1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Khoa Lý Luận Chính Trị
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, muốn xây dựng thành công mô hình chủ nghĩa xã hội, “chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- 

-Khoa Lý luận chính trị BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI

“Thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay”

Mã sinh viên :

GV hướng dẫn :

HÀ NỘI – 04/2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 3

I Một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3

1.1 Quan niệm về kinh tế thị trường 3

1.2 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

II Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 7

2.1 Những thành tựu đạt được 7

2.2 Những tồn tại, hạn chế 10

III Khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 12

3.1 Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hôị về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 12

3.2 Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 12

3.3 Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 13

3.4 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh phân công lao động xã hội 13

3.5 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 14

C KẾT LUẬN 15

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường luôn

là vấn đề lớn, phức tạp được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, bàn luận Chình bởi vậy, việc tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và kiến tạo một mô hình kinh tế thị trường và quản lý kinh tế thị trường phù hợp với từng quốc gia là một vấn

đề cấp thiết hàng đầu trên toàn thế giới hiện nay

Đối với nước ta, kể từ sau Đại hội VI, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, muốn xây dựng thành công mô hình chủ nghĩa xã hội, “chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…” Đồng thời, “Đưa ra1

quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới” 2

Thực tiễn 36 năm đổi mới đã chứng minh, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn nhằm tạo ra tiền đề vật chất, kỹ thuật đầy đủ để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta vẫn còn vướng phải nhiều sai lầm, hạn chế chưa thể khắc phục trong thời gian dài; dòi hỏi tiếp tục có sự đổi mới về tư duy lãnh đạo của Đảng, sự điều tiết, quản lý khoa học của Nhà nước và sự đoàn kết, quyết tâm của toàn

hệ thống chính trị và nhân dân

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, em lựa chọn chủ đề tiểu

luận: “Thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay”

Bào viết bao quát một chủ đề rộng lớn và mang tầm chiến lược, chính bởi vậy, với kiến thức còn nhiều hạn chế của em, chắc chắn tiểu luận không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Quá trình làm bài tiểu luận, em đã tham khảo nhiều văn kiện

1 Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2022, tr.22.

2 Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2022, tr.23.

1

Trang 4

của Đảng, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các học giả nổi tiếng, thống kê của các Bộ, ban, ngành và phương pháp chuyên gia,… Kính mong thầy, cô tận tình chỉ bảo để tiểu luận của em tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh

Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 5

B NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.1 Quan niệm về kinh tế thị trường

Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Kinh tế thị trường là mô

hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển đến một trình

độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường 3

- Xét về mặt bản chất, cả kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều có chung

một nguồn gốc, nó là cái đối lập với kiểu tổ chức kinh tế “tự cấp, tự túc” Khi phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, có sự tách biệt tương đối giữa các chủ thể về mặt kinh tế, thì sản xuất hàng hóa xuất hiện thay thế cho nền kinh

tế “tự cấp, tự túc”

Nền kinh tế tự cấp, tự túc đặc trưng cơ bản là trình độ của lực lược sản xuất rất thấp, các chủ thể kinh tế độc lập, không có mối quan hệ tương tác với nhau Trong phạm vi của nền kinh tế, các chủ thể tự sản xuất và tiêu dùng, không có sự trao đổi hàng hóa, sản phẩm làm ra Các chủ thể cũng tự cân đối giữa nguồn lực và nhu cầu của mình

Kinh tế hàng hóa chuyển mình sang giai đoạn phát triển cao là kinh tế thị trường Cả 2 mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Chúng được thực hiện thông qua hoạt động trao đổi sản phẩm làm ra giữa các chủ thể kinh tế Chính vì vậy, kinh

tế hàng hóa, mà giai đoạn phát triển cao là kinh tế thị trường đều tồn tại trong đó các phạm trù kinh tế cơ bản như: giá cả, giá trị, hàng hóa, tiền tệ, cung - cầu, cạnh tranh…

- Xét về trình độ, kinh tế hàng hóa có trình độ thấp hơn, kinh tế thị trường là

giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa Gắn với thực tiễn phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ hàng hóa - tiền tệ ngày càng được mở rộng, kiểu sản xuất kinh tế hàng hóa đã trải qua các giai đoạn và hình thức phát triển chủ yếu sau: sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường

3 Bộ GD&ĐT, Giáo trình KTCT Mác - Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021, tr145.

3

Trang 6

Trong đó, kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển ở trình độ cao của kiểu kinh

tế sản xuất hàng hóa Toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường đều bị chi phối bởi các quy luật khách quan của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu,

- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sự quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước là một tất yếu khách quan.

Sự phát triển mang tính tự phát của kinh tế thị trường tự do cạnh tranh làm bộc

lộ những khuyết tật lớn, khó khắc phục, nó trở thành trở ngại của sự phát triển nền sản xuất xã hội Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế bằng cơ chế, pháp luật, các công cụ kinh tế, trở thành yêu cầu cấp thiết, nền kinh tế được điều tiết bởi cả

“Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” Sự điều tiết, quản lý của nhà nước khiên cho sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế diễn ra không khuôn khổ, bảo đảm sự công bằng, tránh những rủi ro không đáng có 4

1.2 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một khái niệm mới, là kết quả của quá trình đổi đổi mới tư duy của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đây là mô hình kinh tế thị trường mang nét đặc sắc, riêng có của Việt Nam; là sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh nhân loại đã đạt được Qua các kỳ Đại hội sau kể từ sau Đại hội VI, Đảng ta đã không ngừng hoàn thiện và phát triển khái niệm này

Trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết:

“Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu

có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc

tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý

4 Bộ GD&ĐT, Giáo trình KTCT Mác - Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021, tr.146.

4

Trang 7

của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 5

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự huy động

và phát huy tối đa vai trò của các chủ thể kinh tế, có sự can thiệp của nhà nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những khuyết tật của nền kinh tế; tạo tiền đề vật chất đầy

đủ để nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, song cũng có những đặc trưng riêng, phản ánh tính đặc thù của chế độ ta, và khác hoàn toàn về chất so với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cụ thể như sau:

Một là, mục đích xuyên suốt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây chính là điểm khác biệt căn bản về mục đích của nền kinh tế ở nước ta so với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vận hành với mục đích thu về lợi nhuận tối đa cho nhà tư bản, nhà tư bản sử dụng mọi thủ đoạn, phương thức để bóc lột giá trị thặng dư của nhân dân lao động Trái lại, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội, vì sự phát triển chung của toàn xã hội, phát triển không ngừng lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp, tạo tiền đề kỹ thuật đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội

Hai là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều

hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó vai trò của các thành phần kinh

tế là không ngang bằng nhau, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Các chủ thể hoạt động trong các thành phần kinh tế có quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, gắn bó hữu cơ với các thành phần kinh tế khác và toàn bộ nền

5 Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2022, tr.23.

5

Trang 8

kinh tế quốc dân Kinh tế nhà nước đóng vai trò “đòn bẩy” thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội; định hướng để các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế

Ba là, nền kinh tế vận hành đầy đủ theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của

Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là quy luật tất yếu của tất cả các nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó

có nền kinh tế nước ta Sự điều tiết và quản lý của nhà nước là tất yếu khách quan nhằm hạn chế đến mức cao nhất những khuyết tật của thị trường Tuy nhiên, nền kinh

tế ở nước ta có những có chế vận hành riêng: Nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế xét về bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và chịu sự giám sát của nhân dân

Đảng lãnh đạo nền kinh tế thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, là yếu

tố then chốt bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế

Bốn là, nền kinh tế thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó

phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế chủ yếu

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu

và hình thức phân phối thu nhập Về thực chất đây chính là giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế

Trong hệ thống các các hình thức phân phối hiện đang tồn tại, phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế chính là hình thức phân phối đặc trưng, cơ bản nhất, nó phản ánh tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ở Việt Nam

II Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.1 Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện

và phù hợp hơn với yêu cầu xây dựng nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế

6

Trang 9

Ngay từ những ngày đầu thay đổi tư duy về kinh tế thị trường, Đảng ta đã nhận định, để phát triển nền kinh tế, thực hiện đầy đủ các chính sách và mục tiêu kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển thì một trong những giải pháp tiên quyết, quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế Trên cơ sở đó, Quốc hội nước ta qua các nhiệm kỳ đều đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp chế, hành lang pháp lý về kinh tế

Tính đến hiện tại, Việt Nam đã có bộ khung pháp lý trong điều hành, quản lý nền kinh tế khá đầy đủ và toàn diện, gồm các nhóm sau: Nhóm pháp luật về nghĩa vụ, giao dịch và hợp đồng; Nhóm pháp luật tạo lập môi trường kinh doanh; Nhóm pháp luật về pháp nhân, doanh nghiệp; Nhóm pháp luật về xác lập và thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực kinh tế; Nhóm pháp luật về tài sản, đất đai và sở hữu; Nhóm pháp luật

về quan hệ quốc tế

Cơ chế phân cấp và phối hợp trong quản lý và điều hành nền kinh tế, xác định quyền hạn, trách nhiệm giữa các Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương được định hình một cách rõ nét Thủ tục hành chinh được đơn giản hóa, những điểm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh dần được tháo gỡ, sự hài lòng của người dân về sự phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính đối với các cơ quan nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao Chỉ tính trong giai đoạn 2017 - 2022, số thủ tục hành chính được đơn giản hóa đạt 4527/4723 thủ tục (đạt tỷ lệ 95,85%); các bộ, ban, ngành

và chính quyền địa phương đã chuẩn hóa 3589/4008 thủ tục (đạt 89,5%), số thủ tục được công khai kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố là 3176/3589 (đạt 88,5%).6

Hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ và các cơ quan trong quản lý nhà nước về kinh tế không ngừng được nâng cao

Chính phủ đã có những bước chuyển biễn về phương thức chỉ đạo, điều hành,

ban hành nhiều công cụ, chính sách, những cân đối lớn của nền kinh tế để kịp thời tác động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh những rủi ro và những khuyết tật của nền kinh tế Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được chuẩn hóa, coi trọng phẩm chất đạo đức, thái độ trách nhiệm, năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng Tính riêng năm 2017, Thanh

6 Đặng Trường Khắc Tâm, Kết quả bước đầu sau 6 năm xây dựng Chính phủ kiến tạo, Tạp chí Lý luận Chính trị điện tử,

http://lyluanchinhtri.vn/ - 2022

7

Trang 10

tra Chính phủ đã triển khai gần 200.000 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm 34.222 tỷ đồng, 5.803 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.581 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 83 vụ, 176 đối tượng 2

Thứ hai, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ở mọi thành phần kinh tế không ngPng lớn mạnh và phát triển.

Theo Bộ Tài chính, tính đến 32/12/2021, cả nước có 826 doanh nghiệp có vốn đóng góp của nhà nước, trong đó 194 doanh nghiệp trung ương, 632 doanh nghiệp địa phương; các doanh nghiệp nhà nước đã tập trung hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh7

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhiều loại hình kinh tế tập thể phát triển đa dạng trên các lĩnh vực; nội dung, phương thức hoạt động của các hợp tác xã đã có nhiều đổi mới Kinh tế tập thể từng bước phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân Trong lĩnh vực nông nghiệp, các hợp tác xã giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống của thành viên và cộng đồng, với số lượng hợp tác xã nông nghiệp chiếm khoảng 62% tổng số hợp tác xã cả nước, thu hút và đem lại lợi ích cho gần 3,8 triệu thành viên, tạo công

ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động 8

Theo Thống kê của Bộ Tài Chính, tính đến năm 2019, Việt Nam hiện có trên 647,6 nghìn doanh nghiệp tư nhân, chiếm khoảng 96,88% tổng số doanh nghiệp cả nước; đóng góp 15,12 triệu tỷ VNĐ (chiếm 57% tổng doanh thu), thu hút 9075 ngàn lao động, chiếm 59,9% tổng lao động khối doanh nghiệp ở Việt Nam.9

Thứ ba, các yếu tố thị trường và các loại thị trường được xây dựng và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, ngày càng gắn kết với thị trường khu vực và thế giới

Nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng coi trọng từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay Sản phẩm tạo ra do các thành phần kinh tế ,các cấp, các doanh

7 Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 có 10 doanh nghiệp Nhà nước quy mô trên 5 tỷ USD,

https://vneconomy.vn/

8 Mai Phương, Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong nông nghiệp, Cổng thông tin điện

tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/ - 2019

9 Các doanh nghiệp tư nhân lớn trong phát triển kinh tế, https://vioit.org.vn/vn/

8

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w