1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học Đề tài phân tích quan Điểm của chủ nghĩa mác lênin về tôn giáo

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVề nguồn gốc của tôn giáo, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tôn giáo ra đời, tồn tại, phát triển không chỉ dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội mà còn d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÔN GIÁO

GVHD: ThS Trần Tiến NHÓM: 3

Lớp:

ĐỒNG NAI – THÁNG 5/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA CĐ-ĐT – LỚP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 3 tháng 5 năm 2023

DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐạiHọc Lạc Hồng đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường họctập thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất

Chúng em xin cảm ơn khoa Cơ điện-điện tử đã giúp chúng em có đượcthêm những kiến thức chủ nghĩa Mác-Lênin, một tư tưởng hết sức quan trọng vềlịch sử nước ngoài Qua đó chúng em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàndiện cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp và vai trò của Mác-Lênin đối vớitoàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Chúng em chân thành cảm ơnthầy Trần Tiến đã hướng dẫn tận tình để nhóm chúng em hoàn thành tiểu luậnnày Hi vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm(…) sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin

Tư tưởng Mác-Lênin là một hệ thống tư tưởng vô cùng rộng lớn vậy nên,với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu nhóm(…) không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy và các bạn tận tình góp ý để chúng

em hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Về nguồn gốc của tôn giáo, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tôn giáo

ra đời, tồn tại, phát triển không chỉ dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội mà còn donhận thức (về tự nhiên, xã hội và bản thân mình), do tâm lí (sự sợ hãi, niềm tiếcthương, tình cảm yêu mến) Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đikhi những cơ sở kinh tế- xã hội, thậm chí là cả cơ sở tâm lí, nhận thức cho sự tồn tạicủa nó không còn nữa Nghĩa là khi nào “không còn gì để phản ánh nữa” nhưPh.Ăngghen đã chỉ ra thì khi đó tôn giáo mới mất đi Cần phải thấy rằng, trong quátrình xây dựng chủ nhĩa xã hội ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa con người vớicon người, giữa con người với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sựhợp lí, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo,những rủi ro, bệnh tật, thiên tai, v.v vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại

và phát triển trên những phạm vi nhất định Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thểđoán định được “tuổi thọ” của tôn giáo, song chắc chắn rằng tôn giáo vẫn là một thựcthể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ nêu rõ vai trò xã hội của tôn giáo mà còn chỉ rõchức năng (thế giới quan, đền bù hư ảo, điều chỉnh hành vi, liên kết) của nó Tôn giáokhông chỉ là công cụ tinh thần của các thế lực xấu lợi dụng, là liều thuốc mà các giaicấp thống trị dùng để ru ngủ quần chúng, “là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”,phản ánh sự nghèo nàn hiện thực mà còn là sự “phản kháng chống lại sự nghèo nànhiện thực ấy” Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tíchcực và tiêu cực Tôn giáo, tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sốngtâm linh, tinh thần, mà còn là vấn đề lịch sử, văn hóa, đạo đức, lối sống Tôn giáo bêncạnh những hạn chế cũng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lí bởi tính nhân bản, nhân văn,tính hướng thiện và những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó Mọi tôn giáo chânchính đều răn dạy tín đồ hướng tới cái chân, thiện, mĩ Tôn giáo có chức năng điềuchỉnh hành vi xã hội của tín đồ, hướng họ đến cái thiện, tránh cái ác Tín đồ các tôngiáo với niềm tin vào đấng tối cao và cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừngphạt hoặc bị “quả báo” nếu phạm tội hoặc làm điều ác nên đã có hành vi đạo đứchướng thiện

Trang 5

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

1.1 Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiệnthực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và

xã hội đều trở thành thần bí

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên vàlịch sử xã hội xác định Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hộiphản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội

ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xãhội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người… Tôn giáo là niềm an ủi,chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động

Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đốilập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng Sự khácnhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và thiên đường mà các tôn giáo thường hướngtới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo thiên đường không phải là hiện thực mà là ở thếgiới bên kia Còn những người cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hộivăn minh, hành phúc ngay ở thế giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọingười

1.2 Bản chất của tôn giáo

Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hộiphản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Qua hình thức phản ánhcủa tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí

C Mác và Ph Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịchsử; một lực lượng xã hội trần thế Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau, songlại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối Tín ngưỡng

là một khái niệm rộng hơn tôn giáo ở đây chúng ta chỉ đề cập một dạng tín ngưỡng

-đó là tín ngưỡng tôn giáo (gọi tắt là tôn giáo)

Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, mộtlực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí, hư ảo, vô hình tácđộng mạnh đến tâm linh con người, trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo Còn tôn

Trang 6

giáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo lấy niềmtin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo - nghĩa

là, tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội Mê tín dịđoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đạichúng ta Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tínngưỡng tôn giáo

Việc xác định hiện tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quảtiêu cực của nó Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lựclượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhântính, phản văn hóa của một số người gọi chung là cuồng tín Hiện tượng mê tín dịđoan thường gắn chặt và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hànhnghề Vì vậy, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa nhân dân thì chúng ta phải loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoáđời sống tinh thần xã hội

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên vàlịch sử xã hội xác định Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hộiphản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, tôngiáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội

Về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tôn giáo

là đối lập nhau Tuy vậy, trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mácxítkhông bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáohợp pháp của nhân dân Ngược lại, chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản,chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡngcủa nhân dân

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và "thiên đường" mà các tôn giáothường hướng tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo, "thiên đường" không phải là hiệnthực xã hội mà là ở "thế giới bên kia", trên "thượng giới" (tức là cái hư ảo) Cònnhững người cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnhphúc ngay ở thế giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người

1.3 Nguồn gốc của tôn giáo

Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, hoàn thiện và biến đổi

Trang 7

cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội Sự xuất hiện và biếnđổi đó gắn liền với các nguồn gốc sau:

Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấpkém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vìvậy, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hoá nhữngsức mạnh đó Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo

Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuốitrước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tựphát hoặc của thế lực nào đó của xã hội Không giải thích được nguồn gốc của sựphân hoá giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, v.v., và của những yếu tố ngẫu nhiên, mayrủi, con người thường hướng niềm tin ảo tưởng vào "thế giới bên kia" dưới hình thứccác tôn giáo

Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bầncùng về kinh tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công xã hội lànguồn gốc sâu xa của tôn giáo

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Các nhà duy vật trước C Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thứccủa tôn giáo Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, lại quan tâm trước hếtđến nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin khôngphủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sởkhoa học nguồn gốc đó

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xãhội và bản thân mình là có giới hạn Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phánhững điều chưa biết Song, khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn luôn tồn tại; điều

gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế

Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thứccủa con người Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giớikhách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng kháiquát hoá, trừu tượng hoá đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhậnthức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận

Trang 8

thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu kháchquan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hoá đối tượng.

Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh".V.I Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản , sựphá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong , dồn họ vào cảnhchết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại

Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo làmnảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữacon người với tự nhiên và con người với con người Đó là những giá trị tích cực củatín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi,

vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo,nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào C Mác đã nói, tôn giáo là trái tim củathế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội không

có tinh thần

1.4 Tính chất của tôn giáo

1.4.1 Tính lịch sử của tôn giáo

Con người sáng tạo ra tôn giáo Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nóchỉ là một phạm trù lịch sử Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện củacon người Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạttới một mức độ nhất định Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử Trong từng thời kỳ củalịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại

đó Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo Đến một giaiđoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáodục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng

tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và

cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi con người.Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽcòn là một quá trình phát triển rất lâu dài của xã hội loài người

1.4.2 Tính quần chúng của tôn giáo

Trang 9

Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôngiáo Hiện nay tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếuchỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng củatôn giáo) Mặt khác, tính quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ các tôn giáo lànơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động.

Dù tôn giáo hướng con người niềm tin vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song

nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bìnhđẳng, bác ái Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện Vìvậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo

1.4.3 Tính chính trị của tôn giáo

Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mang tính chính trị Tính chấtchính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt vềlợi ích, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình Nhữngcuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại, như các cuộc thập tự chinh thờitrung cổ ở châu Âu hay xung đột tôn giáo ở bán đảo Ban Căng, ở Pakixtan, ấn Độ,Angiêri, Bắc Ailen, Bắc Capcadơ (thuộc Nga) đều xuất phát từ những ý đồ củanhững thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chínhtrị của mình Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáothường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp khôngchỉ thể hiện tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn có tổchức ngày càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vi địa phương, quốc gia - đó là nhiều tổchức quốc tế của các tôn giáo với vai trò, thế lực không nhỏ trên toàn cầu và vớinhững trang bị hiện đại tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý mà cảtrong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúngtín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo

đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng cho thực hiện mục đích ngoài tôngiáo của họ

Trang 10

2 Quan điểm của chủ nghĩa mác-lênin về tôn giáo

Kế thừa những quan niệm đúng đắn của các nhà triết học duy vật đi trước, Mác Ăngghen đã vạch ra một cách khoa học nguồn gốc, bản chất, tính chất và vai trò củatôn giáo trong đời sống xã hội

-Khi bàn về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, Mác - Ăngghen cho rằng,

sự ra đời của tôn giáo một mặt là sự phản ánh hiện thực khách quan, mặt khác nó còn

là sự phản kháng xã hội hiện thực với quá nhiều bất công, đau khổ Mác - Ăngghen,khi bàn đến vai trò của tôn giáo, cũng đã lưu ý đến khía cạnh tôn giáo là nhu cầu củamột bộ phận nhân dân, nhu cầu của sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sửnhất định

Ăngghen, khi nghiên cứu đạo Cơ Đốc sơ kỳ cũng đã thừa nhận nó như là sựphản ánh khát vọng của những người nô lệ và trong bản thân nó có những điểm tươngđồng với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội Ông viết: “Trong lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ cónhững điểm giống đáng lưu ý với phong trào công nhân hiện đại, đạo Cơ Đốc nảy sinhnhư là một phong trào của những người bị áp bức; lúc đầu nó là tôn giáo của nhữngngười nô lệ và nô lệ đã được tha, của người nghèo và người vô quyền, của các dân tộc

bị La Mã chinh phục hoặc đuổi đi tản mát Cả đạo Cơ Đốc lẫn chủ nghĩa xã hội côngnhân đều tuyên truyền sự giải phóng con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ vànghèo khổ

Trên lập trường duy vật vô thần triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin dù có thừa nhậnnhững giá trị tích cực nhất định của tôn giáo, song vẫn phê phán nó, vì xét cho cùng,tôn giáo vẫn hướng con người vào một thế giới ảo tưởng, an ủi họ quên nỗi đau khổ ởcuộc sống hiện thực và hứa hẹn sự đền bù cho họ ở một thế giới siêu nhiên Trong khi

đó, để khắc phục những khổ đau ở cuộc sống trần thế, con người cần phải có phươngtiện hiện thực, có nghị lực, dũng cảm sáng tạo vượt qua trong xã hội hiện thực.Ăngghen đã chỉ ra điểm khác nhau căn bản giữa đạo Cơ Đốc và chủ nghĩa xã hội, đólà: “Đạo Cơ Đốc tìm sự giải thoát ấy trong cuộc sống trên trời, ở thế giới bên kia saukhi chết, còn chủ nghĩa xã hội thì tìm nó ở thế giới bên này, ở việc tổ chức lại xã hội.Theo Mác - Ăngghen, sự phản kháng của tôn giáo về cơ bản vẫn mang tính tiêucực, thụ động, nó khuyên con người chấp nhận hiện thực để mỗi người tự hoàn thiệnmình, tách khỏi mọi mối quan hệ của xã hội hiện thực

Trang 11

Tiếp tục quan điểm của Mác - Ăngghen, V I Lênin bổ sung, phát triển, hoànthiện thêm và chỉ ra vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, về cơ bản, là tác độngtiêu cực Tôn giáo dạy cho con người chịu đựng những đau khổ để chờ đợi những điềutốt đẹp ảo tưởng, không có thực: “Những điều thiêng liêng của đạo chính thống quýbáu là ở chỗ nó dạy người ta chịu đựng đau khổ “không một tiếng kêu ca”! Thực tế,điều thiêng liêng đó có lợi cho giai cấp thống trị biết chừng nào!…tôn giáo dạy người

ta chịu đựng “không một tiếng kêu ca”cái địa ngục trần gian để chờ đợi một thiênđường nào đấy

Lênin cho rằng, một mặt tôn giáo đem lại cho con người sự an ủi mơ hồ, răn dạy

họ nhẫn nhục trong cuộc sống thực để hy vọng được đền bù ở cõi sống khác, mặt kháctôn giáo là sự biện hộ cho các thế lực bóc lột và khuyên những người bị bóc lột hãycam chịu cuộc sống hiện tại Người viết: “Đối với những ai suốt đời vẫn lao động vàsống trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy họ phải sống theo tinh thần cam chịu và nhẫnnhục trong cuộc sống dưới trần gian, bằng cách làm cho họ hy vọng sẽ được đền đápkhi lên thiên đường Còn đối với những kẻ sống bằng lao động của người khác, tôngiáo dạy họ hãy làm điều thiện ở thế gian, biện hộ một cách rẻ tiền cho toàn bộ cuộcđời bóc lột của chúng, và bán rẻ cho chúng những tấm thẻ để lên thiên đường củanhững người hạnh phúc

Lênin đã chỉ ra rằng, khi tôn giáo bị giai cấp tư sản lợi dụng làm công cụ chínhtrị thì nó trở thành “thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệ của tư bản mấtphẩm cách con người và quên mất hết những điều họ đòi hỏi để được sống một cuộcđời đôi chút xứng đáng với con người

Tôn giáo được Lênin xem xét gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng củagiai cấp vô sản, trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga và châu Âu cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX Chính vì vậy, Lênin nói đến vai trò tiêu cực của tôn giáo và giáohội cũng trong một tình huống rất cụ thể: tôn giáo và giáo hội tôn giáo bị giai cấp tưsản lợi dụng làm công cụ để bảo vệ chế độ bóc lột, đầu độc quần chúng bị áp bức Lúcnày, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã trở nên gay gắt và trong xãhội đó, “Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất

cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đờicho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng cô độc

Trang 12

Do điều kiện và yêu cầu của cách mạng đương thời, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác như vănhóa, tâm lý, tình cảm, đạo đức của tôn giáo Do đó, các ông rất ít đề cập đến vai tròtích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi cácđảng cộng sản và giai cấp công nhân cần phải tiếp tục vận dụng phương pháp luậnkhoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đi sâu tìm hiểu tôn giáo từ nhiều góc độ khác nhau

để có cách nhìn khách quan, khoa học về hiện tượng xã hội này

2.1 Quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo

Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọngnhất của chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những biểuhiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này Nó thể hiện thôngqua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cả bản chất, nguồn gốc lẫn chứcnăng của tôn giáo Trong khi các nhà duy tâm, thần học cho rằng tôn giáo có nguồngốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội loài người cũng như toàn bộ hoạt động củamỗi cá nhân con người đều chịu sự chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên,thần thánh thì các nhà duy vật, vô thần đã có quan điểm hoàn toàn đối lập L.Phoiơbắc

- nhà triết học duy vật người Đức, trong Bản chất đạo Cơ đốc, đã khẳng định rằng,không phải thần thánh sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo ra thần thánh theohình mẫu của mình; rằng: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tậphợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờvào sức tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thểđộc lập Tuy nhiên, Phoiơbắc chưa chỉ ra được bản chất thực sự của tôn giáo và ở khíacạnh này, ông vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm khi chỉ phê phán thứ tôn giáohiện thời chứ không phê phán tôn giáo nói chung, càng chưa hề đề cập đến sự phêphán những điều kiện hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo Thậm chí, ông còn cho rằngngười ta vẫn rất cần một thứ tôn giáo khác thay thế, đó là “tôn giáo tình yêu” để xoá

bỏ đi những áp bức, bất công trong xã hội

Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó,các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử

để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo Theo đó, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại

xã hội, do tồn tại xã hội quyết định Mặc dù có tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện

Trang 13

tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất.Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hìnhthái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối vớihiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thếgiới khách quan Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộnội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng

ma Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả vềcho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”

Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách biếndạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội Hay nóicách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chấtngười” Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khácvới bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đóchỉ là chỗ dựa “hư ảo” Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết:

“Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và

đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ nào đó Lột tả bản chất của tôn giáo, ôngcho rằng, “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người –của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phảnánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trầnthế”

Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “hoang đường”,

“hư ảo” của tôn giáo? Tại sao con người lại có nhu cầu tôn giáo và đặt niềm tin lớnlao vào tôn giáo như vậy? Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, C.Mác vàPh.Ăngghen đã luận giải rằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiệnthực khách quan và nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế– xã hội Trong lịch sử tiến hoá của mình, trước hết con người có nhu cầu cải tạo tựnhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình Nhưng dotrình độ và khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối,bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêunhiên Đó chính là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ cúng Đặc biệt, khi xã hội

Trang 14

có sự phân chia và áp bức giai cấp thì các mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộphận người dân rơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị Thêmvào đó, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn của conngười gây ra cho họ sự sợ hãi, lo lắng, mất cảm giác an toàn Đó cũng là nguyên nhânkhiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo.

Cắt nghĩa về nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo, Ph.Ăngghen viết: “Trongnhững thời kỳ đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trướctiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộckhác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sứcnhiều vẻ và hết sức hỗn tạp Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiênnhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập vớicon người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũngthống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiênvậy” Bàn về vấn đề này, V.I.Lênin cũng khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóclột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp

ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranhchống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu”.Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo có nguồn gốc từtrong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và cóđiều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại Trong Phê phán triết học pháp quyền củaHêghen, C.Mác đã viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nànhiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếngthở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như

nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhândân” Luận điểm trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng củatôn giáo trên lập trường duy vật lịch sử Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang”

ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, làniềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lựctrước cuộc sống hiện thực Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước

tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết

“thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ

Trang 15

không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “tráitim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chởche và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộcsống.

Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốnkhẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồntại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịunhững nỗi đau trần thế Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đauđớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó Đó chính là lý

do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứusinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sựđền bù hư ảo”

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánhhoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nókhông phải không có những yếu tố tích cực Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tôđiểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích Nhưng nếu không có những “bônghoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi Và nếukhông có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộcsống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực

Điều vĩ đại của C.Mác, quan điểm duy vật lịch sử và tính cách mạng trong họcthuyết Mác về tôn giáo chính là ở chỗ đó Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biếtphê phán bản thân tôn giáo thì C.Mác lại không phê phán tôn giáo mà phê phán chínhcái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực…trong xã hội đã đẩy con người phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mình trong tôngiáo C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân – quả trong vấn đề này Vì tôn giáo làmột hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xoá

bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh.Theo C.Mác, vấn đề không phải là “vứt những bông hoa giả” đi mà là xoá bỏ bản thâncái “xiềng xích” được trang điểm bởi những bông hoa giả đó để con người có thể “giơtay hái những bông hoa thật” cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thật sự ngaytrong thế giới hiện thực Từ đó, C.Mác đã khẳng định rằng, muốn xoá bỏ tôn giáo và

Trang 16

giải phóng con người khỏi sự nô dịch của tôn giáo thì trước hết phải đấu tranh giảiphóng con người khỏi những thế lực của trần thế, xoá bỏ chế độ áp bức bất công, nângcao trình độ nhận thức cho người dân và xây dựng một xã hội mới không còn tìnhtrạng người bóc lột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.

2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội trên lập trường duy vật lịch sử

Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đốinhững hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo Bản thântôn giáo không có tội và vì vậy, không nên phê phán tôn giáo mà cần phê phán cáihiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo Việc phê phán tôn giáo không thể được tiến hànhtrực diện mà cần “làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người tư duy, hànhđộng, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách một con người vừa thoát khỏi ảotưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình,nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự của mình Tôn giáo chỉ là cái mặttrời ảo tưởng, nó vận động xung quanh con người chừng nào con người còn chưa bắtđầu vận động xung quanh bản thân mình” Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, tôngiáo chỉ thật sự mất đi khi con người ta tự nhận thức được về bản thân mình, từ bỏnhững ảo tưởng thần thánh để quay trở về với cuộc sống hiện thực

Phê phán các nhà duy vật vô thần trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định,thật sai lầm nếu cho rằng sẽ đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyêntruyền, giáo dục hay mệnh lệnh hành chính Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hộinên về nguyên tắc, nó chỉ thay đổi khi bản thân tồn tại xã hội được thay đổi, nó chỉđược giải quyết khi bản thân hiện thực nảy sinh tôn giáo được cải tạo Cũng trong

“Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác đã nêu rõ nguyên tắc này: “Xoá

bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúcthực sự của nhân dân Đòi hỏi nhân dân từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mìnhnghĩa là đòi hỏi nhân dân từ bỏ một tình cảnh đang cần có ảo tưởng Do đó, việc phêphán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cái biển khổ ấy, cái biển khổ màtôn giáo là vòng hào quang thần thánh” Do đó, theo ông, “nhiệm vụ của lịch sử, saukhi thế giới bên kia của chân lý đã mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này…

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w