1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làm rõ quan Điểm của chủ nghĩa mác lênin về tôn giáo và giải quyết vấn Đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

19 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Tất cả các nhà triết học trước chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật, đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về đời song xã hội, vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận mộ

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC DONG THAP

-1a]4 -

BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Họ và tên: NGUYEN DANH THÁI

MSSV: 0022410486 Lớp: ĐHSSU22A Lớp học phần: GE4093 - CR25

Trang 2

1 Làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

MỞ ĐẦU

Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân Vẫn đề tôn giáo từ lâu đã là một trong những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới Trong lịch sử Việt Nam, vấn đề tôn giáo đã từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫn còn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn

giáo để chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa nước ta Tất cả các nhà triết học trước

chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật, đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm

trong quan niệm về đời song xã hội, vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận một sự thật là:

khác với tự nhiên - nơi mà những lực lượng vô tri vô giác đang hoạt động, thì trong xã hội, con người lại là một trong những thực thể có ý thức, có khả năng tự kiểm soát các

hoạt động của riêng mình Từ đó mà họ đều cho rằng: xã hội vận hành theo một cách riêng của nó, hoặc theo ý chí của một thế lực siêu tự nhiên có nhân tính ( như Đức Chúa )

hay không có nhân tính ( như Ý niệm tuyệt đối ), hoặc theo ý chí chủ quan của chính loài người Xuất phát từ cái nhìn duy tâm đó, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội, đã ra đời

và vẫn có cơ sở đề phát triển trong suốt chiều đài lịch sử nhân loại, từ cuối thời kỳ công

xã nguyên thuý cho đến tận bây giờ

Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải có những sự hiểu biết thấu đáo

và chính xác về tôn giáo đê không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vào những mục đích xấu Để làm rõ vấn đề, nội dung chính của bài thu hoạch là “Làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách

mạng xã hội chủ nghĩa?” Do còn hạn chế về trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những

sai sót trong quá trình trình bày, vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và hướng dẫn của thây/cô Em xin tran trong cam on!

Trang 3

NOI DUNG

IL Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo

1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

1.1 Bản chất của tôn giáo

- Tôn giáo là gì? Tác phâm Chống Đuyrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là "sự phản ánh hư ảo - vào trong đâu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của ho; chi là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu tran thé "

- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra Tôn giáo hay thánh thần không sáng tạo ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo

vi mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ

Nhung, sau khi sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá

và phục tùng tôn giáo vô điều kiện C.Mác: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác

của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại dé mat ban than mình một lần

nữa ”

- Về phương diện thế giới quan, nói chung, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin Chủ nghĩa Mac-Lênin và tôn giáo khác nhau về thế giới quan, về cách nhìn nhận thế giới và con người Trong thực tiễn, hững người cộng sản có lập trường mác xít luôn tôn trọng quyên tự đo tí ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân

^

dân

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

* Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuôi và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thân bí

Trang 4

Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột bất công,

Trang 5

trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thê

* Nguôn gốc nhận thức

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội

và chính bản thân mình là có giới hạn Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết”

van ton tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được khoa học

chứng minh, nhưng do trình độ dan trí thấp, chưa thê nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là

điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển Thực chất nguồn gốc

nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thé của nhân

thức con người, biên cái nội dung khách quan thành cải siêu nhiên, thân thái

* Nguôn gốc tâm Ìÿ

Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ôm đau,

bệnh tật, ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo Thậm chí, cả những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng đề dân con người đền với tôn giáo

1.3 Tính chất của tôn giáo

* Tính lịch sứ của tôn giáo

Tôn giáo có sự hình thành, tổn tại và phát triển và có khả năng biến đổi

trong những giai đoạn lịch sử nhất định đề thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã

hội Khi các điều kiện kinh tế — xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi

theo Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội,

lich sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ

phái khác nhau

Trang 6

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênm, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi

khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quan chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dan dan mat di vị trí của nó trong đời sông xã hội và cả trong nhận thức, niễm tin của mỗi người

* Tinh quan chúng của tôn giáo

Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đỗ rất đông đảo (gần 3⁄4 dân số thế giới), mà còn thê hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hoa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân đân Dù tôn giáo hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát

vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đăng, bác ái Mặt khác,

nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo

* Tịnh chính trị của tôn giáo

Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có

sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo đề phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiền bộ xã hội, tôn giáo mang

tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ

2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của quân chúng nhân dân

Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đắng tôi cao, đẳng

thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó,

Trang 7

tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân

^

dân

Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thê hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp

và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo

bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín

ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ

Thứ hai, khắc phục dân những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liễn

với quả trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Nguyên tắc này để khăng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lên chỉ ra rằng, muốn thay đôi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đôi bản thân tồn tại xã hội: muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra áo tưởng ấy Đó là một quá trình lâu dài, và không thẻ thực hiện được nếu

tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và loi dung tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo

Trong xã hội công xã nguyên thuy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý về

tư tưởng Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thi dấu ấn giai cấp chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thê hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo

Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu

thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn

Trang 8

giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân

dân lao động Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những

người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người

có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là

phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tổn tại trong bản thân tôn giáo

và trong vấn đề tôn giáo Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết, nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

Quan điểm lịch sử cụ thê trong giải quyết vẫn đề tín ngưỡng, tôn giáo Tôn giáo không

phải là một hiện tượng xã hội bắt biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thê Cần phải có quan

điểm lịch sử cụ thê khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thẻ

3 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa

xã hội

Tôn giáo là một hệ tư tưởng mang tính chất duy tâm, do đó về bản chất nó có thê giới quan, nhân sinh quan trái ngược hoàn toàn so với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin - quan điểm duy vật biện chứng khoa học Bởi vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội không thê nào không xoá bỏ tôn giáo, như là xoá bỏ một thành luỹ của sự trì trệ, bảo thủ, lỗi thời, lạc hậu, của nguồn gốc cho những sai lầm trong nhận thức và tư duy của con người Nhưng công cuộc xoá bỏ tôn giáo ấy phải diễn ra như thế nào ? Trong Chống Duy-rinh, Ăngghen đã cực lực phê phán thái độ bài tôn giáo cực đoan của Đuy-rinh: "7zong xã hội tự

do, không thể có sự thờ cứng; bởi vì môi thành viên của xã hội đều khắc phục được cải

quan niệm ấu trĩ nguyên thuỷ cho rằng ở đằng sau thiên nhiên hay bên trên thiên nhiên, có những đẳng mà người ta có thể dùng những vật hy sinh hay những lời cầu nguyện đề tác

động đến" "Vì thế, hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa, được hiểu một cách đứng đến, phải

phế bỏ mọi trang bị của sự mê hoặc tỉnh thân, và do đó, phế bỏ tất cả những yếu tổ cơ bản

Trang 9

hoàn toàn: việc nắm giữ cũng như việc sử dụng các tư liệu sản xuất đã được lên kế hoạch,

giúp xã hội tự giải phóng mình và giải phóng mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng nô dịch và áp bức bắt công: khi không còn mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên nữa, mà cả mưu

sự và thành sự đều từ con người mà ra cả khi đó tôn giáo - sự phản ánh thế giới tự nhiên một cách sai lạc trong bộ não con người, sẽ tự mắt đi, bởi nó sẽ chăng còn gì để phản ánh nữa Người đã nhận định rất đúng về hậu quả của chính sách đàn áp tôn giáo theo chủ

trương của Đuy-rinh: ” giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thực hiện tỉnh thần tử vì đạo và kéo

đài thêm sự tôn tại của nó " Bởi vậy, giải quyết van đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Một là, những mặt tiêu cực của tôn giáo phải bị khắc phục và đây lùi, đần đến chỗ xoá bỏ hoàn toàn chúng Đây là một nguyên tắc nhưng cũng là yêu cầu quan trọng nhất cần phải quán triệt trong công tác giải quyết vẫn đề tôn giáo của những người cộng sản Chỉ có thể tư tưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin - tư tưởng khoa học chân chính, chủ đạo trong chủ nghĩa xã hội mới có thể di sâu vào quần chủng nhân dân, mới tạo được nền tảng cơ sở vững

chắc cho công cuộc xây dựng xã hội mới

- Hai là, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá bỏ tôn giáo Vi phạm nguyên tắc này là có tình đây xã hội tới chỗ phân chia, đây những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của con người: quyền được tự do; và trong đó có quyền được tự đo theo hay không theo một tôn giáo Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của nhân dân nữa, tô chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là đảng cộng sản nữa Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải nghiêm cắm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

- Ba là, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cá mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo Đó là yêu cầu hàng đầu đề xây dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan trọng để những người theo đạo

Trang 10

là quan trọng nhất, đề giúp họ chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm

no, hạnh phúc; chứ không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới việc sông sao bây giờ cho mai sau đến được với "nước Thiên Đường " hay " cối Niết bản "

- Bốn là, không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chứng nhân dân hiểu năm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó mà nhận

ra được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không có căn cử Việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan duy vật không chỉ đây lui những sai lầm trong nhận thức của tư duy tôn giáo, mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toan dan

- Năm là, phải kết hợp nâng cao đời sông vật chất, văn hoá, tính thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đầu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo

để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng Cuộc dau tranh này vừa phải khân trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược đúng, nếu không sẽ đễ dàng bị nhìn nhận là chính sách đàn áp tôn giáo

- Sáu là, phải giải quyết vẫn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sông xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thê rất khác nhau Bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt

và mềm đẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại dé chong lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, như cuộc đầu tranh của Phật tử chống lại

chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Nguy quyền Sài Gòn; nhưng trong thời điểm khác phải đây mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn

giáo tới ” cái chết tự nhiên của nó " Nói tóm lại, ” với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ

nghĩa, tôn giáo dân dân mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội Góp phần vào đó là việc truyền bá thế giới quan cộng sản khoa học trong đông đảo quân chúng nhân dân Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và bị xoá bỏ khỏi đời sống con người Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự động: nó đòi hỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quân chúng, tuyên truyền rộng rãi những

hiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thé gidi quan mdc-xit "; bén cạnh đó phải vận dụng

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN