

nước Đó là nền kính tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tẾ: có sự quản lý của nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (2)

Khái niệm kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa, là mô hình tong quat, đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội Cụm từ "định hướng xã hội chú nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất -

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân (3)

1.2 Việc vận dụng quan điểm phát triển trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua từng thời kỳ phát triển

Từ Đại hội VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới

toàn diện đất nước Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng khắng định “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan, với trình độ phát triển của nên kinh tế, chuyền hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa” (4), tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng đắn quan

Trang 6

hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu, với động lực thúc đây là sự kết hợp hải hoà lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của tập thê và lợi ích riêng của người lao động

Như vậy, Đại hội VI chỉ mới nêu ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa,

chưa đề cập đến cơ chế thị trường và phát triển nền KTTT Tuy vậy, đây là những quan điểm hết sức quan trọng, phản ánh quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đôi mới của nền kinh tế ở Việt Nam

Đại hội VII (6-1991), Đảng ta đã tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội VI lên một bước mới Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ

nghĩa xã hội (1991) chỉ rõ định hướng phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam, đó là:

“Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ

nghĩa”

Đến Đại hội IX (4-2001), Đảng chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phân, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội khăng định: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tông quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

Đại hội IX cũng đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, trong đó khăng định:

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh

Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành

phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp

Trang 7

quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất

Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả

lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn, nguồn lực khác vào sản xuất, kinh đoanh và thông qua phúc lợi xã hội

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục Như vậy, tại Đại hội IX, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN được hình thành cơ bản, tạo nền tảng lý luận quan trọng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội X, XI tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện những quan điểm về xây dựng và phát triên nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đồng thời, Đảng cũng nêu rõ phải tiếp tục đôi mới toàn diện, mạnh mẽ, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường định hướng XHCN theo hướng đồng bộ và hiện đại Đỗi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kính tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đây đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân đề làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội Mọi thành phần kinh tế, các chủ thê tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đăng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Văn kiện Đại hội XII của Đảng (2016) xác định: “Nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù

hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (5) Đồng thời, Đại hội đã nêu rõ những nội dung quan trọng về các

bộ phận cầu thành, vai trò của thị trường, vai trò của Nhà nước, vai trò của các thành phan kinh tế và vai trò của nhân dân trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản

xuất tiễn bộ phủ hợp với trinh độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức

Trang 8

sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh

tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phân kinh tế bình đăng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bô có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu đề giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bồ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoản thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh binh đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đây sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội” (5)(6) Việc vận dụng quan điểm phát triển vào phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả, đúng đắn bởi Dang va Nhà nước Các chính sách, đường lỗi, chiến lược và sách lược phát triển được Đảng và Nhà nước vận dụng và phát triển một cách phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam băng việc vận dụng quan điểm phát triển của chủ nghĩa Mác Lê-nin Đây là vẫn đề lý luận và thực tiễn mới

mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tim tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngảy càng sâu sắc hơn (3)

2 Tình hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Qua 35 năm đổi mới, mô hình kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam ngày cảng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản và sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày cảng đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới” (7) “Thế

Trang 9

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo

hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập” (8) Đường lối đổi mới kinh tế phù hợp với yêu

cầu khách quan đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đây nền kinh tế của nước ta tang trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Nhờ vậy, sau 35 năm đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch

sử, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước có thu nhập trung

bình; hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới, tạo thế và lực mới cho nền

kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém

2.1 Những thành tựu

Thẻ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập

trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới Từ việc phát triển

kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai

thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân

không được thừa nhận), đến nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển với những hinh thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của thành phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Sự phát triển của Việt Nam trong 35 năm qua rất đáng ghi nhận Công cuộc đôi

mới từ năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu nguoi thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam la dân tộc thiểu số, chiếm 86%

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khâu được duy trì ở mức cao GDP thực tăng ước khoảng 7%, tương tự tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018, điều này cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực

Trang 10

Năm 2020, với độ mở về kinh tế và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế 2101, kinh té Viét Nam bi tac động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Tăng trưởng GDP đạt 1,8% trong nửa đầu năm, dự kiến cả năm đạt 2,8% Việt Nam là một trong số it quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng (6-7%) Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-L9 rất khó đoán định, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh Sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm, trong khi chỉ ngân sách tăng lên để kích hoạt các gói hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 (9)

2.2 Những hạn chế cần khắc phục

Dù đã đạt được những thành công đáng kế nhưng việc ứng dụng quan điểm phát triển vào phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường dẫn đến việc chưa huy động được tối đa tiềm lực

đề phát triển kinh tế Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử

lý phù hợp, rõ ràng, minh bạch

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức tiềm năng, lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao

Thứ ba, yếu tố vật chất được đề cao, yếu tố tỉnh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem nhẹ Do vậy, đã xuất hiện những biêu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân, coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội (3) Ngoài ra vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác cần được tìm hiểu sâu, cụ thê để có những giải pháp kịp thời cho việc phát triển một cách khoa học, bền vững, đúng đắn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa là một sự nghiệp phát triển, quá trình phát triển chưa có tiền lệ nên những kinh nghiệm, bài học chưa có nhiều Vậy nên, trong quá trình phát triển đó luôn phát sinh những vân đê, những hạn chê mới cân được khăc phục Điêu này đòi hỏi nước ta cân

Ngày đăng: 06/12/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN